Tờ Thiết Huyết số ra ngày 10/6 đã có bài bình luận so sánh về tàu chiến lớp 1241 của Hải quân Nhân dân Việt Nam và chiến hạm lớp 022 của Trung Quốc… >> Những hộ vệ hạm "sừng sỏ" ở Đông Nam Á >> Chiến hạm Việt Nam: Tarantul I Theo đó tờ Thiết Huyết cho biết: Hải quân Việt Nam đang sở hữu 1 số lượng kha khá các loại tàu tên lửa khá lợi hại do Liên Xô sản xuất từ những năm 80-90 của thế kỷ trước. Các tàu chiến lớp 1241 nếu phân tích các mặt về vũ khí cũng như tính năng kĩ chiến thuật thì nó khá tương đương với chiến hạm 2 thân lớp Houbei lớp 022 của Trung Quốc Molniya Việt Nam và Houbei 022 Trung Quốc Tàu chiến lớp 1241 của Việt Nam đang Trung Quốc gọi là những chú Ong độc trên biển Đông. Tàu hộ tống tên lửa hạng nhẹ mẫu thiết kế 1241, tên gọi (Molniya) theo phân loại của NATO tầu có tên là tầu hộ tống lớp Tarantul (Tarantul class corvettes) – thiết kế các lớp tầu hộ tống mang tên lửa – khinh hạm tên lửa, các tầu hộ tống hạng nhẹ này được đóng trong các xưởng đóng tầu của Liên bang Xô viết vào những năm 1979 – 1996 và được biên chế vào lực lượng hải quân Xô viết Molniya - Hải quân Việt Nam Type 022 là loại tàu tàng hình thế hệ mới của hải quân Trung Quốc, có khả năng tác chiến linh động và tấn công nhanh các mục tiêu cả trên không, bộ và trên biển. Tàu có đặc điểm khá vượt trội về tốc độ di chuyển, thân nhọn và được thiết kế với tiết diện mặt cắt ngang khá nhỏ, giảm thiểu sự phát hiện bằng radar của đối phương. Type 022 có chiều dài 42,6 mét, cao 12,2 mét (tính cả cột buồm), tốc độ đạt 36 dặm/h (khoảng 58 km/h) Việt Nam hiện nay sở hữu hai loại tàu lớp 1241 là 1241RE và 1241.8. Trong hệ thống vũ khí của tầu hộ tống tên lửa 1241RE được biên chế 4 tên lửa chống tầu R-15 Termit, tầu hộ tống 12411 M được biên chế 4 tên lửa chống tầu loại 3M-80 Moskit (R-270), các tên lửa chống tầu được lắp trong 2 bộ ống phóng tên lửa KT-152 Tàu Type 022 được trang bị một số loại tên lửa gồm: 08 tên lửa đối hạm loại C-801/802/803. sử dụng động cơ đẩy tuabin phản lực để tầm bắn xa hơn và tầm hiệu quả đạt trên 120 km. Tàu cũng được trang bị 02 bệ phóng với 08 tên lửa hành trình tấn công mặt đất tầm xa loại Hongniao; đây là loại tên lửa có hoặc không có đầu đạn hạt nhân, tên lửa sử dụng nhiên liệu lỏng và động cơ phản lực cánh quạt đẩy, có tầm hoạt động từ 600 đến 3000 km, tốc độ 0.7 – 0.8 Mach và có trọng lượng từ 1,6 – 2,5 tấn. Ngoài ra tàu còn được trang bị các tên lửa hạm đối không FLS-1 với 12 tên lửa loại QW class MANPAD; 01 pháo hạm AO-18 loại 30 mm, hệ thống vũ khí đánh gần AK-630 Những chiếc tàu chiến 1241.8 có khả năng mang 16 tên lửa chống tầu sát thủ X-35 Uran 3M24 Tên lửa phòng không vác vai Igla: 12 Hỏa lực pháo binh: 1xAK-176M 76.2 mm với cơ số 316 viên đạn pháo. 2xAK-630M1-2 30 mm với cơ số 4000 viên đạn Chiến hạm lớp 022 Trung Quốc bắn tên lửa trên biển Đông Chiến hạm lớp 1241.8 của Việt Nam bắn thử tên lửa Uran X35 Quái vật 2 thân của Hải quân Trung Quốc chiến hạm lớp 022 Houbei Ong độc của Hải quân Nhân dân Việt Nam |
Hiển thị các bài đăng có nhãn Houbei (Type 022). Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Houbei (Type 022). Hiển thị tất cả bài đăng
Thứ Tư, 13 tháng 6, 2012
>> So sánh Molniya Việt Nam và Houbei 022 của Trung Quốc
Thứ Sáu, 13 tháng 1, 2012
>> Khó tàng hình… khiếm khuyết
Trung Quốc gần đây đã cho ra mắt tàu lớp Hồ Bắc (Houbei - Type 22) thế hệ mới với những tính năng kỹ chiến thuật khá độc đáo.
Thế nhưng, sự khác lạ cả về… “cái áo khoác” sơn phủ bên ngoài cũng không thể che đậy hết những khiếm khuyết còn tồn tại.
Được coi là điểm nhấn của chiến lược hiện đại hóa hải quân Trung Quốc đến năm 2020, Hồ Bắc (Type 22) có khả năng tác chiến linh động và tấn công nhanh các mục tiêu cả trên không, bộ và trên biển. Nguỵ trang kiểu truyền thống Houbei thuộc dạng tàu chiến 2 thân, có khả năng tàng hình, tốc độ cao (khoảng 58 km/giờ), mang tên lửa, thuộc thế hệ tàu chiến mới nhất của lực lượng Hải quân Trung Quốc. Thiết kế đặc biệt của tàu cho phép giảm tín hiệu radar đến mức tối đa. Thân tàu dốc với những cửa sổ có cạnh hình răng cưa hạn chế phản xạ radar. Ngoài ra, tàu còn sử dụng công nghệ ngụy trang truyền thống với các màu sơn khác nhau tùy thuộc vào khu vực triển khai tàu. Ở miền Bắc, tàu được phủ “tấm áo choàng” với 4 màu sơn: đen, xám, xanh, trắng. Ở miền Nam, màu sơn sáng hơn với 3 màu chủ đạo trắng, xám, xanh. Tốc độ cao không chỉ giúp tàu có khả năng chiến đấu tốt hơn mà còn giúp tàu tránh né được radar đối phương một cách khá hiệu quả. Tuy vậy, khả năng tàng hình không phải là thế mạnh chủ chốt của tàu. Chính thiết kế 2 thân của tàu mới thu hút được sự chú ý của nhiều người. Phải nói đây là một ý tưởng không mới, nhưng táo bạo. Từ xưa, thiết kế hai thân đã được sử dụng trong thuyền buồm thể thao. Cuối thế kỉ 20, không ít nước đã thử nghiệm thiết kế 2 thân cho phà tốc độ cao, rất nhiều tàu nhỏ, có nhiệm vụ trợ chiến được thử nghiệm cũng dùng thiết kế này, tuy nhiên hiếm có Hải quân nước nào mạo hiểm dùng thiết kế này cho tàu có nhiệm vụ trực tiếp tác chiến. Trung Quốc là một trong những nước đầu tiên trên thế giới sử dụng kiểu thiết kế 2 thân cho tàu chiến (Hải quân Mỹ hiện cũng đang phát triển FSF 1 "Sea Fighter” cho nhiệm vụ tuần duyên). Thiết kế 2 thân có rất nhiều ưu điểm: cho phép tàu hoạt động với vận tốc lớn, lý trình dài, có tính ổn định cao hơn khi chạy với tốc độ cao so với tàu có thiết kế một thân thông thường, giúp tàu có thể hoạt động được ở những vùng nước nông, đặc biệt khi kết hợp với các chiến hạm và máy bay ném bom có căn cứ ở đất liền, tàu là một bổ trợ lý tưởng cho nhiệm vụ bảo vệ đường bờ biển dài của Trung Quốc. Tàu Houbei tham gia tập trận. Houbei được trang bị 8 tên lửa chống hạm loại C-801/802/803, đặt trên 2 bệ phóng phía đuôi tàu. Những tên lửa này có tầm hoạt động xa, từ 150 đến 200 km, có thể liên lạc với trực thăng và máy bay cánh cố định để nhận những thông tin mới nhất về mục tiêu. Ở giai đoạn cuối của chu trình bay, tên lửa có thể đạt tốc độ siêu âm (Mach 1,5). Hệ thống phòng không của tàu gồm các tên lửa hạm đối không FLS-1 với 12 tên lửa loại QW lớp MANPAD, 1 khẩu pháo AO-18 30mm và hệ thống pháo phòng không tầm gần AK-630 của Nga, có tốc độ bắn 5000 vòng trên phút, tầm bắn 4km đặt ở boong trước. Để phục vụ mục đích chiến đấu gần bờ, tàu được trang bị 2 bệ phóng với 8 tên lửa hành trình, tấn công mặt đất tầm xa Hongniao, sản xuất dựa trên nguyên mẫu tên lửa Kh-SD/65 của Nga, có khả năng mang đầu đạn hạt nhân hoặc đầu nổ thường, tầm hoạt động từ 600 đến 3000 km, với trần bay từ Mach 0,7-0,8. Về thiết bị vô tuyến, tàu được trang bị hệ thống radar rà soát bề mặt Type 362, hệ thống radar định hướng và thiết bị định hướng quang điện HEOS 300. Houbei được thiết kế theo kiểu 2 thân. Những điểm yếu chí tử Phải chăng Houbei kiểu 022 “hoàn hảo không tì vết”? Nhiều chuyên gia quân sự đã đưa ra những phân tích, mà theo đó Houbei không phải là không có yếu điểm. Thứ nhất, thiết kế 2 thân nổi bật của tàu lại ẩn chứa nhiều nguy cơ cho bản thân nó. Để đảm bảo độ bền vững cho phần thân chìm dưới nước ở thời điểm MUNK (phá vỡ sự ổn định của tàu, thường khiến tàu xoay vuông góc với dòng chảy), các nhà thiết kế chắc hẳn sẽ lắp đặt thêm bộ phận ổn định, điều này sẽ gây ảnh hưởng đến tính động lực học của tàu và đòi hỏi 1 hệ thống diều khiển khá phức tạp. Thứ hai, tàu dùng nhôm làm chất liệu đóng tàu, giúp giảm trọng lượng, đồng thời tăng tốc độ hoạt động cho tàu. Tuy nhiên, chất liệu này lại khiến tàu dễ bị biến dạng khi gặp những lực tác động lớn. Thứ ba, hệ thống tên lửa chống hạm hoạt động một cách bị động, phụ thuộc vào máy bay cánh cố định hay trực thăng cũng là một trong những yếu điểm của tàu. Thứ tư, vùng hoạt động nhỏ, hệ thống phòng không yếu nên chắc chắn tàu sẽ trở thành “miếng mồi ngon” cho trực thăng và tàu ngầm đối phương. Ngoài ra, đây là loại tàu chiến nhỏ, khó có khả năng hoạt động xa bờ hoặc chiến đấu dài ngày trên biển. Cuối cùng, sức mạnh của các tàu Houbei mới chỉ được Trung Quốc “quảng bá” chứ chưa hề được “thử lửa” trên chiến trường. Vì vậy, nhiều nhà phân tích cho rằng không nên quá lo lắng về sức mạnh của Hồ Bắc. |
Thứ Ba, 8 tháng 3, 2011
>> Chiến hạm tàng hình lớp Type 022 Houbei của Trung Quốc
Trước những ưu thế vượt trội của thế hệ tàu lớp Houbei (Type 022), từ 2007, hải quân Trung Quốc đặc biệt quan tâm tới chương trình phát triển loại tàu này, coi đây là một trong những mục tiêu hiện đại hóa hải quân đến năm 2020.
Tàu Type 022 (2211) (Sinodefence) Chiếc Type 022 đầu tiên với số hiệu 2208 (ghi trên thân tàu) được đóng và hạ thủy tại xưởng đóng tàu Quixin ở Thượng Hải, sau khi hoàn thành các hoạt động chạy thử, tàu này được đưa vào biên chế hải quân năm 2005. Các tàu tiếp theo được đóng gồm (2209, 2210 và 2211), nâng tổng số tàu Type 022 lên 4 chiếc vào năm 2005. Theo chương trình, các tàu này sẽ dần thay thế cho các tốc hạm tấn công tên lửa Type 021 (lớp Huangfeng). Type 022 (2208) (Sinodefence) Tàu Type 022 được trang bị một số loại tên lửa gồm: 8 tên lửa chống hạm C-801/802/803. C-801 (YJ-8) được coi là “Exocet của Trung Quốc” vì nó bắt chước thiết kế tên lửa MM38/MM39 Exocet của Pháp; C-802 (YJ-82) là một cải tiến đáng kể của thiết kế cơ bản, dài hơn và nặng hơn, sử dụng động cơ turbine phản lực nên tầm bắn xa hơn, đạt trên 120 km. Tính năng này đạt được là nhờ lắp thêm động cơ turbine siêu nhỏ TRI-60-2 Microturbo do Pháp chế tạo (sau này, động cơ này đã được chế tạo tại Trung Quốc). Tàu cũng được trang bị 2 bệ phóng với 8 tên lửa hành trình tấn công mặt đất tầm xa Hongniao. Tên lửa này có thể mang đầu đạn thông thường hoặc hạt nhân, sử dụng nhiên liệu lỏng và động cơ turbine quạt, tầm bắn 600-3000 km, tốc độ 0,7-0,8M và có trọng lượng từ 1,6-2,5 tấn. Ngoài ra, tàu còn được trang bị các tên lửa hạm đối không FLS-1 với 12 tên lửa phòng không vác vai QW; 1 pháo hạm AO-18 30 mm, hệ thống vũ khí tầm gần AK-630 được đặt ở phía trước. Type 022 thực hành phóng tên lửa (Chinamil) Tàu được trang bị 1 hệ thống radar điều khiển hỏa lực tên lửa Type 362; hệ thống radar định hướng và thiết bị định hướng quang-điện tử HEOS 300. Trong giai đoạn 2006-2007, hải quân Trung Quốc đã tập trung nguồn lực và đầu tư một khoản tài chính khá lớn để phát triển dự án đóng các tàu này, nâng tổng số lên 40 chiếc vào cuối năm 2007, sau khi hải quân nước này nhận thấy khả năng tác chiến cao của 022. Tính đến nay, hải quân Trung Quốc đã sở hữu ít nhất 60 chiến hạm loại này. Theo kế hoạch đến năm 2020, hải quân Trung Quốc sẽ tiếp tục đầu tư để nâng tổng số các tàu này lên khoảng 80 chiếc, nhằm đáp ứng cho tham vọng vươn xa hơn trên biển trong thế kỷ 21. Các tàu Type 022 triển khai đội hình chiến đấu trên biển (Chinamil) Type 022 là một trong những chương trình trọng điểm hiện đại hóa hải quân Trung Quốc nhằm trang bị các tàu Type 022 cho 3 hạm đội của Trung Quốc. Đặc biệt, Trung Quốc sẽ ưu tiên bố trí một số lượng lớn các tàu Type 022 cho hạm đội Nam Hải, khu vực được Trung Quốc coi là trọng tâm chiến lược trong thế kỷ 21.
)
|
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)
Chuyên mục Quân Sự
Hải quân Trung Quốc
(263)
Hải quân Mỹ
(174)
Hải quân Việt Nam
(171)
Hải quân Nga
(113)
Không quân Mỹ
(94)
Phân tích quân sự
(91)
Không quân Nga
(83)
Hải quân Ấn Độ
(54)
Không quân Trung Quốc
(53)
Xung đột biển Đông
(50)
Không quân Việt Nam
(44)
tàu ngầm
(42)
Hải quân Nhật
(33)
Không quân Ấn Độ
(16)
Tàu ngầm hạt nhân
(15)
Hải quân Singapore
(12)
Xung đột Iran - Israel
(12)
Không quân Đài Loan
(9)
Siêu tên lửa
(8)
Quy tắc ứng xử ở Biển Đông
(7)
Tranh chấp biển Đông
(7)
Xung đột Trung - Mỹ
(4)
Xung đột Việt-Trung
(2)