Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: Trung Đông

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Hiển thị các bài đăng có nhãn Trung Đông. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Trung Đông. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Tư, 25 tháng 5, 2011

>> Peru nhận lô trực thăng thiện chiến Mi-171SH



Ba máy bay đầu tiên trong số sáu máy bay trực thăng Mi-171SH đã đến Peru, hãng tin ITAR-TASS cho biết.


Ba chiếc trực thăng trên được vận chuyển tới Peru bằng máy bay vận tải An-124. Đây là kết quả của hợp đồng mà Peru ký với Rosoboronexport, công ty xuất nhập khẩu vũ khí của Nga.

Người đứng đầu văn phòng đại diện về công nghệ của Nga tại Peru, Viktor Polyakov thông báo: “Lô hàng thứ 2 gồm 3 chiếc trực thăng còn lại sẽ giao cho Peru và cuối tháng 7/2011”.

Theo thông tin của cơ quan báo chí Nhà máy sản xuất hàng không Ulan-Ude, nơi sản xuất các máy bay Mi-171 SH, cho biết thêm: “Hợp đồng cũng quy định về việc cung cấp các thiết bị, phụ tùng hàng không, đào tạo đội ngũ phi công và nhân viên kỹ thuật cho hệ máy bay này” .



Trực thăng Mi-171SH trong biên chế không quân Peru.

Những chiếc Mi-171 SH giao cho Peru lần này có trang bị các hệ thống mới nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng và chiến đấu của, trong đó, các thiết bị điện tử mới được trang bị đảm bảo máy bay vận hành trong điều kiện thời tiết phức tạp.

Bộ Quốc phòng Peru có kế hoạch sử dụng Mi-171SH cho một loạt các nhiệm vụ, đặc biệt là để chống lại nạn buôn bán ma túy. Đến nay, Peru đã có hơn 10 năm sử dụng và khai thác các loại máy bay trực thăng của nhà máy Ulan-Ude.

Mi-171SH là biến thể của trực thăng vận tải quân sự Mi-17. Mẫu này được phát triển nhờ vào những phân tích toàn diện và kinh nghiệm chiến trường của quân đội Nga.

Máy bay trực thăng vận tải quân sự Mi-171SH có thể vận chuyển 36 lính dù, xe bọc thép, tham gia tấn công các mục tiêu trên mặt đất và các công sự kiên cố. Ngoài ra, máy bay còn thích hợp cho tìm kiếm dân sự, cứu hộ và chữa cháy.

Máy bay Mi-171SH được xuất khẩu kể từ năm 2002. Đến nay, đã có hơn 120 máy bay loại này đã được giao cho các nước ở Trung Đông, Đông Nam Á, Châu Phi và Đông Âu thông qua công ty Rosoboronexport.

Mi-171SH không chỉ được giao cho các đối tác truyền thống của Nga trong lĩnh vực hợp tác kỹ thuật - quân sự mà còn cả các nước thuộc NATO, 26 chiếc trực thăng loại này được chuyển giao cho CH Séc và Croatia trong thời gian từ năm 2005 đến 2008.
[BDV news]


Thứ Ba, 10 tháng 5, 2011

>> NATO méo mặt vì xài sang



NATO đang điều chỉnh để hạn chế hiện tượng sử dụng các loại vũ khí đắt tiền để tiêu diệt các mục tiêu rẻ tiền.

"Hố đen" của nền kinh tế các nước NATO

Đơn giá thấp nhất cho một quả bom dẫn đường bằng laser được NATO dùng để không kích Libya là 25.000 USD. Đơn giá này có thể thay đổi tùy thuộc vào số lượng đặt hàng, chi phí có thể cao hơn nhiều với các loại bom dẫn hướng phức tạp và linh hoạt hơn.

Còn đơn giá ban đầu cho bộ dẫn hướng cho bom thông minh JDAM là 40.000 USD. Do số lượng đặt hàng tăng lên nên đơn giá giảm xuống còn 25.000 USD. Còn bộ dẫn hướng laser cho bom Paveway II có đơn giá tới 12.000 USD cách đây 10 năm, hiện tại đơn giá này đã tăng gấp 3-4 lần.

Để sản xuất một quả bom Paveway III với đầy đủ bộ dẫn hướng và các thiết bị điện tử liên quan có đơn giá dao động từ 40.000-70.000 USD/quả. Nếu trang bị thêm bộ dẫn hướng GPS đơn giá còn cao hơn nữa. Ngay như biến thể EGBU-16 sản xuất tại châu Âu cũng có đơn giá tới 40.000 USD mỗi quả.




Các binh sĩ đang lắp bộ dẫn hướng cho bom thông minh JDAM.

Trong vòng một thập kỷ qua, chỉ tính riêng việc bán bom dẫn hướng laser đã mang về cho Tập đoàn Raytheon 2 tỷ USD lợi nhuận. Hiện tại, dây chuyền sản xuất bom điều khiển bằng laser đang hoạt động hết công suất để đáp ứng nhu cầu của các quốc gia NATO.

Với bom thông minh JDAM của Boeing, dù có sự sụt giảm về giá từ 40.000 xuống còn 25.000 USD. Song do số lượng bán ra tăng chóng mặt, Boeing cũng đã bỏ túi hơn 2 tỷ USD trong thập kỷ qua.

Ngoài Mỹ, không quân một số nước châu Âu cũng đang tính đến giải pháp sử dụng bom dẫn hướng siêu chính xác SPICE của Israel có đơn giá cỡ “khủng”, khoảng 480.000 USD.

Các cuộc xung đột tại Trung Đông và Trung Á làm tăng gấp đôi nhu cầu bom thông minh JDAM. Boeing đang tung ra một loại bom JDAM đường kính nhỏ có đơn giá khoảng 40.000 USD.

Chi phí không đi kèm với hiệu quả

Thực tế cho thấy rằng, dù sử dụng rất nhiều vũ khí công nghệ cao có đơn giá hàng chục thậm chí hàng trăm nghìn USD nhưng những vũ khí công nghệ cao đắt đỏ chỉ tiêu diệt được các mục tiêu vài ngàn thậm chí là vài trăm USD, như những chiếc xe bán tải gắn súng phòng không 12,7mm.




NATO sử dụng vũ khí công nghệ cao để tiêu diệt các mục tiêu không mấy giá trị.

Chắc chắn giá trị hiện tại của những chiếc xe này không quá 10.000 USD, để tấn công những chiếc xe liên tục di chuyển này không phải là chuyện đơn giản. Để tiêu diệt nó, cần đến ít nhất 1 một quả bom dẫn đường laser, nếu không thì phải 2-3 quả. (Đơn giá cho mỗi quả bom dẫn đường laser thấp nhất cũng 40.000 USD như đã nói ở trên). Cũng có trường hợp quả bom được ném xuống nhưng chẳng trúng mục tiêu nào.

Nếu xét ở góc độ chiến lược, tiêu diệt một chiếc xe như vậy hầu như không ảnh hưởng đến khả năng tác chiến của Quân đội Libya.

Dù NATO từng tuyên bố tiêu diệt được 50% hệ thống vũ khí của quân đội chính phủ. Tuy nhiên, chỉ là báo cáo đơn phương từ phía NATO. Trên thực tế, Quân đội Libya đang tấn công dồn dập vào thành phố Misrata.

Với tình hình hiện tại, nếu cuộc chiến kéo dài thêm, NATO sẽ không còn vũ khí công nghệ cao để tấn công nữa. Chính phủ các nước tham chiến cũng đang “méo mặt” vì vũ khí công nghệ cao làm cho chi phí cuộc chiến đang đè nặng lên ngân sách vốn đang gặp nhiều khó khăn vì khủng hoảng.

Giải pháp tình thế

Đối mặt với tình trạng sử dụng vũ khí công nghệ cao làm gia tăng chi phí cho cuộc chiến, nhưng hiệu quả tác chiến mang lại không như mong muốn. Trong khi đó nếu sử dụng các loại vũ khí thông thường sẽ làm tăng nguy cơ thương vong cho thường dân.

Hiện tại, NATO ngưng sử dụng các loại tên lửa hành trình tấn công chính xác như Tomahawk, Storm Shaddow do quá tốn kém. Một giải pháp nữa đang được áp dụng là giảm số lần tấn công các mục tiêu, các mục tiêu giá trị thấp bị loại bỏ, chỉ tấn công các mục tiêu có giá trị cao như các trạm radar hay bệ phóng tên lửa.

Đồng thời, khối quân sự này đang chọn giải pháp tình thế là gắn bộ dẫn đường lên các loại bom "ngu" đường với một vài sửa đổi để giảm chi phí.



Pháp đang tính thay thế bom dẫn đường laser bằng loại tên lửa AASM.


Riêng Không quân Pháp đang xem xét một giải pháp khác, sử dụng một loại vũ khí dẫn đường chính xác được sản xuất trong nước là loại tên lửa AASM. Đây là loại tên lửa không đối đất được dẫn hướng kết hợp quán tính và GPS với chỉ số CEP là 10m.

Circular Error Probability: Sai số vòng tròn xác suất (50% số điểm chạm có thể nằm trong hoặc ngoài đường tròn khi ném bom, bắn tên lửa hoặc pháo kích); xác suất sai số tuần hoàn của tổ hợp vũ khí

Không quân Pháp tin rằng, sử dụng vũ khí mới sẽ giảm chi phí, bởi khả năng tấn công cực kỳ chính xác nên không phải sử dụng nhiều quả để tấn công một mục tiêu. Tuy nhiên hiện tại đơn giá của nó vẫn ở “trên trời” khoảng 300.000 USD.
[BDV news]


Thứ Tư, 2 tháng 3, 2011

>> ‘Mổ xẻ’ thương vụ Bastion của Nga ở Trung Đông



Bộ Quốc phòng Nga tuyên bố sẽ tiếp tục thực hiện hợp đồng bán hệ thống phòng thủ bờ biển Bastion được trang bị tên lửa hành trình chống tàu P-800 Yakhont cho Syria, bất chấp sự phản đối của Ai Cập và Israel cũng như tình hình bất ổn đang leo thang tại khu vực.

“Hợp đồng cung cấp tên lửa cho Syria đang trong giai đoạn thực hiện”, cơ quan thông tấn dẫn lời Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Nga Anatoly Serdyukov.



Bộ trường quốc phòng Nga Anatoly Serdyukov

Theo hợp đồng vào năm 2007, Nga đã đồng ý bán một số lượng lớn tên lửa hành trình chống tàu P-800 Yakhont cho Syria, chi tiết về hợp đồng được Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Nga tiết lộ vào cuối năm 2010. Bản hợp đồng này dẫn đến sự phản đối kịch liệt của Ai Cập, Israel cũng như Mỹ.

Về mặt lý thuyết Israel và Syria đang trong tình trạng chiến tranh, thêm vào đó là quốc gia này có mối quan hệ thân mật với Tehran. Nếu họ có trong tay hệ thống phòng thủ bờ biển Bastion được trang bị tên lửa hành trình chống tàu P-800 Yakhont đó sẽ là một mối đe dọa lớn với các tàu chiến của Israel.

Đặc biệt, vì một lý do nào đó, hệ thống này rơi vào tay của phiến quân Hezbollah đang ẩn náu tại Lebanon, đó thực sự là một thảm họa với Israel (*).

Nhiều ý kiến cho rằng, dưới sức ép phản đối của Israel và Mỹ Nga sẽ hũy bỏ hợp đồng này như trường hợp thương vụ S-300 với Iran.

Mất trắng 10 tỷ USD?
Theo thông tin sơ bộ, hợp đồng cung cấp hệ thống phòng thủ bờ biển Bastion trị giá trên 300 triệu USD, Syria có thể tùy chọn thêm 72 tên lửa P-800 Yakhont nữa.

Bên cạnh đó, tổng giá trị các hợp đồng cung cấp vũ khí cho các nước khu vực Trung Đông lên đến 10 tỷ USD. Với tình hình bất ổn đang leo thang trong khu vực, Nga đang đứng trước nguy cơ mất trắng số tiền này.

Tệ hại hơn nữa, đa phần các hợp đồng đều đang bước vào giai đoạn thực hiện, sản phẩm đã được sản xuất, chỉ chờ chuyển giao. Sẽ là một tổn thất không thể bù đắp với công nghiệp quốc phòng Nga nếu các hợp đồng này bị hủy bỏ.

Tất nhiên, là Nga sẽ không bó tay ngồi chờ, họ sẽ tiếp tục thực hiện các hợp đồng có thể, bất chấp sự phản đối của các nước lân cận. Kremlin sẵn sàng chịu tiếng "đổ thêm dầu vào lửa" ở Trung Đông, còn hơn là để mất trắng cả chục tỷ USD. Đó cũng là cách để Nga duy trì thị trường vũ khí của mình tại Trung Đông.

Không dừng lại ở đó, Nga đã xúc tiến trở lại thỏa thuận cung cấp máy bay tiêm kích MiG-31, (NATO định danh là “Chó săn cáo”) từng bị hủy bỏ do sự phản đối của các nước trong khu vực. Một hợp đồng cung cấp phiên bản mới nhất tiêm kích MiG-29 cùng với hệ thống phòng không tầm thấp và xe bọc thép cũng đang được xúc tiến để chuyển giao cho Syria.

Dù các nước trong khu vực đang đối mặt với tình hình bất ổn, song họ không thể bỏ qua các mối nguy cơ với an ninh quốc phòng từ bên ngoài. Các nước trong khu vực Trung Đông luôn luôn tồn tại các bất đồng về tôn giáo và chính trị. Do đó, một quốc gia trong khu vực sở hữu hệ thống vũ khí mới, các quốc gia khác ngay lập tức cũng phải tìm kiếm sự cân bằng.

Thực hiện hợp đồng cung cấp hệ thống phòng thủ bờ biển Bastion cho Syria sẽ đẩy các nước trong khu vực vào chạy đua vũ trang, nhưng cũng là cách để Nga níu kéo các hợp đồng quân sự đang đứng trước nguy cơ đổ vỡ.

Cứu cánh cho nền công nghiệp quốc phòng
Chính phủ Nga đã thông qua chương trình tái trang bị cho quân đội với số tiền lên đến 650 tỷ USD. Để làm được điều này, Nga phải đẩy mạnh xuất khẩu vũ khí, cải tổ nền công nghiệp quốc phòng đang giậm chân tại chỗ.

Trung Đông cùng với châu Á - Thái Bình Dương là hai thị trường lớn nhất của vũ khí Nga. Cuộc cách mạng các loài “hoa” tại Trung Đông đẩy Nga vào thế khó. Song Nga không có nhiều lựa chọn. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Nga tuyên bố: “Chúng tôi đang đứng trước nguy cơ mất một cái gì đó, nhưng tôi hy vọng rằng các hợp đồng và thỏa thuận mua bán vũ khí sẽ được hoàn thành”. Ông cũng khuyến nghị rằng Nga cần nỗ lực duy trì nguồn cung vũ khí cho khu vực Trung Đông bất chấp tình hình bất ổn đang leo thang tại khu vực.

Tuy nhiên, những nỗ lực của Nga đang đẩy Mỹ vào thế “tiến thoái lưỡng nan”. Nếu gia tăng các lệnh cấm vận vũ khí lên các nước trong khu vực sẽ dẫn đến nguy cơ xuất hiện một Iran thứ 2. Còn nếu thả lỏng các hợp đồng mua bán vũ khí, Trung Đông đứng trước nguy cơ tái diễn cuộc chiến tranh vào những năm 1970.

(*) Xoa dịu sự lo lắng của Israel về việc hệ thống tên lửa P-800 Yakhont có thể rơi vào tay phiến quân Hezbollah, giới quân sự Nga tuyên bố, hệ thống phòng thủ bờ biển Bastion cực kỳ phức tạp, muốn sử dụng hệ thống này đòi hỏi phải trải qua đào tạo bài bản tại Nga. Hệ thống chỉ phát huy tác dụng khi có sự trợ giúp của các máy bay trực thăng trang bị radar dẫn đường, kết hợp với hệ thống dẫn đường và kiểm soát bắn từ mặt đất. Điều này nằm ngoài khả năng của phiến quân Hezbollah.
(tổng hợp bdv)

Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang