Xe chiến đấu bộ binh tương lai của quân đội Mỹ sẽ có khả năng bảo vệ "cực tốt" và trọng lượng "ngang ngửa" so với các loại tăng chủ lực cỡ lớn trên thế giới. Hãng BAE Systems của Anh vừa cho ra mắt bản vẽ thiết kế 3D của xe chiến đấu bộ binh (GCV) mới để tham gia vào hồ sơ dự thầu Chương trình xe chiến đấu mặt đất (GCV) trong tương lai cho Quân đội Mỹ. Theo đó, thiết kế xe GCV tương lai do BAE Systems chủ trì với sự hợp tác của Tập đoàn Northrop Grumman của Mỹ. Mẫu GCV mới được phát triển dựa trên khung gầm xe tăng CV 90 Hagglund của BAE Systems, nhưng có điểm khác biệt là công suất xe lớn và khả năng hoạt động hiệu quả cao hơn nhiều lần so với CV 90. Ngoài ra, mức độ bảo vệ của xe cũng được đánh giá có khả năng chịu đạn chống tăng khá tốt, GCV mới sử dụng một động cơ truyền động điện Hybrid (HED, E-X-Drive) do công ty QinetiQ của Anh phát triển, giống như động cơ diesel MTU883. Bản vẽ thiết kế GCV tương lai cho quân đội Mỹ. Tổng trọng lượng chiến đấu của GCV mới được BAE Systems công bố là nặng tới 63,5 tấn, tức là xe chiến đấu này sẽ có trọng lượng "ngang ngửa" so với một số loại tăng chủ lực hạng nặng như Leopard, Abrams...và thậm chí còn nặng hơn cả một số xe tăng chủ lực của Nga và Trung Quốc (điển hình là T-90 48 tấn, MBT-2000 dưới 51 tấn). GCV có chiều dài 9 m, rộng 5 m và cao 3 m. Xe có thể chạy với tốc độ tối đa trên đường tới 70 km/h và tầm hoạt động là 300 km với lượng nhiên liệu tiêu tốn là 965 lít. Kíp xe sẽ gồm 3 người (lái xe, chỉ huy và pháo thủ) và chở được tới 9 binh sỹ trang bị đầy đủ quân trang và vũ khí ở khoang chở quân phía sau. Vũ khí của xe bao gồm một khẩu pháo tự động 25 mm và một súng máy đồng trục 7,62 mm trên tháp pháo, trong đó, việc điều khiển tháp pháo và súng máy là hoàn toàn được thực hiện từ xa. GCV sẽ được trang bị với hệ thống quản lý mạng thông tin chiến đấu tích hợp do Northrop Gurmman phát triển. Trọng lượng của GCV tương lai sẽ "ngang ngửa", thậm chí là nặng hơn cả xe tăng. Trong tháng 8/2011, quân đội Mỹ đã đưa ra 1 hợp đồng kéo dài trong 2 năm để thiết kế, phát triển và thử nghiệm trình diễn công nghệ cho chương trình chế tạo xe chiến đấu mới cho quân đội. Chương trình này có sự cạnh tranh tham gia của 2 Liên minh phát triển là BAE Systems (Anh), Northrop Grumman QinetiQ North America, iRobot, Tognum America và Saft (lên đến 450 triệu USD) và Liên minh giữa General Dynamics, Lockheed Martin, Raytheon và Tognum America (số tiền 440 triệu USD). Trong các tài khóa 2012, Chương trình nghiên cứu và phát triển GCV mới được Quốc hội Mỹ phân bổ lượng ngân sách quân sự lên tới 449.4 triệu USD. Trong năm 2013, quân đội Mỹ sẽ đưa ra quyết định về các sự lựa chọn cuối cùng cho GCV tương lai của họ, một hợp đồng sẽ được ký kết và thực hiện trong thời gian 4 năm để cung cấp đầy đủ quy mô phát triển và thử nghiệm. Trên cơ sở nền tảng của thiết kế GCV mới, quân đội Mỹ đã lên kế hoạch vào năm 2018 sẽ bắt đầu đưa vào sản xuất loạt với nhiều biến thể cho các mục đích khác nhau. Một trong những yêu cầu quan trọng của chương trình là "hạn chế" chi phí cho việc sản xuất mỗi chiếc GCV mới có giá không được vượt quá 9 - 10,5 triệu USD. Có thể thấy theo thiết kế, GCV tương lai của quân đội Mỹ sẽ được lắp hai tấm giáp cỡ lớn "cực dày" ốp vào hai bên sườn xe để tăng khả năng bảo vệ. Phần đuôi kéo dài về sau, phần tháp pháo có phần hơi thụt xuống so với phần thân phía sau. Thông số về các hệ thống vũ khí, hệ thống bảo vệ khác vẫn còn là bí mật. Nhìn từ trên xuống, có thể thấy tháp pháo của GCV. |
Hiển thị các bài đăng có nhãn GCV. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn GCV. Hiển thị tất cả bài đăng
Thứ Năm, 1 tháng 3, 2012
>> Tìm hiểu GCV hầm hố của Quân đội Mỹ
Nhãn:
GCV,
Xe bọc thép,
xe thiết giáp
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)
Chuyên mục Quân Sự
Hải quân Trung Quốc
(263)
Hải quân Mỹ
(174)
Hải quân Việt Nam
(171)
Hải quân Nga
(113)
Không quân Mỹ
(94)
Phân tích quân sự
(91)
Không quân Nga
(83)
Hải quân Ấn Độ
(54)
Không quân Trung Quốc
(53)
Xung đột biển Đông
(50)
Không quân Việt Nam
(44)
tàu ngầm
(42)
Hải quân Nhật
(33)
Không quân Ấn Độ
(16)
Tàu ngầm hạt nhân
(15)
Hải quân Singapore
(12)
Xung đột Iran - Israel
(12)
Không quân Đài Loan
(9)
Siêu tên lửa
(8)
Quy tắc ứng xử ở Biển Đông
(7)
Tranh chấp biển Đông
(7)
Xung đột Trung - Mỹ
(4)
Xung đột Việt-Trung
(2)