Tàu ngầm hạt nhân 094 Trung Quốc được cho là “tàu ngầm trong vịnh Bột Hải”, hễ ra khỏi bờ biển là dễ bị phát hiện và tiêu diệt. Tàu ngầm hạt nhân tên lửa chiến lược 094 Trung Quốc được lưu truyền trên mạng. Tạp chí “Kanwa Defense Review” kỳ mới nhất (tháng 4/2012) đã dành sự quan tâm đến tàu ngầm hạt nhân 094 của Trung Quốc, có nhan đề “Từ thiết kế của tàu ngầm hạt nhân chiến lược 094 để xem xét tên lửa hạt nhân JL-2”. Bài báo cho biết, khi bàn về đặc điểm thiết kế và vấn đề tiếng ồn của tàu ngầm hạt nhân 094, các học giả, chuyên gia công nghệ Mỹ-Âu cho rằng, mặc dù chưa xem xét tiếng ồn lớn hơn của lò phản ứng, 094 vẫn là tàu ngầm hạt nhân trong vịnh Bột Hải, một khi rời khỏi bờ biển, rất dễ bị hệ thống phát hiện chống tàu ngầm hiện đại của Mỹ và châu Âu thám thính được. Theo bài báo, khoang tên lửa dạng hình học phẳng cỡ lớn của tàu ngầm hạt nhân 094 có khiếm khuyết rõ ràng, lực cản sinh ra khi chạy trên biển đã gây ra tiếng ồn chuyển động, khả năng tàng hình khi chạy dưới/trên mặt nước cũng kém so với yêu cầu của tàu ngầm hạt nhân chiến lược thế hệ mới của Mỹ, Nga. Khi hoạt động ở vùng nước nông, trên mặt biển, đặc điểm từ tính sẽ lớn hơn tàu ngầm hạt nhân chiến lược kiểu mới của Mỹ, Nga (tàu ngầm Mỹ, Nga được dung hòa ở thân tàu), dễ bị thiết bị dò từ tính của máy bay chống tàu ngầm P-3C phát hiện được. Máy bay tuần tra chống tàu ngầm P-3C của Mỹ. Đến nay, khoảng cách và độ chính xác do thám của radar máy bay trực thăng chống tàu ngầm, máy bay chống tàu ngầm của NATO đã được cải thiện rất lớn, tàu ngầm của Âu-Mỹ phần nhiều được thiết kế tàng hình, được quét sơn tàng hình. Tạp chí Kanwa cho biết, thiết kế của 094 rất giống với thiết kế của 092, tuy thời gian thiết kế của hai loại này cách nhau gần 20 năm, đặc biệt là khoang phóng tên lửa cao vút, rất nhiều lỗ thoát nước. Kanwa suy đoán, điều này có thể có liên quan đến hình dạng của tên lửa JL, đồng thời cho rằng tên lửa đạn đạo phiên bản hải quân của Trung Quốc vẫn lạc hậu so với Mỹ, Nga trên các phương diện kiểm soát điện tử, thể tích động cơ, kết cấu nhiên liệu. Căn cứ vào số liệu của Wikipedia, JL-2 có chiều dài gần 13 m, chiều dài của tên lửa phóng ngầm Bulava (tầm phóng gần 10.000 km) là 11,5 m, chiều dài ống phóng tên lửa là 12,1 m. Kanwa suy đoán, JL-2 được nghiên cứu phát triển trên nền tảng DF-31 (tầm phóng 8.000 km), trong khi đó so với tên lửa chiến lược phiên bản hải quân cùng loại, tên lửa chiến lược phiên bản hải quân có tầm phóng tối đa thấp hơn 15-20%, vì vậy tầm phóng của JL-2 có thể là khoảng 6.400-6.800 km. Tên lửa JL-2 phóng từ tàu ngầm của Trung Quốc. Đương nhiên, không loại trừ trong quá trình nghiên cứu phát triển áp dụng công nghệ động cơ của DF-31A, nếu tầm phóng của DF-31A tăng đến 10.000 km, thì tầm phóng của JL-2 cũng có thể tăng tới 8.000-8.500 km, khi đó càng nhiều thành phố của Mỹ sẽ bị đe dọa. Vì vậy, mặc dù 094/JL-2 được trang bị, lực lượng tấn công hạt nhân chiến lược của Hải quân Trung Quốc cũng không thể bao phủ toàn bộ lãnh thổ Mỹ. Tàu ngầm 094 và tên lửa JL-2 trong vịnh Bột Hải chỉ có thể tấn công các mục tiêu ở Alaska, Hawaii. Kanwa cho rằng, “tàu ngầm hạt nhân chiến lược trong vịnh Bột Hải” có nghĩa là khả năng sống sót của 094 khá thấp, lực lượng tấn công hạt nhân của Quân đội Mỹ chỉ cần lấy đánh đòn phủ đầu, trực tiếp phát động tấn công hạt nhân đối với vịnh Bột Hải, thì sẽ có thể đánh chìm tàu ngầm 094. Còn bề ngoài của tàu ngầm hạt nhân chiến lược 096 thế hệ tiếp theo, có thể giảm tiếng ồn do tiếng nước và tàu sinh ra ở dưới nước, trong nước hay không, không chỉ phụ thuộc vào các nhà thiết kế tàu ngầm, mà càng phụ thuộc vào trình độ cải tiến tên lửa chiến lược JL-2 hoặc JL-3. Tàu ngầm 095 Trung Quốc được lưu truyền trên mạng. Ý tưởng tàu ngầm hạt nhân chiến lược 096 do dân mạng lưu truyền. |
Thứ Sáu, 6 tháng 4, 2012
>> Điểm yếu chí tử của tàu ngầm hạt nhân Trung Quốc
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Chuyên mục Quân Sự
Hải quân Trung Quốc
(263)
Hải quân Mỹ
(174)
Hải quân Việt Nam
(171)
Hải quân Nga
(113)
Không quân Mỹ
(94)
Phân tích quân sự
(91)
Không quân Nga
(83)
Hải quân Ấn Độ
(54)
Không quân Trung Quốc
(53)
Xung đột biển Đông
(50)
Không quân Việt Nam
(44)
tàu ngầm
(42)
Hải quân Nhật
(33)
Không quân Ấn Độ
(16)
Tàu ngầm hạt nhân
(15)
Hải quân Singapore
(12)
Xung đột Iran - Israel
(12)
Không quân Đài Loan
(9)
Siêu tên lửa
(8)
Quy tắc ứng xử ở Biển Đông
(7)
Tranh chấp biển Đông
(7)
Xung đột Trung - Mỹ
(4)
Xung đột Việt-Trung
(2)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét