Lòng yêu nước là quyền và nghĩa vụ của mỗi công dân, đây là tài sản thiêng liêng gắn liền với tự hào, tự tôn dân tộc, cần được nâng niu, bảo vệ, phát huy, nhưng cần tránh bị ngộ nhận, lợi dụng. >> Biển Đông cuộn sóng Tổ Quốc là trên hết ! Với mọi người Việt Nam, lòng yêu nước từ lâu đã trở thành một giá trị cao quý, được truyền từ đời này sang đời khác, với những biểu hiện ngày càng sinh động, cụ thể. Ai vì lý do nào đó phải xa quê hương, mới càng thấm thía, khắc khoải và thêm sâu đậm tình yêu xứ sở, nơi "chôn nhau cắt rốn", nơi "cha sinh mẹ dưỡng". Có đi xa mới thấy nhớ quay nhớ quắt những bờ đê, ao làng, lũy tre, hàng cau, ngôi nhà của ông bà và mẹ cha, nhớ dãy phố nhỏ, con ngõ nhỏ và thấy thân thương hơn mầu xanh hiền hòa của ruộng đồng, nương rẫy, với bóng câu trắng, tiếng chim gù giữa trưa hè ngợp nắng; nhớ tiếng đàn bầu trong bóng trăng lu, nhất là tiếng nói mộc mạc, tiếng võng kẽo kẹt, tiếng ru con ngủ, những nụ cười và tấm lòng cởi mở của người thân, bè bạn, bà con lối xóm quê nhà... Thực tế, lòng yêu nước đã trở thành một giá trị truyền thống và là tài sản vô giá, tạo sức sống bất khuất và trường tồn của dân tộc "con Lạc cháu Hồng" qua nghìn năm lịch sử trước mọi hiểm họa xâm lăng và đồng hóa, là mạch nguồn cho sự sinh sôi và phát triển ngày càng mạnh mẽ của đất nước, giống nòi. Không ai có thể phủ nhận được rằng, dù là người dân đang sinh sống trên xứ sở quê hương hay với cộng đồng người Việt đã định cư và hội nhập ổn định ở nước ngoài, mỗi khi thiên tai địch họa đe dọa cuộc sống và vận mệnh của Tổ quốc, là lập tức mọi người Việt Nam, muôn người như một, kết thành khối vững chắc, sẵn sàng cống hiến công sức, xả thân vì lòng tự trọng, tự tôn dân tộc, vì vận mệnh của Tổ quốc và cuộc sống của đồng bào mình... Ngày nay, hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, cùng hoàn cảnh mới của sự nghiệp phát triển đất nước, đang đặt ra và đòi hỏi lòng yêu nước cần được mở rộng nội hàm, với những cách thức thể hiện mới. Lòng yêu nước kết tụ và tạo cơ hội chung tay xây dựng khối đoàn kết toàn dân đấu tranh chống "thù trong, giặc ngoài", vì nền độc lập, toàn vẹn lãnh thổ, vì dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh như là điều kiện cho sự tự do và phát triển lành mạnh của mỗi gia đình và cá nhân. Lòng yêu nước khiến mỗi người thêm hăng say lao động, tự giác thực hiện tốt bổn phận của mình trong công việc, trong các quan hệ xã hội, chung sức vượt qua mọi thử thách, hiểm họa, làm giàu chính đáng cho bản thân và quê hương, đóng góp lặng lẽ, khiêm nhường vào sự phát triển chung và làm rạng danh đất nước, ngời sáng trí tuệ và tâm hồn Việt Nam. Lòng yêu nước là tài sản thiêng liêng, gắn liền với lòng tự hào, tự tôn dân tộc, cần được nâng niu, bảo vệ, phát huy cao độ, nhưng cũng cần tránh bị ngộ nhận, lạm dụng, lợi dụng. Lòng yêu nước cao cả không cho phép "nói một đằng, làm một nẻo", hoặc bị chi phối bởi lợi ích nhóm và tư duy nhiệm kỳ, tham nhũng và lạm dụng quyền chức để mưu cầu lợi ích cho dòng họ, gia đình, gây chia rẽ, bè phái, hy sinh quyền lợi và lạm dụng sức dân. Lòng yêu nước chân chính không cho phép bất cứ ai vì nhu cầu ích kỷ mà có những việc làm băng hoại văn hóa, đổ vỡ lòng tin, tổn thương tình cảm, cơ hội và điều kiện sống của các thế hệ con cháu. Lòng yêu nước giúp mỗi người luôn tỉnh táo, nhận diện đúng đắn các vấn đề, sự kiện, hiện tượng trong bối cảnh cụ thể, nhận thức được xu hướng tất yếu khách quan và các giá trị Chân - Thiện - Mỹ có tính chuẩn chung của nhân loại, của bản sắc dân tộc và sự phát triển bền vững; thu hẹp và cởi bỏ định kiến cá nhân; phát ngôn và hành động có trách nhiệm với cộng đồng; không có hành động sai trái về lương tâm và pháp luật; không vô tình hay cố ý bị lạm dụng, bị khống chế và lôi kéo vào một số bè phái, tổ chức, nhóm, phong trào luôn nhân danh lòng yêu nước, nhưng thực chất là đầy toan tính ích kỷ, háo danh, hoang tưởng, gây tổn hại tới khối đại đoàn kết toàn dân, tới sức mạnh và lợi ích quốc gia, tiếp tay cho những kẻ âm mưu "chuyển lửa về quê hương". Ðặc biệt, đối với chủ quyền quốc gia và nền độc lập dân tộc, lòng yêu nước mãnh liệt chính là nền tảng vững chắc nhất để bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ, giang sơn cha ông để lại, nhưng không phải là điểm tựa để dung túng, kích động tinh thần dân tộc cực đoan, đề cao bá quyền, đe dọa sử dụng bạo lực và bất chấp thủ đoạn gian dối, hèn hạ, bất chấp đạo lý và luật pháp của văn minh nhân loại, cốt tranh đoạt trắng trợn và phi pháp lãnh thổ của người khác. Ðiều này đã và phải tiếp tục trở thành yêu cầu của lương tri, của đạo đức không chỉ với Việt Nam, mà với mọi quốc gia - dân tộc khác trên thế giới. Một số tổ chức, cá nhân ở trong nước và ngoài nước thời gian qua thông qua các đài phương Tây thiếu thiện chí và qua mạng internet, tuyên truyền xuyên tạc các chủ trương, chính sách của Ðảng và Nhà nước ta, kích động bạo loạn gây rối trật tự, hô hào đòi thay đổi chế độ, lật đổ chính quyền... Trong số này có các nhóm phản động lưu vong được sự hà hơi tiếp sức của các thế lực chống phá nước ngoài, có những kẻ từng gây tội ác, nợ máu với nhân dân phải chạy bán sới xa Tổ quốc, nay thật nực cười lại nhân danh lòng yêu nước hô hào các hoạt động phi pháp chống phá trong nước. Ðáng tiếc, có người nhẹ dạ cả tin, cũng có kẻ háo danh đã hùa theo các luận điệu này. Gần đây, một số cuộc tụ tập đông người nhân danh "biểu tình yêu nước". Ðó không phải là hành động yêu nước một cách phù hợp. Ðáng lưu ý hơn là trong các cuộc tụ tập đó, người ta nhận ra một số người từng có hành vi chống đối chính quyền, tuyên truyền chống lại đường lối, chính sách của Ðảng và Nhà nước, nay lại nhân danh và lợi dụng lòng yêu nước để kích động, gây rối trật tự công cộng, có những hành động và lời lẽ thóa mạ, xúc phạm nhà chức trách, gây mất trật tự, an toàn xã hội. Hơn bao giờ hết, trên bất kỳ phương diện nào, lòng yêu nước luôn phải là một giá trị, phù hợp với đạo lý, văn minh, không thể ngộ nhận, lạm dụng và bị lợi dụng. Chỉ có lòng yêu nước chân chính mới có thể giúp mỗi quốc gia - dân tộc giữ gìn sự toàn vẹn lãnh thổ của mình; đồng thời, không chỉ làm cho quốc gia - dân tộc mình ngày càng hưng thịnh, trường tồn, mà còn giúp bảo đảm hòa bình và sự hưng thịnh chung của các quốc gia - dân tộc khác trong một thế giới ngày càng hội nhập, toàn cầu hóa và phụ thuộc lẫn nhau.. (Nguồn :: BDV ) |
Hiển thị các bài đăng có nhãn Hạm đội Biển Đông. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Hạm đội Biển Đông. Hiển thị tất cả bài đăng
Thứ Bảy, 28 tháng 7, 2012
>> Không ai được lợi dụng lòng yêu nước !
Thứ Hai, 4 tháng 6, 2012
>> Việt Nam sẽ mua vua tàu ngầm Amur của Nga ?
Nga đã bắt đầu đến Việt Nam để chào hàng một phiên bản nâng cấp của loại tàu ngầm lớp Kilo - Amur, loại tàu ngầm này rất thích hợp cho việc tuần tra và chiến đấu trong vùng Biển Đông Việt Nam >> 7 vũ khí sát thủ của Quân đội Việt Nam >> Liệu Việt Nam có nên xây dựng Hạm đội Trường Sa >> Việt Nam sắp mua tàu khu trục tàng hình P28 của Ấn Độ >> Tàu ngầm lớp Amur, 'vua' tàu ngầm động cơ diesel của Nga Theo phân tích, nếu Việt Nam có thể mua một đội tàu ngầm Amur, lực lượng tàu ngầm của Việt Nam sẽ thật sự trở thành một lực lượng quyền lực trong khu vực. Tàu ngầm Amur950/Amur - 1650 Tàu ngầm lớp Amur cũng có thể được trang bị loại tên lửa phóng từ tàu ngầm để tấn công mục tiêu mặt đất, do đó nó hoàn toàn có thể bảo vệ tất cả các mục tiêu trên bờ biển và các đảo trên vùng biển Đông Việt Nam. Hải quân Việt Nam có thể có một lực lượng mạnh mẽ dưới nước trong vùng biển Đông Theo thời báo Thượng Hải cho biết Phó Cục trưởng Cục Hợp tác Công nghệ quân sự Liên bang Nga cho rằng cục thiết kế Ruby bắt đầu tìm kiếm thị trường xuất khẩu cho tàu ngầm diesel-điện Amur của Nga. Là phiên bản của tàu ngầm nội địa với một số lượng tàu ngầm Lada trong Hải quân Nga, sự hình thành của một lực lượng chiến đấu mới dưới nước. Phó tổng giám đốc của Công ty xuất khẩu quốc phòng Rosoboronexport ông Victor Komar cho biết rằng, Nga cam kết tăng cường hợp tác quân sự-kỹ thuật với các nước trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương, đặc biệt là ở một số nước Đông Nam Á, Nga coi đây là tiềm năng lớn nhất cho thị trường xuất khẩu vũ khí. Với Amur - 1650 sẽ giúp Việt Nam bảo vệ hoàn hảo nhất chủ quyền biển đảo tổ quốc Victor Komar cho rằng các ‘đối tác ở Đông Nam Á, quan trọng nhất là Việt Nam, Việt Nam được Nga coi là một trong những khách hàng quan trọng nhất về quốc phòng. Việt Nam đã đặt mua từ Nga 6 tàu ngầm do Cục Thiết kế ‘Ruby’ phát triển, tàu ngầm được đóng ở nhà máy St Petersburg, dự kiến sẽ bắt đầu chuyển giao hoạt động năm 2014. Có những chiếc tàu ngầm Amur này, Việt Nam sẽ triển khai tại Biển Đông, một lực lượng vô cùng đáng sợ dưới mặt nước. Tuy nhiên, Việt Nam có thể không chỉ đơn thuần cần sáu tàu ngầm Kilo. Ông Komar cho rằng: ‘Hải quân Việt Nam họ cần một sức mạnh chiến đấu của tàu ngầm cao hơn cả loại Kilo và phải được cấp thiết thiết lập trong sáu hoặc bảy năm nữa, họ không thể chỉ dựa vào các tàu ngầm Kilo. Theo phân tích, nếu Việt Nam có thể mua một đội tàu ngầm Amur, lực lượng tàu ngầm của Việt Nam sẽ thật sự trở thành một lực lượng quyền lực trong khu vực ‘. Công ty Xuất khẩu quốc phòng Nga đang tích cực liên hệ làm việc với Việt Nam. Để kết thúc thỏa thuận này, công ty cho biết rằng Nga sẽ đóng các tàu ngầm Amur, trong khi các doanh nghiệp đóng tàu Việt Nam có thể tham gia dự án sản xuất tàu ngầm. Nga không chỉ trao thiết kế mà còn hợp tác chung trong quá trình sản xuất và cung cấp và đào tạo cho Việt Nam một số công nghệ xây dựng tàu ngầm tiên tiến. |
Thứ Hai, 4 tháng 7, 2011
>> Philippines 'thay máu' lực lượng không quân già nua
Bộ quốc phòng Philippines tiết lộ kế hoạch mua 6 chiến đấu cơ phản lực trang bị cho Không quân nước này. Thông tin này được đưa ra trong cuộc họp báo nhân dịp kỷ niệm 64 năm thành lập lực lượng Không quân Philippines. Bộ trưởng quốc phòng Voltaire Garmin cho biết việc mua sắm này là một phần của kế hoạch nâng cấp vũ khí trung hạn của quốc đảo này. Theo trung tá Miguel Ernesto Okol – phát ngôn viên lực lượng không quân thì loại máy bay chiến đấu này có khả năng thực hiện nhiệm vụ tuần tra biển. Một chiến đấu cơ dự kiến có chi phí từ 23-40 triệu USD. Tuyên bố này được đưa ra trong bối cảnh Philippines và Trung Quốc đang có những căng thẳng xung quanh vấn đề biển đảo. Chính phủ Philippines cáo buộc các lực lượng Trung Quốc có ít nhất 9 lần xâm phạm các vùng thuộc quần đảo Trường Sa mà Philippines tuyên bố là có chủ quyền. Chiến đấu cơ chủ lực OV-10 của Không quân Philippine. Trong khu vực Đông Nam Á, trang bị lực lượng Không quân Philippines khá yếu. Loại chiến đấu cơ chủ lực, mạnh nhất, tốt nhất mà Philippines đang biên chế là máy bay cường kích cánh quạt OV-10 Bronco. Máy bay OV-10 có khả năng mang được tên lửa đối không tầm ngắn AIM-9 cùng bom và rocket không điều khiển. Bên cạnh đó, đơn vị chiến đấu của không quân còn có sự hỗ trợ từ 19 chiếc máy bay huấn luyện chiến đấu phản lực cận âm Aermacchi S-211 và hơn 30 chiếc máy bay huấn luyện cánh quạt Aermacchi SF.260. Cả hai loại này đều có thể tham gia nhiệm vụ hỗ trợ tấn công nếu cần. Từ năm 1995, Philippine đã lên kế hoạch hiện đại hóa không quân bằng việc nhắm tới một loạt các loại chiến đấu cơ hiện đại như F-16, IAI Krif, F-18, MiG-29… Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á 1997 đã chấm dứt hi vọng tăng cường sức mạnh quân sự của Philippine. Tới tận ngày nay, nước này vẫn phải chấp nhận duy trì đội ngũ phi cơ già nua. [BDV news] |
Thứ Hai, 6 tháng 6, 2011
>> Nghị sĩ Philippines: TQ chèn ép các nước Đông Nam Á
Tờ Philstar của Philippines mới đăng tải tuyên bố của thượng nghị sĩ Miriam Defensor-Santiago cho rằng, Trung Quốc luôn cố chèn ép Philippines và các nước khác ở khu vực Đông Nam Á nhằm kiểm soát tài nguyên dầu khí khổng lồ ở Biển Đông. Thượng nghị sĩ Miriam Defensor-Santiago. Ảnh: ecowastecoalitio Bà Santiago khuyến cáo, trong khi Philippines rõ ràng không đủ khả năng quốc phòng để chống lại một siêu cường như Trung Quốc, thì chính phủ nước này cần thận trọng và khôn ngoan hơn trong cách đối xử với nước láng giềng lớn. Cựu chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Philippines nhấn mạnh: “Trung Quốc thực sự sẽ cố gắng và chèn ép chúng ta cũng như những nước khác ở Đông Nam Á”. Thậm chí, bà Santiago còn cảnh báo rằng, Philippines cuối cùng có thể trở thành một “quốc gia vệ tinh” của Trung Quốc. Tuy nhiên, trong vấn đề khai thác tài nguyên dầu khí ở Biển Đông, bà bày tỏ tin tưởng rằng, Mỹ cũng như các nước giàu ở Tây Âu sẽ không cho phép Trung Quốc giành lợi thế trong phát triển dầu và khí tự nhiên ở Biển Đông. “Họ sẽ không cho phép như vậy vì nó có thể dẫn tới mất cân bằng trong phân phối quyền lực trên thế giới một khi Trung Quốc có thể nắm giữ nguồn tài nguyên dầu khí tại Biển Đông”, bà Santiago nói. Trước đó, ngày 24/5, tờ Philstar dẫn các tài liệu và hình ảnh của News5 cho biết, Trung Quốc đã xây dựng các đơn vị đồn trú và tiền đồn quân sự ở sáu bãi đá ngầm trong Nhóm đảo Kalayaan. Philippines đang tuyên bố chủ quyền với Nhóm đảo Kalayaan (một phần của quần đảo Trường Sa). Theo báo này, ngoài các đơn vị đồn trú, Trung Quốc còn tích cực thúc đẩy những dự án hàng hải quy mô lớn nhằm củng cố tuyên bố chủ quyền của họ với Trường Sa. Đó là các dự án xây dựng cầu cảng, sân bay, hải đăng, đài quan sát hải dương và mạng lưới khí tượng học hàng hải. Tại cuộc gặp với Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Lương Quang Liệt (nhân chuyến thăm của ông Lương tới Philippines), Tổng thống Philippines Benigno Aquino III đã cảnh báo, những cáo buộc xâm nhập và đụng độ ở các hòn đảo tranh chấp tại khu vực Biển Đông có thể dẫn tới nguy cơ chạy đua vũ trang trong khu vực. Ngày 24/5, ông Aquino đã tiếp xúc với báo chí sau cuộc gặp một ngày trước đó với ông Lương Quang Liệt. Ông cho hay: “Tôi nói, ‘nếu xảy ra những vụ việc thì liệu nó có thúc đẩy một cuộc chạy đua vũ trang trong khu vực? Khi chạy đua vũ trang xảy ra, nguy cơ xung đột có gia tăng? Và ai là người hưởng lợi?Tôi nói với họ, ‘Hiện tại, chúng tôi có thể không có khả năng nhưng tình thế sẽ bắt buộc chúng tôi phải tăng cường các khả năng của mình”. Ông Aquino đã nhắc lại quan điểm của Philippines rằng, các quốc gia nên tập trung vào sự thịnh vượng của khu vực để tháo gỡ căng thẳng do tuyên bố chủ quyền chồng lấn ở Biển Đông giữa Philippines, Trung Quốc và một số quốc gia Đông Nam Á khác. [Vitinfo news] |
Nhãn:
biển đông,
đông nam á,
Hải quân Philippines,
Hải quân Trung Quốc,
Hải quân Việt Nam,
Hạm đội Biển Đông,
Nghị sĩ Philippines,
Trường Sa - Hoàng Sa
Thứ Năm, 2 tháng 6, 2011
>>Tuyên bố Jakarta: Đường lưỡi bò không phù hợp
Hội thảo quốc tế "Triển vọng hợp tác, những vấn đề hội tụ và động lực ở Biển Đông" tại Jakarta (Indonesia) kết thúc chiều 31/5 đã ra Tuyên bố Jakarta. Tuyên bố Jakarta nhấn mạnh các đại biểu tham dự hội thảo cho rằng duy trì hòa bình và ổn định ở Biển Đông là cần thiết cho toàn bộ khu vực, vì lợi ích chung của các nước ven biển và các nước liên quan. Các đại biểu nhất trí Biển Đông là vấn đề đa phương, từ việc duy trì hòa bình, ổn định cho đến đảm bảo tự do đi lại trên biển và triển khai Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) đã được Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và Trung Quốc ký tháng 10/2002. Tuyên bố khẳng định việc Trung Quốc tuyên bố chủ quyền lãnh hải với "Đường 9 điểm" trên bản đồ (đường lưỡi bò) chiếm tới 80% diện tích Biển Đông là không phù hợp và đã bị cộng đồng quốc tế chỉ trích. Tuyên bố cho rằng các bên liên quan cần duy trì cam kết giải quyết tranh chấp lãnh thổ và pháp lý ở Biển Đông thông qua thương lượng hòa bình, trên cơ sở tuân thủ các nguyên tắc, luật pháp quốc tế, bao gồm Công ước Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 và 5 nguyên tắc chung sống hòa bình, tăng cường các nỗ lực xây dựng lòng tin, hợp tác đa phương về an toàn biển, nghiên cứu khoa học, chống tội phạm và hướng tới ký kết Bộ Quy tắc về ứng xử ở biển Đông (COC). Tuyên bố cho rằng việc hướng tới ký COC là nỗ lực chung của cả ASEAN và Trung Quốc, thể hiện bước tiến tích cực hướng tới hòa bình và ổn định trong khu vực. Không chỉ các nước trong khu vực mà cả các cường quốc bên ngoài khu vực như Mỹ, Australia, Nga, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc cũng có vai trò hữu ích trong việc duy trì tình trạng hiện nay, cần tiếp tục ủng hộ DOC. ASEAN và Trung Quốc cần tiếp tục triển khai các bước tích cực trong vấn đề DOC, đẩy nhanh nỗ lực hướng tới COC và Ban Thư ký ASEAN có thể có quyền hạn lớn hơn trong thực thi quá trình hòa bình để giải quyết các xung đột, ASEAN cần trung thành với nguyên tắc thống nhất, đoàn kết và nhất trí trong việc phối hợp và phát triển vị thế chung của khối trong đối thoại với các đối tác liên quan đến các vấn đề Biển Đông và bắt đầu thảo luận về COC. Cơ chế Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN và các nước đối tác (ADMM +) cần được xem là diễn đàn quan trọng thúc đẩy cam kết mang tính xây dựng giữa ASEAN và các đối tác trong các vấn đề chiến lược, quốc phòng và an ninh tác động đến khu vực. Tại hội thảo, các học giả, chuyên gia trong nhiều lĩnh vực đến từ Ấn Độ, Indonesia, Singapore, Philippines, Việt Nam, Australia,... đã trình bày 13 tham luận nghiên cứu về những vấn đề liên quan đến Biển Đông được dư luận các nước trong khu vực và quốc tế quan tâm. Các diễn giả cũng trao đổi ý kiến, giải thích rõ hơn và trả lời các câu hỏi của các đại biểu. Bế mạc hội thảo, ông A.B Mahapatra, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu chiến lược châu Á của Ấn Độ, khẳng định việc giải quyết các tranh chấp, xây dựng lòng tin trong bối cảnh có những sự phụ thuộc toàn cầu và xung đột phức tạp hiện nay là đòi hỏi cấp thiết; theo tinh thần đó, việc xây dựng năng lực và lòng tin ở Biển Đông, cũng như thể chế hóa đối thoại về những vấn đề có khả năng gây bất đồng là sự hỗ trợ bổ sung cần thiết cho khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Ông Mahapatra cũng nhấn mạnh hai vấn đề quan tâm hàng đầu tại Biển Đông là xu hướng hiện đại hóa lực lượng vũ trang thông thường có thể làm gia tăng căng thẳng tại khu vực này. Ông cho rằng cần xây dựng một cơ chế chung cho việc khai thác các nguồn tài nguyên ở Biển Đông và việc sử dụng vũ lực để giải quyết các vấn đề là rất nguy hiểm. Hội thảo do Trung tâm Habibie của Indonesia và Trung tâm nghiên cứu chiến lược châu Á (CASS) của Ấn Độ phối hợp tổ chức với sự tham dự của hơn 150 đại biểu. [BDV news] |
Thứ Năm, 12 tháng 5, 2011
>> Năm con rồng khuấy động biển cả (Kỳ 1)
Bài viết của Lyle J. Goldstein, Trường Cao đẳng Hải chiến Hoa Kỳ phân tích, đánh giá chi tiết chức năng, nhiệm vụ của 5 đơn vị mà tác giả gọi là “Năm con rồng” hình thành nên lực lượng chấp pháp trên biển của Trung Quốc . Trong thời đại mà sự phô trương lực lượng giữa các cường quốc diễn ra rất tinh vi, bảo vệ bờ biển có vai trò mới và quan trọng trên vũ đài thế giới. Khi Washington muốn thể hiện sự hối lỗi và muốn tiếp viện Gru-di-a đang bị bao vây mà không làm gia tăng căng thẳng vốn đã nóng bỏng ở quanh Hắc Hải, USCGC Dallas, một tàu tuần duyên lớn của Mỹ đã được phái đi.1 Xu hướng này đã trở nên rõ ràng từ lâu ở châu Á. Lần sử dụng các lực lượng chết người rộng rãi nhất của Tokyo sau chiến tranh thế giới II là hành động của lực lượng tuần duyên Nhật Bản chống lại một tàu thăm dò Bắc Hàn.2 Gần đây hơn, một tàu tuần duyên Nhật Bản đã đánh chìm một tàu cá Đài Loan trong một vụ va chạm gần đảo Senkaku/Điếu Ngư Đài đang tranh chấp ở vùng biển Hoa Đông, châm ngòi cho những tranh chấp ngoại giao tương đối nghiêm trọng.3 Những lực lượng tuần duyên hùng mạnh nhất châu Á này đang đặt ra một tiền lệ xấu. Ví dụ, Ấn Độ đã thông báo một vụ mua máy bay chiến đấu dài hạn táo bạo phục vụ cho việc tuần tra biển vào mùa thu 2008.4 Đội tuần duyên đã được cải thiện của Hàn Quốc, trong khi đó, đã mời các phóng viên nước ngoài tiến hành một chuyến du lịch gần các đảo do Hàn Quốc quản lý nhưng Nhật Bản cũng tuyên bố chủ quyền, làm cho chuyến tham quan mang ý nghĩa hiếu chiến.5 Với những thông tin trên, cùng với sự đồng thuận rộng rãi rằng sự trỗi dậy của Trung Quốc là một trong những hiện tượng quan trọng nhất ảnh hưởng đến an ninh quốc tế trong thế kỷ 21, điều lạ lùng là cơ cấu tổ chức, khả năng, văn hóa dịch vụ hay triển vọng của lực lượng tuần duyên Trung Quốc này hầu như không được biết đến. Trong khi lực lượng tuần duyên Nhật Bản đã thu hút đáng kể sự chú ý gần đây của giới học giả trong lĩnh vực này, những sự phát triển tương tự của Trung Quốc đã không được chú ý, mặc dù những tài liệu nguồn về vấn đề này ở Trung Quốc là rất dồi dào.6 Đáng chú ý là một chuyên gia hàng đầu về “phòng vệ biên giới” của Trung Quốc gần đây đã nhận định rằng công trình của ông “chỉ xem xét cách tiếp cận của Trung Quốc trong việc bảo vệ biên giới đất liền của nước này…Những nghiên cứu trong tương lai nên nghiên cứu cách tiếp cận của Trung Quốc đối với việc phòng vệ biển.”7 Tất nhiên, các học giả cũng đã tương đối chú ý đến sự phát triển của hải quân Trung Quốc, và điều này là hoàn toàn hợp lý.8 Tuy nhiên, những nghiên cứu về sự phát triển của hải quân Trung Quốc có xu hướng tập trung vào những tình huống tranh chấp xa bờ và căng thẳng, bao gồm những cuộc khai phá dưới biển và những cuộc tập trận đổ bộ, cũng như những tiềm năng trong tương lai với việc bảo vệ đường biển mở rộng, triển khai sức mạnh và răn đe hạt nhân. Một vụ việc được biết đến rộng rãi năm 2009 liên quan đến tàu do thám Mỹ và các tàu hải giám của Trung Quốc (cùng với các tàu đánh cá Trung Quốc) cũng đã làm rõ hơn sự hiểu biết về khả năng giám sát hàng hải phi quân sự của Trung Quốc. Nhìn chung, các vấn đề bảo vệ bờ biển và đặc biệt là các vấn đề liên quan đến cái được gọi là an ninh phi truyền thống đã không được xem xét đầy đủ trong bối cảnh hàng hải Trung Quốc. Nếu nhận thức của Trung Quốc về vấn đề quản lý và giám sát bờ biển, an ninh cảng, cướp biển, buôn lậu ma túy, bảo vệ môi trường, tìm kiếm và giải cứu tiếp tục ít được biết đến bên ngoài Trung Quốc, hợp tác giữa các cường quốc biển Đông Á có thể cũng sẽ tiếp tục kém phát triển.9 Việc triển khai quân chưa từng có tiền lệ tháng 12 năm 2008 của hải quân Trung Quốc cùng với các lực lượng hải quân khác ở Vịnh Aden trong hoạt động chống cướp biển, không còn nghi ngờ gì nữa, là một bước tiến rõ rệt theo đúng hướng. Tuy nhiên, còn rất nhiều điều có thể và nên được thực hiện để tìm ra điểm chung với Trung Quốc trong việc đối phó với các mối đe dọa phi truyền thống. Ngày nay, Trung Quốc còn khá yếu trong lĩnh vực trung tâm cực kỳ quan trọng - sức mạnh hàng hải, là sự kết hợp giữa năng lực thương mại và sức mạnh quân sự cứng và liên quan đến quản lý hàng hải, tức là thực thi luật pháp của một quốc gia và đảm bảo “trật tự tốt đẹp” ngoài khơi của quốc gia đó.10 Mặc dù đã có những tiến bộ lớn lao trong thập kỷ vừa qua, các cơ quan cưỡng chế hàng hải Trung Quốc vẫn chia rẽ và tương đối yếu. Nhiều chuyên gia Trung Quốc đã miêu tả tình trạng này một cách khá châm biếm là có quá nhiều “những con rồng khuấy động biển cả.”11 Ở Đông Bắc Á, khả năng tuần tra hàng hải yếu của Trung Quốc là ngoại lệ, đặc biệt nếu đem so sánh với khả năng tuần duyên của Nhật Bản (hay ở ngoài khu vực là Mỹ). Thật vậy, lực lượng tuần duyên của Nhật Bản gần đây đã được miêu tả là gần như, nếu không muốn nói là hoàn toàn, là hải quân thứ hai của Tokyo.12 Sự yếu kém tương đối của Trung Quốc trong lĩnh vực này là một điều bí ẩn và đã đặt ra câu hỏi nghiên cứu của bài này. Tình trạng yếu kém tương đối này được nêu ở phần một của nghiên cứu. Phần hai lần lượt miêu tả và phân tích tình trạng hiện tại của năm bộ máy thẩm quyền chịu trách nhiệm giám sát và quản lý hàng hải ở Trung Quốc ngày nay. Phần ba đưa ra câu hỏi là các cơ quan này, và bất kỳ một lực lượng tuần duyên thống nhất nào của Trung Quốc trong tương lai, có mối quan hệ như thế nào đối với hải quân Trung Quốc. Trước khi đưa ra tác động và triển vọng, phần bốn sẽ đi sâu phân tích một loạt những lý giải vĩ mô cho sự yếu kém của các cơ quan tuần tra bờ biển Trung Quốc hiện nay. Phần năm phân tích các khả năng cho việc hợp tác an ninh hàng hải trong tương lai, bằng cách xem xét kỹ sự tham gia hàng hải dân sự Mỹ-Trung giữa các thực thể tuần duyên trong thập kỷ vừa qua. Phần cuối cùng làm rõ ba gợi ý chiến lược khả thi cho việc tăng cường khả năng tuần duyên của Trung Quốc. Toàn bộ nghiên cứu này dựa trên hàng trăm nguồn tài liệu tiếng Trung, các cuộc phỏng vấn tại Trung Quốc, và đặc biệt là một điều tra rất chi tiết và cực kỳ trung thực vào năm 2007 của giáo sư He Zhonglong và ba thành viên khác tại Học viện cảnh sát tuần tra biển Trung Quốc tại Ninh Ba.13 Sự phát triển đang diễn ra của các thực thể tuần duyên Trung Quốc thành những cơ quan quản lý hàng hải đồng bộ và hiệu quả đặt ra cả thách thức và cơ hội cho an ninh và ổn định ở Đông Á. Việc mở rộng khả năng sẽ tự nhiên dẫn đến sự thực thi chặt chẽ hơn các tuyên bố biển của Trung Quốc trước các nước láng giềng.14 Tuy nhiên, một kết quả triển vọng tốt đẹp hơn là việc tăng cường khả năng quản lý hàng hải của Trung Quốc sẽ dẫn đến việc Bắc Kinh sẽ sẵn sàng ủng hộ các quy tắc an ninh và an toàn hàng hải như một “nhân tố hàng hải” đủ năng lực và thiết yếu. Sự yếu kém tương đối trong môi trường láng giềng mạnh Những yếu kém của lực lượng tuần duyên Trung Quốc là nguồn tư liệu phong phú cho các nhà phân tích về biển Trung Quốc. Xem xét quy mô phát triển hàng hải của Trung Quốc, những nhà phân tích này cho rằng tiềm lực của lực lượng tuần duyên nước này là nhỏ bé và rời rạc. He Zhonglong và những cộng sự của ông viết: “Các lực lượng cảnh sát biển của chúng ta…không tương xứng với vị thế và hình ảnh của một siêu cường”.15 Ông và các tác giả nói thêm: “Hiện nay, trong hải đội của lực lượng tuần duyên, đa số là các tàu tuần tra có trọng tải nhỏ hơn 500 tấn, và con số trực thăng hải vận càng cho thấy lực lượng này không đạt đến những yêu cầu của một lực lượng chấp pháp trên biển toàn diện”.16 Các giáo sư của Học viện Cảnh sát Biển Ninh Ba cũng khẳng định rằng tình hình hiện nay là không thể chấp nhận được: “Trung Quốc là quốc gia có dân số đông, và các nguồn tài nguyên trên đất liền của nước này là không đủ. Các đại dương có thể thay thế và bổ sung không gian cho đất liền, và đối với các nguồn tài nguyên thì biển cũng có trữ lượng tiềm năng khổng lồ cùng với ý nghĩa chiến lược.”17 Ngược lại, những cường quốc ở Thái Bình Dương khác, đặc biệt là Mỹ và Nhật, duy trì các lực lượng tuần duyên rất mạnh. Các nhà phân tích hàng hải Trung Quốc ghi nhận đầy đủ và thấu hiểu thực tế so sánh bất lợi này. Quả thật, mức độ hiểu cặn kẽ của phía Trung Quốc về tiềm lực tuần duyên Mỹ và Nhật là rất ấn tượng, điều này ngay lập tức gợi cho người ta đồng thời sự đố kỵ lẫn ngưỡng mộ.19 Ví dụ như, để minh họa cho sự yếu kém của lực lượng tuần duyên Trung Quốc, He Zhonglong đã chỉ ra rằng Lực lượng Tuần duyên Hoa Kỳ (USCG) được trang bị 250 máy bay các loại, trong khi phía Nhật có 75 máy bay. Các đơn vị tuần duyên Trung Quốc, với tiềm lực không quân trực thuộc kém phát triển hơn, chắc chắn không thể triển khai nhiều hơn 36 máy bay các loại.20 Máy bay rất quan trọng một mặt trong việc tuần tra tầm xa và mặt khác trong các nhiệm vụ cứu hộ phức tạp. Hơn nữa, những yêu cầu mang tính chuyên nghiệp đòi hỏi lực lượng tuần duyên của một quốc gia phải duy trì các đơn vị không quân mạnh là rất lớn. Do đó, các con số kể trên phản ánh được khoảng cách rất lớn giữa lực lượng tuần duyên Trung Quốc và lực lượng tuần duyên của các quốc gia Thái Bình Dương khác, điều này được ghi nhận rõ ràng bởi các nghiên cứu của Học viện Ninh Ba.21 Bảng 1 minh họa rằng dù các đơn vị tuần duyên của CHND Trung Quốc (PRC) có tương đối nhiều tàu tuần tra loại nhỏ và rất nhỏ (dưới 1,500 tấn), Bắc Kinh vẫn có ít hơn cả Washington và Tokyo về số tàu loại vừa (1,500 – 3,000 tấn) và loại lớn (trên 3,500 tấn).22 Nghiên cứu của Học viện Ninh Ba chỉ thêm rằng Hàn Quốc (ROK) đã tiến hành thành công vào năm 1996 chiến dịch thống nhất các đơn vị chấp pháp trên biển riêng lẻ thành một Lực lượng tuần duyên Hàn Quốc thống nhất, hùng mạnh theo mô hình của Mỹ và Nhật.23 Động lực để Bắc Kinh nâng cấp năng lực tuần duyên của mình rõ ràng liên quan đến mục tiêu chiến lược tổng thể của nước này là tăng cường tiềm lực hàng hải nói chung và do đó, hoàn toàn phù hợp với sự phát triển nhanh của hải quân Trung Quốc. Quả thực, tác động của sáng kiến này đối với an ninh Đông Á là rất quan trọng và sẽ được phân tích ở phần kết luận của bài nghiên cứu này. Sắc thái trong các bài phân tích của Học viện Ninh Ba rõ ràng gợi cho chúng ta thấy tầm quan trọng của yếu tố an ninh quốc gia trong tư tưởng của người Trung Quốc về tiềm lực tuần duyên. Ví dụ, những tác giả của phân tích kể trên nhìn nhận rằng “ngày nay, tư duy có từ thời Chiến tranh Lạnh vẫn tồn tại ở nhiều quốc gia… Vẫn có những thái độ thù địch”24. Xét đến vấn đề nhạy cảm liên quan đến chủ quyền ở Biển Đông, phân tích kể trên chỉ ra rằng: “Một mặt, Trung Quốc và 10 quốc gia thuộc khối ASEAN đã ký Quy tắc ứng xử trên Biển Đông ở Phnôm Pênh, [nhưng] ở mức độ nào đó, những gì đã diễn ra đó là chủ quyền và lợi ích của Trung Quốc đang tiếp tục bị xâm phạm nghiêm trọng”25. Động cơ kể trên hoàn toàn không có gì bất ngờ và phù hợp trong bối cảnh chủ nghĩa dân tộc đang tồn tại mạnh mẽ trong giới trí thức Trung Quốc và trong các phân tích về chính sách nói chung. Tuy nhiên, một luồng tư tưởng lớn khác liên quan đến việc xây dựng tiềm lực tuần duyên của Trung Quốc đang tồn tại rõ rệt mà nhận thức rõ về quá trình toàn cầu hóa và sự phụ thuộc lẫn nhau càng nhiều giữa các quốc gia. Theo luồng tư tưởng này, cũng có thể tìm thấy rõ ràng và chi tiết trong phân tích của Học viện Ninh Ba, chúng ta có thể nhận thấy một khái niệm tinh tế và đáng khích lệ rằng lực lượng tuần duyên, dựa trên tính chất linh hoạt của nó, có thể hoạt động như một bước đệm giữa các lực lượng hải quân khác, hỗ trợ trong việc làm dịu đi tranh chấp giữa các quốc gia có thể xảy ra tại Đông Á. Theo dòng tư tưởng đó, khái niệm này càng được củng cố thêm, He Zhonglong và các cộng sự kết luận: “Mọi người sống với nhau trên cùng một hành tinh, và cùng đương đầu với những đe dọa chung, và có cùng những lợi ích chung”26. Một phân tích khác cũng chỉ ra tương tự rằng những mối quan hệ quốc tế mà các lực lượng tuần duyên khác đã gầy dựng được “rất nhiều lần thành công trong việc đẩy lùi các hoạt động tội phạm xuyên quốc gia”.27 Nghiên cứu của Học viện Ninh Ba cuối cùng cũng chỉ ra nguyên nhân nằm ở yếu tố tổ chức khi giải thích các yếu kém của lực lượng chấp pháp biển Trung Quốc. Như các tác giả của bản nghiên cứu viết: “Mô hình tổ chức quản lý trên biển của Trung Quốc là chưa lý tưởng. Trong khoảng thời gian rất lâu, đã tồn tại một tình trạng “nhóm rồng lũng đoạn vùng biển”: trong tất cả các tình huống, luôn có rất nhiều bên tham gia, mỗi bên có quyền lực riêng của mình, với thẩm quyền chồng chéo, cũng như những lỗ hổng rõ ràng. Về mặt bên trong, điều này gây ra những vấn đề trong việc thi hành pháp luật sao cho phù hợp, trong khi xét về bên ngoài, không thấy có sự thống nhất trong các nỗ lực. Kết quả là cho ra đời một lực lượng thụ động, yếu kém và không hiệu quả.28 Trong khi bản thân lý giải này đã là khá thuyết phục, bài phân tích sẽ xem xét thêm một số nguyên nhân tiềm năng của sự yếu kém này, bên cạnh việc nghiên cứu những triển vọng cho việc cải tổ, tiềm năng cho việc phát triển xa hơn nữa hợp tác quốc tế về an ninh biển, và các gợi ý mang tính chiến lược liên quan đến an ninh Đông Á. [Nghiencuubiendong news] |
Thứ Hai, 2 tháng 5, 2011
>> 'Cảm biến của J-15 tiên tiến hơn Su-33'
Giới quân sự Trung Quốc cho biết tiêm kích trên hạm J-15 đã sẳn sàng để thử nghiệm trên biển trong thời gian tới.
Một số bức ảnh mới nhất về sự phát triển của tiêm kích trên hạm J-15 vừa được công bố trên các trang mạng quốc phòng của Trung Quốc. Theo các bức ảnh, hình dáng khí động học của J-15 gần như sao chép 100% từ Su-33 mà cụ thể là nguyên mẫu T-10 từ Ukraine. Rất khó để nhận ra sự khác biệt giữa J-15 và Su-33 của Nga(ảnh cjdby) Yun Lan, nhà phân tích quân sự Trung Quốc cho biết: “Tiêm kích trên hạm hạng nặng J-15 sẽ tăng cường khả năng đối không và tấn công của hạm đội tàu chiến Trung Quốc”. Ông Lan trao đổi thêm với Thời báo Hoàn cầu rằng: “J-15 có thể thực hiện nhiệm vụ không đối không, đối hải, đối đất, bằng tên lửa hay các loại vũ khí khác, và có bán kính chiến đấu rất xa”. J-15 sẽ là tiêm kích chủ lực cho tàu sân bay Varyag đang được gấp rút hoàn thiện tải cảng Đại Liên. Theo thông tin được tiết lộ bởi Kanwa, tàu sân bay này sẽ có hệ thống điện tử của Canada. Theo các bức ảnh được công bố hôm 24/4, ít nhất thêm một mẫu thử nghiệm nữa của J-15 xuất hiện bên ngoài sân của nhà máy số 112 thuộc Tổng công ty máy bay Thẩm Dương. Mẫu J-15 mới xuất hiện bên ngoài nhà máy 112 thuộc Tổng công ty máy bay Thẩm Dương. J-15 có một màn hình hiển thị HUD được mở rộng hơn giúp quan sát dưới đất tốt hơn. Ngoài ra, máy bay được trang bị hệ thống điện tử sản xuất trong nước, cấu hình vũ khí tương tự như biến thể J-11B. J-15 cũng có một hệ thống tìm bám mục tiêu bằng hồng ngoại IRST. Ngoài việc khác vệ hệ thống điện tử, tất cả các cấu hình còn lại đều sao chép từ Su-33 như cánh máy bay có thể gập lại bằng điện, móc đuôi, hệ thống càng hạ cánh, cánh mũi, phanh không khí phía sau buồng lái... Khi được hỏi về khả năng của J-15 so với Su-33, Yun Lan tuyên bố một cách hùng hồn rằng: “Các cảm biến và hệ thống điện tử trên Su-33 đã lỗi thời, trong khi đó J-15 có hệ thống điện tử hàng không tiên tiến hơn nhiều”. Tuy nhiên, điều lạ lùng là Trung Quốc vẫn đang cố gắng để đàm phán mua Su-33 từ Nga. Theo lộ trình, J-15 sẽ bắt đầu thử nghiệm trên tàu sân bay Varyag vào năm 2015, trong khi đó tàu sân bay Varyag hay Thi Lang sẽ được đưa vào sử dụng trong năm 2012. Dựa vào quan sát trong bức ảnh có thế thấy, ít nhất 4 chiếc J-15 đã được chế tạo. Như vậy trong khoảng 3 năm đầu tiên, chiếc tàu sân bay Thi Lang sẽ không có máy bay để sử dụng. Đến nay vẫn chưa có thông tin chính xác nhất về động cơ sẽ được sử dụng cho J-15. Theo một số thông tin trên các trang mạng Trung Quốc, J-15 sẽ được trang bị động cơ WS-10. Động cho cho tiêm kích trên hạm đòi hỏi những tiêu chuẩn khắt khe và cao hơn nhiều so với tiêm kích cất cánh trên mặt đất. Theo đó, động cơ phải có lực đẩy đủ mạnh để máy bay có thể cất cánh trên đường băng chưa đầy 200 mét và không có sự trợ giúp của máy phóng. Tương tự như các hệ thống vũ khí khác xuất hiện trên các trang mạng của Trung Quốc. Thực hư của các hệ thống vũ khí này vẫn là một ẩn số lớn, trong khi đó, những nhà sản xuất của Trung Quốc lại không đưa ra bất cứ bình luận gì.
[BDV news]
|
Nhãn:
cảng Đại Liên,
Hải quân Trung Quốc,
Hạm đội Biển Đông,
J-15,
PLAN,
Quân đội Trung Quốc,
Quân sự Trung Quốc,
Su-33,
Tàu sân bay Varyag,
Thời báo Hoàn Cầu
Thứ Ba, 5 tháng 4, 2011
>> Chiến hạm Việt Nam: Petya II - III
[Vndefence news] Petya II và III là lớp chiến hạm hiện đại đầu tiên được HQNDVN nhận về sau khi giải phóng miền nam, năm 1978-1979 đã tham chiến trong cuộc chiến với Khmer đỏ. Hiện nay Petya vẫn còn phục vụ trong lực lượng HQ Việt Nam
Tàu hộ tống lớp Petya-II Độ giãn nước: 1,077 tấn Kích thước: 81.8 x 9.2 x 2.85 mét Sức đẩy: 3 trục; 6,000 bhp; 2 động cơ đẩy gas turbines 30,000 shp; 29 hải lý/ giờ Thủy thủ đoàn: 92 Radar: Fut-N/Strut Curve 2-D Vũ khí: 2 tháp pháo với súng 2 nòng 76.2mm, 2 ống phóng ngư lôi 15.8 inch, 2 giàn phóng rócket RBU-6000 ASW RL Nguồn gốc: Khu trục hạm cỡ nhỏ của Liên Xô, chuyển giao cho Việt Nam. Nơi sản xuất: Yantar Zavod, Kaliningrad, Russia. Tàu tuần tiễu lớp Petya-III Độ giãn nước: 1,040 tấn Kích thước: 81.8 x 9.2 x 2.72 mét Sức đẩy: 3 trục; 1 cruise diesel, 6,000 bhp; 2 boost gas turbines, 30,000 shp; 29 hải lý/ giờ Thủy thủ đoàn: 92 Radar: Fut-N/Strut Curve 2-D air search Sonar: Titan hull mounted MF EW: Bizan-4B suite with Watch Dog intercept Vũ khí: 2 tháp pháo với súng 2 nòng 76.2mm, 3 ống phóng ngư lôi 15.8 inch, 4 giàn phóng rócket RBU-6000 ASW RL Nguồn gốc: tàu tuần tiễu xuất khẩu của Nga, Việt Nam nhận năm 1978. Việt Nam hiện có 2 chiếc HQ-09, HQ-11. Petya là tàu khu trục cỡ nhỏ do Liên Xô chế tạo với chức năng chính là tuần tra bờ biển và chống tàu ngầm. Tổng cộng có khoảng 45 chiếc được chế tạo và sử dụng tại Liên Xô, trong đó có 18 Petya-I, 27 chiếc Petya-II. Phiên bản Petya-III dành cho xuất khẩu. Việt Nam nhận 3 chiếc Petya-II đã qua sử dụng của Liên Xô và sau đó là 2 chiếc Petya-III vào năm 1978 Petya được thiết kế theo kiểu cổ điển từ thời chiến tranh thế giới thứ 2, mặc dù thời điểm nó sinh ra là vào thập niên 60, có lẽ do Petya không phải là lực lượng chiến đấu xung kích trong hải quân Xo Viết. Nhiệm vụ chính của Petya là tuần tra bờ biển và chống tàu ngầm. Tuy nhiên khả năng chống ngầm của Petya cũng còn hạn chế. Vũ khí Petya-III có 2 tháp pháo với đại bác đôi 76,2 mm AK-726 với tầm bắn thẳng mục tiêu trên biển xa 8.2 km. AK-726 được điểu khiển bằng hệ thống tự động Fut-B có thể bắn hạ máy bay có tốc độ bay từ 350 – 650 m/s, ở độ cao từ 500 – 6000 m. Tầm bắn tối đa là 18,3 km. Tốc độ bắn là 45 viên trong 1 phút. Tuy nhiên đây là hệ thống pháo khá cũ được sản xuất vào các năm 1958 – 1964, cho nên có nhiều hạn chế về tầm bắn cũng như độ chính xác. Petya-III còn có 2 dàn Rocket RBU-6000 chống ngầm với 12 ống phóng mỗi dàn, sử dụng rocket cỡ 213 mm RGB-60 không điều khiển có khả năng bắn xuống mặt nước sâu từ 10-500m với tốc độ 11,5 m/s, tầm xa từ 350 – 5800 m. RBU-6000 được điều khiển bởi hệ thống Burya, ngoài nhiệm vụ chính là chống tàu ngầm và tàu chiến khác, RBU-6000 còn dùng để oanh kích các mục tiêu bờ biển. Ngoài ra Petya-III còn có 10 trái ngư lôi cỡ 400 mm Khả năng phòng thủ cũng như chiến đấu của Petya rất hạn chế vì tất cả hỏa lực của nó điều là hỏa lực trực tiếp có tầm xạ kích hiệu quả dưới 10 km, trong khi đó các tàu chiến hiện tại đều dùng hỏa tiễn hải đối hải với tầm bắn lên đến hàng trăm km. Tốc độ của Petya khá chậm 29 hải lý/giờ. Tuy nhiên với điều kiện kinh phí cho hải quân còn thấp, Việt Nam vẫn duy trì hạm đội Petya, nhưng với chức năng phòng thủ các cảng sông mà thôi. |
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)
Chuyên mục Quân Sự
Hải quân Trung Quốc
(263)
Hải quân Mỹ
(174)
Hải quân Việt Nam
(171)
Hải quân Nga
(113)
Không quân Mỹ
(94)
Phân tích quân sự
(91)
Không quân Nga
(83)
Hải quân Ấn Độ
(54)
Không quân Trung Quốc
(53)
Xung đột biển Đông
(50)
Không quân Việt Nam
(44)
tàu ngầm
(42)
Hải quân Nhật
(33)
Không quân Ấn Độ
(16)
Tàu ngầm hạt nhân
(15)
Hải quân Singapore
(12)
Xung đột Iran - Israel
(12)
Không quân Đài Loan
(9)
Siêu tên lửa
(8)
Quy tắc ứng xử ở Biển Đông
(7)
Tranh chấp biển Đông
(7)
Xung đột Trung - Mỹ
(4)
Xung đột Việt-Trung
(2)