Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: Quần đảo Trường Sa

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Hiển thị các bài đăng có nhãn Quần đảo Trường Sa. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Quần đảo Trường Sa. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Sáu, 7 tháng 6, 2013

>> So găng Không quân Việt Nam và Không quân Trung Quốc trên Trường Sa

Sự căng thẳng trên biển Đông giữa Việt Nam và Trung Quốc đã kéo dài hằng chục năm nay. Trong trường hợp xảy ra tình huống xung đột trên quần đảo Trường Sa, không quân cả hai phía sẽ đóng một vai trò hết sức quan trọng. Thử tìm hiểu xem bên nào sẽ chiếm ưu thế trong cuộc đọ sức này.

>> Biển Đông – 'Tử địa' của các cường quốc hải quân


Gần đây phía Trung Quốc liên tục có những hành động ngang ngược, bất chấp luật pháp quốc tế. Trong trường hợp xảy ra tình huống xung đột trên quần đảo Trường Sa, không quân cả hai phía sẽ đóng một vai trò hết sức quan trọng. Việc chi viện, chế áp mạnh mẽ và tức thời của lực lượng không quân có thể đảo ngược cục diện chiến sự.

Nhận thức được điều này, cả hai nước Việt Nam và Trung Quốc đều ra sức tăng cường lực lượng Không quân Hải quân. Tuy nhiên, quan điểm và tư duy về chiến thuật của mỗi nước là khác nhau.

Việt Nam thua về số lượng nhưng ưu thế hơn về tác chiến biển

Cùng chủng loại, giống nhau cơ bản về tính năng nhưng Su-27/30 của Việt Nam chỉ tập trung sức mạnh vào một số nhiệm vụ chứ không đa dạng như nguyên bản.

Theo các đánh giá các chuyên gia quốc tế, trong biên chế Không quân Việt Nam có khoảng 12 chiếc Su-27SK và 4 chiếc Su-27UBK, Trung Quốc có khoảng 78 chiếc Su-27SK nhập khẩu trực tiếp từ Nga và không có chiếc Su-27UBK nào.

Đối với biến thể Su-30, Trung Quốc có trong biên chế khoảng 76 chiếc Su-30MKK, một biến thể Su-30MK phát triển riêng, ngoài ra, không quân hải quân nước này còn sở hữu 24 chiếc Su-30MK2.

Tính đến năm 2012, Không quân Việt Nam sẽ có khoảng 32 chiếc Su-30MK2, biến thể được thiết kế cho nhiệm vụ đánh biển. Xét ở tiêu chí số lượng, Không quân Trung Quốc đang có sự áp đảo, tuy nhiên, ông Andrei Chang nhận định lợi thế không hoàn toàn thuộc về Trung Quốc.
Các hợp đồng mua sắm tiêm kích dòng Su-27/30 giữa Trung Quốc và Việt Nam với Nga có khá nhiều điểm khác nhau, đầu tiên là phương thức thanh toán, sau đó là một số khác biệt trong thiết kế.

Trong khi Trung Quốc gần như phải thanh toán 100% cho các hợp đồng mua máy bay bằng USD, các hợp đồng với Việt Nam lại hoàn toàn ngược lại. Theo đó, hợp đồng mua 4 chiếc Su-30MK2 đầu tiên của Việt Nam trị giá 110 triệu USD, trong đó 70% giá trị hợp đồng được thanh toán bằng hình thức trao đổi hàng hóa, Việt Nam chỉ phải trả 30% giá trị bằng ngoại tệ.

Tuy nhiên, đó chưa phải là điều quan trọng nhất, 4 chiếc Su-30MK2V được chuyển giao cho phía Việt Nam là một biến thể tương tự Su-30MKK của Trung Quốc nhưng các máy bay này lại được thiết kế cho nhiệm vụ chiếm ưu thế trên không, phần mềm tấn công của 4 máy bay này không được cài đặt mang tên lửa chống hạm.


Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Không quân Việt Nam tuần tra Trường Sa


Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Không quân Trung Quốc

Có thể thấy, Việt Nam đã hy sinh khả năng đa nhiệm của Su-27SK mà chỉ tập trung vào nhiệm vụ không đối không nhằm tạo nên lợi thế trước lực lượng không quân hùng hậu của đối phương.

Do chỉ tập trung vào nhiệm vụ chiếm ưu thế trên không, hoặc không đối hải chứ không hoàn toàn đa dạng như nguyên bản, các máy bay Su-27, Su-30MK2 của Việt Nam sẽ có nhiều lợi thế hơn.

Ngoài ra, trong biên chế Không quân Việt Nam có hai chiếc Su-27PU được nhận trực tiếp từ Không quân Nga (bồi thường cho 2 chiếc Su-27SK bị rơi trên đường vận chuyển đến Việt Nam). Hai chiếc này chắc chắn có nhiều khác biệt so với các biến thể xuất khẩu.
Đến năm 2008, Việt Nam tiếp tục đặt hàng thêm 6 chiếc Su-30MK2V vào năm 2008, năm 2009 tiếp tục đặt hàng thêm 8 chiếc và đợt đặt hàng lớn nhất gần đây là 12 vào năm 2010. Tất cả các hợp đồng nói trên dự kiến chuyển giao đầy đủ cho Việt Nam trong năm 2012.

Các máy bay Su-30MK2 của Việt Nam và Trung Quốc đều có khả năng mang tên lửa chống tàu Kh-31A, tên lửa hành trình không đối đất Kh-29TE tầm bắn 30km. Về vũ khí không đối không, cả hai bên đều được trang bị tên lửa không đối không tầm ngắn R-73, tên lửa không đối không tầm trung R-27. Trong khi Trung Quốc phải nhập khẩu tên lửa R-27T/R từ Ukraine thì Việt Nam lại được nhập khẩu các tên lửa này trực tiếp từ Nga. Loại tên lửa không đối không tầm trung hiện đại R-77 không được Nga bán cho cả hai bên.
Như vậy ta có thể tạm kết luận, lợi thế về số lượng đang nằm trong tay Trung Quốc nhưng lợi thế về sự đa dạng trong lựa chọn vũ khí hiện đại lại thuộc về Việt Nam.

Chỉ tập trung sức mạnh vào nhiệm vụ không đối không hoặc không đối hải có vẻ lỗi thời với xu hướng đa nhiệm của thế giới nhưng xét trên đường lối quân sự và những đối thủ tiềm tàng của Việt Nam thì đây là một lối đi hết sức đúng đắn, cho phép một số lượng máy bay khiêm tốn có thể bẽ gãy các đợt tấn công bằng đường không hay đường biển của đối phương.

Lợi thế về địa lý thuộc về Việt Nam

Toàn bộ 29 đảo, bãi mà Việt Nam kiểm soát hiện nay tại Trường Sa, cách đất liền từ 400 - 600 km. Tại khu vực này, Việt Nam có các căn cứ không quân tại vịnh Cam Ranh (Nha Trang), Đà Lạt (Lâm Đồng) và ở Thành phố Hồ Chí Minh, đa số không phận tại khu vực tranh chấp này đều nằm trong tầm tác chiến của máy bay tấn công Su- 22 của không quân Việt Nam, chưa kể đến máy bay chiến đấu Su- 30MK2V và Su- 27SK với bán kính tác chiến lên đến 1.500 km. Máy bay Su-30MK2 của Việt Nam có thể mang đầy đủ vũ khí và tác chiến liên tục ở Trường Sa 45 phút.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Với bờ biển dài và khoảng cách tới Trường Sa chỉ 400-600 km là lợi thế rất lớn cho không quân Việt Nam

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Sân bay trên đảo Trường Sa (Việt Nam)

Việt Nam đã xây dựng sân bay tại đảo Trường Sa tuy nhiên hiện nay các loại máy bay tiêm kích Su-27SK, SU-30MK2, SU-30MK2V có thể cất hạ cánh được tại đường băng này. Mà điều này cũng không cần thiết bởi nếu để máy bay trên Trường Sa sẽ dễ bị phía Trung Quốc tìm cách vô hiệu hóa sân bay này.

Nếu so sánh, không quân Trung Quốc kể cả cất cánh từ sân bay tại đảo Hải Nam, khoảng cách đường thẳng đối với 29 đảo bãi Việt Nam đang kiểm soát đã lên đến từ 1.200 – 1.300 km, còn cất cánh từ khu vực quần đảo Hoàng Sa, khoảng cách đến Trường Sa cũng lên đến từ 900 – 1.000 km… Điều này buộc máy bay chiến đấu J- 10 và J- 8D và cả Su- 30MKK và Su- 27SK của Không quân Trung Quốc đều cần được tiếp dầu trên không mới có thể tham chiến. Tuy vậy, thời gian tác chiến trên vùng trời biển Đông so với máy bay chiến đấu cùng loại của không quân Việt Nam cũng ngắn hơn khoảng 50%.

Theo tạp chí “Sức mạnh không gian Trung quốc”, tính về tổng số, PLA (Quân đội Trung Quốc) chỉ vận hành 14 máy bay tiếp dầu H-6U, mỗi chiếc chỉ mang được khoảng 17.000 kg nhiên liệu nạp (trong khi đó, chỉ riêng lực lượng Không quân Mỹ đã sở hữu hơn 500 máy bay tiếp dầu, mỗi chiếc mang được khoảng 100.000 kg nhiên liệu).

Vì thế, trong khi về lý thuyết, PLA có thể tự hào với hơn 1.500 máy bay chiến đấu, nhưng trên thực tế, chỉ có thể tiếp nhiên liệu cho 50-60 chiếc ở cùng thời điểm, giả định toàn bộ máy bay tiếp dầu H-6 hoạt động hoàn hảo.

Tạp chí đặt giả thiết trong trường hợp xảy ra cuộc chiến trên không về Đài Loan, cách xa phần lớn những căn cứ của Trung Quốc hàng trăm km, chỉ có 50 máy bay chiến đấu có thể dành thời gian chiến đấu hơn vài phút trên chiến trường. Chưa kể tác chiến ở Trường Sa còn phức tạp và khó khăn hơn nhiều ở Đài Loan.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Sân bay Trung Quốc xây dựng trái phép tại đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa (Việt Nam)

Khi chiến tranh bùng nổ, sân bay trên đảo Phú Lâm (Hoàng Sa) và thậm chí cả sân bay trên đảo Hải Nam của không quân Trung Quốc nhiều khả năng sẽ bị phía Việt Nam chế áp. Ngoài ra, còn một yếu tố cần lưu ý, toàn bộ các mục tiêu chiến lược tại đảo Hải Nam và các căn cứ xuất kích của Không quân Trung Quốc ra Trường Sa đều nằm trong phạm vi bán kính tác chiến của máy bay chiến đấu Su- 30MK2V của Không quân Việt Nam.

Địa hình lãnh thổ của Việt Nam dài hẹp, máy bay Su- 27SK và J- 10A của Trung Quốc, trước và sau khi tham chiến, trên đường bay đều nằm trong tầm tác chiến của máy bay chiến đấu MiG- 21 của Không quân Việt Nam cất cánh từ các căn cứ không quân miền Bắc và miền Trung Việt Nam. Do vậy, MiG- 21 của Việt Nam có thể cất cánh đánh chặn máy bay chiến đấu của Trung Quốc nhất là khi những máy bay này trờ về đã hết vũ khí và thiếu nhiên liệu.

Yếu tố chính nghĩa và con người thuộc về Việt Nam

Nổ ra chiến sự ở Trường Sa nói chung và biển Đông nới riêng là điều không ai muốn. Về phía Việt Nam chúng ta đã có đủ chứng cứ lịch sử và pháp lý về chủ quyền đối với Haong Sa, Trường Sa đã được công bố.

Về phía quốc tế, chắc chắn không để Trung Quốc muốn làm gì thì làm ở biển Đông, bởi đây là con đường huyết mạch của thế giới. Việc đảm bảo an ninh hàng hải là lợi ích của nhiều quốc gia trong đó có Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ…

Hình ảnh Trung Quốc vốn đã gây ra nhiều sự e ngại cho thế giới về “hình ảnh một đất nước hòa bình” như tuyên bố của Trung Quốc. Trong lịch sử, Trung Quốc xung đột vũ trang với Nga, Ấn Độ, Việt Nam, gần đây là tranh chấp với Nhật Bản và một loạt các nước ASEAN về vấn đề biển đảo. Do đó, dư luận thế giới sẽ lên án Trung Quốc ủng hộ Việt Nam.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Không quân Việt Nam huấn luyện bay đêm trên biển

Tuy nhiên, lịch sử quân sự Việt Nam đã cho thấy yếu tố con người là quyết định. Ngoài việc huấn luyện về nhận thức chính trị cho nhiệm vụ của lực lượng Không quân còn cần thiết nâng cao trình độ tác chiến trên biển của Không quân Việt Nam.

Chúng ta đã có kinh nghiệm khi đối đầu với không quân Mỹ, có lực lượng đông và hiện đại hơn ta nhiều lần. Những năm vừa qua, Không quân Việt Nam liên tục huấn luyện tác chiến cả ngày và đêm trên biển. Thời gian không chờ đợi Không quân Việt Nam. Một khi có sự hiện diện tàu sân bay của đối phương trên biển Đông thì lợi thế về địa lý của ta không còn nhiều. Nhưng bù lại chúng ta đã và phải có một lực lượng Không quân thiện chiến trên biển sẵn sàng bảo vệ toàn vẹn chủ quyền biển đảo đất nước.

Thứ Ba, 5 tháng 6, 2012

>> "Run sợ", không bao giờ có trong từ điển quân sự Việt Nam

Việt Nam không bị bất ngờ khi địch tấn công Trường Sa, điều đặc biệt chúng ta quan tâm là vì Trường Sa gần với ta mà quá xa với địch cho nên:



http://nghiadx.blogspot.com
Máy bay A-4 Skyhawk của Argentina tấn công tàu chiến của Anh trong cuộc chiến Fafland/Malvinas năm 1982


Thứ nhất, Việt Nam không bao giờ bị bất ngờ khi địch tấn công đánh chiếm Trường Sa (nếu ta luôn cảnh giác).

>> Chiến lược bảo vệ Biển Đông của Việt Nam
>> Cách Việt Nam răn đe và ngăn ngừa chiến tranh

Thứ hai là, cứ cho kế hoạch tác chiến của địch hoàn hảo tới mức có thể, dù chỉ trên giấy, thì chúng vẫn để lộ ra không những là “gót chân Asin” mà là “mảng sườn, mảng ngực Asin”.

Nghĩa là những tử huyệt lớn mà địch thừa biết vẫn không thể che chắn, khắc phục, vì địch không thể khắc phục được vấn đề khoảng cách, địa lý (bất khả kháng). Huống chi thực tế chiến trường nó thiên biến vạn hóa thì sự rủi ro, mạo hiểm không lường hết được.

Thứ ba là dù cho tử huyệt không lộ ra thì nghệ thuật quân sự Việt Nam cũng phải làm cho nó lộ ra, huống chi, nay nó bộc lộ rõ ràng mà Bộ Tham mưu Việt Nam không biết khai thác, khoét sâu thêm, không biết chuẩn bị những “thứ phù hợp” thì đâu phải là con cháu của Trần Quốc Tuấn, Nguyễn Huệ, Võ Nguyên Giáp, Giáo sư thượng tướng Hoàng Minh Thảo…hay là tác giả của những “bàn thắng” đại loại như Buôn Ma Thuột, vân vân.

Có lẽ đây là lý do để nói rằng tấn công đánh chiếm Trường Sa không phải dễ và đơn giản như nói và hô hào.

Vậy những tử huyệt đó là gì? Một câu hỏi không thể trả lời. Chỉ biết rằng sự chuẩn bị của Việt Nam trên cả 3 phương diện, chiến thuật, vũ khí và bố trí lực lượng để phòng thủ bảo vệ biển đảo thiêng liêng đã và đang sẵn sàng một cách bình tĩnh, tự tin.

Khi diễn tập, phương án tác chiến hợp lý, khả thi; kế hoạch tác chiến chi tiết, bài bản khoa học…chiến dịch trong diễn tập coi như thắng lợi, nhưng trong chiến đấu thật thì mới chỉ đạt 30% mà thôi, 70% còn lại do vũ khí và người lính trên chiến trường quyết định.

Một thực tế không phủ nhận là trong chiến tranh, bên nào vũ khí trang bị vượt trội thì bên đó chiếm ưu thế hoàn toàn, cơ hội chiến thắng rất lớn. Tuy nhiên khi 2 bên không cách biệt lắm thì bên nào ưu thế phải căn cứ vào chất lượng của vũ khí trang bị.

Vũ khí trang bị hiện đại phải đáp ứng 3 tiêu chí: Tin cậy, chính xác và dễ sử dụng. Những tiêu chí này chỉ khi xảy ra tác chiến mới bộc lộ toàn bộ những “thói hư tật xấu” mà mức độ bình thường như thử, diễn tập không bao giờ phát tiết. Chẳng hạn như trong cuộc chiến Malvinas.

Cả hai lực lượng hải quân đều đưa tàu ngầm vào cuộc chiến với hy vọng sẽ sử dụng hiệu quả như một vũ khí tấn công chiến lược. Thế nhưng cả hai bên đều không thể phát huy tác dụng bởi thực tế chiến tranh không như mong đợi.

Thậm chí lực lượng chống tàu ngầm của Anh không thể phân loại chính xác bạn/thù thông qua hệ thống liên lạc hay sonar để tấn công.

Điều gì sẽ xảy ra khi tấn công Trường Sa Việt Nam mà “thói hư tật xấu” của vũ khí trang bị chủ yếu là hàng nội, hàng copy công nghệ lại phát tiết như Anh tấn công Malvinas năm 1982?

Sẽ có nhiều điều, nhưng điều này là chắc chắn: Việt Nam không phải là Argentina. Việt Nam, không phải bây giờ mà từ năm 1982 tàu hộ vệ săn ngầm dạng 159 AE (HQ 09; HQ 13…) đã từng tập luyện săn ngầm với tàu ngầm Liên Xô.

Việt Nam “thắt lưng buộc bụng” không phải để chọn mua sắm những loại vũ khí trang bị kém chất lượng.

Vấn đề cuối cùng: Ai là người trực tiếp thực hiện kế hoạch tác chiến? Đương nhiên là Người lính! (Cán bộ và chiến sỹ).

Những tình huống xảy ra trong tác chiến, oái ăm thay, không bao giờ hoặc ít khi nằm trong kế hoạch tác chiến.

Chẳng hạn, đội hình hành quân của tàu đệm khí đổ bộ có sự bảo vệ của các tàu khu trục phát hiện từ rất nhiều hướng tàu Hải quân Việt Nam lao ra tấn công và không quân Việt Nam cũng tham gia trên một đường bay thấp, gần sát mặt biển…

Vậy, hướng nào là hướng nghi binh?; hướng nào chia cắt?; hướng nào tấn công chính? Chỉ huy các tàu phải xác định nhanh, chính xác để chọn mục tiêu phản công.

Muốn vậy phải có kinh nghiệm, có tố chất (truyền thống) đánh giặc; gan dạ… mới có thể phán đoán được. Nếu không, hoặc muộn quá thì chỉ có một việc cuối cùng là phát tín hiệu SOS.

Ai là người trực tiếp sử dụng vũ khí trang bị? Người lính!.

Trong diễn tập, không có một áp lực nào lên người lính. Họ bình tĩnh, tự tin áp dụng những điều đã học, thao tác chính xác, bài bản…mục tiêu bị tiêu diệt.

Nhưng trong chiến đấu họ phải đối mặt với sự sống chết nên lúc này tinh thần, ý chí quyết định ít nhất là độ chính xác của vũ khí (hoảng hốt, run sợ khiến bắn bừa chẳng hạn) hoặc quyết định sự thành bại như trong tác chiến của không quân vì vai trò cá nhân (phi công) rất lớn.

Tinh thần, ý chí người lính của đội quân đi xâm lược luôn luôn thấp hơn nhiều so với đội quân bị xâm lược. Tinh thần, ý chí và tố chất của người lính Việt, thế giới đã từng chứng kiến và chẳng nghi ngờ.

Thứ Năm, 21 tháng 7, 2011

>> Sự thật về công hàm của Thủ tướng Phạm Văn Đồng



Gần đây Trung Quốc luôn rêu rao cái gọi là họ có chủ quyền không thể tranh cãi đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.


Việc Trung Quốc diễn giải nội dung Công hàm ngày 14/9/1958 của Thủ tướng Phạm Văn Đồng như là một chứng cứ cho thấy Việt Nam đã công nhận chủ quyền của Trung Quốc đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là hết sức phiến diện và xuyên tạc nội dung, ý nghĩa của bản Công hàm đó, hoàn toàn xa lạ với nền tảng pháp lý của Việt Nam cũng như luật pháp quốc tế, bất chấp thực tế khách quan của bối cảnh lịch sử đương thời.

Có thể nói, giải thích xuyên tạc Công hàm 1958 là một trong chuỗi những hành động có tính toán nhằm tạo cớ, từng bước hợp thức hóa yêu sách chủ quyền phi lý của họ đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.


Công hàm của Thủ tướng Phạm Văn Đồng. Ảnh: internet


Theo lý giải của Trung Quốc, ngày 4/9/1958, Thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai đã công khai tuyên bố với quốc tế quyết định của Chính phủ Trung Quốc về hải phận 12 hải lý kể từ đất liền của Trung Quốc và các đảo ngoài khơi, bao gồm cả quần đảo Tây Sa và Nam Sa (tức quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam).

Sau đó, ngày 14/9/1958, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (VNDCCH) Phạm Văn Đồng gửi Công hàm cho Thủ tướng Chu Ân Lai, nguyên văn như sau:

"Thưa Đồng chí Tổng lý,

Chúng tôi xin trân trọng báo tin để Đồng chí Tổng lý rõ: Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ghi nhận và tán thành bản tuyên bố ngày 4 tháng 9 năm 1958 của Chính phủ nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa quyết định về hải phận của Trung Quốc.

Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tôn trọng quyết định ấy và sẽ chỉ thị cho các cơ quan Nhà nước có trách nhiệm triệt để tôn trọng hải phận 12 hải lý của Trung Quốc trong mọi quan hệ với nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa trên mặt biển. Chúng tôi xin kính gửi Đồng chí Tổng lý lời chào rất trân trọng”.


Cần phải thấy rằng, các tuyên bố nói trên của Trung Quốc cũng như của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời trong bối cảnh có nhiều chuyển biến phức tạp và cấp bách đối với Trung Quốc về tình hình lãnh thổ trên biển theo luật pháp quốc tế cũng như diễn biến căng thẳng của vấn đề quân sự xung quanh eo biển Đài Loan.

Năm 1956, Liên Hợp Quốc bắt đầu tiến hành các hội nghị quốc tế bàn về Luật Biển, sau đó một số hiệp định được ký kết vào năm 1958, tuy nhiên vẫn chưa làm thỏa mãn yêu sách về lãnh hải của một số quốc gia.

Bối cảnh xuất hiện công hàm

Từ đầu thế kỷ 20, nhiều quốc gia đã bắt đầu chú ý tới nguồn lợi to lớn từ khoáng sản và tài nguyên biển, bộc lộ ý đồ mở rộng chủ quyền trên biển. Trung Quốc, dù trong lịch sử ít quan tâm đến biển, cũng bắt đầu chú ý đến việc mở mang, kiếm tìm những đặc quyền trên biển. Mặc dù lúc đó chưa phải là thành viên của Liên Hợp Quốc, nhưng Trung Quốc cũng bắt đầu chú ý đến việc lên tiếng với cộng đồng quốc tế nhằm giải quyết các vấn đề trên biển theo hướng có lợi cho Trung Quốc.

Trong chiến lược cho tương lai, thì việc cạnh tranh trên biển, cũng như tìm kiếm những nguồn tài nguyên trên biển là một vấn đề được Trung Quốc đặt ra. Trên thực tế, cũng từ đầu thế kỷ 20, Trung Quốc đã hình thành ý định nhòm ngó các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.

Rõ ràng, việc nhòm ngó các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam từ thế kỷ 20 đã nằm trong chiến lược "lấn sân” của Trung Quốc về tham vọng mở rộng biên giới quốc gia trên biển.

Ngày 26/5/1950, chiến tranh Triều Tiên bùng nổ, Tổng thống Hoa Kỳ Harry S. Truman đã ra lệnh cho Hạm đội 7 tiến vào eo biển Đài Loan, ngăn chặn cuộc tấn công của Trung Quốc nhắm vào các đảo trên eo biển Đài Loan. Với hành động này, Mỹ đã thực sự bảo hộ Đài Loan, mặc cho Trung Quốc kịch liệt lên án.

Để tỏ rõ quyết tâm giải phóng Đài Loan, ngày 3/9/1954, Trung Quốc đã tấn công trừng phạt đối với các hòn đảo ven biển như Kim Môn, Mã Tổ. Các nhà chép sử gọi đây là cuộc khủng hoảng eo biển Đài Loan lần thứ nhất.

Ngày 11/8/1954, Thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai tuyên bố sẽ "giải phóng” Đài Loan, và tăng cường pháo kích vào hai đảo Kim Môn và Mã Tổ.

Ngày 12/9/1954, Chủ tịch Hội đồng Liên quân Hoa Kỳ đưa ra dự tính tấn công Trung Quốc bằng vũ khí nguyên tử nhưng Tổng thống Eisenhower đã do dự sử dụng vũ khí nguyên tử cũng như sự liên can của quân đội Hoa Kỳ vào cuộc chiến này.

Năm 1958, tiếp tục xảy ra cuộc khủng hoảng eo biển Đài Loan lần thứ hai. Ngày 23/8/1958 Trung Quốc đột ngột tăng cường nã pháo vào đảo Kim Môn. Theo Hiệp định Phòng thủ tương hỗ giữa Đài Loan-Hoa Kỳ, Tổng thống Eisenhower đã ra lệnh cho tàu chiến Hoa Kỳ đến bảo vệ đường tiếp tế hậu cần từ đảo Đài Loan đến 2 đảo tiền tiêu Kim Môn và Mã Tổ.

Ngoài bối cảnh "phức tạp và cấp bách” đối với Trung Quốc như đã nêu trên, theo Thạc sĩ Hoàng Việt (Quỹ Nghiên cứu Biển Đông), Công hàm 1958 của Thủ tướng Phạm Văn Đồng ra đời trong bối cảnh quan hệ đặc thù Việt Nam Dân chủ Cộng hòa – Trung Quốc lúc đó "vừa là đồng chí vừa là anh em”.

Năm 1949, bộ đội Việt Nam còn tấn công và chiếm vùng Trúc Sơn thuộc lãnh thổ Trung Quốc từ tay các lực lượng khác rồi trao trả lại cho Quân giải phóng Trung Quốc. Năm 1957, Trung Quốc chiếm giữ đảo Bạch Long Vĩ của Việt Nam từ tay một số lực lượng khác, rồi sau đó cũng trao trả cho Việt Nam.

Điều này cho thấy quan hệ đặc thù của hai nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa – Trung Quốc lúc bấy giờ. Do vậy, trong tình hình lãnh thổ Trung Quốc đang bị đe dọa chia cắt, cuộc khủng hoảng eo biển Đài Loan lần thứ hai khiến Hải quân Hoa Kỳ đưa tàu chiến vào can thiệp, việc Trung Quốc ra tuyên bố về lãnh hải bao gồm đảo Đài Loan trước hết nhằm khẳng định chủ quyền trên biển của Trung Quốc trong tình thế bị đe dọa tại eo biển Đài Loan.

Tuy nhiên, Trung Quốc vẫn không quên mục đích "sâu xa” của họ trên Biển Đông nên đã "lồng ghép” thêm hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam vào bản tuyên bố. Công hàm 1958 của Thủ tướng Phạm Văn Đồng xuất phát từ mối quan hệ rất đặc thù với Trung Quốc trong thời điểm Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đang rất cần tranh thủ sự ủng hộ và giúp đỡ của các quốc gia trong khối xã hội chủ nghĩa bấy giờ và là một cử chỉ ngoại giao tốt đẹp thể hiện quan điểm ủng hộ của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trong việc tôn trọng lãnh hải 12 hải lý của Trung Quốc trước các diễn biến quân sự phức tạp trên eo biển Đài Loan.

Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã phát biểu những lời ủng hộ Trung Quốc trong hoàn cảnh hết sức khẩn trương, chiến tranh chuẩn bị leo thang, Hạm đội 7 của Mỹ đang tiến vào eo biển Đài Loan và đe dọa Trung Quốc.

Nội dung Công hàm 1958 của Thủ tướng Phạm Văn Đồng cũng được thể hiện rất thận trọng, đặc biệt là không hề có việc tuyên bố từ bỏ chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Bởi, hơn ai hết, chính Thủ tướng Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thấu hiểu quyền tuyên bố về lãnh thổ quốc gia thuộc thẩm quyền cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất là Quốc hội, và việc bảo vệ tòan vẹn lãnh thổ quốc gia luôn luôn là mục tiêu hàng đầu đối với Nhà nước và nhân dân Việt Nam, nhất là trong hoàn cảnh ra đời của Công hàm như đã nêu trên.

Công hàm 1958 có hai nội dung rất rõ ràng: Một là, Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ghi nhận và tán thành việc Trung Quốc mở rộng lãnh hải ra 12 hải lý; Hai là, Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa chỉ thị cho các cơ quan nhà nước tôn trọng giới hạn lãnh hải 12 hải lý mà Trung Quốc tuyên bố.

Trong Công hàm của Thủ tướng Phạm Văn Đồng không có từ nào, câu nào đề cập đến vấn đề lãnh thổ và chủ quyền, càng không nêu tên bất kỳ quần đảo nào như Trung Quốc đã nêu.

Do vậy, chỉ xét về câu chữ trong một văn bản có tính chất ngoại giao cũng dễ dàng nhận thấy mọi suy diễn cho rằng Công hàm 1958 đã tuyên bố từ bỏ chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa và coi đó là bằng chứng khẳng định Việt Nam đã thừa nhận chủ quyền của Trung Quốc đối với hai quần đảo này là xuyên tạc lịch sử và hoàn toàn không có cơ sở pháp lý.

Việt Nam có chủ quyền không thể chối cãi với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa

Tại Hội nghị San Francisco 1951, các quốc gia tham dự đã bác bỏ yêu sách về chủ quyền của Trung Quốc trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Cũng tại hội nghị này, Việt Nam đã long trọng tuyên bố chủ quyền lâu đời và liên tục của mình trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trong phiên họp toàn thể mà không có bất kỳ sự phản đối hay ý kiến gì khác của tất cả các quốc gia tham dự. Điều đó có nghĩa là kể từ năm 1951, cộng động quốc tế đã thừa nhận chủ quyền lịch sử và pháp lý của Việt Nam tại hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Những tuyên bố đơn phương về chủ quyền của Trung Quốc đối với hai quần đảo này theo luật pháp quốc tế là vô hiệu. Hiệp định Genève 1954, mà Trung Quốc là một nước tham gia chính thức, cũng thừa nhận chủ quyền hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc về người Việt Nam. Các điều khoản trong Hiệp định cũng yêu cầu các quốc gia tham dự Hội nghị cam kết tôn trọng chủ quyền độc lập, nền thống nhất quốc gia và sự toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam.

Do vậy, phần tuyên bố về chủ quyền của Trung Quốc liên quan tới hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam trong bản tuyên bố ngày 4/9/1958 về cơ sở pháp lý quốc tế đương nhiên được xem là không có hiệu lực.

Trong Công hàm 1958, Thủ tướng Phạm Văn Đồng không hề đề cập đến hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Vì điều đó là không cần thiết, bởi theo Hiệp định Genève 1954, hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa nằm phía Nam vĩ tuyến 17 tạm thời thuộc quyền quản lý của Chính phủ Việt Nam Cộng Hòa (VNCH).

Trong thời điểm đó, dưới góc độ tài phán quốc tế, thì Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa không có nghĩa vụ và quyền hạn hành xử chủ quyền tại hai quần đảo này theo luật pháp quốc tế. Công hàm 1958 của Thủ tướng Phạm Văn Đồng đương nhiên chỉ tán thành những tuyên bố của Trung Quốc có nội dung hợp pháp được cộng đồng quốc tế thừa nhận trên cơ sở luật pháp quốc tế cho đến giai đoạn đó.

Một phần nội dung của bản tuyên bố ngày 4/9/1958 của Trung Quốc đã vi phạm nghiêm trọng chủ quyền quốc gia về lãnh thổ của Việt Nam, đồng thời cũng vi phạm nghiêm trọng các cơ sở pháp lý về chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa mà cộng đồng quốc tế đã thừa nhận cũng như đã nhiều lần tái thừa nhận một cách minh thị là thuộc chủ quyền của Việt Nam.

Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trong bối cảnh quan hệ hữu nghị rất đặc thù với Trung Quốc đã khẳng định lập trường ghi nhận, tán thành tuyên bố giới hạn 12 hải lý về lãnh hải của Trung Quốc, còn những nội dung cụ thể diễn giải vượt quá phạm vi chủ quyền lãnh thổ của Trung Quốc theo các hiệp ước quốc tế đã không được đề cập tới như là một sự mặc nhiên thừa nhận sự vô hiệu của nó dưới ánh sáng của pháp luật quốc tế.

Trong khi đó, Chính quyền Việt Nam Cộng hòa, theo Hiệp định Genève 1954, đã liên tục thực thi chủ quyền lâu đời của người Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa bằng các văn bản hành chính nhà nước cũng như bằng việc triển khai thực thi chủ quyền thực tế trên hai quần đảo này.

Đỉnh cao của sự khẳng định chủ quyền Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trong giai đoạn này là trận hải chiến quyết liệt của Hải quân Việt Nam Cộng hòa chống lại sự xâm lược của tàu chiến và máy bay Trung Quốc tại quần đảo Hoàng Sa năm 1974

Trong bối cảnh lịch sử đặc biệt nêu trên càng thấy rõ một sự thật hiển nhiên là Công hàm ngày 14/9/1958 của Thủ tướng Phạm Văn Đồng đơn giản chỉ ghi nhận lãnh hải 12 hải lý của Trung Quốc, không hề nhắc lại các nội dung mập mờ liên quan đến các quần đảo thuộc chủ quyền của Việt Nam.

Về thực chất, Công hàm 1958 thể hiện một thái độ chính trị, một cử chỉ hữu nghị với tuyên bố giới hạn lãnh hải 12 hải lý của Trung Quốc. Thực là phi lý, nếu cố tình suy diễn và xuyên tạc (như lập luận phía Trung Quốc), cho rằng Thủ tướng Phạm Văn Đồng, người con ưu tú của dân tộc, lại ký văn bản từ bỏ lãnh thổ và chủ quyền của đất nước trong khi chính ông và cả dân tộc Việt Nam đã chiến đấu hết mình để giành độc lập, tự do.

Có lẽ cần phải nhấn mạnh rằng tất cả những hành động ngoại giao của Thủ tướng Phạm Văn Đồng trong Công hàm 1958 có thể hiểu không phải là ông không nhìn thấy mọi ý đồ của Trung Quốc đối với cách mạng Việt Nam vì ông đã có kinh nghiệm trong bàn đàm phán Genève năm 1954, khi mà Trung Quốc đã có không ít động thái rất bất lợi cho Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Nội dung Công hàm ngày 14/9/1958 của Thủ tướng Phạm Văn Đồng phù hợp với hoàn cảnh và mối quan hệ đặc thù giữa Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Trung Quốc bấy giờ, đồng thời cũng hàm chứa thái độ không bao giờ từ bỏ chủ quyền của người Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Đó cũng là quan điểm nhất quán của Việt Nam, bởi từ năm 1945 đến nay, Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Quốc hội Việt Nam Cộng hòa, Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam và sau đó là Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam và hiện nay là Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam chưa bao giờ lên tiếng hoặc ra nghị quyết từ bỏ chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Về thuyết "estoppel”

Một cơ sở nữa trên phương diện pháp lý, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa lúc đó không trực tiếp quản lý đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Trước năm 1975, các quốc gia và lãnh thổ tranh chấp gồm: Trung Quốc, Đài Loan, Việt Nam Cộng hòa và Philippines. Như vậy, những lời tuyên bố của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa xem như lời tuyên bố của một quốc gia thứ ba không có ảnh hưởng đến vụ tranh chấp.

Tuy nhiên, có tác giả đã cố tình nêu thuyết "estoppel” để suy diễn những lời tuyên bố đó có hiệu lực bó buộc đối với Việt Nam.

Theo luật quốc tế, không có một văn bản pháp lý nào có thể gắn cho những lời tuyên bố đơn phương một tính chất bó buộc, ngoại trừ thuyết "estoppel”. Mục đích chính của nó ngăn chặn trường hợp một quốc gia có thể hưởng lợi vì những thái độ bất nhất của mình, và do đó, gây thiệt hại cho quốc gia khác.

Vì vậy, estoppel phải hội đủ các điều kiện chính:

(1) Lời tuyên bố hoặc hành động phải do một người hoặc cơ quan đại diện cho quốc gia phát biểu và phải được phát biểu một cách minh bạch;
(2) Quốc gia nại "estoppel” phải chứng minh rằng mình đã dựa trên những lời tuyên bố hoặc hoạt động của quốc gia kia, mà có những hoạt động nào đó, hoặc không hoạt động;
(3) Quốc gia nại "estoppel” cũng phải chứng minh rằng, vì dựa vào lời tuyên bố của quốc gia kia, mình đã bị thiệt hại, hoặc quốc gia kia đã hưởng lợi khi phát biểu lời tuyên bố đó;
(4) Nhiều bản án còn đòi hỏi lời tuyên bố hoặc hoạt động phải được phát biểu một cách liên tục và lâu dài. Thí dụ: bản án "Phân định biển trong vùng Vịnh Maine”, bản án "Những hoạt động quân sự và bán quân sự tại Nicaragua”, bản án "Ngôi đền Preah Vihear”..

Áp dụng những nguyên tắc trên của estoppel vào những lời tuyên bố của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, chúng ta thấy thiếu điều kiện 2 và 3 đã nêu ở trên. Năm 1956, năm 1958 và năm 1965, Trung Quốc đã không có thái độ nào, hoặc thay đổi thái độ vì dựa vào lời tuyên bố của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Trung Quốc cũng không thể chứng minh được rằng mình bị thiệt hại gì do dựa vào những lời tuyên bố đó. Việt Nam Dân chủ Cộng hòa cũng không được hưởng lợi gì khi có những lời tuyên bố đó.

Trong suốt quá trình thực hiện mưu đồ bá chủ trên Biển Đông, Trung Quốc đã không ít lần đưa ra các tài liệu xuyên tạc lịch sử, biến có thành không, biến không thành có, tung hỏa mù để cố tình làm sai lệch nhận thức của chính nhân dân Trung Quốc cũng như của cộng đồng quốc tế về vấn đề này theo hướng có lợi cho mưu đồ của Trung Quốc.

Tuy nhiên, trước những bằng chứng hiển nhiên của sự thật lịch sử và dưới ánh sáng của luật pháp quốc tế những hành vi xuyên tạc, tung hỏa mù, cố tình làm cho cộng đồng quốc tế ngộ nhận càng khiến cho Trung Quốc lộ rõ âm mưu cũng như thủ đoạn của họ trong suốt quá trình áp đặt ý đồ "nuốt trọn” Biển Đông, theo kiểu "miệng nói hòa bình không xưng bá, tay làm phức tạp hoá tình hình”.

[BDV news]


Thứ Ba, 12 tháng 7, 2011

>> Malaysia tập trận quy mô lớn trên biển Đông



Malaysia lên kế hoạch tổ chức diễn tập quy mô lớn trên nhằm thể hiện sức mạnh quân sự nhằm đối phó lại những thách thức an ninh mới nổi trong khu vực Đông Nam Á.

Từ ngày 15 – 21/07/2011, tại vùng biển kéo dài từ căn cứ Hải quân Kota Kinabalu đến quần đảo Trường Sa, lực lượng hải quân Malaysia sẽ tổ chức một cuộc diễn tập tổng hợp quy mô lớn mang tên “OSTEX-2011”.

Đây là cuộc diễn tập hiệp đồng tác chiến giữa các Vùng hải quân có qui mô lớn nhất từ trước tới nay, do Bộ Tư lệnh Hạm đội Tác chiến Malaysia tổ chức chỉ đạo.



Tàu ngầm lớp Scorpene KD Tunku Abdul Rahman của Hải quân Malaysia.


Mục đích diễn tập nhằm nâng cao khả năng phối hợp hiệp đồng tác chiến trên biển giữa lực lượng tàu mặt nước và tàu ngầm với máy bay, phô trương lực lượng và răn đe các hành động gây hấn trong khu vực.

Lực lượng tham gia gồm khoảng trên 1.000 quân với các đơn vị tác chiến gồm 1 Đại đội tác chiến đặc biệt, 1 Đại đội lặn,1 Đại đội yểm trợ mặt nước. Ngoài ra, cuộc tập trận còn có sự tham gia của 11 tàu chiến các loại gồm 2 tàu ngầm lớp Scorpene KD Tunku Abdul Rahman và KD Tun Razak, 5 tàu tuần dương KD Selangor, KD Kelantan, KD Terengganu, KD Perak, KD Pahang, 1 Khinh hạm KD Lekiu, 1 Tàu hộ tống KD Lekir, 2 tàu quét lôi KD Mahamiru và KD Ledang và 3 trực thăng trong đó có 2 chiếc Super Lynx và 1 Fennec.

Ngoài ra, còn có sự tham gia của các máy bay không quân như F-5E/F, máy bay tuần tra CN-235, máy bay do thám biển Beech craft, trực thăng Nuri.

Địa điểm diễn tập được xác định tại khu vực các đảo mà Malaysia đang chiếm đóng ở Trường Sa, căn cứ Hải quân Kota Kinabalu/bang Sabah và khu vực Biển Đông vùng biển kéo dài từ căn cứ Hải quân Kota Kinabalu đến quần đảo Trường Sa.

Nội dung diễn tập gồm thiết lập đội hình tuần tra trên biển, phối hợp tác chiến giữa tàu chiến với máy bay, cất hạ cánh máy bay trực thăng trên boong tàu, phối hợp hiệp đồng thông tin liên lạc giữa các tàu với máy bay và căn cứ trên khu vực đảo.

Bên cạnh đó còn có các bài tập về tác chiến chống ngầm, chống xâm nhập đường biển, chế áp xâm nhập trái phép của các tàu nước ngoài, phối hợp chi viện giữa tàu chiến với máy bay chiến đấu của không quân và thực hành bắn đạn thật.

Tham gia chỉ huy diễn tập có Tư lệnh Bộ tư lệnh Hạm đội tác chiến; các Tư lệnh hải quân Vùng 1, 2 và 3 của Malaysia.

[BDV news]


Thứ Năm, 7 tháng 7, 2011

>> Trung Quốc là đối tượng chiến lược quân sự của Australia



Chiến lược quân sự của Australia chuyển hướng tập trung về phía tây bắc, với mục đích bảo vệ khu vực biển nhiều dầu mỏ và chuẩn bị sẵn nếu phải đối đầu với Trung Quốc.


Bộ trưởng bộ quốc phòng Australia Stephen Smith đã tuyên bố kế hoạch đánh giá lại học thuyết quân sự và cho biết những nguy cơ mới sẽ quyết định khí tài quân sự mà quốc gia này sẽ mua.

Theo tờ Herald của New Zealand, Australia đang mua máy bay chiến đấu, tầu đổ bộ tấn công cỡ lớn.

“Tất cả những nguy cơ và đe dọa an ninh đều đến từ phía bắc, khi mà khu vực châu Á-Thái Bình Dương đang phát triển và tầm quan trọng của Ấn Độ Dương cũng đang tăng lên. Trong Thế chiến thứ 2, chúng tôi xếp Townsvill, Cairns, Darwin và Perth là phòng tuyến thứ hai. Nhưng điều đó không còn phù hợp trong hiện tại”, ông Smith phát biểu.

Một trong những mục đích quan trọng nhất của quân đội Australia hiện nay là bảo vệ trữ lượng dầu mỏ và khí tự nhiên ở bờ biển phía tây bắc và chống khủng bố tại biển Timor.

Dự kiến, Australia sẽ đầu tư 245 tỷ USD để khai thác trữ lượng dầu mỏ và khí tự nhiên khổng lồ này.



Vùng biển phía tây bắc của Australia chứa nhiều dầu mỏ và khí đốt.


Nhiệm vụ lớn tiếp theo là giám sát sức mạnh quân sự của Hải quân Trung Quốc. Bởi gần đây, nước này có thái độ bành trướng và áp đặt đối với các quốc gia láng giềng, đặc biệt trên quần đảo Trường Sa, khiến cho giới chức quân sự Australia lo lắng, nguồn tin thông báo.

Những hành động gây hấn của Trung Quốc khiến các quốc gia khác cùng tuyên bố chủ quyền tại quần đảo Trường Sa như Việt Nam, Malaysia, Bruinei, Philippine sẽ được lưu ý trong quá trình đánh giá lại chiến lược quân sự của Australia.

[Vitinfo news]


Thứ Tư, 29 tháng 6, 2011

>> ‘Không cường điệu hóa xung đột ở Biển Đông’




Dư luận quốc tế tiếp tục quan tâm đến tình hình biển Đông. BDV xin giới thiệu bài viết của “Báo Độc lập” (Nga) cho thấy một góc nhìn và cách phân tích vấn đề !

Dưới đây là nội dung bài viết:

Đối với Biển Đông, lợi ích là tự do hàng hải và tuân thủ luật pháp quốc tế. Đó là những điểm mạnh mà Việt Nam cần tăng cường khai thác để bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và quyền tài phán trong vùng đặc quyền kinh tế.

Hà Nội và Bắc Kinh tiếp tục trao đổi công hàm phản đối. Tuần trước các cơ quan ngoại giao đã 2 lần ra các tuyên bố gay gắt và đòi hỏi lãnh thổ. Trước đó, tình hình trên biển đã xảy ra những va chạm, khi thì của tàu đánh cá, khi thì tàu nghiên cứu khoa học.

Ở Hà Nội đã có tuần hành biểu lộ lòng yêu nước của người dân, đặc biệt là tầng lớp thanh niên. Về phía Trung Quốc, Bắc Kinh đã đặt quân đội vào tình trạng sẵn sàng chiến đấu tăng cường và công bố tuyên cáo vội vã trấn an dư luận quốc tế rằng sẽ không xảy ra chiến tranh, nhưng vẫn khăng khăng khẳng định “lãnh thổ từ xưa dẫu sao sắp tới cũng vẫn là của Trung Quốc”. Đã một phần tư thế kỷ nay chưa bao giờ xảy ra những chuyện như vậy. Xem ra, đây là vấn đề có tính chất chiến lược duy nhất mà hai quốc gia chưa giải quyết được.



Các tuyến đường thông thương qua biển Đông.


Năm 2000, 2 nước tuyên bố thiết lập quan hệ đối tác chiến lược. Trao đổi hàng hoá tăng lên và năm 2010 đạt 13 tỷ USD (buốn bán với Nga là 1,7 tỷ). Nhưng 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa từ xa xưa đã là các đảo tranh chấp. Cuối những năm 1980 và đầu những năm 1990, khi biết được là các đảo này ngoài cá và quặng phốt phát còn rất giàu dầu khí đã từng xảy ra xung đột vũ trang.

Toà án quốc tế và các cơ quan hữu quan của Liên Hợp quốc, không chỉ một lần xem xét bản chất vấn đề, lo ngại chỉ ra rằng ở vùng biển này có nhiều đường hàng hải sống động và con đường thông thương chủ yếu từ Thái Bình dương sang Đại Tây dương.

Trong thư gửi các nước châu Á năm 2006, Tổng thư ký Liên Hợp quốc Kofi Annan đã nói rằng mọi sự bùng phát căng thẳng có thể là nguy cơ đe doạ hoà bình và an ninh chung. Các nước gần đó có thể bị lôi kéo vào xung đột khu vực: Philippines, Đài Loan, Malaysia, Brunei, Singapore, Indonesia, là những nước cũng có yêu sách một phần quần đảo Trường Sa và đã cắm cờ trên một số đảo.

Không hiểu vì sao tình hình lúc nào trở nên căng thẳng vào mùa Xuân, khi bắt đầu mùa mưa và các cơn bão nhiệt đới ở biển Đông. Năm nay bão bắt đầu ngày 26/5, Hải giám của Trung Quốc cắt cáp của tàu nghiên cứu Bình Minh 02 của Việt Nam khi đang ở lô số 148 trên thềm lục địa Nam Việt Nam theo xác nhận của Hà Nội. Vụ việc đã xảy ra cách bờ biển Việt Nam 120km và cách đảo Hải Nam của Trung Quốc 600km về phía Nam, nơi 1 tháng trước đã diễn ra hội nghị thượng đỉnh BRICS.

Việt Nam đã phản đối, yêu cầu xin lỗi và bồi thường thiệt hại cho con tàu là tài sản của Tổng Công ty Dầu khí Quốc gia PetroVietnam. Kim phong vũ biểu chính trị lập tức chỉ cơn bão.

“Những hành động tương tự vi phạm nghiêm trọng chủ quyền và quyền tài phán của Việt nam đối với thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế”, – người phát ngôn bộ Ngoại giao Cộng hoà XHCN Việt Nam, bà Nguyễn Phương Nga đã tuyên bố ngay khi đó – Việt Nam yêu cầu phía Trung Quốc kiềm chế trước những hành động gây nghi ngờ về quyền của Cộng hoà XHCN Việt nam đối với vùng đặc quyền kinh tế và vùng lãnh hải của mình”.

Bắc kinh bác bỏ mọi lời buộc tội vi phạm những quy tắc công pháp biển. Bộ Quốc phòng Cộng hoà nhân dân Trung Hoa đề nghị xem xét vấn đề tại kỳ họp Diễn đàn kinh tế châu Á (AEF) sắp tới và kêu gọi kiềm chế. Tuy nhiên, vài tuần sau sự vụ lại tái diễn. Ngày 9/6/2011, cũng ở gần khu vực này, nhưng ở lô khác tàu đánh cá Trung Quốc có tàu Ngư chính hộ tống đã cố cắt cáp tàu thăm dò Viking-II nhưng không thành.

Các vụ việc về biển ngày càng tăng lên, các đối tác của Việt nam trong ASEAN, trước hết là Philippines đã lên tiếng. Manila lưu ý cách đây không lâu, hồi tháng 3/2011, tàu quân sự Trung Quốc đã xua đuổi tàu Philippines ra khỏi vùng tranh chấp khi đang thăm dò dầu khí. Bắc kinh cho rằng toàn bộ quần đảo Trường Sa là của mình nên đã không có phản hồi trước phản đối chính thức (của Philippines).

Trong các cuộc tranh cãi “mùa vụ” này Việt nam và Philippines là đồng minh. Hai nước đề nghị triệu tập hội nghị quốc tế, Trung Quốc phản đối. Trung quốc đòi “hiệp thương hữu nghị” và đàm phán song phương, ưu tiên xem xét với từng nước riêng biệt. Các nghị sĩ Philippines cho rằng Trung Quốc cư xử như kẻ “hay sinh sự” và bây giờ gọi biển Nam Trung Hoa là “Tây Philippines”. (Việt Nam vẫn gọi là “Biển Đông”.)

Manila muốn kiểm soát 25% quần đảo. Chủ yếu là phần xung quanh đảo Palawan. Chính quyền đã nhiều lần bày tỏ sẵn sàng chiến đấu vì lợi ích quốc gia. Ba năm trước tướng Eduardo Obana đã thề “chiến đấu đến chiến sĩ cuối cùng vì các đảo”.

Năm 2011 chính phủ Philippines đã chi bổ sung 184 triệu USD để củng cố các trận địa trong khu vực này. Một phần kinh phí này để hiện đại hoá sân bay.

Các sự kiện gần đây đã làm tất cả các bên liên quan hăng hái lên. Trong khi chưa xác định được quy chế pháp lý quốc tế, những nước này mưu toan chiếm lĩnh lấy lãnh thổ bằng cách gọi là sự hiện diện.

Cho đến nay Trung Quốc có đồn trại ở 9 hòn đảo, Việt Nam – 21, Philippines – 8, Malaysia – 3. Theo các chuyên gia, Đài Loan có lợi thế nhất do kiểm soát đảo lớn nhất– Itu-Aba (Việt nam gọi là đảo Ba Bình), nơi Nhật Bản đã có căn cứ tàu ngầm hồi chiến tranh thế giới lần thứ 2. Đài Loan đã xây dựng sân bay trên đảo này.

Liên quan đến vấn đề này báo chí châu Á ngày càng đăng tải nhiều tài liệu bày tỏ lo ngại cho tương lai do sức mạnh quân sự của Trung Quốc đang tăng lên. Có nhiều câu trả lời cho câu hỏi đâu là nguyên nhân của giai đoạn khủng hoảng hiện nay. Một số nhà bình luận dẫn phát biểu của Hillary Clinton tại hội nghị thượng đỉnh ASEAN ở Hà Nội năm 2010, khi bà tyên bố Hoa Kỳ có lợi ích quốc gia ở khu vực này.

Ngoại trưởng Mỹ kêu gọi tất cả các bên đòi khai thác tài nguyên tôn trọng tự do hàng hải và giải quyết các tranh cãi theo pháp luật quốc tế. Mọi người cho rằng tuyên bố này trước hết là nhằm vào Trung Quốc, do đó Bắc Kinh đã tiến hành một chính sách cứng rắn hơn.

Một số nhà bình luận khác lưu ý tính độc nhất vô nhị của xung đột, ý nghĩa quan trọng của nó đối với hoà bình và ổn định. Chưa ai biết giải quyết tranh cãi này thế nào và khi nào thì chấm dứt. Nếu phân tích kỹ, mỗi cuộc xung đột đều có đặc điểm riêng.

Cần lưu ý, là các bên tranh cãi vẫn tiếp tục hợp tác, trong đó ngay cả trên biển của khu vực. Cụ thể, hạm đội của Trung Quốc và Việt Nam vừa tiến hành tuần tra chung lần thứ 11 trong vịnh Bắc Bộ ngày 19-20/6/2011. Trang web của bộ Quốc phòng Cộng hoà nhân dân Trung Hoa đã đăng tin này. Sau tuần tra tiểu hạm đội Việt Nam đã thăm thành phố Trạm Giang (tỉnh Quảng Đông) ngày 21-24/6. Điều đó cho thấy các bên không muốn cường điệu hoá xung đột.

[BDV news]


Thứ Ba, 28 tháng 6, 2011

>> Tiếng nói chính nghĩa về chủ quyền biển đảo của Việt Nam sẽ đến với nhân dân thế giới




Thật tự hào khi thấy các nhà khoa học Việt Nam ở trong và ngoài nước cùng nhau hợp lực đấu tranh thành công với ý đồ của 4 nhà khoa học Trung Quốc. "Việc tuy nhỏ nhưng thể hiện sự phản ứng nhanh nhạy, kịp thời kết hợp hiệu quả giữa các nhà khoa học Việt Nam ở trong và ngoài nước để bảo vệ lãnh thổ của quốc gia” - TS Tô Văn Trường nhận xét.




Quần Đảo Hoàng Sa của Việt Nam bị quân đội Trung Quốc chiếm đóng bất hợp pháp từ năm 1974( ảnh internet )


Những tin vui xung quanh vấn đề Biển Đông từ nước ngoài liên tiếp dội về Việt Nam trong mấy ngày qua.

Nghe rằng, sáng 20-6-2011, tại Hội thảo quốc tế ở Washington với chủ đề "An ninh hàng hải tại khu vực Biển Đông”, sau khi GS Tô Hạo - Phó Giám đốc Trung tâm nghiên cứu quốc tế của Đại học Ngoại giao Bắc Kinh có tham luận trình bày quan điểm và chủ trương của Trung Quốc ở Biển Đông, các học giả và chính khách quốc tế tại Hội thảo đã "chất vấn” và "chỉnh huấn” vị giáo sư nguời Trung Quốc. Đã có lúc, GS Tô Hạo phải kêu lên: "Tôi không phải là người phát ngôn của Trung Quốc”. Các học giả đều cho rằng Trung Quốc là nguyên nhân gây bất ổn trong khu vực và bản đồ đường yêu sách 9 đoạn hình chữ U của Trung Quốc là "yêu sách tham lam, thiếu căn cứ”, "không dựa trên luật pháp quốc tế”. Cách giải thích luật quốc tế của Trung Quốc làm cản trở tự do hàng hải, tạo nên cuộc chiến pháp lý ở Biển Đông. "Cách hiểu của Trung Quốc về luật quốc tế sẽ làm xói mòn nguyên tắc lâu nay về tự do lưu thông hàng hải - vặn méo nó từ một khái niệm thúc đẩy đi lại mở sang một khái niệm hạn chế đi lại” (Thượng nghị sĩ Mỹ John McCain). Hội thảo đã bác bỏ lập trường Trung Quốc về Biển Đông.

Đơn cử như, bà Bonner Glaser, Giám đốc Ban Trung Quốc của CSIS đã "kết tội” Trung Quốc vi phạm Tuyên bố Ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC). Trong bài phát biểu cuối ngày thảo luận đầu tiên (20-6), Thượng nghị sĩ John McCain chỉ rõ: "Một trong những lực lượng chính làm cho các căng thẳng trên Biển Đông trầm trọng hơn và làm cho giải pháp hòa bình của các tranh chấp này khó khăn hơn để đạt được, đó là hành vi hung hăng của Trung Quốc và việc đòi chủ quyền lãnh thổ vô căn cứ mà họ tìm cách theo đuổi”. Vị Thượng nghị sĩ Mỹ cho rằng: "Mỹ có lợi ích quốc gia trong việc duy trì một cân bằng chiến lược phù hợp ở khu vực quan trọng này” nên Mỹ cần hỗ trợ các nước ASEAN tăng cường sức mạnh hải quân. Theo đó, Mỹ cần giúp ASEAN "xây dựng khả năng phòng thủ và phát hiện trên biển, để phát triển và triển

khai các hệ thống cảnh báo sớm và tàu an ninh hàng hải”. Đồng thời, Mỹ và ASEAN cần "tăng các hoạt động tập trận chung, tạo nên bức tranh về hoạt động chung ở Biển Đông để có thể đáp trả lại bất kì mối đe dọa nào”. Ông kêu gọi "ASEAN cần tạo thành một mặt trận thống nhất” vì "Trung Quốc muốn chia rẽ các nước ASEAN, để các nước đối đầu với nhau”.

Rất vui mừng khi thấy các học giả và chính khách quốc tế đã sáng suốt và dũng cảm nhìn nhận về vấn đề Biển Đông. Họ đã chỉ ra nguyên nhân thật sự của những căng thẳng ngày càng gia tăng trên Biển Đông. Họ bác bỏ lập trường Trung Quốc về Biển Đông, lên án yêu sách đường lưỡi bò phi lý tức là bảo vệ chính nghĩa, bảo vệ cơ sở pháp lý về chủ quyền biển của Việt Nam.

Lại nghe, trước hàng loạt thư kiến nghị của các nhà khoa học Việt Nam về một bài báo của một nhóm tác giả người Trung Quốc, Ban Biên tập Tạp chí khoa học quốc tế về Quản lý chất thải cho biết sẽ cho đăng lời đính chính trong số tạp chí tới: "Tổng biên tập đang ưu tiên xem xét việc này và sẽ cho đăng tải trong số tới của tờ báo nói rõ bản đồ Trung Quốc được đăng tải trong bài báo là một thông tin không chính xác...”.

Chuyện rằng, sau khi bài báo với tiêu đề "Thu gom phân loại chất thải rắn đô thị tại nguồn: Một phân tích so sánh” (Municipal solid waste source- separated collection in China: A comparative analy- sis) được đăng tải (ngày 19-4-2011) trên Tạp chí Quản lý chất thải (Journal of Waste Management- Italy), các nhà khoa học Việt Nam đã có phản ứng mạnh mẽ về việc các tác giả Trung Quốc chú thích sai sự thật về bản đồ Trung Quốc có liên quan đến chủ quyền Việt Nam. Theo đó, trang số hai của bài báo (trang 1674 Tập 31, số 8 (8-2011)), các tác giả Trung Quốc đã sử dụng một ảnh minh họa thể hiện rõ đường đứt khúc hình chữ U - cái mà Trung Quốc gần đây dùng để tuyên bố chủ quyền trên Biển Đông. Sự nghiêm trọng ở chỗ, đây là lần đầu tiên đường chữ U (hay còn gọi là "đường lưỡi bò”) được vẽ một cách chính thống trên tạp chí khoa học. Bài báo thực chất chỉ để một số thành phố trong khu vực nghiên cứu thử nghiệm của Trung Quốc nhưng lại chèn đường lưỡi bò ở phía dưới. Cái đường lưỡi bò, theo GS.TSKH Nguyễn Đăng Hưng (Việt kiều Bỉ) là "Không ăn nhập gì với nội dung bài báo nhưng họ cố tình qua mặt mọi người để chính thức hoá sự kiện chiếm đoạt của họ”. "Rõ ràng đây là bước đi có chủ ý của Trung Quốc lấn dần từng bước với mục đích tranh thủ sự đồng tình của cộng đồng quốc tế” - TS Tô Văn Trường, nguyên Viện trưởng Viện quy hoạch thủy lợi miền Nam nhận xét.

Qua hai sự kiện trên, chúng ta nhận thấy các nhà khoa học Việt Nam, các học giả quốc tế, các chính khách quốc tế vì tinh thần khoa học đã cùng nhau bảo vệ lẽ phải, đấu tranh với sự sai trái, góp sức cùng toàn thể dân tộc Việt Nam bảo vệ chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông. Đúng là "Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”. Khi giới học giả Việt Nam và quốc tế cùng lên tiếng về những "sự cố” do Trung Quốc gây ra, những hiệu quả tích cực đã nhanh chóng mang lại. Thiết nghĩ, nếu có mười, hai mươi cuộc hội thảo như cuộc hội thảo về an ninh hàng hải tại khu vực Biển Đông vừa rồi, nếu không dừng lại ở mức hàng chục mà là hàng trăm, hàng nghìn học giả và chính khách cùng lên tiếng, những hiệu quả thu được sẽ còn nhiều hơn nữa và tiếng nói chính nghĩa về chủ quyền biển đảo của Việt Nam sẽ đến với nhân dân thế giới sâu rộng hơn nữa.

[Vitinfo news]


Thứ Bảy, 25 tháng 6, 2011

>> Căng thẳng ở Trường Sa không thể là cớ dẫn tới chiến tranh




Ngày 23-6, Tướng Gary L. North, tư lệnh lực lượng không quân Thái Bình Dương của Mỹ hiện đang ở thăm Philippines, nói với báo giới rằng căng thẳng chính trị xung quanh vấn đề tranh chấp quần đảo Trường Sa không thể là cái cớ dẫn tới chiến tranh.





Tướng Gary L. North, tư lệnh lực lượng không quân Thái Bình Dương


Ông nhắc lại quan hệ hai nước dựa trên hiệp định phòng thủ chung (Mutual Defense Treaty) và nhấn mạnh rằng Mỹ luôn ủng hộ Philippines.

Về sự gia tăng căng thẳng quanh khu vực quần đảo Trường Sa tướng Gary L. North nói: "cái chính là ở chỗ các quốc gia nhận thức tham vọng của mình" Ông cho rằng "không cứ có sức mạnh quân sự là có lẽ phải"

"Quan hệ 60 năm hợp tác phòng thủ chung giữa Mỹ và Philippines sẽ bảo đảm cho họ có được sự bình yên phải có", tướng North tuyên bố trong buổi tiệc tối cùng ngày do đại sứ Mỹ Harry Thomas tại Philippines tổ chức tại nhà riêng để chào đón ông cùng với tổng tham mưu trưởng lực lượng không quân Philippines Eduardo Oban.

Chính quyền Philippines nhiều lần lên tiếng tố cáo Trung Quốc gây hấn tại Trường Sa.

Malaysia, Taiwan và Brunei cũng đã có những tuyên bố về chủ quyền một phần ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam.

Về hiệp định Phòng thủ chung, North cho biết "cả hai quốc gia luôn tôn trọng cam kết và sẵn sàng đáp trả mọi khiêu khích, song tình hình căng thẳng cần phải được giải quyết hòa bình và thông qua ngoại giao dựa trên tuyên bố về ứng xử biển Đông mà các bên đã ký kết."

Ông cho biết Chính phủ Mỹ sẽ không chỉ theo dõi sát diễn biến căng thẳng giữa các nước đòi chủ quyền ở Trường Sa mà còn theo dõi diễn biến liên quan tới các hoạt động dân sự, thương mại, phát triển công nghiệp, tội phạm xuyên quốc gia như cướp biển, buôn người và đánh bắt cá bất hợp pháp ở khu vực Thái Bình Dương.

[BDV news]


Thứ Tư, 22 tháng 6, 2011

>> Học giả quốc tế bác bỏ 'đường lưỡi bò' của Trung Quốc





Nhiều học giả quốc tế phản bác các lập luận của Trung Quốc về "cơ sở lịch sử" của đường lưỡi bò, trong Hội thảo quốc tế về an ninh Biển Đông đang diễn ra tại Washington, Mỹ.


Sau khi ông Su Hao, Phó Giám đốc Trung tâm nghiên cứu quốc tế của Đại học Ngoại giao Bắc Kinh, có bài phát biểu về tuyên bố chủ quyền cũng như chính sách của Trung Quốc tại Biển Đông, ông Termsak Chalermpalanupap, Giám đốc phụ trách chính trị và an ninh của Ban Thư ký ASEAN, lên tiếng: "Tôi không cho rằng Công ước của Liên hợp quốc về luật biển (UNCLOS) công nhận lịch sử là cơ sở để tuyên bố chủ quyền".

Đảo Đá Lớn thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Ảnh: TTXVN.


Theo Vietnamplus, giáo sư Peter Dutton thuộc Đại học Hải quân Mỹ, không đồng tình với cách giải thích của Trung Quốc về ý nghĩa của đường lưỡi bò liên quan tới lịch sử. Ông nói: "Về quyền tài phán đối với các vùng biển, lịch sử không liên quan gì cả, mà phải tuân theo UNCLOS."

Tiến sỹ Dutton cũng nói rằng việc dùng lịch sử để giải thích chủ quyền làm xói mòn các quy tắc của UNCLOS.

Nhà nghiên cứu nổi tiếng, giáo sư Carlyle Thayer từ Học viện Quốc phòng Australia nói rằng việc học giả Trung Quốc sử dụng "di sản lịch sử" để giải thích về tuyên bố chủ quyền một lần nữa bộc lộ việc thiếu cơ sở pháp lý theo luật quốc tế trong tuyên bố chủ quyền này.

Cũng liên quan đến khía cạnh luật quốc tế, bà Caitlyn Antrim, Giám đốc Ủy ban Pháp quyền Đại dương của Mỹ, khẳng định tuyên bố đường 9 đoạn (đường lưỡi bò) không có cơ sở theo luật quốc tế bởi cơ sở lịch sử là rất yếu và rất khó bảo vệ.

Bà Antrim nói: "Tôi không hiểu Trung Quốc tuyên bố cái gì trong đường lưỡi bò đó. Nếu họ tuyên bố chủ quyền với các đảo do đường ấy bao quanh, thì câu hỏi đặt ra là họ có chứng minh được chủ quyền với các đảo đó hay không. Nếu Trung Quốc có tuyên bố chủ quyền với các đảo từ 500 năm trước, nhưng sau đó lại bỏ trống thì tuyên bố chủ quyền trở nên rất yếu. Đối với các đảo không có cư dân sinh sống thì họ chỉ có thể tuyên bố lãnh hải, chứ không thể tính vùng đặc quyền kinh tế từ các đảo đó."

Trong phiên thảo luận buổi chiều 20/6, các học giả Bonnie Glaser của Mỹ, Trần Trường Thủy của Việt Nam, Carl Thayer của Australia và Ian Storey của Singapore đã trình bày về các diễn biến gần đây trên Biển Đông, đưa ra cách giải thích cho các sự kiện này.

Trước câu hỏi của học giả Trung Quốc về việc tại sao các sự kiện giữa tàu Trung Quốc và tàu thăm dò của Việt Nam lại xảy ra vào thời điểm này, tiến sĩ Trần Trường Thủy nói: "Đây cũng là câu hỏi của chúng tôi. Tại sao tàu Trung Quốc lại cắt cáp tàu thăm dò của Việt Nam vào thời điểm ngay trước khi diễn ra nhiều sự kiện quan trọng như Hội nghị Shangri-la".

Tại hội thảo, ngoài các học giả còn có bài phát biểu của Thượng nghị sĩ John McCain, cựu Giám đốc Tình báo Quốc gia John Negroponte và một số quan chức của Mỹ.

Về tình hình tại Biển Đông, Thượng nghị sĩ McCain nói: "Một trong nhưng nguyên nhân chính làm xấu thêm những căng thẳng tại Biển Đông và khiến cho việc giải quyết hòa bình các tranh chấp tại đây trở nên khó khăn hơn là thái độ hiếu chiến của Trung Quốc và tuyên bố chủ quyền mà Trung Quốc muốn thúc đẩy."

Hội thảo sẽ tiếp tục trong buổi sáng ngày 21/6 với các phiên thảo luận về tính hiệu quả của các khuôn khổ và cơ chế an ninh trên biển hiện nay cho Biển Đông và các đề xuất chính sách nhằm thúc đẩy an ninh trong khu vực.

[Vnexpress news]



Thứ Ba, 21 tháng 6, 2011

>> Ba phép thử cho xung đột Biển Đông





Nói như nhiều nhà quan sát, đằng sau vụ tàu Bình Minh và mới đây là tàu Viking bị cắt cáp là mũi tên của Bắc Kinh nhắm vào nhiều đích.

Một, xác quyết chủ quyền với đường lưỡi bò. Hai, xem thái độ của các nước cùng tranh chấp xung quanh. Và ba, răn đe các nước khác có tranh chấp như Nhật qua đảo Senkaku (Trung Quốc gọi là Điếu Ngư). Nhưng không chỉ từ phía Trung Quốc, đối với các nước cùng chia sẻ lợi ích tại Biển Đông, sự kiện này cũng đặt lên bàn cờ những phép thử khác. Với Mỹ là định lại bức tranh chiến lược còn nhiều góc khuất. Với ASEAN là đi tìm một đồng thuận chung. Còn với Việt Nam là cuộc sát hạch về chiến lược, lựa chọn hiện tại để hình dung tương lai.

Siêu cường giữa những ngả rẽ

Là một cường quốc Thái Bình Dương, và tiếp tục muốn đảm bảo vị trí này, trước những động thái leo thang gần đây của Trung Quốc tại Biển Đông trực tiếp ảnh hưởng đến quyền tự do lưu thông hàng hải, nước Mỹ đứng trước những lựa chọn: (1) ủng hộ thiết lập cơ chế an ninh vùng để ngăn chặn hành động dùng vũ lực; (2) tiếp tục đảm bảo sự hiện diện quân sự và tham gia gây ảnh hưởng đến các sự kiện xảy ra trong vùng (inshore balancer) và (3) giữ vai trò người cân bằng lực lượng bên ngoài (offshore balancer) bằng cách hỗ trợ những nước khác yếu hơn trong khu vực làm đối trọng với sự gia tăng quyền lực của đối thủ tiềm năng. Thực tế cho thấy chính sách Washington qua nhiều đời tổng thống là một chiến lược hỗn hợp. Điểm khác biệt nằm ở liều lượng chính sách và mức độ ưu tiên trong những cung thời điểm.

Kể từ khi George W. Bush nắm quyền, Mỹ ưu tiên cho các giải pháp đơn phương nhiều hơn trong việc giải quyết các vấn đề chung toàn cầu. Song song với đó là tăng cường khả năng quân sự với mục tiêu chống khủng bố. Tuy nhấn mạnh ưu tiên chuyển đổi phong cách lãnh đạo đa phương hơn là đơn phương, hợp tác, thương lượng hơn là gây sức ép, chính phủ của tổng thống Obama cho đến nay vẫn cảm thấy khó khăn khi chấp nhận tham gia vào một cơ chế giải quyết đa phương trong bài toán Biển Đông. Một mặt, quá trình này sẽ ràng buộc khung hành động chính sách, một mặt sẽ không có ý nghĩa nếu không thuyết phục được Trung Quốc từ bỏ quan điểm song phương hiện nay cùng tham gia.



Tàu Viking II do PetroVietnam thuê bị tàu Trung Quốc tấn công


Nếu một cơ chế đa phương mang tính pháp lý chưa được hình thành, việc giảm bớt hiện diện quân sự như chủ thuyết "cân bằng lực lượng bên ngoài" đề xướng sẽ dẫn đến tình trạng nguy hiểm. Khoảng trống quyền lực không những nằm ở chỗ hiện nay ở Đông Á vẫn chưa có cường quốc khu vực nào đủ sức về mặt quân sự đối trọng với Bắc Kinh - dẫu cho đó là tiếng nói từ Tokyo, Seoul hay tất cả các nước ASEAN, mà còn nằm ở việc phân tầng lợi ích từ mối quan hệ với Trung Quốc khiến cho một liên minh thống nhất cùng thời điểm khó khả thi. Điểm mạnh của việc cân bằng bên ngoài đảm bảo thu hẹp ngân sách về quốc phòng, thúc đẩy phát triển thế hệ vũ khí hiện đại, tạo sức mạnh từ xa, nhưng cũng đồng nghĩa với việc giảm bớt mức độ tham gia cũng như ảnh hưởng trực tiếp của nước Mỹ vào các hồ sơ nóng, điều mà về lợi ích của Mỹ thỏa mãn trong ngắn hạn, cân nhắc trong dài hạn.

Trong tư thế bá cường, sức mạnh sẽ trở thành bạo lực nếu không tồn tại sự chính đáng. Bài toán làm giới lãnh đạo Mỹ đau đầu nhiều năm nay là sự hiện diện "như vị khách không mời". Nay sự trỗi dậy hung hăng của Trung Quốc đã giúp đáp số rõ ràng hơn. Lựa chọn giữ vai trò "người cân bằng tại chỗ" dường như đang cùng chiều với lợi ích với nhiều nước trong vùng. Kết quả Đối thoại Shangri- La năm ngoái và năm nay đều cho thấy mức độ chấp nhận sự hiện diện của chính phủ Washington như một người cầm nhịp.

ASEAN và chính sách ba "không"

Một sự đồng thuận của ASEAN trong thời điểm này cần phải vượt qua những lực cản nào? Có ít nhất ba "không" làm tâm điểm. Thứ nhất, đồng thuận ASEAN không phải là liên minh chống Trung Quốc. Do mức độ phân tảng về gắn kết địa lý, văn hóa, chủng tộc và đặc biệt là thương mại kinh tế, một con đường chung mang tên ASEAN liên quan đến Trung Quốc không dễ thực hiện.

Chưa kể những quốc gia không liên quan lợi ích trực tiếp đến khu vực Biển Đông (hiện nay Myanmar đã công khai theo lập trường của Bắc Kinh), giữa những quốc gia cùng hội cùng thuyền, việc bẻ bánh lái theo hướng nào vẫn là câu chuyện hạ hồi phân giải. Không lâu để có thể quên câu chuyện chính phủ Philippines chọn cho mình lối đi riêng năm 2004, ký một thỏa thuận với Trung Quốc về khảo sát địa chấn chung ở khu vực quần đảo Trường Sa đang tranh chấp. Góc nhìn đó, liên minh ASEAN về hồ sơ Biển Đông cần hình thành trên cơ sở đảm bảo lợi ích tối thiểu cho tất cả các thành viên thông qua tiêu chí loại trừ việc sử dụng vũ lực để giải quyết vấn đề tranh chấp trên toàn bộ Biển Đông.



Tàu hải giám Trung Quốc xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam, phá hoại cáp của tàu địa chấn Bình Minh 02 của Việt Nam


Thứ hai, đồng thuận ASEAN không nên quy định những vấn đề tranh chấp trực tiếp giữa các nước thành viên. Tiếp cận riêng rẽ về góc nhìn, dẫn đến riêng lẻ về phương thức hành động, nhất là khi trên con thuyền cùng ra khơi vẫn không phải chỉ là những thuyền viên đồng nhất hoàn toàn về lợi ích. Đừng quên rằng, giữa các nước ASEAN với nhau vẫn tồn tại mâu thuẫn trong hồ sơ tranh chấp chủ quyền.

Trong khi những thí dụ gần đây cho thấy, một hợp tác giữa các nước ASEAN thành lập một tiếng nói chung là hoàn toàn có thể qua thỏa thuận trong hồ sơ đăng ký thềm lục địa vào tháng 5/2009 giữa Việt Nam và Malaysia, thì quyết định của Philippines phản đối cả hồ sơ của Việt Nam lẫn hồ sơ chung Việt Nam - Malaysia lên Ủy ban Ranh giới thềm lục địa Liên Hiệp Quốc (CLCS) lại chỉ ra màu xám còn lại của bức tranh. Một vấn đề trở nên cốt lõi của ASEAN và cơ chế hoạt động của tổ chức này là sự lệch pha giữa chủ quyền quốc gia và tính "ASEAN hóa" trong quá trình hình thành các quyết định dẫn đến một lệch pha khác trong việc thống nhất lập trường chung trên các hồ sơ quan trọng.

Thứ ba, nếu "không" có bước đi cụ thể hóa, "con đường ASEAN" mãi chỉ là lời nói nằm trên giấy. Sau những động thái gần đây đánh động dư luận về việc leo thang từ phía Trung Quốc, một cái nhìn trung hạn cần tính tới. Ba đích ngắm nhắm tới hội nghị cấp cao Đông Á (East Asian Community - EAC) sắp tới do Indonesia chủ trì vào tháng 9. Một, là ủng hộ đề nghị đưa các vấn đề an ninh địa chính trị vào khung làm việc. Dẫu gọi tên là cộng đồng kinh tế hay cộng đồng chung, thì một môi trường không xung đột đóng vai trò tiên yếu.

Hai, cần đẩy nhanh tiến độ mở rộng thêm tổ chức, cụ thể là bỏ phiếu đồng thuận Hoa Kỳ và Nga từ tư cách quan sát viên trở thành thành viên chính thức. Sự gắn kết thành viên mới không chỉ mang ý nghĩa của chính trị thực ở quan điểm cân bằng lực lượng, mà còn tạo cơ hội để xác tính lại chuẩn tắc, mục đích và viễn kiến của tổ chức đang hướng tới. Một cộng đồng hướng tới hòa bình và thịnh vượng chung cho toàn châu lục tham vọng trình làng với thế giới vào 2015 phải thể hiện ý muốn và có khả năng thiết lập được cơ chế dung hòa và giải quyết mâu thuẫn giữa các nước thành viên. Và đó cũng là mục tiêu thứ ba khi chuyển hóa chuẩn tắc thành khung pháp lý mang tính ràng buộc với việc khởi động vòng đàm phán để tiến tới Bộ quy tắc ứng xử của các bên ở Biển Đông (COC) trong thời gian ngắn nhất.

Lựa chọn nào cho Việt Nam?

Giữa ba phép thử trên, Việt Nam trong một tư thế đặc biệt, vừa ảnh hưởng lợi ích trực tiếp, vừa có thể đóng vai trò thúc đẩy hay hạn chế ở mức độ tương đối những chuyển động trên bàn cờ. Trực tiếp qua thái độ phản đối dứt khoát với mọi phép thử của Trung Quốc, gián tiếp qua việc xây dựng các biện pháp cân bằng và đối trọng an ninh thông qua Hoa Kỳ và cộng đồng chung ASEAN. Sự hiện diện của Mỹ về mặt quân sự đối với các nước trong khu vực giữ cho sợi dây cân bằng, nhưng kinh nghiệm "chơi" với Mỹ cũng cho thấy, một hợp tác dựa vào tiêu chí lợi ích sẽ mang tính ngắn hạn và có khả năng bị thay đổi rất nhanh vì chuyển biến lợi ích từ chính trị đối nội bên trong.




Kíp lái tàu HQ 641 thuộc Hải đội 413 (vùng D Hải quân) trong chuyến ra các hải đảo.
Ảnh TTXVN


Một hợp tác mà nền tảng bền vững vừa dựa trên lợi ích nhưng cũng vừa phải vượt trên các yếu tố lợi ích. Cho đến nay, một "định chế cứng" ở dạng liên minh quân sự, theo đó, các nước ràng buộc với nhau bằng một cam kết bảo vệ an ninh lẫn nhau (và có thể chống lại một đe dọa đến từ phe thứ ba) vẫn chưa phải là lựa chọn của Việt Nam.

Một "định chế mềm", tuy vậy, vẫn có thể khả thi qua hình thức đối thoại chiến lược về an ninh - quốc phòng hay các mô thức hợp tác hải quân giữa Hoa Kỳ và Việt Nam thời gian gần đây. Câu hỏi đặt ra sẽ nằm ở việc thúc đẩy mô hình liên minh này tới đâu thông qua xúc tiến các định chế hóa. Song phương trong mối quan hệ đối tác chiến lược, đa phương trong việc thiết lập khung cơ chế an ninh tập thể, sao cho lợi ích của hai bên thuận chiều. Định chế hóa một lập trường chung về hồ sơ Biển Đông giữa các nước ASEAN cũng là bước đi ngoại giao quan trọng mà Việt Nam cần ủng hộ.

Hiện nay, đoàn kết nội khối đang cần một lực đẩy mà động thái càng ngày càng leo thang gần đây từ Trung Quốc có thể là chất xúc tác. Ra khơi trên cùng một chiếc thuyền, xây dựng lòng tin giữa những thuyền viên với nhau phải nghĩ về đại cuộc trong một khung cảnh rộng lớn hơn. Nhiều đề nghị đã nhấn mạnh một COC trước hết giữa các nước ASEAN với nhau làm nền tảng mở đường. Một mặt thể hiện quyết tâm chính trị về một cộng đồng ASEAN thống nhất, một mặt là bước đầu tiên đánh giá mô hình giải quyết xung đột vùng với ASEAN như một lực đẩy trung tâm trong cấu trúc an ninh khu vực. Vừa là người bị đặt trước phép thử, cũng là người phải giải quyết nó, Việt Nam đang đứng trước ngã ba đường. Một chiến lược tổng thể cho Biển Đông hơn bao giờ hết cần lập tức đặt lên bàn nghị sự...

[Vitinfo news]


>> Philippines lên kế hoạch nâng cấp quân đội




Chính quyền Tổng thống Aquino sẵn sàng thực hiện dự án hiện đại hóa quân sự đầy tham vọng trị giá 40 tỷ peso cho lực lượng vũ trang Philippines (AFP) trong vòng 5 năm tới, bắt đầu từ năm 2012, nhằm bảo vệ chủ quyền lãnh thổ thổ của nước này tại biển Đông.





Bộ trưởng Ngân sách Florencio Abad tiết lộ, bắt đầu từ năm sau, chính phủ sẽ phân bổ 8 tỷ peso cho chương trình hiện đại hóa AFP kéo dài 5 năm nhằm bảo vệ các nguồn tài nguyên biển và toàn vẹn lãnh thổ của đất nước.

Theo ông Abad, kế hoạch này sẽ giúp Philippines bảo vệ lãnh thổ, bao gồm cả những khu vực mà nước này tuyên bố chủ quyền trên quần đảo Trường Sa, đồng thời ngăn chặn sự bắt nạt từ các quốc gia khác trong biển Đông.

Trong một cuộc phỏng vấn tại Calamba, Laguna, tham mưu trưởng AFP Eduardo Oban Jr. cho biết khoản ngân sách dùng cho việc hiện đại hóa mới sẽ giúp quân đội cải thiện khả năng.

“Chúng tôi sẽ phải mua thêm trang thiết bị. Chắc chắn 40 tỷ peso đã sẵn sàng sử dụng cho những yêu cầu ngay lập tức. Chúng tôi sẽ lên danh sách những trang thiết bị ưu tiên cần mua… Đó là khả năng cơ bản mà AFP thực sự cần phải cải thiện”, ông nói với cánh phóng viên.

Trong số 330 tỷ peso được ấn định cho chương trình hiện đại hóa AFP kéo dài 15 năm (1995-2010), chỉ có khoảng 33 tỷ peso (10% tổng số tiền) thực sự được phân bổ đến lực lượng AFP.

“Đó thực sự là một ngân sách lớn. Và chúng tôi đang xem xét những khả năng cơ bản mà AFP cần phải phát triển. Trong một số trường hợp, chúng tôi phải tổ chức lại và chuyển sự tập trung nhất định từ việc bảo vệ lãnh thổ sang bảo vệ những vấn đề nội bộ trong nước”, ông Oban nói.

Người đứng đầu AFP còn nhấn mạnh, Tổng thống Aquino nhận thức rất rõ về thiếu khuyết của AFP và vui mừng vì 8 tỷ peso đã sẵn sàng cho chương trình hiện đại hóa này.

[Vitinfo news]


Thứ Hai, 20 tháng 6, 2011

>> 7 nước ASEAN ra lời kêu gọi chung về Biển Đông





Việt Nam, Indonesia, Malaysia, Thái Lan, Lào, Philippines và Singapore cùng kêu gọi việc tìm ra giải pháp hòa bình và sử dụng Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS) để giải quyết tranh chấp tại Biển Đông.


Hải quân Việt Nam trên đảo Trường Sa. Ảnh: Nguyễn Hưng


Đây là tuyên bố chung được 7 thành viên ASEAN đưa ra khi cùng tham dự Hội nghị các quốc gia thành viên UNCLOS vừa diễn ra từ ngày 13-17/6 tại New York, Mỹ. Các nước ASEAN nói trên cũng nhấn mạnh sự cần thiết của việc duy trì hòa bình và an ninh tại Đông Nam Á, tờ Philippines Star cho hay.

Đoàn Việt Nam do Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Đại sứ, Trưởng phái đoàn Việt Nam tại Liên Hợp Quốc Lê Lương Minh dẫn đầu, theo TTXVN. Phát biểu tại Hội nghị, Trưởng đoàn Việt Nam khẳng định lại ý nghĩa và tầm quan trọng của Công ước Luật Biển 1982, cơ sở pháp lý quốc tế toàn diện và bao quát nhất điều chỉnh các vấn đề liên quan đến biển và đại dương, nhấn mạnh mọi hoạt động trên biển phải được tiến hành phù hợp với Công ước, tôn trọng đầy đủ quyền quốc gia ven biển được hưởng trên các vùng biển được xác định theo Công ước.

Trưởng đoàn Việt Nam cũng khẳng định lại quyết tâm và lập trường của Việt Nam thực hiện nghiêm túc các quy định của Công ước Luật Biển cũng như Tuyên bố về các ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) nhằm xây dựng khu vực Biển Đông thành khu vực hòa bình, hợp tác, hữu nghị và ổn định.

Trong khi đó, phái đoàn Philippines cho hay: "Quy tắc luật pháp là nền tảng của hòa bình, trật tự và công bằng trong các xã hội hiện đại. Vai trò ngày một lớn của một hệ thống quốc tế dựa trên cơ sở là các quy tắc luật pháp giúp mang lại một sự cân bằng cân thiết trong các vấn đề toàn cầu."

Philippines cũng cho rằng việc tôn trọng và tuân thủ luật pháp quốc tế giúp duy trì hòa bình và giải quyết các mâu thuẫn. Luật pháp quốc tế mang lại tiếng nói có trọng lượng ngang bằng cho các quốc gia bất kể tầm vóc chính trị, kinh tế hay quân sự, đồng thời loại bỏ việc sử dụng vũ lực trái luật pháp.

Chia sẻ quan điểm của Việt Nam và Philippines, các nước ASEAN nhấn mạnh rằng cần phải tuân thủ nghiêm chỉnh các quy định của Công ước Luật Biển khi tiến hành các hoạt động trên biển; đề cao sự cần thiết của việc duy trì hòa bình, ổn định và an ninh ở khu vực Biển Đông, thực hiện đầy đủ DOC và tiến tới sớm đạt được Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC).

Hội nghị các quốc gia thành viên UNCLOS năm nay là lần thứ 21 các nước họp mặt để bàn về các vấn đề liên quan tới Công ước năm 1982.

Bên cạnh việc đánh giá hoạt động của các cơ quan được thành lập theo Công ước gồm Tòa án quốc tế về Luật Biển, Ủy ban ranh giới thềm lục địa, Cơ quan quyền lực quốc tế đáy đại dương, hội nghị năm nay tập trung thảo luận các biện pháp cải tiến hoạt động của Ủy ban ranh giới thềm lục địa nhằm đẩy nhanh tiến trình xem xét báo cáo quốc gia xác định ranh giới thềm lục địa kéo dài, tiến hành bầu 7 thẩm phán Tòa án quốc tế về Luật Biển và kiểm điểm việc triển khai Công ước.

Trong khi đó, tàu tuần tra lớn nhất của Trung Quốc là Haixun 31 đang trên hành trình tới thăm Singapore. Báo chí Trung Quốc cho biết trước khi tới Singapore, tàu này sẽ qua Biển Đông, qua các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa nơi Việt Nam tuyên bố chủ quyền. Tại căn cứ quân sự Changi của Singapore, các tàu chiến của Mỹ, trong đó có USS Chung-hoon và tàu của các nước ASEAN đang tham gia cuộc huấn luyện thường niên.


[Vnexpres news]


Thứ Bảy, 18 tháng 6, 2011

>> Tàu chiến lớn nhất của Philippines tuần tra Biển Đông





Philippines cử tàu chiến lớn nhất của họ là BRP Rajah Humabon tuần tra biển Tây Philippines, sau khi Trung Quốc cũng cử tàu tuần tra lớn nhất của họ là Haixun 31 tới khu vực.


BRP Rajah Humabonđang đỗ tại cảng Poro Point, chuẩn bị tuần tra khu vực Scarborough Shoal.

Chỉ huy tàu Humabon là Celestino Abalayan tuyên bố: "Chúng tôi sẽ giám sát và kiểm tra nếu có những nguy cơ an ninh trong khu vực; cũng như hành động vi phạm quyền tài phán của chúng tôi”.

Theo báo Phil Star, Scarborough Shoal nằm ở biển Tây Philippines, cách Vịnh Subic 198 km về phía Tây và rộng khoảng 150 km2. Trung Quốc cũng tuyên bố chủ quyền với khu vực này.

Tư lệnh hải quân Philippines là Phó đô đốc Alexander Pama cho rằng, không nên có hành động khiêu khích ở biển Tây Philippines. Hải quân nước này sẽ có những biện pháp phòng thủ chủ động trong lãnh hải của họ.



Tàu Humabon có 68 thủy thủ và 8 sĩ quan.

Trước đó, theo VNE, tàu tuần tra hiện đại nhất và lớn nhất của Trung Quốc là Haixun 31, trước khi thăm Singapore, sẽ vào biển Đông và đi qua các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.

Đài phát thanh quốc tế Trung Quốc cho hay tàu Haixun 31, tải trọng 3.000 tấn, xuất phát sáng qua từ cảng Chu Hải, tỉnh Quảng Đông. Dự kiến hải trình của nó dài 1.400 hải lý, qua các đảo trên vùng biển này, trong đó có Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.

Đài CRI nói rằng thủy thủ đoàn của tàu tuần tra này sẽ kiểm tra những tàu mang cờ nước khác trên vùng biển mà Bắc Kinh tuyên bố thuộc chủ quyền của họ.

Bắc Kinh tuyên bố yêu sách đường 9 đoạn, hay còn gọi là đường lưỡi bò hoặc chữ U, ôm gần như trọn cả vùng biển Đông. Yêu sách này là hoàn toàn vô lý, không có cơ sở về luật pháp cũng như lịch sử, bị các nước, trong đó có Việt Nam, phản đối.

Haixun 31 là tàu tuần tra lớn nhất và hiện đại nhất từ trước tới nay tại Trung Quốc, được trang bị bãi đáp cho trực thăng, kho chứa máy bay và một tháp điều khiển không lưu. Con tàu có khả năng di chuyển 6.000 hải lý mà không cần tiếp nhiên liệu.

Đây là chuyến đi ra nước ngoài đầu tiên của Haixun 31. Nó sẽ ở Singapore trong 6 ngày. Phái đoàn Trung Quốc sẽ hội đàm với các quan chức hải quân Singapore về các vấn đề an ninh hàng hải, quản lý hải cảng và chống hải tặc.

Trung Quốc đang cho đóng một tàu tuần tra lớn hơn, mang tên Haixun 01. Tàu mới sẽ hoàn thành vào tháng 7 năm tới, với chiều dài 128 m và tải trọng 5.400 tấn.

[BDV news]


Thứ Sáu, 17 tháng 6, 2011

>> Philippines gỡ bỏ các cột "chủ quyền" của Trung Quốc ở vùng Đông-Nam biển Đông



Philippines hôm nay (15/6) cho hay, hải quân nước này đã gỡ bỏ những cột trụ “nước ngoài” lắp đặt tại ba bãi đá ngầm trong khu vực tranh chấp ở Biển Đông.



Người dân Manila biểu tình phản đối Trung Quốc chiếm đảo


Việc tháo dỡ các cột trụ gỗ diễn ra trong tháng 5, chỉ ngay trước lúc chính phủ Philippines chính thức phản đối các vụ xâm nhập của tàu Trung Quốc ở vùng biển chủ quyền Philippines, phát ngôn viên hải quân Omar Tonsay nói.

"Đó là các cột trụ nước ngoài vì không phải do quân đội hay chính phủ của chúng tôi dựng nên. Nên chúng tôi gỡ bỏ chúng vì đó là một phần lãnh thổ Philippines”, ông Tonsay nhấn mạnh.


Hiện trạng chiếm giữ vùng quần đảo Trường Sa (bản đồ của Philippines)



Chính phủ Philippines gần đây đã cáo buộc Trung Quốc dựng cột trụ, thả phao ở vùng biển mà Manila tuyên bố chủ quyền. Tuy nhiên, Tonsay nói rằng, hải quân không thể xác định ai dựng nên các cột gỗ bị gỡ bỏ trong tháng 5. Các cột trụ này đã được dựng ở Boxall Reef thuộc quần đảo Trường Sa và ở gần Amy Douglas Bank, Reed Bank. Tất cả đều ở khu vực mà cả Philippines và Trung Quốc đều tuyên bố chủ quyền.



Biển Đông, vùng biển giàu tài nguyên và có ý nghĩa chiến lược vô cùng quan trọng, là nơi diễn ra tuyên bố chủ quyền chồng lấn giữa Trung Quốc và bốn nước Đông Nam Á gồm Philippines, Brunei, Malaysia và Việt Nam.

Căng thẳng đang gia tăng ở khu vực này trong thời gian gần đây. Cả Philippines và Việt Nam đều cáo buộc Trung Quốc trở nên gây hấn hơn trong việc tuyên bố chủ quyền trong vùng biển. Trong tháng này, Philippines đã lên án Trung Quốc làm xói mòn hòa bình và ổn định tại châu Á bằng cách điều động các tàu hải quân tới gần Reed Bank để hăm dọa những bên tuyên bố chủ quyền khác, đồng thời lắp đặt cột trụ và thả phao ở vùng lân cận.

Philippines cũng không ngừng phản đối Trung Quốc về các vụ việc xảy ra từ tháng 2 – tháng 5, cáo buộc hải quân Trung Quốc bắn vào ngư dân của họ, quấy nhiễu một tàu thăm dò dầu khí Philippines.

Vì sao phải tranh chấp khi tuân thủ luật pháp quốc tế

Hôm qua (14/6), Tổng thống Philippines Benigno Aquino tuyên bố, nước ông cần sự giúp đỡ từ đồng minh lâu dài là Mỹ trong chuyện tranh chấp với Trung Quốc ở Biển Đông. Ông nói: "Có lẽ, sự hiện diện của Mỹ sẽ đảm bảo rằng tất cả chúng ta sẽ được hưởng tự do hàng hải và sẽ tuân theo luật pháp quốc tế".

Trong khi đó, phát biểu nhân khởi động Chương trình Năng lượng Tái tạo Quốc gia (NREP) của Bộ Năng lượng Philippines, Đại sứ Mỹ tại Philippines Harry Thomas đã khẳng định rằng, Mỹ đảm bảo ủng hộ Philippines “trong mọi vấn đề” kể cả các vấn đề về Biển Đông. Ông khẳng định: "Tôi đảm bảo với các vị rằng Mỹ sẽ sát cánh với Philippines trong tất cả các vấn đề. Mỹ và Philippines là những đồng minh chiến lược. Chúng tôi sẽ tiếp tục tham vấn và hợp tác với nhau trong các vấn đề, bao gồm cả Biển Đông".

Ông Aquino tỏ ý vui mừng với phát biểu của ông Thomas. Tổng thống Philippines cũng khẳng định việc nước này có quyền tìm kiếm dầu khí trong phạm vi lãnh thổ của họ. Ông viện dẫn Công ước LHQ về Luật Biển (UNCLOS) về vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý.

UNCLOS quy định: "Vùng đặc quyền kinh tế rộng 200 hải lý tính từ đường cơ sở. Trong vùng này, quốc gia ven biển có quyền thuộc chủ quyền về thăm dò, khai thác, bảo tồn và quản lý các tài nguyên thiên nhiên, sinh vật hoặc không sinh vật, của vùng nước bên trên đáy biển và lòng đất dưới đáy biển, cũng như về những hoạt động khác nhằm thăm dò và khai thác vùng này vì mục đích kinh tế… Trong vùng đặc quyền kinh tế, nước ngoài có quyền tự do hàng hải và đường không, tuân theo sự kiểm soát của quốc gia ven biển. Nước ngoài cũng có thể đặt các đường ống ngầm và cáp ngầm… nhưng phải thông báo và thỏa thuận với quốc gia ven biển".

Recto Bank cách Palawan 80 hải lý và cách Trung Quốc 576 hải lý. "Vì thế, con số 576 rõ ràng lớn hơn nhiều 200. Vậy tại sao phải có tranh chấp nếu chúng tôi tuân thủ luật pháp quốc tế”, ông Aquino nói. "Họ là một siêu cường, dân số của họ gấp 10 lần dân số chúng tôi, chúng tôi không muốn đối đầu xảy ra. Và có lẽ sự hiện diện của Mỹ sẽ đảm bảo rằng tất cả chúng ta sẽ được hưởng tự do hàng hải và sẽ tuân theo luật pháp quốc tế".
[BDV news]


Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang