Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: DRDO

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Hiển thị các bài đăng có nhãn DRDO. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn DRDO. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Ba, 17 tháng 5, 2011

>> Tejas của Ấn Độ sẽ cất cánh vào tháng 7



DRDO dự định tiến hành các chuyến bay thử nghiệm đầu tiên phiên bản huấn luyện chiến đấu của dòng máy bay tiêm kích Tejas vào tháng 7/2011.

DRDO: Tổ chức nghiên cứu và phát triển quốc phòng Ấn Độ

Trước đây, theo thông báo, đến cuối năm 2011 phiên bản Tejas một chỗ ngồi sẽ cất cánh. Tuy nhiên, mẫu máy bay này còn trong quá trình thử nghiệm. Ở thời điểm hiện tại, mẫu Tejas đầu tiên đang trải qua các thử nghiệm trên mặt đất.



Máy bay tiêm kích Tejas. Ảnh bharat-rakshak.com


Không quân Ấn Độ dự định sẽ đưa vào trang bị vào tháng 12/2012. Còn Hải quân Ấn Độ đã đặt hàng 6 chiếc máy bay tiêm kích mới Tejas. Đến năm 2014, việc cung cấp sẽ được hoàn tất.

Điểm khác biệt giữa Tejas của không quân với các biến thể dành cho hải quân ở chỗ có khung dài hơn, khả năng quan sát tốt hơn…

Theo kế hoạch của DRDO, Tejas sẽ được lắp đặt động cơ General Electric F404-IN20 và trang bị cho các tàu sân bay.

[BDV news]


Thứ Tư, 16 tháng 2, 2011

>> Ấn Độ phát triển tên lửa hành trình thế hệ mới



Cơ quan nghiên cứu phát triển quốc phòng Ấn Độ DRDO đang hoàn thiện một loại tên lửa hành trình mới có tên Nirbhay.

Đây là tên lửa hành trình tầm trung , tốc độ cận âm, tầm bắn 800km, dự kiến tên lửa sẽ được thử nghiệm vào năm 2012. Người đứng đầu chương trình phát triển tên lửa cho biết: “Hệ thống tên lửa đang trong giai đoạn hoàn thiện, các tên lửa đầu tiên sẽ sẳn sàng thử nghiệm vào đầu năm 2012”.

Tên lửa Nirbhay được phát triển để trang bị cho không quân và hải quân, được thiết kế để phóng từ các ống phóng thẳng đứng trên tàu chiến, tàu ngầm hoặc được phóng từ tiêm kích đa năng Su-30MKI, khi đó tầm bắn của tên lửa sẽ đạt đến 1000km .

Tên lửa có cấu hình khí động học của tên lửa hành trình thông thường với một cánh lái có khả năng gập lại giữa thân, 4 cánh ổn định ở đuôi. Hiện vẫn chưa rõ thông tin về động cơ dùng cho tên lửa. Một số nguồn tin cho rằng tên lửa sẽ sử dụng động cơ Saturn 36MT của Nga, theo một thỏa thuận giữa hai bên vào năm 2006.

Ngoài ra, theo một số nguồn tin, sự phát triển của tên lửa Nirbhay có sự trợ giúp kỷ thuật của Israel. Tên lửa sẽ được dẫn hướng kết hợp giữa dẫn đường quán tính và sử dụng thiết bị đầu cuối. Thêm vào đó, tên lửa có khả năng lập bản đồ bay để bay theo chế độ men theo địa hình.




Cùng với Brahmos và Kh-59M, Nirbhay sẽ là bộ ba mũi tên xuyên thủng mọi lá chắn tên lửa.
Theo một thỏa thuận vào cuối năm 2010, Ấn Độ sẽ được phép truy cập tín hiệu với độ chính xác cao của hệ thống định vị toàn cầu Glonass (Nga). Như vậy, tên lửa sẽ được bổ sung thêm khả năng dẫn đường bằng vệ tinh để tăng cường độ chính xác.

Tên lửa có khả năng trang bị 24 loại đầu đạn khác nhau tùy thuộc nhiệm vụ. Tên lửa có chiều dài 6m, đường kính 0,52m, trọng lượng 1.000kg, tốc độ Mach 0,7.

Phát triển của Nirbhay cùng với sự hoàn thiện của biếnn thể phóng trên không và từ tàu chiến của tên lửa siêu âm BrahMos, tên lửa Kh-59M mua từ Nga, Ấn Độ đang nắm trong tay bộ 3 “mũi tên chiến lược” đủ khả năng xuyên thủng mọi lá chắn phóng thủ tên lửa.

Khi một nhà báo đặt câu hỏi về khả năng phát triển các tên lửa chống vệ tinh của Ấn Độ, một đại diện giấu tên của DRDO cho biết Ấn Độ hoàn toàn đủ khả năng để phát triển các hệ thống vũ khí như vậy. Nhưng do theo đuổi các mục đích hòa bình đối với không gian bên ngoài nên Ấn Độ không phát triển các hệ thống vũ khí này.

“Đất nước chúng tôi không có chính sách tấn công bất cứ ai trong không gian, chúng tôi không tin vào điều đó. Nhưng chúng tôi có tất cả các yếu tố cần thiết để thiết kế và phát triển một hệ thống vũ khí như vậy”, vị quan chức giấu tên kia cho biết.

Sự phát triển của tên lửa hành trình mới là một phần trong chiến lược an ninh quốc gia. Tích hợp các công nghệ và sản phẩm cần thiết để bảo vệ đất nước của Ấn Độ, đáp ứng các thách thức của tương lai. Hiện Ấn Độ phát triển tên lửa đạn đạo liên lục địa Agni-V, dự kiến sẽ được phóng thử vào cuối năm 2011.


(Aviation Week, Brahmand)

Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang