NATO đang điều chỉnh để hạn chế hiện tượng sử dụng các loại vũ khí đắt tiền để tiêu diệt các mục tiêu rẻ tiền. "Hố đen" của nền kinh tế các nước NATO Đơn giá thấp nhất cho một quả bom dẫn đường bằng laser được NATO dùng để không kích Libya là 25.000 USD. Đơn giá này có thể thay đổi tùy thuộc vào số lượng đặt hàng, chi phí có thể cao hơn nhiều với các loại bom dẫn hướng phức tạp và linh hoạt hơn. Còn đơn giá ban đầu cho bộ dẫn hướng cho bom thông minh JDAM là 40.000 USD. Do số lượng đặt hàng tăng lên nên đơn giá giảm xuống còn 25.000 USD. Còn bộ dẫn hướng laser cho bom Paveway II có đơn giá tới 12.000 USD cách đây 10 năm, hiện tại đơn giá này đã tăng gấp 3-4 lần. Để sản xuất một quả bom Paveway III với đầy đủ bộ dẫn hướng và các thiết bị điện tử liên quan có đơn giá dao động từ 40.000-70.000 USD/quả. Nếu trang bị thêm bộ dẫn hướng GPS đơn giá còn cao hơn nữa. Ngay như biến thể EGBU-16 sản xuất tại châu Âu cũng có đơn giá tới 40.000 USD mỗi quả. Các binh sĩ đang lắp bộ dẫn hướng cho bom thông minh JDAM. Trong vòng một thập kỷ qua, chỉ tính riêng việc bán bom dẫn hướng laser đã mang về cho Tập đoàn Raytheon 2 tỷ USD lợi nhuận. Hiện tại, dây chuyền sản xuất bom điều khiển bằng laser đang hoạt động hết công suất để đáp ứng nhu cầu của các quốc gia NATO. Với bom thông minh JDAM của Boeing, dù có sự sụt giảm về giá từ 40.000 xuống còn 25.000 USD. Song do số lượng bán ra tăng chóng mặt, Boeing cũng đã bỏ túi hơn 2 tỷ USD trong thập kỷ qua. Ngoài Mỹ, không quân một số nước châu Âu cũng đang tính đến giải pháp sử dụng bom dẫn hướng siêu chính xác SPICE của Israel có đơn giá cỡ “khủng”, khoảng 480.000 USD. Các cuộc xung đột tại Trung Đông và Trung Á làm tăng gấp đôi nhu cầu bom thông minh JDAM. Boeing đang tung ra một loại bom JDAM đường kính nhỏ có đơn giá khoảng 40.000 USD. Chi phí không đi kèm với hiệu quả Thực tế cho thấy rằng, dù sử dụng rất nhiều vũ khí công nghệ cao có đơn giá hàng chục thậm chí hàng trăm nghìn USD nhưng những vũ khí công nghệ cao đắt đỏ chỉ tiêu diệt được các mục tiêu vài ngàn thậm chí là vài trăm USD, như những chiếc xe bán tải gắn súng phòng không 12,7mm. NATO sử dụng vũ khí công nghệ cao để tiêu diệt các mục tiêu không mấy giá trị. Chắc chắn giá trị hiện tại của những chiếc xe này không quá 10.000 USD, để tấn công những chiếc xe liên tục di chuyển này không phải là chuyện đơn giản. Để tiêu diệt nó, cần đến ít nhất 1 một quả bom dẫn đường laser, nếu không thì phải 2-3 quả. (Đơn giá cho mỗi quả bom dẫn đường laser thấp nhất cũng 40.000 USD như đã nói ở trên). Cũng có trường hợp quả bom được ném xuống nhưng chẳng trúng mục tiêu nào. Nếu xét ở góc độ chiến lược, tiêu diệt một chiếc xe như vậy hầu như không ảnh hưởng đến khả năng tác chiến của Quân đội Libya. Dù NATO từng tuyên bố tiêu diệt được 50% hệ thống vũ khí của quân đội chính phủ. Tuy nhiên, chỉ là báo cáo đơn phương từ phía NATO. Trên thực tế, Quân đội Libya đang tấn công dồn dập vào thành phố Misrata. Với tình hình hiện tại, nếu cuộc chiến kéo dài thêm, NATO sẽ không còn vũ khí công nghệ cao để tấn công nữa. Chính phủ các nước tham chiến cũng đang “méo mặt” vì vũ khí công nghệ cao làm cho chi phí cuộc chiến đang đè nặng lên ngân sách vốn đang gặp nhiều khó khăn vì khủng hoảng. Giải pháp tình thế Đối mặt với tình trạng sử dụng vũ khí công nghệ cao làm gia tăng chi phí cho cuộc chiến, nhưng hiệu quả tác chiến mang lại không như mong muốn. Trong khi đó nếu sử dụng các loại vũ khí thông thường sẽ làm tăng nguy cơ thương vong cho thường dân. Hiện tại, NATO ngưng sử dụng các loại tên lửa hành trình tấn công chính xác như Tomahawk, Storm Shaddow do quá tốn kém. Một giải pháp nữa đang được áp dụng là giảm số lần tấn công các mục tiêu, các mục tiêu giá trị thấp bị loại bỏ, chỉ tấn công các mục tiêu có giá trị cao như các trạm radar hay bệ phóng tên lửa. Đồng thời, khối quân sự này đang chọn giải pháp tình thế là gắn bộ dẫn đường lên các loại bom "ngu" đường với một vài sửa đổi để giảm chi phí. Pháp đang tính thay thế bom dẫn đường laser bằng loại tên lửa AASM. Riêng Không quân Pháp đang xem xét một giải pháp khác, sử dụng một loại vũ khí dẫn đường chính xác được sản xuất trong nước là loại tên lửa AASM. Đây là loại tên lửa không đối đất được dẫn hướng kết hợp quán tính và GPS với chỉ số CEP là 10m. Circular Error Probability: Sai số vòng tròn xác suất (50% số điểm chạm có thể nằm trong hoặc ngoài đường tròn khi ném bom, bắn tên lửa hoặc pháo kích); xác suất sai số tuần hoàn của tổ hợp vũ khí Không quân Pháp tin rằng, sử dụng vũ khí mới sẽ giảm chi phí, bởi khả năng tấn công cực kỳ chính xác nên không phải sử dụng nhiều quả để tấn công một mục tiêu. Tuy nhiên hiện tại đơn giá của nó vẫn ở “trên trời” khoảng 300.000 USD. [BDV news] |
Hiển thị các bài đăng có nhãn GBU-10. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn GBU-10. Hiển thị tất cả bài đăng
Thứ Ba, 10 tháng 5, 2011
>> NATO méo mặt vì xài sang
Thứ Hai, 7 tháng 2, 2011
>> Cận cảnh các 'bia' tập bắn trên biển
Một số tàu chiến sau khi hết hạn sử dụng ngoài việc phá dỡ còn được tận dụng để làm mục tiêu tập bắn trên biển.
Tàu đổ bộ có boong phóng máy bay USS Guam đang bị oanh tạc trong cuộc tập trận cuối năm 2001 của Hải quân Không quân Mỹ. Năm 2002, hải quân Mỹ và một số quốc gia khác tiến hành cuộc tập trận RIMPAC. Lực lượng đa quốc gia thực hiện bài tập chống hạm với mục tiêu là tàu khu trục USS Rathburne. "Trận đánh" kết thúc khi tàu mục tiêu bị đánh chìm bởi 2 quả tên lửa diệt hạm AGM-84D (phóng từ một chiếc P-3C Orion) cùng loạt pháo từ các chiến hạm tham gia tập trận. Ảnh trên là phần thân tàu sau khi trúng tên lửa. Hình tròn đánh dấu trên ảnh là một quả tên lửa Harpoon nhắm vào tàu khu trục USS Ramsey trong cuộc tập trận hải quân Mỹ RIMPAC 2000. Tàu khu trục DD-997 USS Hayler trúng đạn từ pháo hạm 57mm trên tàu khu trục đa năng Halifax của hải quân Canada trong cuộc diễn tập chống tàu trên biển Atlantic cuối năm 2004. Tập trận RIMPAC 2000 trên biển Thái Bình Dương, Hải quân Mỹ đưa tàu khu trục mang tên lửa có điều khiển USS Buchanan làm "bia". Tổng cộng, chiếc tàu bị trúng 3 tên lửa AGM-114 Hellfire, 3 tên lửa chống hạm Harpoon và bom GBU-10 nhưng không chìm. Cuối cùng, Hải quân Mỹ phải cài khối thuốc nổ gần 100kg lên tàu mới đánh chìm được nó. Cận cảnh tên lửa hành trình đối hạm BGM-109B Tomahawk "tiếp cận" chiến hạm của hải quân Mỹ. Trong cuộc tập trân cuối năm 2004, Hải quân Mỹ đưa tàu đổ bộ cỡ lớn Schenectary làm mục tiêu cho hai loại bom JDAM và GBU-10. Trên ảnh là phần thân tàu đổ bộ bị phá hủy "khủng khiếp" sau khi trúng nhiều bom dẫn đường bằng laze GBU-10. |
Nhãn:
bia tập bắn,
GBU-10,
Schenectary,
Thái Bình Dương,
Tomahawk
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)
Chuyên mục Quân Sự
Hải quân Trung Quốc
(263)
Hải quân Mỹ
(174)
Hải quân Việt Nam
(171)
Hải quân Nga
(113)
Không quân Mỹ
(94)
Phân tích quân sự
(91)
Không quân Nga
(83)
Hải quân Ấn Độ
(54)
Không quân Trung Quốc
(53)
Xung đột biển Đông
(50)
Không quân Việt Nam
(44)
tàu ngầm
(42)
Hải quân Nhật
(33)
Không quân Ấn Độ
(16)
Tàu ngầm hạt nhân
(15)
Hải quân Singapore
(12)
Xung đột Iran - Israel
(12)
Không quân Đài Loan
(9)
Siêu tên lửa
(8)
Quy tắc ứng xử ở Biển Đông
(7)
Tranh chấp biển Đông
(7)
Xung đột Trung - Mỹ
(4)
Xung đột Việt-Trung
(2)