Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: Su-30MKI

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Hiển thị các bài đăng có nhãn Su-30MKI. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Su-30MKI. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Sáu, 20 tháng 5, 2011

>> Ấn Độ nâng cấp Mirage 2000



Bộ Quốc phòng Ấn Độ sắp tới sẽ ký với Pháp hợp đồng nâng cấp 52 tiêm kích Mirage-2000 trị giá 110 tỷ rupi (2,4 tỷ USD).

Hiện nay, các điều kiện hợp đồng đang được Hội đồng bộ trưởng về an ninh CCS xem xét thông qua.


Mirage-2000H của IAF (atricksaviation.com)

Ấn Độ cũng hy vọng ký với Pháp hợp đồng mua 450 tên lửa không-đối-không MICA để lắp cho các máy bay được nâng cấp. Tổng trị giá các hợp đồng nâng cấp máy bay và mua tên lửa sẽ là gần 150 tỷ rupi.

Tham gia nâng cấp máy bay của Ấn Độ là các công ty Pháp Dassult, Thales và MBDA, theo hợp đồng, họ sẽ phải chuyển giao nhiều công nghệ cho Ấn Độ.

Theo điều kiện hợp đồng, 4-6 chiếc Mirage-2000 sẽ được nâng cấp tại Pháp, các máy bay còn lại sẽ được Hindustan Aeronautics hiện đại hóa tại Ấn Độ. Các máy bay Mirage-2000 của Ấn Độ sẽ được trang bị radar, máy tính trên khoang, thiết bị avionics, màn hình đa năng, màn hình trên mũ bay, thiết bị tác chiến điện tử và các hệ thống ngắm bắn mới.

Tuy nhiên, kế hoạch của Bộ Quốc phòng và Không quân Ấn Độ (IAF) nâng cấp Mirage-2000 đã khiến một số chính trị gia bực tức vì cho rằng với 110 tỷ rupi có thể mua mấy chiếc tiêm kích hoàn toàn mới thay vì cải tiến các máy bay có trong trang bị từ thập niên 1980. IAF khẳng định rằng, nhờ hiện đại hóa, Mirage-2000 sẽ trở thành máy bay thế hệ 4+ và sẽ phục vụ được thêm 20 năm nữa.

Hiện IAF đang thiếu trầm trọng máy bay chiến đấu. Trong biên chế IAF hiện có 32 phi đội tiêm kích trang bị 16-18 máy bay mỗi phi đội, trong khi chiến lược an ninh quốc gia Ấn Độ đòi hỏi IAF phải có không dưới 39,5 phi đội. Để duy trì lực lượng máy bay, IAF đã bắt đầu thực hiện chương trình nâng cấp 63 tiêm kích MiG-29 trị giá 964 triệu USD, cũng như tiếp tục đưa vào trang bị Su-30MKI.
[VietnamDefence news]


Thứ Tư, 9 tháng 3, 2011

>> Nga, Ấn tranh cãi về chi phí phát triển BrahMos phóng từ máy bay



“Cuộc chiến ngôn từ” giữa Nga và Ấn Độ đang đe dọa làm chậm trễ việc chế tạo biến thể phóng từ máy bay của tên lửa hành trình siêu âm BrahMos dự kiến trang bị cho các tiêm kích đa năng Su-30MKI của Không quân Ấn Độ.

Mặc dù Tổ chức Nghiên cứu và phát triển quốc phòng DRDO ủng hộ Liên hiệp NPO Mashinostroenia của Nga tham gia phát triển biến thể tên lửa này, nhưng hãng Nga cho rằng, Ấn Độ phải chi trả cho việc hiện đại hóa Su-30MKI thành phương tiện mang tên lửa này.



Trong bối cảnh đó, phía Ấn Độ cho rằng, tập đoàn Hindustan Aeronautics Limited (HAL) của họ vốn đang sản xuất Su-30MKI theo giấy phép sẽ có thể tự lực nâng cấp máy bay để mang tên lửa BrahMos với “giá hạ hơn nhiều”.

Các nguồn tin nói rằng, phía Nga có thể hiện đại hóa máy bay, nhưng “đòi nhiều tiền” và không nêu số tiền chính xác. Nhưng gây bức xúc nhất cho phía Ấn Độ là lối làm việc của người Nga. “Họ cản trở chúng tôi tiến hành các công việc độc lập, viện lý do hợp đồng chuyển giao công nghệ”.

Sự tranh cãi đã dẫn tới việc thử nghiệm tên lửa bị chậm trễ. “Chúng tôi đã cùng với Nga hoàn thành chương trình thử nghiệm tên lửa từ bệ phóng mặt đất, nhưng chúng tôi cần tiến hành các thử nghiệm tên lửa hành trình từ máy bay cơ động ở tốc độ cao”.


Su-30MKI sẽ phải có một mấu treo dưới thân chuyên dùng để treo tên lửa BrahMos, vì thế cần có một số thay đổi kết cấu ở khung thân máy bay. Nếu mọi chuyện thuận lợi thì Su-30MKI trang bị BrahMos có thể thực hiện chuyến bay đầu tiên trước cuối năm 2011

(vietnamdefence news)

Thứ Tư, 16 tháng 2, 2011

>> Ấn Độ phát triển tên lửa hành trình thế hệ mới



Cơ quan nghiên cứu phát triển quốc phòng Ấn Độ DRDO đang hoàn thiện một loại tên lửa hành trình mới có tên Nirbhay.

Đây là tên lửa hành trình tầm trung , tốc độ cận âm, tầm bắn 800km, dự kiến tên lửa sẽ được thử nghiệm vào năm 2012. Người đứng đầu chương trình phát triển tên lửa cho biết: “Hệ thống tên lửa đang trong giai đoạn hoàn thiện, các tên lửa đầu tiên sẽ sẳn sàng thử nghiệm vào đầu năm 2012”.

Tên lửa Nirbhay được phát triển để trang bị cho không quân và hải quân, được thiết kế để phóng từ các ống phóng thẳng đứng trên tàu chiến, tàu ngầm hoặc được phóng từ tiêm kích đa năng Su-30MKI, khi đó tầm bắn của tên lửa sẽ đạt đến 1000km .

Tên lửa có cấu hình khí động học của tên lửa hành trình thông thường với một cánh lái có khả năng gập lại giữa thân, 4 cánh ổn định ở đuôi. Hiện vẫn chưa rõ thông tin về động cơ dùng cho tên lửa. Một số nguồn tin cho rằng tên lửa sẽ sử dụng động cơ Saturn 36MT của Nga, theo một thỏa thuận giữa hai bên vào năm 2006.

Ngoài ra, theo một số nguồn tin, sự phát triển của tên lửa Nirbhay có sự trợ giúp kỷ thuật của Israel. Tên lửa sẽ được dẫn hướng kết hợp giữa dẫn đường quán tính và sử dụng thiết bị đầu cuối. Thêm vào đó, tên lửa có khả năng lập bản đồ bay để bay theo chế độ men theo địa hình.




Cùng với Brahmos và Kh-59M, Nirbhay sẽ là bộ ba mũi tên xuyên thủng mọi lá chắn tên lửa.
Theo một thỏa thuận vào cuối năm 2010, Ấn Độ sẽ được phép truy cập tín hiệu với độ chính xác cao của hệ thống định vị toàn cầu Glonass (Nga). Như vậy, tên lửa sẽ được bổ sung thêm khả năng dẫn đường bằng vệ tinh để tăng cường độ chính xác.

Tên lửa có khả năng trang bị 24 loại đầu đạn khác nhau tùy thuộc nhiệm vụ. Tên lửa có chiều dài 6m, đường kính 0,52m, trọng lượng 1.000kg, tốc độ Mach 0,7.

Phát triển của Nirbhay cùng với sự hoàn thiện của biếnn thể phóng trên không và từ tàu chiến của tên lửa siêu âm BrahMos, tên lửa Kh-59M mua từ Nga, Ấn Độ đang nắm trong tay bộ 3 “mũi tên chiến lược” đủ khả năng xuyên thủng mọi lá chắn phóng thủ tên lửa.

Khi một nhà báo đặt câu hỏi về khả năng phát triển các tên lửa chống vệ tinh của Ấn Độ, một đại diện giấu tên của DRDO cho biết Ấn Độ hoàn toàn đủ khả năng để phát triển các hệ thống vũ khí như vậy. Nhưng do theo đuổi các mục đích hòa bình đối với không gian bên ngoài nên Ấn Độ không phát triển các hệ thống vũ khí này.

“Đất nước chúng tôi không có chính sách tấn công bất cứ ai trong không gian, chúng tôi không tin vào điều đó. Nhưng chúng tôi có tất cả các yếu tố cần thiết để thiết kế và phát triển một hệ thống vũ khí như vậy”, vị quan chức giấu tên kia cho biết.

Sự phát triển của tên lửa hành trình mới là một phần trong chiến lược an ninh quốc gia. Tích hợp các công nghệ và sản phẩm cần thiết để bảo vệ đất nước của Ấn Độ, đáp ứng các thách thức của tương lai. Hiện Ấn Độ phát triển tên lửa đạn đạo liên lục địa Agni-V, dự kiến sẽ được phóng thử vào cuối năm 2011.


(Aviation Week, Brahmand)

Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang