F-22A, JF-17 Thunder hay Su-37...đều là những máy bay chiến đấu được trang bị đủ vũ khí để khiến bất cứ đối thủ nào cũng phải kinh sợ. >> Cuộc đua chế tạo tiêm kích thế hệ 6>> Tìm hiểu máy bay tiêm kích J-10 của Không quân Trung Quốc F/A-22 Raptor (Chim ăn thịt) F/A-22 Raptor (Chim ăn thịt) F/A-22 Raptor là máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 sử dụng kỹ thuật tàng hình thế hệ 4 và gia nhập Lực lượng Không quân Mỹ với tên chính thức là F-22A từ tháng 12 năm 2005. F-22 được trang bị hai động cơ phản lực cánh quạt đẩy có buồng đốt phụ Pratt & Whitney F119-PW-100 tích hợp bộ phận điều chỉnh hướng phụt và có lực đẩy tối đa là 35.000 lb cho mỗi động cơ. Tốc độ tối đa được ước tính là Mach (siêu thanh) 1,72 ở chế độ siêu tốc và không mang vũ khí ngoài. B2 Spirit B2 Spirit Là loại máy bay ném bom đa nhiệm vụ được trang bị công nghệ tàng hình trang bị bom thông thường và bom hạt nhân. Đặc điểm "tàng hình" độc nhất vô nhị giúp chiếc chiến đấu cơ này có khả năng ẩn náu trước hệ thống phòng thủ tinh vi nhất của kẻ thù và có thể tấn công ngay từ những vị trí đắc địa của đối phương. B2 có thể chở 2-3 quân nhân cùng với 80.000 lb lượng chất nổ bao gồm 16 quả bom hạt nhân B61, 80 quả bom Mk82 1.000 lb hoặc 16 quả bom Mk84 2.000 lb, 36 quả bom M117 750 lb, 36 quả bom chùm hoặc 80 quả mìn Mk36 1.000 lb. F-117A Nighthawk ( F-117A Chim ưng đêm) F-117A Nighthawk là chiếc máy bay đầu tiên trên thế giới được thiết kế hoàn toàn theo công nghệ tàng hình. F-117A một ghế ngồi cung cấp khả năng chiến đấu đặc biệt. Các khoang vũ khí riêng biệt bên trong F-117A có thể mang 2.300 kg vũ khí. Các vũ khí thường được trang bị là bom phá hầm ngầm BLU-109, bom dẫn đường laser GBU-10 Paveway II, GBU-12 Paveway II, và GBU-27... F-35 Lightning II F-35 Lightning II là loại máy bay tiêm kích một chỗ ngồi, một động cơ. Nó có khả năng thực hiện các nhiệm vụ như: yểm trợ trên không, ném bom chiến thuật, và chiến đấu không đối không. F-35 Lightning II được thiết kế để mang một pháo GAU-12/U 25 mm, 4 tên lửa đối không AIM-120 AMRAAM, AIM-9X Sidewinder hoặc AIM-132 ASRAAM hoặc 2 tên lửa đối không và 2 tên lửa đối đất trong khoang chứa bom. Bằng cách đánh đổi tính năng tàng hình (dễ bị radar phát hiện), F-35 Lightning II có thể mang thêm nhiều tên lửa, bom và thùng nhiên liệu phụ trên 4 đế dưới cánh và 2 vị trí đầu chót cánh. F-16 Fighting Falcon F-16 Fighting Falcon là một máy bay chiến đấu phản lực đa nhiệm vụ được thiết kế cho Không quân Mỹ. Loại tiêm kích này cũng đã thành công trong thị trường xuất khẩu và phục vụ tại 24 quốc gia. F-16 Fighting Falcon một chỗ ngồi có thể chở một pháo M61 Vulcan 20 mm với 511 viên đạn, tên lửa 2.75-inch, 6 tên lửa không đối không AIM-9 Sidewinder/AIM-120 AMRAAM/Python-4, 6 tên lửa không đối đất AGM-65 Maverick hoặc 4 tên lửa không đối đất AGM-88 HARM, 4 tên lửa chống tàu AGM-119 Penguin. Ngoài ra, F-16 còn mang được một kho bom khổng lồ bao gồm bom nguyên tử B61. Su-37 Su-37 được coi là tiêm kích thống trị trên không tốt nhất ở bán cầu Đông. Su-37 là máy bay chiến đấu một chỗ ngồi, có thể hoạt động ở mọi thời tiết và tấn công trên mặt đất. Nó có thể chở một pháo Gryazev-Shipunov GSh-30-1 30 mm với 150 viên đạn và 12 giá treo vũ khí với tổng trọng lượng vũ khí lên tới 18.080 lb. |
Hiển thị các bài đăng có nhãn Chiến đấu cơ chủ lực. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Chiến đấu cơ chủ lực. Hiển thị tất cả bài đăng
Thứ Hai, 12 tháng 11, 2012
>> 6 chiến đấu cơ "khủng nhất" thế giới
Thứ Năm, 27 tháng 9, 2012
>> Khám phá 3 loại chiến đấu cơ chủ lực của Nhật Bản
Lực lượng Phòng vệ trên không Nhật Bản (JASDF) được trang bị hơn 400 chiến đấu cơ gồm ba loại máy bay chủ lực Mitsubishi F-2, F-15J và F-4EJ. >> Tiềm lực quân đội Nhật Bản >> Tiêm kích Việt Nam có thêm "kiếm" mới Tiêm kích đa năng Mitsubishi F-2 có ngoại hình tương tự F-16. Lực lượng Phòng vệ trên không Nhật Bản (JASDF) được trang bị hơn 400 chiến đấu cơ gồm ba loại máy bay chủ lực Mitsubishi F-2, F-15J và F-4EJ. Tiêm kích F-2 – “Hội tụ tinh hoa” Tiêm kích F-2 là chiến đấu cơ mới nhất thuộc Lực lượng Phòng vệ trên không Nhật Bản (JASDF). Có thể nói, thiết kế F-2 “hội tụ mọi tinh hoa” của nền công nghiệp Nhật Bản. Để chế tạo, Nhật Bản huy động tới 3 tập đoàn công nghiệp lớn phối hợp sản xuất. Chương trình phát triển F-2 bắt đầu từ cuối những năm 1980 nhằm thay thế chiến đấu cơ F-1 lỗi thời. Năm 1987, JASDF quyết định lựa chọn biến thể F-16C (Mỹ) làm nền tảng phát triển máy bay mới. Năm 1988, Tập đoàn Mitsubishi được chọn làm nhà thầu chính cho chương trình. Các Tập đoàn Kawasaki và Fuji tham gia với tư cách nhà thầu phụ sản xuất các bộ phận trên máy bay. Ngoài ra, chương trình phát triển F-2 còn có sự hợp tác từ Mỹ. Tập đoàn Lockheed Martin – “cha đẻ” F-16 giúp chế tạo một số thành phần máy bay, chuyển giao công nghệ sản xuất cho nhà thầu Nhật Bản. Năm 1997, việc thử nghiệm tiêm kích đa năng F-2 hoàn tất. Hiện nay, JASDF duy trì hoạt động 94 chiếc F-2, giá mỗi chiếc khá đắt 127 triệu USD. F-2 có ngoại hình tương tự F-16 với đặc điểm cánh tam giác, cửa hút gió làm mát động cơ đặt ở dưới thân máy bay. Về kích cỡ, F-2 có diện tích cánh lớn hơn 25% F-16, cửa hút gió và cánh đuôi đều lớn hơn. Một số bộ phận máy bay làm bằng vật liệu composite giúp làm giảm khối lượng tổng thể. Buồng lái F-2 thiết kế với tiêu chuẩn hiện đại như trang bị ba màn hình tinh thể lỏng đa năng hiển thị tình trạng máy bay, vũ khí, thông số kỹ thuật bay. Máy bay tích hợp nhiều thiết bị điện tử hiện đại: radar mạng pha điện tử quét chủ động J/APG-1, hệ thống đối phó điện tử, hệ thống liên lạc… Về hỏa lực, F-2 bố trí một pháo ba nòng cỡ 20mm M61A1 trong thân dùng cho không chiến tầm cực gần. Trên thân và cánh máy bay có 13 mấu treo mang 8 tấn vũ khí gồm: tên lửa đối không tầm ngắn AIM-9L (hoặc AAM-3 của Nhật), đối không tầm trung AIM-7F/M (hoặc AAM-4 của Nhật), tên lửa không đối hạm Type 80 (tầm bắn 50km) hoặc Type 93 (tầm bắn 170km), bom có điều khiển. F-2 trang bị một động cơ tuốc bin phản lực cánh quạt đẩy F110-GE-129 cho phép đạt tốc độ Mach 2, tầm bay gần 1.000km, trần bay 18.000m. Đại bàng F-15J F-15J là biến thể xuất khẩu cho Nhật Bản của tiêm kích đánh chặn trong mọi điều kiện thời tiết F-15C/D. Trong biên chế JASDF có khoảng 200 chiếc F-15J và F-15DJ (biến thể huấn luyện hai chỗ ngồi) hoạt động. Trong 200 chiếc, ban đầu có một số F-15J được Tập đoàn McDonnell Douglas sản xuất. Sau đó, Mỹ bán giấy phép và chuyển giao công nghệ sản xuất cho Tập đoàn Mitsubishi lắp ráp F-15J/DJ tại Nhật Bản. Những chiếc F-15J/DJ có ngoại hình giống hệt F-15C/D, máy bay trang bị các hệ thống điện tử hiện đại do Mỹ sản xuất. Cụ thể, tiêm kích F-15J lắp radar điều khiển hỏa lực AN/APG-63(V)1 cho phép theo dõi đồng thời 14 mục tiêu và dẫn tên lửa tấn công 6 mục tiêu cùng lúc, hệ thống đối phó điện tử AN/ALQ-135, hệ thống liên lạc hiện đại. Trong một số đợt nâng cấp tại Nhật sau này, F-15J trang bị các hệ thống radar cảnh báo sớm chống tên lửa do Nhật sản xuất. "Đại bàng" F-15J tung cánh. Máy bay thiết kế một pháo 6 nòng cỡ 20mm M61 ở trong thân và 11 mấu treo trên thân và cánh mang hơn 7 tấn vũ khí gồm: tên lửa đối không tầm ngắn AIM-9/AAM-3, tầm trung AIM-7/AAM-4, bom không điều khiển Mk82, bom chùm CBU-87. F-15J không có khả năng mang vũ khí đối đất chính xác cao. F-15J/DJ lắp hai động cơ tuốc bin phản lực cánh quạt đẩy Pratt & Whitney F-100-100 hoặc F-100-220 cho phép đạt tốc độ tối đa 2.660km/h, trần bay 20.000m. "Con ma" F-4EJ Ngoài hai loại máy bay hiện đại F-2 và F-15J, JASDF còn duy trì 117 chiếc tiêm kích F-4EJ thế hệ cũ. Số máy bay này Nhật Bản mua của Mỹ từ năm 1968. Tương tự F-15J, phía Mỹ cũng bán giấy phép và chuyển giao công nghệ sản xuất cho Tập đoàn Mitsubishi chế tạo F-4EJ trong nước. F-4EJ có khả năng thực hiện nhiều nhiệm vụ: đánh chặn tiêu diệt tất cả mục tiêu trên không, hộ tống máy bay ném bom, tấn công mục tiêu mặt đất, áp chế hệ thống phòng không đối phương (tiêu diệt trạm radar hệ thống tên lửa đối không quân địch). Thiết kế từ những năm 1960 nên về hệ thống điện tử của F-4EJ có phần lạc hậu hơn các máy bay F-2 và F-15J. Máy bay trang bị radar đa chế độ AN/APG-66J có tầm phát hiện mục tiêu ngắn, 55km. Nhưng về mặt hỏa lực, F-4EJ có khả năng mang vũ khí không thua kém F-2 và thậm chí nhỉnh hơn F-15J, có thể công kích mục tiêu mặt đất bằng vũ khí chính xác cao. Tiêm kích - bom F-4EJ Phantom (con ma). F-4EJ mang được 8,4 tấn vũ khí trên 9 giá treo gồm các loại: tên lửa không đối không tầm ngắn AIM-9/AAM-3, tầm trung AIM-7; tên lửa không đối đất có điều khiển AGM-65 Maverick, tên lửa chống radar AGM-88; bom có điều khiển GBU-10/12/15, bom chùm CBU-87, bom thông thường khác. F-4EJ trang bị hai động cơ tuốc bin phản lực J79-GE-17A cho phép đạt tốc độ tối đa 2.370km/h, tầm bay 2.600km, trần bay 18.300m. Trước tình hình quốc tế và khu vực ngày càng phức tạp, Nhật Bản đang cố gắng tăng cường phi đội máy bay chiến đấu thế hệ mới. Tháng 8/2012, Nhật Bản ký hợp đồng với Tập đoàn Lockheed Martin mua 4 tiêm kích F-35A với tổng trị giá khoảng 750 triệu USD. Tương lai, số lượng này có thể tăng thêm, hoặc Nhật Bản sẽ mua giấy phép sản xuất trong nước. Ngoài ra, Tập đoàn Mitsubishi thực hiện chương trình phát triển tiêm kích thế hệ thứ 5 ATD-X Shinshin đầy tham vọng. Dự kiến, mẫu thử ATD-X sẽ cất cánh lần đầu năm 2014. |
Thứ Bảy, 31 tháng 3, 2012
>> Bốn chiến đấu cơ chủ lực của KQND Việt Nam
Hiện nay, trong biên chế Không quân Nhân dân Việt Nam có 4 chiến đấu cơ chủ lực gồm có MiG-21, Su-22, Su-27SK và Su-30MK2V.
“Én bạc” MiG-21
Trong đó, tiêm kích đánh chặn MiG-21 chiếm số lượng đông đảo nhất. Theo một số nguồn tin, Việt Nam có thể sở hữu khoảng hơn 100 chiếc. Việt Nam trang bị 2 biến thể: MiG-21bis và biến thể huấn luyện 2 chỗ ngồi MiG-21UM. MiG-21bis gần như là biến thể cuối cùng của dòng tiêm kích MiG-21 do Liên Xô phát triển (ra đời từ năm 1977), có cải tiến nhiều về mặt động cơ, điện tử. Tuy nhiên, so với các loại chiến đấu cơ hiện đại ngày nay, MiG-21bis đã hoàn toàn lỗi thời, lạc hậu về nhiều mặt. Dù vậy, với lực lượng Không quân Nhân dân Việt Nam, trong điều kiện mà ngân sách quốc phòng chưa cho phép ta thay thế toàn bộ bằng chiến đấu cơ hiện đại hơn, MiG-21bis vẫn đóng vai trò quan trọng trong bảo vệ vùng trời tổ quốc. Về biên chế, Việt Nam có 3 trung đoàn trang bị MiG-21 gồm: Trung đoàn tiêm kích 921 và 927 thuộc Sư đoàn 371 và Trung đoàn 929 thuộc Sư đoàn 372. Tiêm kích đánh chặn MiG-21bis (trên) và biến thể huấn luyện hai chỗ ngồi MiG-21UM. Theo một số nguồn tin, để phù hợp với chiến tranh hiện đại, Việt Nam đã hợp với Ấn Độ hiện đại hóa MiG-21bis lên chuẩn MiG-21bison. Gói nâng cấp MiG-21bison sẽ “lột xác” hoàn toàn MiG-21, đưa nó trở thành tiêm kích hiện đại. Cụ thể, MiG-21bison trang bị radar điều khiển hỏa lực Phazotron Kopyo cho phép theo dõi đồng thời 8 mục tiêu và tiêu diệt 2 mục tiêu cùng lúc. MiG-21bison có khả năng mang các vũ khí không đối không thế hệ mới: tên lửa tầm nhiệt R-73, tên lửa đối không tầm trung lắp đầu tự dẫn radar bán chủ động R-27 và tên lửa đối không tầm xa lắp đầu tự dẫn radar chủ động R-77. Qua đó, nâng cao đáng kể khả năng không chiến của MiG-21. Tuy nhiên, hệ thống điện tử hay động cơ có thể thay thế nhưng về khung thân máy bay thì không thể chống chọi với thời gian. Sớm muộn, trong tương lai gần các máy bay MiG-21 của Việt Nam sẽ phải ngừng hoạt đông, dấu hỏi đặt ra là Việt Nam sẽ trang bị loại máy bay nào để thay thế MiG-21 đảm nhiệm bảo vệ bầu trời đất nước. Bộ tứ chiến đấu cơ chủ lực của Không quân Nhân dân Việt Nam.(Youtube) “Đôi cánh ma thuật” Su-22 Sau MiG-21, loại chiến đấu cơ có số lượng đông thứ 2 mà Không quân Nhân dân Việt Nam trang bị là tiêm kích – bom cánh cụp cánh xòe Su-22. Việt Nam có trong biên chế 3 trung đoàn tiêm kích – bom Su-22 gồm: Trung đoàn 923 và 931 thuộc Sư đoàn 371 và Trung đoàn 937 thuộc Sư đoàn 370. Gồm các biến thể: Su-22M3, Su-22M4 và biến thể huấn luyện 2 chỗ ngồi Su-22UM3. Tiêm kích - bom cánh cụp cánh xòe Su-22M4 (trên) và biến thể huấn luyện hai chỗ ngồi Su-22UM3. Trong đó, Su-22M4 là biến thể cuối cùng do Liên Xô phát triển, được nâng cấp mạnh với nhiều thiết bị điện tử cho phép mang vũ khí không đối đất chính xác cao. Cụ thể, Su-22M4 thiết kế với 10 giá treo mang được 4.000kg vũ khí các loại gồm: tên lửa không đối không R-60; tên lửa không đối đất Kh-23, Kh-25, Kh-29; tên lửa chống radar Kh-58; bom có điều khiển; bom và rocket không điều khiển. Kể từ năm 1988, Việt Nam thường xuyên sử dụng Su-22M3/M4 thực hiện các chuyến bay tuần tra bảo vệ quần đảo Trường Sa, vùng đặc quyền kinh tế biển, thềm lục địa. “Kẻ tấn công sườn” Su-27 Đầu những năm 1990, Không quân Nhân dân Việt Nam bắt đầu hiện đại hóa đơn vị máy bay chiến đấu. Và loại chiến đấu cơ đầu tiên đánh dấu sự chuyển biến tiến lên hiện đại của Không quân Việt Nam – tiêm kích đa năng Su-27. Giai đoạn 1994-1995, Việt Nam đã nhập khẩu 12 chiếc Su-27 gồm các biến thể: 5 Su-27SK, 5 Su-27UBK huấn luyện 2 chỗ ngồi và 2 Su-27PU (biên thể Su-30 đời đầu). Hiện nay, toàn bộ máy bay Su-27 biên chế trong trung đoàn tiêm kích 940, thuộc sư đoàn không quân 372 trấn giữ miền trung đất nước. Tiêm kích hiện đại Su-27SK (trên) và biến thể huấn luyện Su-27UBK. >> "Anh em’ của Su-27/30 Việt Nam trong khu vực Tuy có thể đảm nhiệm việc tiêu diệt mục tiêu trên không, trên bộ nhưng tiêm kích Su-27SK nghiêng về về khả năng đối không. Máy bay có thể mang tối đa 6 tên lửa không đối không tầm trung R-27 và 2 tên lửa đối không tầm ngắn R-73. Đối với tác chiến tiêu diệt mục tiêu mặt đất, Su-27SK không có khả năng mang vũ khí đối đất chính xác cao. Nó chỉ có thể mang bom, rocket không điều khiển. Hãng Sukhoi (Nga) đã phát triển biến thể nâng cấp Su-27SKM cho phép thực hiện nhiệm vụ tấn công mặt đất bằng vũ khí có điều khiển nhưng có lẽ Việt Nam không còn ý định mua những chiếc Su-27 mà tập trung vào nhập khẩu các chiến đấu cơ Su-30MK2V hiện đại hơn gấp nhiều lần. “Hổ mang chúa” Su-30MK2V Sau hợp đồng Su-27SK/UBK không lâu, năm 2004 Việt Nam nhập khẩu thêm 4 chiến đấu cơ Su-30MK2V. Đây là biến thể cải tiến từ mẫu Su-30MK2, chứ “V” đằng sau nghĩa là có một số sửa đổi nhỏ phù hợp theo yêu cầu từ phía Việt Nam. Sau một thời gian sử dụng, thấy được hiệu quả của Su-30MK2V, giai đoạn 2009-2010, Việt Nam ký 2 hợp đồng mua thêm loại máy bay hiện đại này. Su-30MK2V có khả năng tiêu diệt mục tiêu trên không, trên bộ và trên biển bằng vũ khí chính xác cao. Máy bay trang bị hệ thống radar điều khiển hỏa lực, thiết bị điện tử cực kỳ hiện đại, buồng lái tiện nghi với màn hình màu tinh thể lỏng. Chiến đấu cơ hiện đại nhất Không quân Nhân dân Việt Nam, Su-30MK2V. >> 'Hổ mang chúa' trên bầu trời Việt Nam >> Su-30 và các biến thể Su-30MK2V thiết kế với 12 giá treo mang 8 tấn vũ khí tiên tiến: tên lửa đối không R-73, R-27, R-77; tên lửa không đối đất Kh-29, bom có điều khiển KAB-500KR và đặc biệt là tên lửa không đối hạm Kh-31P. Với tầm bay không cần tiếp nhiên liệu trên không là 3.000km cùng lượng vũ khí lớn, Su-30MK2V đáp ứng tốt yêu cầu vững chắc bảo vệ biển đảo Việt Nam, đặc biệt là khu vực quần đảo Trường Sa. Hiện nay, tất cả Su-30MK2V đều được biên chế trong Trung đoàn tiêm kích 935, thuộc Sư đoàn Không quân 370 bảo vệ phía nam đất nước. |
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)
Chuyên mục Quân Sự
Hải quân Trung Quốc
(263)
Hải quân Mỹ
(174)
Hải quân Việt Nam
(171)
Hải quân Nga
(113)
Không quân Mỹ
(94)
Phân tích quân sự
(91)
Không quân Nga
(83)
Hải quân Ấn Độ
(54)
Không quân Trung Quốc
(53)
Xung đột biển Đông
(50)
Không quân Việt Nam
(44)
tàu ngầm
(42)
Hải quân Nhật
(33)
Không quân Ấn Độ
(16)
Tàu ngầm hạt nhân
(15)
Hải quân Singapore
(12)
Xung đột Iran - Israel
(12)
Không quân Đài Loan
(9)
Siêu tên lửa
(8)
Quy tắc ứng xử ở Biển Đông
(7)
Tranh chấp biển Đông
(7)
Xung đột Trung - Mỹ
(4)
Xung đột Việt-Trung
(2)