Nước nhỏ, dân ít nhưng thu nhập đầu người rất cao, 300.000 USD/năm nên hải quân Brunei được đầu tư rất hiện đại, được “tên lửa hóa” Mục đích là để bảo vệ vùng biển và các giếng dầu, nguồn thu nhập chính của quốc gia. Các “chủ lực hạm” của Hải quân Brunei Nói đến Hải quân Brunei hiện đại là nói đến các chiến hạm Nakhoda Ragam, Waspada, Daruslam và các tàu tuần tiễu khác. Trong đó, lớp tàu hộ tên lửa Nakhoda Ragam sản xuất tại Anh với hệ thống vũ khí, thiết bị hiện đại là nòng cốt của hải quân. Vũ khí chính của tàu lớp Nakhoda Ragam gồm tổ hợp 8 tên lửa hải đối hải MBDA Exocet MM-40 block II với tấm bắn 70km, tốc độ hành trình xấp xỉ tốc độ âm thanh. Để chống máy bay và tên lửa hành trình của đối phương, tàu được trang bị hệ thống tên lửa phòng không MBDA Seawolf sử dụng động cơ nhiên liệu rắn, tấm bắn 6km, tốc độ Mach 2,5. Các tên lửa này đặt trong 16 ống phóng thẳng đứng. Ngoài ra, tàu còn có 1 bộ pháo 76mm, 2 pháo 30mm, ngư lôi chống ngầm 324mm. Phía đuôi tàu có bãi đáp cho trực thăng hạng trung S-70B Sea Hawk. Ngoài hệ thống vũ khí hiện đại, tàu lớp Nakhoda Ragam cùng với vũ khí hiện đại, còn có tiếng động cơ cao và hệ thống chỉ huy, radar, định vị tiên tiến. Chiến hạm Nakhoda Ragam thực hiện nhiệm vụ tuần tiễu. Dài 89,9m, rộng 12,8m, mớn nước 3,6m, lượng giãn nước 2.000 tấn, tù lớp Nakhoda Ragam có thuỷ thủ đoàn lúc tăng cường hơn 100 người, tốc độ tối đa 30 hải lý/ giờ, tầm hoạt động 9.000km. Sau 6 năm đặt hàng, Hải quân Brunei lần lượt đưa 3 tàu lớp trên vào biên chế, trong 2 năm 2001-2002, với tên gọi là KDB Nakhoda Ragam, KDB Bendhara Sakam và KDB Jerambak. Đầu năm 2011, Hải quân Brunei nhận thêm 1 chiếc Nakhoda Ragam mới, có nhiều cải tiến so với 3 chiếc trong biên chế, chủ yếu là hệ thống điện tử. Tàu được trang bị radar tìm kiếm mục tiêu và kiểm soát bắn SCANTER 4100, hệ thống radar có độ nhạy rất cao, đặc biệt là trong điều kiện có nhiều tàu thuyền hoạt động như các cảng biển. Hệ thống điều khiển vũ khí quang-điện tử STING EO Mk.2. Hệ thống trinh sát quang- điện tử MEOS-2. Trong các tàu tuần tiễu để bảo vệ vùng kinh tế đặc quyền 200 hải lý, nhiều tàu của Hải quân Brunei được tên lửa hoá. Đó là lớp tàu 3 chiếc lớp Waspada, mỗi tàu có 2 bệ phóng tên lửa hải đối Exocet MM-38. Thành viên mới nhất của Hải quân Brunei là 3 chiếc lớp Darussalam mua của Đức (mang tên KDB Daruslam, KDB Darulehsam và KDB Darulaman), vừa được biên chế trong năm 2011. Tàu lớp này dài 80m, rộng 13m có thể đi biển liên tục 3 tuần lễ và được trang bị tên lửa hải đối hải Exocet MM-40 và 1 pháo Bofors 57mm. Ngoài ra, phải kể đến các lớp tàu tuần tiễu tốc độ nhanh gồm 4 chiếc lớp Ijhtihad gồm Ijhtihad, KDD Berkat, KDB Afiat. Trưởng thành từ “vốn liếng” nhỏ bé Hải quân Brunei thành lập ngày 14/6/1968 tại căn cứ Mata. Các tàu hải quân nước này đều mang danh hiệu KDB nghĩa là Kapal Diraja Brunei – Tàu hoàng gia Brunei. Trong giai đoạn thành lập hải quân, Mata chỉ là một căn cứ nhỏ và các chiến hạm như như tàu lớp Perwira, pháo hạm tuần tiễu ven bờ với số lượng vỏn vẹn 3 chiếc được coi là “vốn liếng” ban đầu. Đến giai đoạn 1979-1982, Brunei đã mua 3 tàu chiến cao tốc lớp Waspada, mỗi tàu có 12 tên lửa Exocet. Hải quân Brunei lúc đó cũng chỉ gồm 300 người. Bộ 3 chiến hạm Nakhoda Ragam neo đậu tại một căn cứ hải quân. Sau thời gian xây dựng, phát triển tiệm tiến, đến đầu những năm 1990, Brunei có kế hoạch phát triển hải quân mạnh mẽ, quân số tăng gấp hơn 3 lần và trang bị nâng hẳn về chất theo hướng hiện đại hoá – tên lửa hoá. Nước này mua sắm 3 tàu lớp Vigilance 1.000 tấn của Anh, để tuần tra ngoài khơi. Trong 8 năm 2000-2007, Hải quân Brunei được chi hàng tỉ USD cho chương trình canh tân, riêng để mua 3 chiếc tàu hộ vệ tên lửa Nakhoda Ragam với công nghệ mới nhất của Anh, nước này đã chi 1,5 tỷ USD. Ngoài ra, phải kể tới dự án đổi mới toàn bộ hệ thống radar đối hải chạy dọc bờ biển. Mục tiêu sắp tới của Brunei là xây dựng hải quân hiện đại, nâng cao khả năng tác chiến, khả năng hiệp đồng hải quân với không quân, lục quân kể cả trong thời tiết, địa hình phức tạp. Theo kế hoạch, Hải quân Hoàng gia Brunei sẽ cho biên chế, mua và đóng thêm các tàu mới là nhằm thay thế các tàu mang tên lửa lớp Waspada và các tàu tuần tra ven biển lớp Perwira đã cũ bằng các tàu hải quân hiện đại hơn, nhằm thực hiện nhiệm vụ tuần tra và bảo vệ khu vực đặc quyền kinh tế 200 hải lý của đất nước này. Như vậy, từ “vốn liếng” nhỏ bé ban đầu, Hải quân Brunei đã phát triển thành một lực lượng tinh gọn và hiện đại. Hiện nay hải quân Brunei có quân số 1.000 người, biên chế thành 3 hải đoàn tàu chiến và 1 đơn vị đặc nhiệm hải quân. Tàu các loại có 20 chiếc, gồm 16 tàu chiến đấu (3 hộ vệ tên lửa, 13 tuần tiễu cao tốc ven bờ, phần lớn trang bị tên lửa Exocet.....), 4 tàu đổ bộ. [BDV news] |
Hiển thị các bài đăng có nhãn Chủ lực hạm Missouri. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Chủ lực hạm Missouri. Hiển thị tất cả bài đăng
Thứ Sáu, 1 tháng 7, 2011
>> Hải quân Brunei: Nhỏ nhưng không yếu
Thứ Tư, 25 tháng 5, 2011
>> Chủ lực hạm Missouri và khúc khải hoàn của Hải quân Mỹ
Nếu số phận Yamato gắn với sự sụp đổ của một đế chế thì chủ lực hạm Missouri lại gắn liền với vinh quang và sự trỗi dậy của siêu cường số một thế giới. Chủ lực hạm Missouri thuộc lớp Iowa, được khởi xướng phát triển từ năm 1938. Chiến hạm đầu tiên thuộc lớp này được đưa vào trang bị ngày 29/5/1944, Trong lịch sử, có tất cả 4 chiếc loại này được hoàn thành. Missouri là chủ giáp hạm được sử dụng lâu nhất kể từ sau chiến tranh thế giới thứ 2, tới tận năm 1992. Từ năm 1998, tất cả các chủ lực hạm thuộc lớp Iowa được ngưng sử dụng và trở thành điểm tham quan cho du khách. Tuy không đồ sộ như Yamato của Nhật, chủ lực hạm Missouri vẫn được coi là một pháo đài trên biển, với hệ thống hỏa lực cực mạnh. Chủ lực hạm Missouri được trang bị 9 pháo hạm hạng nặng cỡ nòng 410mm, pháo hạm này có thể bắn đạn xuyên giáp với cự ly tối đa là 32km. Ngoài ra, phải kể tới 20 pháo hạm 130mm, 80 khẩu pháo phòng không 40mm, 49 khẩu pháo phòng không 20mm. Chủ lực hạm Missouri biểu tượng đầy uy lực của Hải quân Mỹ. Chủ lực hạm Missouri được bọc giáp dày 500mm ở vỏ tàu phía trước tháp pháo, giáp dày 310mm ở thân tàu, dày 290mm tại các vách ngăn giữa tàu, còn lại là lớp vỏ thép dày 290-440 mm ở tháp pháo, thép dày 190mm ở boong tàu. Để di chuyển, Missouri sử dụng hệ thống động lực gồm 8 nồi hơi, 4 động cơ tuabin hơi nước với tổng công suất lên tới 212.000 mã lực, 4 chân vịt, tốc độ tối đa theo lý thuyết là 36 hải lý/giờ, tốc độ trung bình 31 hải lý/giờ. Tốc độ tối đa thực tế của chủ lực hạm Missouri được ghi nhận là 35,2 hải lý/giờ vào năm 1968. Thông số cơ bản: Dài 271 mét, rộng 33 mét, mớn nước 11 mét, tải trọng tiêu chuẩn 45.000 tấn, tải trọng đầy tải 52.000 tấn, thủy thủ đoàn 2.700 người. Lịch sử tham chiến Là thiết giáp hạm chủ lực của Hải quân Mỹ trong những năm chiến tranh thế giới thứ 2, chủ lực hạm Missouri tham gia tất cả các trận chiến lớn của Hải quân Mỹ chống lại Đế quốc Nhật Bản. Mỗi lần chủ lực hạm Missouri khai hỏa tạo pháo hạm 410mm, một vùng nước phía trước họng súng bị lõm xuống. Trong suốt chiến tranh thế giới thứ 2, Chủ lực hạm Missouri hoạt động trong biên chế của Hạm đội 3 với tư cách là soái hạm, đảm đương nhiệm vụ bảo vệ nhóm tác chiến của các tàu sân bay, yểm trợ và chi viện hỏa lực cho lực lượng đổ bộ. Do là soái hạm, nên chủ lực hạm Missouri không tham gia vào các trận đấu súng trực tiếp với tàu chiến của đối phương. Tại mặt trận Thái Bình Dương, chủ lực hạm Missouri góp phần quan trọng trong việc đánh bại lực lượng Nhật Bản đồn trú trên đảo Okinawa. Trong lịch sử tồn tại của mình, chủ lực hạm Missouri ghi dấu là nơi tổ chức và chứng kiến buổi lễ ký kết văn kiện đầu hàng của đế quốc Nhật, kết thúc chiến tranh thế giới thứ 2. Đô đốc Douglas MacArthur ký kết văn kiện đầu hàng của Đế quốc Nhật trước sự chứng kiến của đông đảo quan chức cao cấp của quân đội đồng minh ngay trên boong của Chủ lực hạm Missouri. Trong chiến tranh Triều Tiên giai đoạn 1950-1955, chủ lực hạm Missouri tiếp tục đảm đương vai trò soái hạm, chi viện hỏa lực cho lực lượng đổ bộ của Mỹ lên bán đảo. Khi đó, Missouri sử dụng các pháo hạm 410mm của mình, pháo kích dữ dội lên lực lượng quân đội Triều Tiên. Trong chiến tranh Việt Nam, Missouri được điều động sang phục vụ tại Hạm đội 7. Do yêu cầu nhiệm vụ lúc đó, toàn bộ pháo phòng không trên tàu được tháo bỏ, chỉ giữ lại các pháo hạm 410mm và 130mm. Nhiệm vụ của chủ lực hạm Missouri trong cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc Việt Nam là pháo kích các mục tiêu dọc bờ biển. Đặc biệt là khu vực các tỉnh Quảng Bình, Hà Tĩnh và Ngệ An. Năm 1984, chiến hạm này được tái trang bị, toàn bộ pháo phòng không bị tháo bỏ, thay vào đó tổ hợp 8 tên lửa chống hạm Harpoon, cùng với 32 tên lửa hành trình Tomahawk, hệ thống phòng thủ tầm cực gần Phalanx. Các hệ thống điện tử được lắp mới để tương thích vớ hệ thống vũ khí hiện đại. Năm 1991, Missouri tham chiến ở Iraq. Trong chiến dịch này, chủ lực hạm Missouri đã bắn 28 quả tên lửa Tomahwk, cùng 759 quả đạn pháo 410mm. Chủ lực hạm Missouri bắn tên lửa chống hạm trong chiến tranh Iraq 1991. Biểu tượng của sức mạnh tổng lực Nếu có một cuộc “so găng” giữa chủ lực hạm Missouri và Yamato, trong cùng thời kỳ lịch sử của chúng, phần thắng nhiều khả năng sẽ nghiêng về phía Yamato. Xét trên tất cả các chỉ số, thiết giáp hạm Yamato đều vượt trội. Tuy nhiên, trên thực tế, Missouri luôn thể hiện vai trò là “người săn đuổi”, còn Yamato tuy đầy "sức mạnh" nhưng lúc nào cũng ở vào cái thế của “kẻ bị săn đuổi”. Điều làm nên sự vẻ vang cho chủ lực hạm Missouri đến từ sức mạnh tổng lực của quân đội Mỹ. Bản thân là soái hạm, lại được bảo vệ chặt chẽ bởi đội tàu hộ tống đông đảo. Missouri luôn được rảnh tay để thực hiện nhiệm vụ, hiệu quả tác chiến cũng vì thế mà tăng lên. Missouri cũng là nơi chứng kiến “ngày tàn” của một đế chế, điều đó cho thấy một điều: Chiến thắng trong mọi cuộc chiến phải dựa vào sức mạnh tổng lực của cả một quân đội, một dân tộc. [BDV news] |
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)
Chuyên mục Quân Sự
Hải quân Trung Quốc
(263)
Hải quân Mỹ
(174)
Hải quân Việt Nam
(171)
Hải quân Nga
(113)
Không quân Mỹ
(94)
Phân tích quân sự
(91)
Không quân Nga
(83)
Hải quân Ấn Độ
(54)
Không quân Trung Quốc
(53)
Xung đột biển Đông
(50)
Không quân Việt Nam
(44)
tàu ngầm
(42)
Hải quân Nhật
(33)
Không quân Ấn Độ
(16)
Tàu ngầm hạt nhân
(15)
Hải quân Singapore
(12)
Xung đột Iran - Israel
(12)
Không quân Đài Loan
(9)
Siêu tên lửa
(8)
Quy tắc ứng xử ở Biển Đông
(7)
Tranh chấp biển Đông
(7)
Xung đột Trung - Mỹ
(4)
Xung đột Việt-Trung
(2)