Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: xe thiết giáp

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Hiển thị các bài đăng có nhãn xe thiết giáp. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn xe thiết giáp. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Năm, 1 tháng 3, 2012

>> Tìm hiểu GCV hầm hố của Quân đội Mỹ


Xe chiến đấu bộ binh tương lai của quân đội Mỹ sẽ có khả năng bảo vệ "cực tốt" và trọng lượng "ngang ngửa" so với các loại tăng chủ lực cỡ lớn trên thế giới.


Bởi các chuyên gia tin rằng, tâm điểm của chiến tranh thế kỷ 21 là chiến tranh mạng. Cuộc chiến ảo đã bắt đầu khai hỏa trong thế giới thực.

Hãng BAE Systems của Anh vừa cho ra mắt bản vẽ thiết kế 3D của xe chiến đấu bộ binh (GCV) mới để tham gia vào hồ sơ dự thầu Chương trình xe chiến đấu mặt đất (GCV) trong tương lai cho Quân đội Mỹ.

Theo đó, thiết kế xe GCV tương lai do BAE Systems chủ trì với sự hợp tác của Tập đoàn Northrop Grumman của Mỹ.

Mẫu GCV mới được phát triển dựa trên khung gầm xe tăng CV 90 Hagglund của BAE Systems, nhưng có điểm khác biệt là công suất xe lớn và khả năng hoạt động hiệu quả cao hơn nhiều lần so với CV 90.

Ngoài ra, mức độ bảo vệ của xe cũng được đánh giá có khả năng chịu đạn chống tăng khá tốt, GCV mới sử dụng một động cơ truyền động điện Hybrid (HED, E-X-Drive) do công ty QinetiQ của Anh phát triển, giống như động cơ diesel MTU883.

http://nghiadx.blogspot.com
Bản vẽ thiết kế GCV tương lai cho quân đội Mỹ.


Tổng trọng lượng chiến đấu của GCV mới được BAE Systems công bố là nặng tới 63,5 tấn, tức là xe chiến đấu này sẽ có trọng lượng "ngang ngửa" so với một số loại tăng chủ lực hạng nặng như Leopard, Abrams...và thậm chí còn nặng hơn cả một số xe tăng chủ lực của Nga và Trung Quốc (điển hình là T-90 48 tấn, MBT-2000 dưới 51 tấn).

GCV có chiều dài 9 m, rộng 5 m và cao 3 m. Xe có thể chạy với tốc độ tối đa trên đường tới 70 km/h và tầm hoạt động là 300 km với lượng nhiên liệu tiêu tốn là 965 lít.

Kíp xe sẽ gồm 3 người (lái xe, chỉ huy và pháo thủ) và chở được tới 9 binh sỹ trang bị đầy đủ quân trang và vũ khí ở khoang chở quân phía sau.

Vũ khí của xe bao gồm một khẩu pháo tự động 25 mm và một súng máy đồng trục 7,62 mm trên tháp pháo, trong đó, việc điều khiển tháp pháo và súng máy là hoàn toàn được thực hiện từ xa. GCV sẽ được trang bị với hệ thống quản lý mạng thông tin chiến đấu tích hợp do Northrop Gurmman phát triển.

http://nghiadx.blogspot.com
Trọng lượng của GCV tương lai sẽ "ngang ngửa", thậm chí là nặng hơn cả xe tăng.


Trong tháng 8/2011, quân đội Mỹ đã đưa ra 1 hợp đồng kéo dài trong 2 năm để thiết kế, phát triển và thử nghiệm trình diễn công nghệ cho chương trình chế tạo xe chiến đấu mới cho quân đội.

Chương trình này có sự cạnh tranh tham gia của 2 Liên minh phát triển là BAE Systems (Anh), Northrop Grumman QinetiQ North America, iRobot, Tognum America và Saft (lên đến 450 triệu USD) và Liên minh giữa General Dynamics, Lockheed Martin, Raytheon và Tognum America (số tiền 440 triệu USD).

Trong các tài khóa 2012, Chương trình nghiên cứu và phát triển GCV mới được Quốc hội Mỹ phân bổ lượng ngân sách quân sự lên tới 449.4 triệu USD.

Trong năm 2013, quân đội Mỹ sẽ đưa ra quyết định về các sự lựa chọn cuối cùng cho GCV tương lai của họ, một hợp đồng sẽ được ký kết và thực hiện trong thời gian 4 năm để cung cấp đầy đủ quy mô phát triển và thử nghiệm.

Trên cơ sở nền tảng của thiết kế GCV mới, quân đội Mỹ đã lên kế hoạch vào năm 2018 sẽ bắt đầu đưa vào sản xuất loạt với nhiều biến thể cho các mục đích khác nhau.

Một trong những yêu cầu quan trọng của chương trình là "hạn chế" chi phí cho việc sản xuất mỗi chiếc GCV mới có giá không được vượt quá 9 - 10,5 triệu USD.

http://nghiadx.blogspot.com
Có thể thấy theo thiết kế, GCV tương lai của quân đội Mỹ sẽ được lắp hai tấm giáp cỡ lớn "cực dày" ốp vào hai bên sườn xe để tăng khả năng bảo vệ.


http://nghiadx.blogspot.com
Phần đuôi kéo dài về sau, phần tháp pháo có phần hơi thụt xuống so với phần thân phía sau.


http://nghiadx.blogspot.com
Thông số về các hệ thống vũ khí, hệ thống bảo vệ khác vẫn còn là bí mật.


http://nghiadx.blogspot.com
Nhìn từ trên xuống, có thể thấy tháp pháo của GCV.

Thứ Bảy, 10 tháng 9, 2011

>> Xe thiết giáp đa năng của Ba Lan



Không nằm ngoài xu thế chung của thế giới về chế tạo một thân xe thiết giáp phù hợp với nhiều cấu hình vũ khí, Ba Lan cho ra đời xe Anders.


Trong cơ cấu một quân đội hiện đại, việc sử dụng một thân xe thiết giáp đa năng cho nhiều loại vũ khí khí tài khác nhau tùy thuộc nhiệm vụ đã trở thành xu thế chủ đạo trên thế giới.

Chẳng hạn tại Nga, thân xe BMP-3 được sử dụng cho nhiều loại vũ khí với các mục đích khác nhau như xe chiến đấu bộ binh (IFV) BMP-3, pháo chống tăng tự hành Sprut-SD, pháo cối tự hành 2S31 Vena, tên lửa chống tăng tự hành 9P157 Khrizantema hay tên lửa phòng không tự hành Hermes.

Không nằm ngoài xu thế đó, Ba Lan cũng đang phát triển một thân xe thiết giáp đa năng có thể sử dụng nhiều mục đích nhằm trang bị cho quân đội của mình trong thế kỷ 21 có tên Anders.


http://nghiadx.blogspot.com
Pháo tự hành diệt tăng Anders FSV tại triển lãm MSPO-2011


Anders là loại xe thiết giáp bánh xích, tùy theo vũ khí trang bị và nhiệm vụ, chiếc xe này sẽ sử dụng từ 6 đến 7 bánh dẫn động.

Trái tim của chiếc thiết giáp này là một động cơ MTU V8 199 có công suất cực đại 710 mã lực. Phía dưới bộ phận truyền lực của động cơ chính là một động cơ phụ khác phục vụ máy phát điện có công suất 160 mã lực.

Máy phát điện này sẽ phục vụ hệ thống lái trợ lực, quay tháp pháo hay các khí tài điện tử khác trên xe. Việc trang bị máy phát điện riêng biệt với động cơ chính giúp Anders có khả năng sống sót tốt hơn trên chiến trường ngay cả khi động cơ chính bị hỏng.

Vỏ giáp chính của Anders có khả năng chống lại đạn cỡ 7,62 x 51 mm bắn từ khoảng cách 30 mét hay mìn có khối lượng tới 8 kg phát nổ dưới gầm xe. Nếu được trang bị thêm giáp phụ bổ sung, Anders còn có thể chịu được đạn xuyên giáp APFSDS-T cỡ 25 mm bắn từ khoảng cách 500 mét.

Với khả năng bảo vệ khá tốt nhưng tổng khối lượng của thiết giáp Anders rất nhẹ. Ở cấu hình chưa trang bị vũ khí, khối lượng của Anders chỉ ở mức 20 tấn và ở cấu hình nặng nhất ( trang bị một tháp pháo xe tăng cỡ nòng 120 mm, tổng khối lượng của Anders cũng chỉ nằm ở mức 33 tấn.

Tất nhiên, khối lượng Anders ở biến thể gắn pháo xe tăng nặng hơn rất nhiều so với mức 18 tấn của pháo tự hành chống tăng trên thên xe BMP-3 Sprut-SD của Nga, hay mức 24 tấn của pháo tự hành diệt tăng B1 Centauro (Italy).


http://nghiadx.blogspot.com
Pháo tự hành diệt tăng 2S25 Sprut-SD của Nga có ưu điểm khá nhẹ, có thể đổ bộ đường không và bơi vượt sông.


http://nghiadx.blogspot.com
Pháo tự hành diệt tăng Centauro B1 của Italy lại có ưu điểm về tốc độ cao và hỏa lực mạnh.


Anders có khả năng đạt tốc độ tối đa 72 km/h và leo dốc 60%. Ngoài ra, Anders có khả năng vượt hào rộng 2,6 mét, vượt qua chướng ngại vậy cao một mét và tầm hoạt động tối đa 500 km.

Với mục đích ban đầu của nhà sản xuất nhằm chế tạo ra một thân xe thiết giáp đa năng, Anders có khá nhiều cấu hình vũ khí để chọn lựa như pháo tự hành diệt tăng, xe chiến đấu bộ binh, xe hỗ trợ cứu kéo, xe thiết giáp trinh sát, pháo phòng không tự hành, xe cứu thương chiến trường, pháo tự hành với cỡ nòng tới 155 mm hay pháo phản lực phóng loạt.

Anders FSV

Hiện tại, biến thể pháo tự hành chống tăng của Anders có tên Anders FSV đã khá hoàn thiện và đã trải qua nhiều thử nghiệm.

Anders FSV được lắp đặt một tháp pháo nòng trơn RUAG 120 mm với thiết bị nạp đạn tự động và có khả năng sử dụng mọi loại đạn 120 mm của NATO.

Thiết bị nạp đạn tự động của Anders FSV cho phép pháo thủ có khả năng chọn loại đạn cần bắn ngay từ bảng điều khiển với 12 viên đạn nạp sẵn trong máy.

Ngoài ra, Anders FSV còn mang thêm 20 viên đạn khác trong xe. Các thử nghiệm cho thấy pháo của Anders FSV có thể bắn tối đa tới 10 phát/phút mà không ảnh hưởng đến độ chính xác hay độ bền của các cấu kiện thân xe.


http://nghiadx.blogspot.com
Cấu tạo bên trong biến thể pháo tự hành diệt tăng Anders FSV


Bên cạnh hỏa lực chính là pháo 120 mm, Anders FSV còn được trang bị một đại liên đồng trục UKM 7,62 mm do Ba Lan sản xuất cùng một súng máy hạng nặng 12,7 mm hoặc súng phóng lựu tự động 40 mm trên ụ súng ZSMU-127 Kobuz điều khiển từ bên trong xe.

Anders IFV

Biến thể xe chiến đấu bộ binh của Anders được lắp đặt tháp pháo HITFIST, vũ trang bằng một pháo bắn nhanh MK-44 Bushmaster II cỡ nòng 30 mm cùng 2 tên lửa chống tăng Spike do Israel sản xuất. Khẩu MK-44 sử dụng chung các loại đạn với khẩu súng GAU-8 Avengers gắn trên máy bay săn tăng A-10 Thunderbolt như đạn xuyên cháy (API - Amour Piercing Incendiary), đạn nổ cháy (HEI), đạn thanh xuyên APFSDS-T.
Khẩu pháo này có tốc độ bắn tối đa 200 phát/phút và có tầm bắn hiệu quả 3.000 mét.

http://nghiadx.blogspot.com
Biến thể xe chiến đấu bộ binh Anders IFV với tháp pháo tự động HITFIST.


Tổ lái biến thể Ander IFV có ba người, lái xe ngồi ở vị trí như Anders FSV nhưng pháo thủ và trưởng xe ngồi luôn bên trong tháp pháo. Tuy thông thường tháp pháo được vận hành bởi cả pháo thủ và trưởng xe, tuy nhiên trong điều kiện đặc biệt tháp pháo của Anders IFV vẫn óc thể dược vận hành bởi một người.

Ngoài ra, tháp pháo HITFIST được trang bị các thiết bị đo xa laser, camera ảnh nhiệt giúp Anders có khả năng chiến đấu tốt vào ban đêm và thời tiết xấu.

Anders ARV

Với biến thể xe cứu kéo (ARV - Armoured Recovery Vehicle), Anders được trang bị một cần cẩu với trọng tải 15 tấn và cáp kéo chịu tải 30 tấn.

Biến thể này của Anders được thiết kế với khả năng có thể sửa chữa nhanh các xe cộ hỏng hóc trên chiến trường hay đưa nhanh các xe bị hỏng ra khỏi vùng nguy hiểm.

Hiện nay biến thể Ander FSV đã trải qua nhiều thử nghiệm. Tháp pháo HITFIST của bản Ander IFV cũng đã được “thử lửa” tại chiến trường Iraq và chứng minh tính hiệu quả của nó. Do đó, những loại vũ khí này sẽ sớm được sản xuất hàng loạt và là xương sống cho lục quân Ba Lan.

Thứ Năm, 12 tháng 5, 2011

>> Bae System trình làng xe bọc thép mới



Bae system đã tung ra thị trường một mẫu xe bọc thép chở quân hoàn toàn mới RG35 RPU.

Biến thể RG35 RPU được sản xuất tại nhà máy của Bae system ở Nam Phi, mẫu xe bọc thép chở quân mới đã chứng minh khả năng hoàn toàn mới trong việc bảo vệ tổ lái và binh lính đi kèm trước hỏa lực đối phương.

RG35 RPU mang một thiết kế khí động học hoàn toàn mới, mũi xe được thiết kế giống như phần mũi xe tăng, lưới tản nhiệt được bố trí hai bên thay vì ở trung tâm như các mẫu xe khác.



RG35 RPU được trang bị các modun bảo vệ rất chắc chắn.

Xe có 4 bánh lốp cỡ lớn, khoảng sáng gầm xe tương đối cao. Điều này cho phép xe hoạt động trên nhiều địa hình.

Chiếc xe đã chứng minh khả năng tuyệt vời trong trinh sát chiến trường và chở quân. Xe có thể được gắn vũ khí trực tiếp, hoặc gián tiếp lên tháp pháo trên nóc xe.

Vị trí này còn có thể gắn các thiết bị trinh sát như các camera hồng ngoại hay thiết bị điện tử để giám sát chiến trường, xe cũng có thể dễ dàng sửa đổi để chuyển đổi mục đích sang vận tải hàng hóa, đặc biệt trong trường hợp chiến sự ác liệt.

Xe được bọc thép chắc chắn, có thiết kế dạng các mô đun bảo vệ, giúp bảo vệ an toàn tuyệt đối cho tổ lái và binh sĩ đi kèm khỏi bom, mìn, lựu đạn, mảnh đạn pháo, vũ khí cá nhân.

Các nhà sản xuất còn cẩn thận bọc thép cho đáy xe để chống bom, mìn tự tạo.

Khối lượng rỗng của xe lên đến 21 tấn, nặng hơn xe thiết giáp lội nước PT-76 của Nga, khả năng mang tải trọng hàng hóa 3 tấn. Xe có khả năng mang theo 9 binh sĩ với đầy đủ trang bị.

Hiện tại động cơ sử dụng cho xe RG35 RPU chưa được công bố, song với khối lượng lên đến 21 tấn chắc chắn xe phải được trang bị động cơ rất mạnh mới có thể đảm bảo khả năng cơ động.

Xe RG35 RPU có thông số cơ bản, dài 5,2m, rộng 2,6m, tổng chiều cao 2,5m, khoảng sáng gầm xe 414mm.



Cửa lên xuống phía sau của xe RG35 RPU.



Phần mũi xe được thiết kế làm tăng khả năng bảo vệ xe trước các thiết bị nổ

[BDV news]


Thứ Sáu, 25 tháng 2, 2011

>> Quân đội Mỹ tiếp tục 'thắt lưng buộc bụng'



Với tình hình kinh tế gặp nhiều khó khăn, quân đội Mỹ phải tiến hành nghiên cứu lại và cắt giảm chi phí cho những dự án chế tạo vũ khí "đắt nhất thế giới".

Hải quân Mỹ thông báo đã giảm được chi phí dự kiến cho mỗi tàu ngầm lớp Ohio là 1 tỷ USD. Tuy nhiên, theo các quan chức cấp cao phụ trách vũ khí của Mỹ, mục tiêu cuối cùng của kế hoạch là cắt giảm hơn 2 tỷ USD cho mỗi tàu ngầm lớp Ohio mới.

“Các chuyên gia đã nghiên cứu những vấn đề gây ra chi phí quá lớn trong thiết kế của tàu ngầm, từ đó đưa ra các giải pháp tiết kiệm”,quan chức cấp cao của Mỹ Ashton Carter cho biết.



Tàu ngầm lớp Ohio trị giá lên tới 7 tỷ USD.

Tại hội nghị an ninh quốc gia của Mỹ vào ngày 22/2, ông Carter phát biểu: “Theo thiết kế nguyên bản, mỗi dự án chế tạo tàu ngầm SSBN (X) có chi phí khoảng 7 tỷ USD.

Hiện tại, chi phí này đã được giảm còn 6 tỷ USD và theo dự kiến, con số mong muốn cuối cùng là 4,9 tỷ USD. Nếu chi phí vẫn giữ nguyên ở mức 7 tỷ USD/ 1 tàu ngầm, hải quân Mỹ sẽ không thể chi trả nổi.”

Việc xem xét lại thiết kế vũ khí là một xu hướng mới của các quan chức quân đội để cắt giảm chi phí khi Mỹ vẫn gặp nhiều khó khăn về kinh tế.

Trong tương lai, nhiều chương trình của quân đội Mỹ như: máy bay ném bom thế hệ mới, xe thiết giáp chiến đấu trên bộ cũng như máy bay trực thăng vận tải thế hệ mới dành cho tổng thống Mỹ cũng sẽ được nghiên cứu lại.

(Defense News)

Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang