Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: Chiến hạm Việt Nam

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Hiển thị các bài đăng có nhãn Chiến hạm Việt Nam. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Chiến hạm Việt Nam. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Tư, 13 tháng 6, 2012

>> So sánh Molniya Việt Nam và Houbei 022 của Trung Quốc

Tờ Thiết Huyết số ra ngày 10/6 đã có bài bình luận so sánh về tàu chiến lớp 1241 của Hải quân Nhân dân Việt Nam và chiến hạm lớp 022 của Trung Quốc…


>> Những hộ vệ hạm "sừng sỏ" ở Đông Nam Á
>> Chiến hạm Việt Nam: Tarantul I


Theo đó tờ Thiết Huyết cho biết: Hải quân Việt Nam đang sở hữu 1 số lượng kha khá các loại tàu tên lửa khá lợi hại do Liên Xô sản xuất từ những năm 80-90 của thế kỷ trước. Các tàu chiến lớp 1241 nếu phân tích các mặt về vũ khí cũng như tính năng kĩ chiến thuật thì nó khá tương đương với chiến hạm 2 thân lớp Houbei lớp 022 của Trung Quốc


http://nghiadx.blogspot.com
Molniya Việt Nam và Houbei 022 Trung Quốc

Tàu chiến lớp 1241 của Việt Nam đang Trung Quốc gọi là những chú Ong độc trên biển Đông. Tàu hộ tống tên lửa hạng nhẹ mẫu thiết kế 1241, tên gọi (Molniya) theo phân loại của NATO tầu có tên là tầu hộ tống lớp Tarantul (Tarantul class corvettes) – thiết kế các lớp tầu hộ tống mang tên lửa – khinh hạm tên lửa, các tầu hộ tống hạng nhẹ này được đóng trong các xưởng đóng tầu của Liên bang Xô viết vào những năm 1979 – 1996 và được biên chế vào lực lượng hải quân Xô viết

http://nghiadx.blogspot.com
Molniya - Hải quân Việt Nam

Type 022 là loại tàu tàng hình thế hệ mới của hải quân Trung Quốc, có khả năng tác chiến linh động và tấn công nhanh các mục tiêu cả trên không, bộ và trên biển. Tàu có đặc điểm khá vượt trội về tốc độ di chuyển, thân nhọn và được thiết kế với tiết diện mặt cắt ngang khá nhỏ, giảm thiểu sự phát hiện bằng radar của đối phương. Type 022 có chiều dài 42,6 mét, cao 12,2 mét (tính cả cột buồm), tốc độ đạt 36 dặm/h (khoảng 58 km/h)

http://nghiadx.blogspot.com

Việt Nam hiện nay sở hữu hai loại tàu lớp 1241 là 1241RE và 1241.8. Trong hệ thống vũ khí của tầu hộ tống tên lửa 1241RE được biên chế 4 tên lửa chống tầu R-15 Termit, tầu hộ tống 12411 M được biên chế 4 tên lửa chống tầu loại 3M-80 Moskit (R-270), các tên lửa chống tầu được lắp trong 2 bộ ống phóng tên lửa KT-152

http://nghiadx.blogspot.com

Tàu Type 022 được trang bị một số loại tên lửa gồm: 08 tên lửa đối hạm loại C-801/802/803. sử dụng động cơ đẩy tuabin phản lực để tầm bắn xa hơn và tầm hiệu quả đạt trên 120 km.

Tàu cũng được trang bị 02 bệ phóng với 08 tên lửa hành trình tấn công mặt đất tầm xa loại Hongniao; đây là loại tên lửa có hoặc không có đầu đạn hạt nhân, tên lửa sử dụng nhiên liệu lỏng và động cơ phản lực cánh quạt đẩy, có tầm hoạt động từ 600 đến 3000 km, tốc độ 0.7 – 0.8 Mach và có trọng lượng từ 1,6 – 2,5 tấn.

Ngoài ra tàu còn được trang bị các tên lửa hạm đối không FLS-1 với 12 tên lửa loại QW class MANPAD; 01 pháo hạm AO-18 loại 30 mm, hệ thống vũ khí đánh gần AK-630

http://nghiadx.blogspot.com

Những chiếc tàu chiến 1241.8 có khả năng mang 16 tên lửa chống tầu sát thủ X-35 Uran 3M24 Tên lửa phòng không vác vai Igla: 12 Hỏa lực pháo binh: 1xAK-176M 76.2 mm với cơ số 316 viên đạn pháo. 2xAK-630M1-2 30 mm với cơ số 4000 viên đạn

http://nghiadx.blogspot.com
Chiến hạm lớp 022 Trung Quốc bắn tên lửa trên biển Đông

http://nghiadx.blogspot.com
Chiến hạm lớp 1241.8 của Việt Nam bắn thử tên lửa Uran X35

http://nghiadx.blogspot.com
Quái vật 2 thân của Hải quân Trung Quốc chiến hạm lớp 022 Houbei

http://nghiadx.blogspot.com
Ong độc của Hải quân Nhân dân Việt Nam

Thứ Ba, 5 tháng 4, 2011

>> Chiến hạm Việt Nam: Petya II - III



[Vndefence news] Petya II và III là lớp chiến hạm hiện đại đầu tiên được HQNDVN nhận về sau khi giải phóng miền nam, năm 1978-1979 đã tham chiến trong cuộc chiến với Khmer đỏ. Hiện nay Petya vẫn còn phục vụ trong lực lượng HQ Việt Nam

Tàu hộ tống lớp Petya-II
Độ giãn nước: 1,077 tấn

Kích thước: 81.8 x 9.2 x 2.85 mét

Sức đẩy: 3 trục; 6,000 bhp; 2 động cơ đẩy gas turbines 30,000 shp; 29 hải lý/ giờ

Thủy thủ đoàn: 92

Radar: Fut-N/Strut Curve 2-D

Vũ khí: 2 tháp pháo với súng 2 nòng 76.2mm, 2 ống phóng ngư lôi 15.8 inch, 2 giàn phóng rócket RBU-6000 ASW RL

Nguồn gốc: Khu trục hạm cỡ nhỏ của Liên Xô, chuyển giao cho Việt Nam.

Nơi sản xuất: Yantar Zavod, Kaliningrad, Russia.




Tàu tuần tiễu lớp Petya-III
Độ giãn nước: 1,040 tấn

Kích thước: 81.8 x 9.2 x 2.72 mét

Sức đẩy: 3 trục; 1 cruise diesel, 6,000 bhp; 2 boost gas turbines, 30,000 shp; 29 hải lý/ giờ

Thủy thủ đoàn: 92

Radar: Fut-N/Strut Curve 2-D air search

Sonar: Titan hull mounted MF

EW: Bizan-4B suite with Watch Dog intercept

Vũ khí: 2 tháp pháo với súng 2 nòng 76.2mm, 3 ống phóng ngư lôi 15.8 inch, 4

giàn phóng rócket RBU-6000 ASW RL

Nguồn gốc: tàu tuần tiễu xuất khẩu của Nga, Việt Nam nhận năm 1978. Việt Nam hiện có 2 chiếc HQ-09, HQ-11.



Petya là tàu khu trục cỡ nhỏ do Liên Xô chế tạo với chức năng chính là tuần tra bờ biển và chống tàu ngầm. Tổng cộng có khoảng 45 chiếc được chế tạo và sử dụng tại Liên Xô, trong đó có 18 Petya-I, 27 chiếc Petya-II. Phiên bản Petya-III dành cho xuất khẩu.

Việt Nam nhận 3 chiếc Petya-II đã qua sử dụng của Liên Xô và sau đó là 2 chiếc Petya-III vào năm 1978

Petya được thiết kế theo kiểu cổ điển từ thời chiến tranh thế giới thứ 2, mặc dù thời điểm nó sinh ra là vào thập niên 60, có lẽ do Petya không phải là lực lượng chiến đấu xung kích trong hải quân Xo Viết. Nhiệm vụ chính của Petya là tuần tra bờ biển và chống tàu ngầm. Tuy nhiên khả năng chống ngầm của Petya cũng còn hạn chế.

Vũ khí
Petya-III có 2 tháp pháo với đại bác đôi 76,2 mm AK-726 với tầm bắn thẳng mục tiêu trên biển xa 8.2 km. AK-726 được điểu khiển bằng hệ thống tự động Fut-B có thể bắn hạ máy bay có tốc độ bay từ 350 – 650 m/s, ở độ cao từ 500 – 6000 m. Tầm bắn tối đa là 18,3 km. Tốc độ bắn là 45 viên trong 1 phút. Tuy nhiên đây là hệ thống pháo khá cũ được sản xuất vào các năm 1958 – 1964, cho nên có nhiều hạn chế về tầm bắn cũng như độ chính xác.



Petya-III còn có 2 dàn Rocket RBU-6000 chống ngầm với 12 ống phóng mỗi dàn, sử dụng rocket cỡ 213 mm RGB-60 không điều khiển có khả năng bắn xuống mặt nước sâu từ 10-500m với tốc độ 11,5 m/s, tầm xa từ 350 – 5800 m. RBU-6000 được điều khiển bởi hệ thống Burya, ngoài nhiệm vụ chính là chống tàu ngầm và tàu chiến khác, RBU-6000 còn dùng để oanh kích các mục tiêu bờ biển. Ngoài ra Petya-III còn có 10 trái ngư lôi cỡ 400 mm



Khả năng phòng thủ cũng như chiến đấu của Petya rất hạn chế vì tất cả hỏa lực của nó điều là hỏa lực trực tiếp có tầm xạ kích hiệu quả dưới 10 km, trong khi đó các tàu chiến hiện tại đều dùng hỏa tiễn hải đối hải với tầm bắn lên đến hàng trăm km. Tốc độ của Petya khá chậm 29 hải lý/giờ. Tuy nhiên với điều kiện kinh phí cho hải quân còn thấp, Việt Nam vẫn duy trì hạm đội Petya, nhưng với chức năng phòng thủ các cảng sông mà thôi.



>> Chiến hạm Việt Nam: OSA-II



[Vndefence news] Tàu Osa là lọai tàu tấn công cao tốc do Liên xô phát triển vào đầu thập niên 1960 theo các dự án 250 (Osa 1) và 250U (Osa 2). Đây là lọai tàu chiến được sản xuất với số lượng nhiều nhất, trên 400 chiếc được xuất xưởng.

Chữ Osa có nghĩa là Ong bắp cày, nó mang tên này do đặc điểm chiến đấu của mình. Việt Nam hiện có khỏang 8 chiếc Osa 2 vẫn còn họat động tốt.

Tàu Osa đựơc phát triển nhằm thay thế loại tàu tấn công “Komar” – Loại chiến hạm mini đầu tiên trên thế giới có trang bị hỏa tiễn đối hạm, có khả năng đánh chìm một chiến hạm to hơn nó gấp nhiều lần. Thân tàu Osa được làm bằng hợp kim nhẹ với cấu trúc đặc biệt cùng với 3 động cơ công suất 12000 mã lực và 3 chân vịt, điều này giúp Osa đạt được tốc độ 40 hải lý/giờ



Vũ khí chính là 4 hỏa tiễn P-15 / SS-N2 được điều khiển bằng ra đa có khả năng đánh chìm 1 chiến hạm to lớn gấp 10 lần Osa ở khỏang cách hơn 80 km. Theo lý thuyết cần 6 Osa để đánh chìm một khu trục hạm 20.000 tấn. Vũ khí phụ của Osa là 4 đại bác 30mm AK-230, chủ yếu đề phòng không hơn là chiến đấu với tàu chiến khác.


Chiến thuật chủ yếu của Osa là “đánh và chạy”, lợi dụng tốc độ cao của mình Osa bất ngờ tiếp cận đối thủ và phóng tên lửa sau đó chạy thật nhanh trước khi tàu địch kịp phản ứng, nếu có máy bay địch truy kích thì dùng 4 súng phòng không để chống trả. Chiến thuật này có phần giống các tàu phóng lôi, nhưng khác ở cự ly tiếp cận là vài chục km và vũ khí là hỏa tiễn có tốc độ nhanh hơn nhiều so với ngư lôi.


Osa đã tham chiến nhiều trận, trong đó Osa chịu nhiều tổn thất trong cuộc chiến tranh Iraq-Iran 1980. Điểm yếu chính là hệ thống điều khiển tên lửa và khả năng tự vệ không cao. Tuy nhiên với khối lượng chỉ 200 tấn và tốc độ cao cùng với 4 hỏa tiễn chết người, Osa vẫn là một đối thủ đáng gờm, đặc biệt khi hành quân với số lượng lớn.

Ngày nay, Osa vẫn là vũ khí chính của hải quân ở những nước đang phát triển như Việt Nam. Tuy vậy Tarantul vẫn là lựa chọn số một dành cho dòng tàu cao tốc mang tên lửa.


Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang