Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: F-4 Phantom II

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Hiển thị các bài đăng có nhãn F-4 Phantom II. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn F-4 Phantom II. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Ba, 26 tháng 6, 2012

>> Syria lỡ ‘vuốt râu hùm’?

Sự cố máy bay F-4 (biến thể trinh sát RF-4E) của Thổ Nhĩ Kỳ bị Syria bắn hạ đang là tâm điểm của cộng đồng quốc tế với nhiều ý kiến trái chiều.

>> Syria bắn rơi F-4 Thổ Nhĩ Kỳ



http://nghiadx.blogspot.com
Hệ thống phòng không bắn hạ RF-4E của Thổ Nhĩ Kỳ đặt ở Latakia, địa điểm nằm trong ô hình vuông màu đỏ.

Quyền tự vệ chính đáng của Syria

Việc tìm thấy xác chiếc tiêm kích trinh sát RF-4E trong lãnh hải Syria càng củng cố giả thiết máy bay Thổ Nhĩ Kỳ đã xâm phạm không phận nước này.

Lãnh hải được quy định là khu vực 12 hải lý tính từ đường cơ sở của một quốc gia, đổi ra hệ đo lường quốc tế khoảng cách sẽ là hơn 22km. Về lý thuyết, chiếc RF-4E, với vận tốc tối đa là Mach 2,23 (khoảng 2.159km/h) sẽ chẳng cần đến một phút để ra khỏi khu vực này.

Như vậy, dù RF-4E không xâm phạm thì máy bay này cũng đã bay rất sát với không phận Syria. Điều này, hoàn toàn không cần thiết với mục đích “luyện tập” của chuyến bay được báo chí Thổ Nhĩ Kỳ đăng tải.

(Cũng cần nhớ lại rằng, trong bối cảnh chưa kịp thống nhất về phát ngôn, Phó Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Bulent Arinc cho biết, máy bay bị Syria bắn hạ thực hiện nhiệm vụ trinh sát và thử nghiệm radar. Không rõ, radar mà ông Arinc nhắc tới là của nước nào?)

Bên cạnh đó, RF-4E bị hệ thống phòng không Syria đặt tại Latakia bắn hạ, khu vực bố trí phòng không này cách biên giới với Thổ Nhĩ Kỳ khoảng 40km. Với khoảng cách đó, dù Syria sử dụng hệ thống phòng không nào có trong biên chế của quân đội nước này thì chắc chắn một điều, phi công lái RF-4E đã nhởn nhơ bay trong không phận Syria một thời gian đủ dài để có thể ý thức về hành động của mình.

Hiện có nhiều nguồn tin không thống nhất về hệ thống phòng không đã bắn hạ RF-4E. Theo MSNBC tiếng Thổ Nhĩ Kỳ, sát thủ hạ gục RF-4E là “ba ngón tay tử thần” SA-6 (tầm bắn 20-24km), còn theo nguồn tin quân sự Debka, tác giả vụ bắn rơi máy bay là hệ thống pháo – tên lửa phòng không tối tân Pantsir (tầm bắn 20km). Ngoài ra, cũng có nguồn tin cho biết, hệ thống phòng không làm nên chiến công của Quân đội Syria là hệ thống SA-11 (tầm bắn 30km). Như vậy, tầm bắn và sự bố trí của hệ thống phòng không Syria cho phép máy bay Thổ Nhĩ Kỳ xâm phạm bầu trời ít nhất 10-20km.

Rõ ràng, các con số và dữ kiện nghiêng về quyền tự vệ chính đáng của Syria.

>> Đánh thắng Syria, NATO cần 2.000 máy bay, 60 vạn quân

F-4 chỉ là con tốt thí?

Về phía Thổ Nhĩ Kỳ, Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Ahmet Davutoglu cáo buộc Syria bắn hạ chiếc chiếc RF-4E mà không hề đưa ra cảnh báo. Ông này nói rằng, khi đó, hai phi công của Thổ Nhĩ Kỳ đang luyện tập và đã vô tình bay vào không phận của Syria.

Trước đó, kênh thông tin NTV (Thổ Nhĩ Kỳ) còn bình luận: “Ngay cả khi nó (chiếc RF-4E) bay vào không phận Syria, nước này nên gửi một cảnh báo để máy bay quay lại”.

Bên cạnh đó, các đồng minh của Thổ Nhĩ Kỳ trong khối NATO cũng đồng loạt lên án Syria. Trong ngày mai (26/5), khối này sẽ tiến hành một cuộc họp để “thống nhất quan điểm” đối với quốc gia cứng đầu trong khu vực này.

Đối chiếu với Điều 4 trong hiệp ước của NATO, Thổ Nhĩ Kỹ hoàn toàn có tư cách đưa vụ việc trên ra chương trình nghị sự của khối.

Tiếp theo, NATO có thể dựa vào Điều 5 để đánh giá: Syria đã có hành động tấn công cả khối. (Điều 5 Hiệp ước NATO: Bất kỳ cuộc tấn công nào vào một nước thành viên được đánh giá là tấn công cả liên minh).

Ráp nối những sự kiện và điều khoản này lại có thể thấy, một chiến đấu cơ thế hệ ba của những 1960 bị bắn rơi trong một tình huống gây tranh cãi đang tạo cơ hội cho NATO mở toang cánh cửa can thiệp quân sự vào Syria. Đây là điều mà khối này chật vật tìm kiếm suốt thời gian qua mà không được, do bị Nga và Trung Quốc án ngữ ở Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc.

Đổi một chiến đấu cơ lạc hậu và già nua lấy một cơ hội mười mươi quả là cái giá khá hời. Diễn biến tuy mới so với những gì bế tắc suốt thời gian qua, nhưng không hề sáng tạo so với cách thức mở màn các cuộc chiến tranh xâm lược trong lịch sử thế giới, theo đó, các quốc gia bị xâm lược luôn là những kẻ “kẻ khiêu khích” đầu tiên.

Một mũi tên trúng nhiều đích?

Trong sự kiện này, câu hỏi đặt ra là tại sao phía Syria lại “quyết đoán” đến vậy trong việc bắn hạ máy bay của Thổ Nhĩ Kỳ? Chắc chắn, Syria không thể không nhận thức được sự nguy hiểm của hành động “vuốt râu hùm” này.

Cách đây chưa lâu, mở màn cuộc chiến ở Libya, các máy bay Pháp đã thực hiện các phi vụ trinh sát trên bầu trời Tripoli dễ như đi chợ. Vì vậy, một đòn đánh vỗ mặt là cần thiết giúp những kẻ mưu toan can thiệp tỉnh táo và cân nhắc hơn chăng?

Thêm vào đó, đây không phải lần đầu Thổ Nhĩ Kỳ đem Điều 5 Hiệp ước NATO ra dọa Syria. Hồi tháng 3/2012, Ankara đã lên tiếng cảnh báo Damascus về việc tiễu trừ các phần tử nổi dậy ở biên giới hai nước. Khi đó, việc vượt biên truy kích của Quân đội Chính phủ Syria từng được đặt vấn đề là hành động “tấn công thành viên khối NATO”.

Cũng cần nhớ lại, khu vực biên giới Thổ Nhĩ Kỳ - Syria là nơi diễn ra các hoạt động phân phát vũ khí của phương Tây cho phe nổi dậy.

Sự nhúng tay của Thổ Nhĩ Kỳ vào các hành động chống phá chính quyền Syria là rất rõ ràng. Điều này có thể làm Syria nóng mặt từ lâu, và sự xâm phạm không phận của các chiến đấu cơ F-4 Thổ Nhĩ Kỳ là dịp để Damascus “nhắc nhở” Ankara về thái độ đúng mức trong quan hệ giữa hai nước.

Tuy nhiên, trên tất cả, với việc bắn rơi máy bay xâm phạm không phận, chính quyền Syria đã thể hiện thái độ cương quyết bảo vệ chủ quyền lãnh thổ. Về đối nội, hành động này sẽ gây được thanh thế hơn cả, nhất là trong bối cảnh chính quyền nước này đối phó vất vả với các lực lượng nổi dậy. Dẫu sao, “người ta lớn, bởi vì anh quỳ xuống”.



( Nguồn :: Báo Đất Việt )

Thứ Bảy, 27 tháng 8, 2011

>> Nhận biết chiến đấu cơ Mỹ qua ngoại hình (kỳ 1)



Trong việc thiết kế, chế tạo máy bay thường có sự kế thừa, chưa nói tới việc các nước âm thầm sao chép mẫu của nhau, khiến nhiều máy bay có ngoại hình giống nhau và khó phân biệt.


Nhằm giúp độc giả không bị nhầm lẫn giữa các loại máy bay, qua đó nhầm lẫn tính năng, mục đích sử dụng, Đất Việt xin giới thiệu đưa ra một số hướng dẫn cơ bản nhằm nhận biết một số loại máy bay chiến đấu, trước hết là của Không quân Mỹ, nước có lực lượng máy bay chiến đấu hùng hậu nhất hành tinh.

A-4 Skyhawk

http://nghiadx.blogspot.com
Một chiếc A-4 của không quân hải quân Mỹ với cửa hút không khí và sống lưng đặc trưng.

A-4 Skyhawk là loại máy bay cường kích một động cơ. Đặc điểm dễ nhận biết nhất của loại máy bay này là cửa hút không khí hình bán nguyệt nằm hai bên hông máy bay phía trên cánh chính. Một cánh đuôi đứng, cánh tà nằm phía trên ống xả của động cơ, trên lưng máy bay có sống lưng được thiết kế kéo dài và nối liền với cánh đuôi đứng.

F-5 Tiger


http://nghiadx.blogspot.com
Phần mũi thon và khá dài là đặc điểm dễ nhận biết nhất của F-5 Tiger.

Đây là loại máy bay tiêm kích hạng nhẹ 2 động cơ, đặc điểm dễ nhận biết của F-5 là chiếc mũi khá dài, thân hình thon dài .

Hai cửa hút không khí hình ovan nhỏ nằm hai bên hông máy bay, ngay vị trí của buồng lái.

Cánh chính được thiết kế nằm giữa hai ống hút không khí của động cơ, rìa cánh được kéo dài đến cửa hút không khí.

Một cánh đuôi đứng nằm giữa, cánh tà nằm phía dưới ống xả của động cơ.

A-7 Corsair


http://nghiadx.blogspot.com
A-7 Corsair với cửa hút không khí đặc trưng và logo của không quân hải quân Mỹ.

Đây là loại máy bay cường kích hạng nhẹ, tốc độ cận âm, một động cơ, A-7 Corsair có thiết kế khí động học khá ngộ nghĩnh.

Cửa hút không khí cho động cơ hình tròn lớn, nằm phía dưới bụng máy bay và được kéo dài tới tận mũi của máy bay.

Nhìn từ xa, A-7 trông giống như một con cá đang há mồm. Một cánh đuôi đứng hơi xuôi về phía sau, cánh chính được thiết kế nằm phía trên lưng của thân máy bay, cánh tà hình tam giác hơi xuôi về phía sau.

F-4 Phantom (Con Ma)


http://nghiadx.blogspot.com
F-4 Phantom với phần đuôi đặc biệt và logo đặc trưng của không quân hải quân Mỹ.

Là loại máy bay tiêm kích-ném bom siêu âm 2 chỗ ngồi, 2 động cơ, thiết kế khí động học của F-4 khá đặc biệt nhất là phần đuôi của máy bay.

Phần đuôi của máy bay trông giống như đuôi của một con cá heo, được kéo dài ra phía sau che phủ hai ống xả của động cơ.

Một cánh đuôi đứng khá ngắn và hơi xuôi về phía sau, cánh tà được thiết kế hướng xuống phía dưới.

Cửa hút không khí hình ovan nằm hai bên hông máy bay, cánh chính được thiết kế nằm phía sát bụng của máy bay, hai đầu mút cánh có khả năng gập lại để phù hợp với nhà chứa của tàu sân bay.

F-105 Thunderchief (Thần Sấm)


http://nghiadx.blogspot.com

F-105 Thunderchief với cửa hút không khí rất đặc biệt.

Đây là loại máy bay tiêm kích-ném bom siêu âm, một động cơ. Cửa hút không khí khá nhỏ nằm ngay đầu cánh chính, cửa hút không khí kéo dài về phía trước và tạo một góc hình tam giác với thân của máy bay để tằng cường luồng không khí cho động cơ.

Cánh chính nằm giữa thân máy bay. Một cánh đuôi đứng khá cao và hơi xuôi về phía sau, khoảng cách giữa cánh chính và cánh tà khá xa.


http://nghiadx.blogspot.com
Logo đặc trưng của Không quân Mỹ.



http://nghiadx.blogspot.com


Logo đặc trưng của các máy bay được sử dụng trên tàu sân bay của Mỹ.

Nhận biết qua logo

Ngoại trừ những mẫu máy bay đang đươc thử nghiệm, chưa đi vào biên chế. Bất cứ lực lượng không quân nào trên thế giới đều có những logo đặc trưng cho riêng mình.

Để nhận biết máy bay thuộc quốc gia nào, ngoài phân biệt chủng loại máy bay, còn phải để ý đến logo in trên máy bay.

Là nước có lực lượng không quân hùng mạnh, Mỹ có 2 lực lượng không quân chính Không lực Hoa kỳ và Không quân Hải quân.

Trên các máy bay của không quân và hải quân Mỹ thường có 2 logo cơ bản, với không quân Mỹ thường được vẽ logo hình cánh đại bàng với một ngôi sao ở phía dưới, phần logo này thường được vẽ trên cánh đuôi đứng.

Còn các máy bay được sử dụng trên các tàu sân bay (Không quân Hải quân) thường được vẽ logo hình ngôi sao màu trắng nằm trong một vòng tròn màu xanh đậm, vòng tròn này được kéo dài ra hai bên với 3 màu nền cơ bản là đỏ, trắng và xanh đậm tượng trưng cho màu của quốc kỳ Mỹ.

Phần logo này thường được vẽ ở phần thân máy bay, hai bên hông của buồng lái.

Thứ Sáu, 1 tháng 7, 2011

>> Sự đối đầu giữa MiG-21 và F-4 trong chiến tranh Việt Nam




Cuộc chiến tranh ở miền Bắc Việt Nam đã trở thành cuộc đối đầu trên không lớn và bi thảm nhất sau năm 1945. Hai bên đã đưa hàng chục máy bay các loại để tham chiến. Tuy nhiên, gánh nặng chính của cuộc đối đầu trên không giữa là máy bay MiG-21 và Phatom. Tác giả Vladimir Ilyin trong bài “MiG-21 chống lại Phatom” đăng trên website Topwar.ru có đôi điều lý giải về thất bại của máy bay Mỹ trước MiG-21 của Nga trong chiến tranh tại Việt Nam.

MiG-21 kém F-4?

F-4 Phantom II (Con Ma ) là một loại máy bay tiêm kích-ném bom tầm xa siêu âm hai chỗ ngồi hoạt động trong mọi thời tiết được hãng McDonnell Douglas thiết kế chế tạo vào năm 1958 trước tiên cho Hải quân Hoa Kỳ.

F-4B ở trên vùng trời Việt Nam. (Ảnh: Wikipedia)


Vận tốc bay tối đa của F-4 là 2.260km/h, trần bay thực tế 16.600-17.900m, tầm bay xa thực tế không có thùng dầu phụ là 2380km

F-4 được trang bị radar mạnh, cũng như vũ khí có một không hai như 4 quả tên lửa đối không tầm ngắn AIM-9 Sidewinder và 4 tên lửa AIM-7 Sparrow tầm trung gắn trên thân.

Các phiên bản nâng cấp của F-4 có khả năng mang các loại tên lửa đối không: AIM-120 AMRAAM, AAM-3, IRIS-T, Skyflash. Có đến 8.480kg (18.650 lb) vũ khí gắn trên 9 đế trên cánh và thân, bao gồm bom thông thường, bom chùm, bom dẫn đường bằng laser, rocket, tên lửa đối đất, tên lửa đối hạm, vũ khí hạt nhân.

Phantom II đã được dùng trong quân đội Hoa Kỳ từ năm 1960 đến năm 1996, và là máy bay tiêm kích ưu thế trên không chủ yếu cũng như là máy bay chiến đấu ném bom chính của Không quân, Hải quân và Thủy quân lục chiến trong Chiến tranh Việt Nam. F-4 cũng được trang bị cho quân đội của nhiều nước khác, và cho đến năm 2001 vẫn còn hơn 1.000 máy bay F-4 đang được sử dụng ở 11 nước trên toàn thế giới.

Đối thủ chính của Phantom trong chiến tranh Việt Nam – máy bay tiền tuyến MiG-21 cũng được chế tạo vào năm 1958. Khác với máy bay Mỹ, máy bay MiG-21 của Nga có tầm hoạt động ngắn. Tải trọng cất cánh thông thường của các biến thể được sử dụng trong chiến tranh Việt Nam – dưới 8 tấn và có tầm bay xa nhỏ đáng kể - khoảng 1500km. Tuy nhiên, những đặc điểm bay còn lại của MiG-21 không hề thua kém đối thủ Mỹ: vận tốc bay tối đa – 2175-2300km/h, trần bay thực tế - 18000-19000m. Thành phần vũ khí của MiG-21 cũng yếu hơn đáng kể so với Phantom của Mỹ: - 2 (sau đó là 4) tên lửa không đối không tầm trung R-3S (Vympel K-13) tự dẫn bằng tia hồng ngoại cũng như 1 pháo 23 hoặc 30mm (trong hàng loạt biến thế không được trang bị pháo này).



Rõ ràng, MiG-21 và F-4 là những máy bay rất khác nhau, được chế tạo để thực hiện những nhiệm vụ cũng khác nhau.


Chiến tranh tạo ra những anh hùng

F-4 tham gia chiến tranh Việt Nam và là máy bay chiến đấu cuối cùng của Mỹ trong thế kỷ 20 tạo nên "Át" (phi công bắn rơi được từ 5 máy bay địch trở lên): Trong chiến tranh Việt Nam, Không quân có 1 phi công và 1 sĩ quan hệ thống vũ khí, và Hải quân có 1 phi công và 1 sĩ quan theo dõi radar (RIO: Radar Intercept Officer) đạt danh hiệu "Át".

Những chiếc F-4C của Không quân Hoa Kỳ ghi được chiến công không chiến đầu tiên trước một chiếc MiG-17 của Bắc Việt Nam vào ngày 10 tháng 7 năm 1965, sử dụng tên lửa không đối không AIM-9 Sidewinder. Ngày 24 tháng 7 năm 1965, một chiếc Phantom thuộc Phi đội Tiêm kích Chiến thuật 47 tạm thời bố trí tại Việt Nam đã trở thành chiếc máy bay Hoa Kỳ đầu tiên bị tên lửa đất-đối-không (SAM) bắn hạ, và vào ngày 5 tháng 10 năm 1966 một chiếc F-4C thuộc Không đoàn Tiêm kích Chiến thuật 8 trở thành chiếc máy bay phản lực Hoa Kỳ đầu tiên bị bắn hạ bởi tên lửa không-đối-không do một chiếc MiG-21 bắn ra.

Phải công nhận rằng, cuộc cạnh tranh của máy bay MiG và Phatom trên bầu trời Việt Nam đã kết thúc với thất bại hoàn toàn thuộc về phía máy bay của Mỹ: trong suốt thời gian chiến tranh từ năm 1966 đến 1972, 54 chiếc MiG-21 đã bị tiêu diệt bởi chiến đấu cơ F-4, cũng trong giai đoạn này, “20 chiếc MiG-21 đầu tiên” đã tiêu diệt được 103 chiếc Phantom. Ngoài ra, khi mất một máy bay Phatom cũng đồng nghĩa với việc 2 phi công bị chết hoặc bị bắt làm tù binh.

Vì vậy, việc máy bay MiG-21 của Nga bắn trúng F-4 của Mỹ được giải thích không phải lỗi của các nhà chế tạo mà là Mỹ thiếu chiến đấu cơ chuyên môn hóa hạng nhẹ có khả năng đối đầu ngang hàng với MiG-21 của Nga.

Kinh nghiệm trong cuộc chiến tranh Việt Nam đã ảnh hưởng rất nhiều đến ngành chế tạo máy bay quân sự ở Mỹ cũng như ở Liên Xô. Mỹ đã đáp trả thất bại của Phantom trong những trận chiến trên không bằng việc chế tạo máy bay có tính cơ động cao thế hệ 4 – F-15, F-16 được cho là hơn hẳn MiG-21 trong những trận chiến cơ động gần.

Tuy nhiên, sau khi chiến tranh tại Việt Nam kết thúc, sự cạnh tranh giữa MiG và Phatom trên bầu trời vẫn chưa chấm dứt. MiG-21 và F-4 lại đối đầu trên kênh đào Suez, trên bầu trời Sinai, ở châu thổ sông Nile, và Syria năm 1973, ở Lebanon vào cuối thập niên 70 – đầu thập niên 80, vào những năm 80-88 của cuộc chiến tranh Iran – Iraq.

[BDV news]


Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang