Tuyên bố Hành xử ở Biển Đông, các bên đang chơi "trò đố chữ", các nước trong khu vực gia tăng sức mạnh quân sự bảo vệ chủ quyền...
Philippines tăng cường sức mạnh quân sự bảo vệ chủ quyền trên biển Đông Theo thông tin từ các báo, ngày hôm qua (23/8), Tổng thống Philippines Benigno Aquino đã tuyên bố sẽ tăng cường sức mạnh quân sự nhằm bảo vệ chủ quyền của Manila trên biển Đông. Ông Aquino tuyên bố tàu chiến lớp Hamilton, Gregorio del Pilar biểu trưng cho khả năng của Philippines mục tiêu canh phòng, bảo vệ và nếu cần thiết sẽ chiến đấu vì lợi ích quốc gia. Tổng thống Aquino luôn cứng rắn với Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông Philippines gần đây liên tiếp lên tiếng về việc Trung Quốc trở nên cứng rắn hơn trong những tuyên bố chủ quyền trên biển. Trung Quốc từng có nhiều hành động gây hấn với ngư dân Philippines và Việt Nam ở biển Đông. Khi căng thẳng leo thang, Philippines kêu gọi đồng minh lâu năm Mỹ giúp đỡ tăng cường quân sự bởi ông Aquino cho hay, Philippines không thể tự kiềm chế Trung Quốc. Mỹ hứa giúp Philippines nâng cấp quân đội nhưng không tiết lộ cụ thể lộ trình hỗ trợ quân sự. Trong khi đó, giới truyền thông Trung Quốc trong tháng này cảnh báo Philppines có thể phải “trả giá đắt” nếu tiếp tục tăng cường quân sự trên biển Đông. Tuy nhiên, quân hệ song phương giữa hai bên vẫn tiếp tục được đẩy mạnh. Đáng chú ý, Tổng thống Philippines đưa ra tuyên bố trên chỉ ít ngày trước chuyến thăm Trung Quốc, nước có nhiều hành động gây hấn nhằm độc chiếm biển Đông trong thời gian gần đây. Chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Aquino sẽ diễn ra từ ngày 30/8-3/9. Dự kiến, vấn đề biển Đông sẽ là trọng tâm chương trình nghị sự của chuyến thăm này. Petronas Malaysia đẩy mạnh khai thác khí đốt tại Biển Đông Tập đoàn năng lượng quốc doanh Petronas của Malaysia ngày 23/8 cho biết sẽ tham gia một dự án trị giá 15 tỉ ringgit (5 tỉ USD) để khai thác các mỏ khí đốt nằm ở khu vực ngoài khơi phía Đông của nước này. Thông tin được đăng tải trên Petrotimes. Trong một tuyên bố, Petronas nêu rõ với sự tham gia của các đối tác khác, dự án “Bể Bắc Malay” sẽ khai thác khí đốt từ 9 mỏ nhỏ nhằm đáp ứng nhu cầu ngày một gia tăng của Malaysia. Tập đoàn này cũng sẽ lắp đặt một đường ống dẫn dài 200 km nhằm vận chuyển khí đốt từ các mỏ trên tới Kerteh, thuộc bang Terengganu. Trong tuyên bố trên, Petronas không công bố tên các đối tác cùng tham gia dự án này. Nhiều động thái tăng cường vũ trang trong khu vực Theo thông tin đăng tải trên Thanh niên: Giữa lúc có nhiều quan ngại về sự phát triển quân sự của Trung Quốc, một số nước và vùng lãnh thổ đồng loạt tuyên bố tăng cường vũ trang. Từ tàu chiến… Ngày 23.8, Tổng thống Philippines Benigno Aquino tuyên bố sẽ tăng cường phòng vệ khu vực mà Manila tuyên bố chủ quyền ở biển Đông. Phát biểu này được đưa ra trong buổi lễ đón tàu chiến lớn nhất từ trước đến nay của nước này tại vịnh Manila, theo AFP. Ông Aquino nói tàu BRP Gregorio del Pilar sẽ được dùng để bảo vệ vùng đặc quyền kinh tế của Manila cũng như các hoạt động dầu khí của nước này ở biển Đông. Trước đó, Philippines cáo buộc hải quân Trung Quốc đe dọa ngư dân ở biển Đông, quấy nhiễu tàu thăm dò dầu khí cũng như cắm cột mốc ở một số đảo mà Manila tuyên bố chủ quyền, theo AFP. Ngoài ra, tờ Sunday Times ngày 22.8 dẫn lời một số quan chức giấu tên loan tin Mỹ cũng đang có kế hoạch triển khai các siêu tốc hạm tàng hình lớp Independence đến những khu vực tranh chấp trên biển Đông. Các lãnh đạo Philippines lên tàu Grogorio del Pilar ngày 23.8 - Ảnh: AFP Bên cạnh đó, Ấn Độ, vốn đang lo ngại Trung Quốc phát triển hải quân xuống vùng Ấn Độ Dương, vừa tăng cường thêm tàu chiến cho Hạm đội phía đông. Tàu hộ vệ tàng hình INS Satpura. Theo báo The New Indian Express, hải quân Ấn Độ ngày 20.8 đưa vào biên chế tàu chiến tàng hình INS Satpura. Tàu này được trang bị nhiều hệ thống vũ khí, gồm có tên lửa đối không Barak, tên lửa hành trình Klub do Nga sản xuất, vũ khí chống tàu ngầm và 2 trực thăng. ...đến tên lửa, máy bay Nhằm đối phó sức mạnh quân sự đang lên của Trung Quốc, trong thời gian qua, Đài Loan cũng liên tục thông báo phát triển vũ khí mới. Ngày 22.8, nghị sĩ Lâm Hữu Phương cho hay đảo này dành ngân sách hơn 1 triệu USD nhằm phát triển một loại tên lửa tầm xa có thể đánh trả các căn cứ quân sự dọc bờ biển đông nam của đại lục. “Như vậy Đài Loan không cần phải đưa máy bay chiến đấu đến gần mục tiêu ở đại lục và tránh được nhiều thiệt hại”, AFP dẫn lời ông Lâm đánh giá. Trước đó, nghị sĩ này cũng cho hay Đài Loan đang nghiên cứu phát triển phiên bản mới của tên lửa siêu thanh Hùng Phong III, được cho là có khả năng tiêu diệt tàu sân bay. Tên lửa siêu thanh Hùng Phong III Nhật Bản cũng không ngồi yên trước những diễn biến phức tạp trong khu vực. Mới đây, Kyodo News đăng tấm ảnh chụp cảnh lắp ráp máy bay chiến đấu F-35 trong một nhà máy của hãng Lockheed Martin tại Fort Worth (Texas, Mỹ). Nhật xúc tiến mua máy bay chiến đấu F35 Hãng tin này dẫn lời một nhân vật cấp cao của Lockheed Martin cho biết giá bán một chiếc F-35 dành cho Nhật Bản vào khoảng 65 triệu USD. Một số nguồn tin khác cho biết Tokyo có thể nhận hàng vào năm 2016. Trò đố chữ ở Biển Đông “Trung Quốc tiếp tục trì hoãn những nỗ lực đa phương để giải quyết các tranh chấp lãnh thổ. Các chính khách không tiếc lời ca ngợi và coi đó là bước đột phá ngoại giao, giới phân tích thì nhanh chóng khẳng định sự lạc quan. Nhưng trên thực tế, thoả thuận ký kết tháng trước giữa Trung Quốc và ASEAN xung quanh mối quan hệ Biển Đông lại chẳng thay đổi điều gì”. Nhà nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu Đông Nam Á ở Singapore Barry Wain, từng là biên tập của nhật báo Phố Wall châu Á bình luận về vấn đề biển Đông, Vietnamnet trích dịch. Ngoại trưởng Mỹ và người đồng cấp Trung Quốc. Ảnh: Wall Street Journal Gặp gỡ tại Bali, hai bên đã nhất trí về tám hướng dẫn thực thi Tuyên bố Hành xử của các bên ở Biển Đông thông qua năm 2002. Trong bản tuyên bố, họ cam kết giải quyết những bất đồng một cách hòa bình, nỗ lực tự kiềm chế, và không làm gì để "phức tạp hóa hay leo thang tranh chấp". Thỏa thuận Bali có thể chỉ vì ASEAN đã từ bỏ khẳng định rằng, hướng dẫn phải được bàn thảo giữa 10 nước thành viên ở tư cách một nhóm trước khi thảo luận với Trung Quốc. Điều này về cơ bản là sự nhượng bộ vô nghĩa. Các thành viên ASEAN dù thế nào cũng tự thảo luận với nhau, thực tế là họ có bổn phận như vậy, và Trung Quốc biết điều đó. Toàn bộ thỏa thuận như một trò đố chữ làm xói mòn bất cứ tuyên bố nào cho rằng, nó là dấu hiệu của tiến triển thực sự. ASEAN và Trung Quốc giờ đây đã trở lại gần nơi họ bắt đầu khi ký kết tuyên bố, mà bản thân tuyên bố ấy không mang lại sự thỏa mãn cho một bộ quy tắc hành xử thực sự. Bắc Kinh và các nước Đông Nam Á đã lãng phí 9 năm với một kết quả không có thực tế. Họ đã lao vào một trò chơi tuyên truyền chính trị - ngoại giao hơn là nỗ lực nghiêm túc để quản lý các khả năng xung đột tại Biển Đông. Bước đi tạm thời Ông Barry Wain tiếp tục phân tích, việc thúc đẩy tuyên bố chỉ là bước tạm thời đánh dấu sự tin tưởng chính trị ở mức cao hơn giữa họ và góp phần vào hòa bình, ổn định ở Biển Đông - nơi diễn ra tuyên bố chủ quyền chồng lấn giữa Trung Quốc và bốn nước Đông Nam Á, trong đó Trung Quốc tự đưa ra tuyên bố chủ quyền lớn nhất, hầu như bao trùm toàn bộ vùng biển. Trung Quốc tự đưa ra tuyên bố chủ quyền lớn nhất, hầu như bao trùm toàn bộ vùng biển. Trong khi đó, Đông Nam Á lại đang tận hưởng những lợi ích từ việc Trung Quốc gia tăng thương mại và đầu tư thông qua một thỏa thuận tự do thương mại ký kết năm 2002. Tuyên bố đã minh chứng là không có hiệu quả. Mặc dù không một bên tuyên bố chủ quyền nào vi phạm các điều khoản xâm chiếm đảo đá hoặc đảo san hô không có người ở, nhưng một số bên lại áp dụng những cách thức khác để củng cố tuyên bố chủ quyền của mình, và gây hấn nhất chính là Trung Quốc - với bản đồ 9 đoạn khẳng định chủ quyền hầu như toàn bộ Biển Đông. Sau ít năm tương đối yên bình, căng thẳng trong khu vực lại gia tăng nguy hiểm trở lại. Trong khi đó, sứ mệnh của Nhóm làm việc chung ASEAN - Trung Quốc trong việc thực thi tuyên bố lại bị đình trệ xung quanh phản ứng của Bắc Kinh về việc ASEAN thảo luận riêng rẽ trước khi gặp gỡ với Trung Quốc. Trung Quốc khăng khăng rằng, tranh chấp Biển Đông cần được giải quyết song phương giữa các bên tuyên bố chủ quyền, chứ không theo con đường đa phương. Và quan chức ASEAN thì không hề nghi ngờ về việc Trung Quốc sử dụng vấn đề này để biện minh cho việc không thực thi tuyên bố. Vào tháng 7, khi Diễn đàn Khu vực ASEAN tới gần, tất cả các bên quyết định "chiến thuật xác định lại quan điểm và làm dịu căng thẳng khi thời gian tới gần". Và ít nhất Trung Quốc đã phải thừa nhận, dù rất khôn khéo. Họ cho phép "hồ sơ tóm tắt" cuộc gặp giữa các quan chức Trung Quốc và ASEAN bao gồm cả ghi chú rằng, ASEAN có ý định tiếp tục tham vấn giữa các thành viên. Tránh can thiệp từ Mỹ Theo ông Barry Wain, khi những hướng dẫn thực hiện tuyên bố hầu như không có tác dụng trong việc kiềm chế cách hành xử ngày một gây hấn của Trung Quốc ở Biển Đông thì sự kiềm chế đích thực với Trung Quốc là việc hiện diện của Hải quân Mỹ và cần phải có một mối quan hệ Mỹ - Trung ổn định. Sự kiềm chế đích thực với Trung Quốc là việc hiện diện của Hải quân Mỹ Mỹ đã can thiệp vào tranh chấp lãnh thổ ít nhất một lần. Năm ngoái, tại Diễn đàn khu vực ở Hà Nội, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton tuyên bố, Mỹ có "lợi ích quốc gia" trong tự do hàng hải ở Biển Đông. Nói về thỏa thuận năm 2002, bà nói: "Chúng tôi khuyến khích các bên đạt được thỏa thuận về một bộ quy tắc ứng xử". Bắc Kinh hầu như chắc chắn nhất trí các hướng dẫn vì họ muốn trấn an ASEAN sau khi các tàu Trung Quốc dính dáng tới một số sự cố ở Biển Đông, khiến cả Việt Nam và Philippines lên tiếng phản đối mạnh mẽ. Có lẽ Trung Quốc không muốn các thành viên ASEAN khuyến khích người Mỹ can thiệp lần nữa. Mặc dù Ngoại trưởng Trung Quốc Dương Khiết Trì nói rằng, nước này sẽ bắt đầu một bộ quy tắc hành xử "ở thời gian thích hợp", nhưng quan chức Đông Nam Á vẫn hoài nghi điều đó. Họ đơn giản không tin là Bắc Kinh đã thay đổi. Thực tế là, họ cho rằng Trung Quốc lại tìm ra cái cơ khác để hoãn thực thi tuyên bố này. |
Thứ Năm, 25 tháng 8, 2011
>> "Trò chơi đố chữ" trên Biển Đông
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Chuyên mục Quân Sự
Hải quân Trung Quốc
(263)
Hải quân Mỹ
(174)
Hải quân Việt Nam
(171)
Hải quân Nga
(113)
Không quân Mỹ
(94)
Phân tích quân sự
(91)
Không quân Nga
(83)
Hải quân Ấn Độ
(54)
Không quân Trung Quốc
(53)
Xung đột biển Đông
(50)
Không quân Việt Nam
(44)
tàu ngầm
(42)
Hải quân Nhật
(33)
Không quân Ấn Độ
(16)
Tàu ngầm hạt nhân
(15)
Hải quân Singapore
(12)
Xung đột Iran - Israel
(12)
Không quân Đài Loan
(9)
Siêu tên lửa
(8)
Quy tắc ứng xử ở Biển Đông
(7)
Tranh chấp biển Đông
(7)
Xung đột Trung - Mỹ
(4)
Xung đột Việt-Trung
(2)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét