Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: cảng Đại Liên

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Hiển thị các bài đăng có nhãn cảng Đại Liên. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn cảng Đại Liên. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Hai, 22 tháng 8, 2011

>> Ý nghĩa của tàu sân bay Thi Lang đối với người Trung Quốc?



Sự kết hợp giữa khoa học kỹ thuật và quân sự đã làm cho Trung Quốc có nhiều bước tiến về sức mạnh quân sự, Trung Quốc chính thức bước vào thời đại tàu sân bay.


http://nghiadx.blogspot.com


Dưới đây là bài viết được đăng tải trên trang Zaobao của Singapore dẫn nguồn tờ Văn Hối, Hồng Kông, Trung Quốc:

Tờ “Văn Hối” viện dẫn, vào độ tuổi 86 năm 1975, nhà sử học Anh Arnold Toynbee vẫn viết bài gửi tờ "New York Times" đưa ra một dự đoán táo bạo: "Thế kỷ 19 là thế kỷ của người Anh, thế kỷ 20 là thế kỷ của người Mỹ, thế kỷ 21 là thế kỷ của người Trung Quốc". Đến nay, lịch sử đã chứng minh, Trung Quốc dường như đã xác nhận dự đoán của Toynbee, bước trên con đường rực rỡ trong thế kỷ 21.

Ngày 10/8, Trung Quốc cuối cùng đã bắt đầu chạy thử nghiệm tàu sân bay Thi Lang, bắt đầu bước trên con đường chiến lược tàu sân bay, nó có ý nghĩa rất quan trọng.


Xây dựng sức mạnh trên biển

Từ trước đến nay, Trung Quốc có ưu thế sức mạnh trên đất liền hơn là sức mạnh trên biển. Lịch sử cho thấy, sự kiện được ca ngợi nhất về sức mạnh trên biển của Trung Quốc chính là Trịnh Hòa vượt đại dương.

Sau hơn 60 năm thành lập nước, Trung Quốc đã trở thành nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới, sức mạnh quân sự không ngừng được tăng cường, làm xuất hiện “Thuyết mối đe dọa từ Trung Quốc” ở các nước trên thế giới.

Nhưng dù cho sức mạnh quân sự nhảy vọt như thế nào, Trung Quốc vẫn thấy chưa thỏa mãn do chưa có tàu sân bay. Đặc biệt, trong 5 thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, chỉ có Trung Quốc là chưa có tàu sân bay. Vì vậy, cho dù thế nào Trung Quốc cũng cần đẩy mạnh chế tạo tàu sân bay.

Chính vì lẽ đó, vào thập kỷ 90 của thế kỷ trước, Trung Quốc đã mua tàu sân bay cũ Kuznetsov của Ukraine để cải tạo. Qua nỗ lực nhiều năm, cuối cùng tàu Thi Lang đã chạy ra biển khơi, hoàn thành chạy thử lần đầu tiên và đã quay trở về cảng Đại Liên.

Đây là lời tuyên bố với thế giới rằng Trung Quốc đã bắt đầu có khả năng tàu sân bay và có ý đồ chiến lược, trong tương lai Trung Quốc sẽ không phải là nước lớn không có tàu sân bay nữa.

Đến nay tàu sân bay Thi Lang đã được chạy thử, cho thấy Trung Quốc tuy còn chưa có có sức mạnh cường quyền trên biển, nhưng ít ra đã mở ra cánh cửa xây dựng sức mạnh trên biển.

Làm phấn chấn lòng dân

Sau khi kinh tế mạnh lên, Trung Quốc ngày càng tự tin và có cảm giác ưu việt, lòng tự tôn mạnh hơn. Không thể phủ nhận, Trung Quốc thực sự đã là một cường quốc thế giới và là một trong số ít các nước châu Á có thể so sánh với các cường quốc Âu-Mỹ.

Trung Quốc có sự pha trộn giữa ý nguyện rất cao của người dân Trung Quốc (Trung Quốc phải có tàu sân bay mới có thể xưng là nước lớn trên thế giới) và tham vọng bắt kịp trào lưu thế giới. Chính phủ Trung Quốc lấy lòng dân làm nền tảng, lấy mưu đồ và ý chí mạnh mẽ làm khởi đầu, lẽ nào lại lạc hậu về nghiên cứu phát triển tàu sân bay so với người khác?

Vì vậy, nghiên cứu phát triển tàu sân bay, một mặt là do nhu cầu quốc phòng, mặt khác là thỏa mãn ham muốn của người dân Trung Quốc. Hiện nay, tàu sân bay đầu tiên đã hoàn thành chạy thử,

có tác dụng cổ vũ rất lớn đối với lòng dân, trong tương lai việc nghiên cứu phát triển tàu sân bay của Trung Quốc chắc chắn sẽ được dốc sức toàn lực, để chấn hưng sức mạnh quốc gia, thỏa mãn lòng dân, trở thành cường quốc.

Thể hiện sức mạnh khoa học công nghệ

http://nghiadx.blogspot.com
Cảng Đại Liên, đại bản doanh tạm thời của tàu sân bay Thi Lang


Sự nhảy vọt về khoa học công nghệ đã làm cho Trung Quốc có vị thế quan trọng trên thế giới. Sự tiến bộ của khoa học công nghệ và quân sự là sản phẩm của sự phát triển mấy chục năm qua của Trung Quốc.

Có thể nói, Trung Quốc đã sử dụng sức mạnh quốc gia để phát triển khoa học kỹ thuật và quân sự, đặc biệt là trong phát triển công nghệ quân sự, Trung Quốc đã tuyển dụng một nhóm các chuyên gia, học giả trong và ngoài nước, liên tục nghiên cứu phát triển và thử nghiệm, có tham vọng không để lạc hậu quá nhiều, quá lâu so với các cường quốc phương Tây trong lĩnh vực khoa học kỹ thuật và quân sự.

Trong một thời gian dài, trong sự phát triển tương tác song song giữa khoa học kỹ thuật và quân sự, Trung Quốc đã có được thành tựu và sức mạnh rực rỡ.

Có rất nhiều ví dụ như: phóng thử vệ tinh, các nhà du hành bay vào vũ trụ, vũ khí tiên tiến có tính năng cao, ngành công nghiệp khoa học điện toán đám mây v.v… đều có thể chứng minh là Trung Quốc đã trở thành cường quốc khoa học kỹ thuật và quân sự.

Tuy có những lĩnh vực vẫn còn có khoảng cách với các cường quốc khoa học công nghệ phương Tây, nhưng phương Tây chắc chắn không thể coi thường ý đồ và tiềm năng nghiên cứu phát triển của Trung Quốc trong lĩnh vực này.

Hiện nay, tàu sân bay đã chạy thử, đại diện cho sức mạnh khoa học kỹ thuật và quân sự của Trung Quốc, đây là điều không thể xem nhẹ. Bề ngoài, các nước phương Tây bày tỏ lạc quan, nhưng đằng sau lại lo ngại.

Lần này Trung Quốc chạy thử tàu sân bay đã thể hiện sức mạnh song song của quân sự và khoa học kỹ thuật. Trong tương lai, cạnh tranh trong lĩnh vực này sẽ không giảm xuống.

Tham gia các vấn đề quốc tế

http://nghiadx.blogspot.com


Mỹ luôn kêu gọi "Trung Quốc có thể làm một nước lớn có trách nhiệm", thực ra chính là muốn Trung Quốc làm một nước lớn có thể cùng tham gia các vấn đề quốc tế.

Còn Trung Quốc rất mong muốn có thể cùng Mỹ quản lý các vấn đề quốc tế, bởi vì với thực lực kinh tế hiện nay của Trung Quốc và với tư cách là chủ nợ lớn nhất của Mỹ, Trung Quốc đương nhiên muốn đóng vai trò quan trọng hơn trên trường quốc tế, muốn luôn có tiếng nói trong toàn bộ hệ thống thế giới.

Từ trước đến nay, Trung Quốc chưa bao giờ từ bỏ cơ hội và không gian để tham gia tích cực các vấn đề quốc tế. Mục đích là nhằm thể hiện sức mạnh, thực hiện ý đồ, mở rộng chiến tuyến của Trung Quốc trên bản đồ chiến lược quốc tế, mở ra trang sử mới cho Trung Quốc.

Lịch sử cho thấy, cùng với việc chạy thử tàu sân bay, Trung Quốc đang thể hiện vị thế quan trọng then chốt của họ ở châu Á, đồng thời từ đó mở rộng sang phương Tây. Còn các vấn đề quốc tế sẽ không chỉ do Mỹ tham gia và quyết định, Trung Quốc sẽ đóng vai trò nước lớn có trách nhiệm mạnh mẽ hơn. Một ý đồ khác trong triển khai tàu sân bay là đã biểu lộ ý đồ tham gia các vấn đề quốc tế của Trung Quốc.

Toynbee đưa ra kết luận, Trung Quốc cho rằng: "Chỉ có văn hóa Nho giáo và Phật pháp Đại thừa trong văn hóa Trung Quốc mới đem lại an ninh, thịnh vượng và hạnh phúc cho thế giới, mới có thể giúp cho loài người trong thế kỷ 21 giải quyết được vấn đề".

Ngoài ý đồ phát triển tàu sân bay, tầng lớp cấp cao Trung Quốc phải chăng cần suy nghĩ về lời khuyên của Toynbee, để việc Trung Quốc phát triển tàu sân bay có thể giải quyết vấn đề cho loài người, chứ không phải làm tăng nguy cơ cạnh tranh và xung đột quốc tế phức tạp hơn.

Thứ Sáu, 5 tháng 8, 2011

>> Trung Quốc phong tỏa cảng Đại Liên



Cục an toàn hàng hải tỉnh Liêu Ninh Trung Quốc đã ra thông báo phong tỏa toàn bộ khu vực xung quanh cảng Đại Liên.


Theo đó toàn bộ tàu thuyền sẽ bị cấm đi vào khu vực này từ ngày 4-16 tháng 8/2011.

Trong thông báo phong tỏa khu vực cảng Đại Liên mà cơ quan an toàn hàng hải Liêu Ninh đưa ra, sở dĩ họ phong tỏa khu vực cảng này là để phục vụ cho mục đích quân sự.
http://nghiadx.blogspot.com
Vùng màu đỏ là khu vực bị phong tỏa kể từ ngày hôm nay. Ảnh:Clubchina



Khu vực phong tỏa bắt đầu từ vị trí neo đậu hiện tại của tàu sân bay Thi Lang (Varyag) cho đến gần hết khu vực eo biển Bột Hải. Sự kiện phong tỏa này được thông báo là để cho các thử nghiệm sơ bộ ban đầu của tàu sân bay Thi Lang.

http://nghiadx.blogspot.com
Khu vực neo đậu của tàu sân bay Varyag. Ảnh: Clubchina



Trên các tuyến đường dẫn đến cảng Đại Liên và các tuyến đường xung quanh, tất cả các phương tiện không có phận sự đều không được phép vào khu vực này. Chính quyền địa phương cho biết, tất cả người dân cũng như phóng viên không được phép quay phim, chụp hình trong khu vực thử nghiệm của Thi Lang.

Các đơn vị kiểm soát quân sự bắt đầu tăng cường làm nhiệm vụ kể từ hôm nay 4/8/2011. Cảnh sát địa phương cũng đã ra thông báo cho tất cả người dân trong khu vực không được leo núi cũng như sử dụng các tòa nhà cao tầng cho mục đích chụp ảnh. Bất cứ trường hợp bất thường nào đều bị bắt giữ và thẩm tra tại cơ quan cảnh sát địa phương.

Sự kiện ra thông báo phong tỏa khu vực cảng Đại Liên một cách bất thường này khiến dư luận không khỏi thắc mắc. Mặc dù, mục đích của cuộc phong tỏa này được cho là để thử nghiệm tàu sân bay, tuy nhiên có thể đây chỉ là một hành động che mắt dư luận trước sự cố của tàu ngầm hạt nhân Trung Quốc.

Trước đó, theo một thông tin từ cơ quan tình báo Nhật Bản, một tàu ngầm hạt nhân của Trung Quốc đã gặp sự cố gần cảng Đại Liên và gây rò rỉ phóng xạ ra khu vực xung quanh. Thông báo phong tỏa khu vực cảng Đại Liên một cách gắt gao của chính quyền địa phương và quân đội Trung Quốc càng làm cho thông tin này có cơ sở hơn. Tag: Hải quân Trung Quốc, Tàu sân bay Thi Lang, Tàu sân bay Trung Quốc, Hải quân các nước trên thế giới

[news]


Thứ Tư, 3 tháng 8, 2011

>> 'Xác chết' Varyag về Trung Quốc như thế nào?



Tàu sân bay đầu tiên của Hải quân Trung Quốc đã trải qua đoạn đường 28.200km về tới cảng Đại Liên, Trung Quốc.


Varyag là tên của tàu sân bay đa năng lớp Admiral Kuznetsov do Liên Xô chế tạo dự định trang bị cho Hạm đội tàu sân bay của Hải quân Xô Viết.

Ngày 6/12/1985, Varyag được khởi công đóng tại nhà máy 444 (ngày nay là công ty đóng tàu Nam Nikolayev) thuộc Nikolayev. Ngày 4/12/1988, Varyag chính thức được hạ thủy.

Sau khi Liên bang Xô Viết sụp đổ, các khí tài của Liên Xô được chia cho các nước thành viên liên bang. Và Ukraine được tiếp nhận xác Varyag.

Bán đấu giá

Do những biến động mạnh cả về chính trị và kinh tế thời hậu Xô Viết nên Ukraine không có khả năng hoàn thiện toàn bộ Varyag. Năm 1992, chính quyền Ukraine quyết định dừng việc chế tạo Varyag. Vào thời điểm đó, cơ bản con tàu đã hoàn thiện nhưng thiếu hệ thống điện tử, động cơ và vũ khí.

Sau một thời gian dài “đắp chiếu”, chính phủ Ukraine quyết định đem bán đấu giá Varyag. Năm 1998, Bộ trưởng thương mại Ukraine Roman Shepk tiết lộ công ty du lịch Chonglot (trụ sở tại HongKong) đã thắng thầu.

“Vỏ” tàu Varyag được bán với giá rất rẻ chỉ 20 triệu USD. Chonglot dự định sẽ đưa Varyag về neo đậu tại Macau và hoán cải nó thành khách sạn – sòng bạc nổi.

Mặc dù vậy, trước chuyến đi Chonglot định đưa Varyag tới Macau nhưng chính quyền Macau đã lên tiếng cảnh báo họ không chấp nhận cho Varyag về neo đậu ở cảng.


http://nghiadx.blogspot.com
Xác tàu sân bay Varyag trên vùng biển Thổ Nhĩ Kỳ.


Đường về lắm gian nan

Từ giữa năm 2000, đội tàu kéo của Hà Lan cùng thủy thủ đoàn người Philippines được công ty Chonglot thuê kéo “xác Varyag” về Trung Quốc. Dự kiến ban đầu họ định đưa tàu vượt qua biển Đen, kênh đào Suez và tới Macau nưng thực tế thì không ít khó khăn nảy sinh.

Đầu cuộc hành trình, Chonglot lại gặp vấn đề lớn khi chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ không đồng ý cho Varyag đi qua eo biển Bosphorus. Lý do mà Thổ Nhĩ Kỳ đưa ra là tàu Varyag không có động cơ sẽ gây nguy hiểm cho các tàu thuyền khác di chuyển trên eo biển.

Vì việc này mà Varyga phải loanh quanh ở Biển Đen 16 tháng. Sau đó, phái đoàn cấp cao của chính phủ Trung Quốc đại diện cho Chonglot đã tới Thủ đô Ankara tiến hành đám phán giải quyết vụ việc.

Cuối cùng, sau một vài thỏa thuận trao đổi thì tới ngày 1/11/2001 chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ đồng ý cho Varyag đi qua eo Bosphorus.

Varyag được “hộ tống” bởi 27 tàu các loại (trong đó có 11 tàu kéo và 3 tàu hoa tiêu). Để vượt qua eo Bosphorus, nó phải mất tới 6 giờ trong khi các tàu cỡ lớn thông thường chỉ mất 1 tiếng rưỡi.

Lúc 11h45 2/11, Varyag đã vượt qua bán đảo Gallipoli và cảng Canakkale (thuộc eo biển Dardanelles của thổ Nhĩ Kỳ) với tốc độ trung bình 5,8 hải lý/h (10,7km/h).

Ngày 3/11, Varyag gặp phải gió bão lớn làm đứt cáp trôi dạt trong khi đang đi tới hòn đảo Skyros của Hy Lạp. Ngay lập tức, các thủy thủ tàu kéo cố gắng thiết lập lại cáp kéo tàu. Tới tận ngày 7/11 thì việc này mới thành công, trong quá trình cứu kéo thì một thủy thủ tàu kéo Haliva Champion đã thiệt mạng.

Con tàu tiếp tục cuộc hành trình về Trung Quốc. Do kênh đào Suez không chấp nhận những con tàu “chết” (không có động cơ tàu) nên đội tàu kéo phải đưa Varyag đi vòng qua eo biển Gibraltar, mũi Hảo Vọng và eo biển Malacca. Ngày 20/2/2002, tàu Varyag tiến vào hải phận Trung Quốc.

Ngày 3/3 con tàu cập cảng Đại Liên – Đông bắc Trung Quốc. Trong suốt cuộc hành trình, đội tàu kéo di chuyển với tốc độ trung bình 6 hải lý/h (11km/h) vượt 28.200km. Đội tàu dừng tiếp liệu và nhu yếu phẩm tại Piraeus (Hy Lạp), Las Palmas (đảo Canary), Maputo (Mozambique) và đảo quốc Singapore.

Tổng chi phí cho việc đưa Varyag về Đại Liên tiêu tốn hơn 30 triệu USD.

Chonglot và Hải quân Trung Quốc là một?

Varyag không bao giờ rời khỏi cảng Đại Liên nữa, nó cũng không được hoán cải thành sòng bạc như tuyên bố ban đầu mà sớm “lộ nguyên hình” tàu sân bay đầu tiên của Hải quân Trung Quốc.

Vấn đề đặt ra là tại sao Chonglot không sớm “thu hồi” Varyag để kinh doanh các dịch vụ giải trí mà lại “giao” nó cho quân đội. Phải chăng, Chonglot chẳng qua chỉ là tấm bình phong mà Hải quân Trung Quốc dựng lên. Số tiền 20 triệu USD mà Chonglot chi ra mua Varyag thực tế là tiền của Hải quân Trung Quốc.


http://nghiadx.blogspot.com

Varyag "vĩnh viễn" nằm lại cảng Đại Liên, Trung Quốc.


Thật vậy, nếu Hải quân Trung Quốc trực tiếp đứng ra mua Varyag thì thực sự sẽ làm cả thế giới chú ý. Vì thế, họ thông qua công ty tư nhân để mua về thì sẽ tránh được dư luận để ý đến. Họ hoàn toàn có thể âm thầm nghiên cứu tàu sân bay mà không bị “làm phiền”.

Ngoài ra, còn một lý do nữa cho thấy “sợi dây vô hình” liên kết Chonglot với Quân đội Trung Quốc. Đó là, Chonglot là công ty con của công ty Chin Luck (trụ sở tại Hong Kong). Chủ tịch lãnh đạo Chin Luck lại từng là sĩ quan Quân đội Trung Quốc.


[BDV news]


Thứ Bảy, 2 tháng 7, 2011

>> Tại sao tàu sân bay Trung Quốc lỡ hẹn với đại dương?




Tàu sân bay Thi Lang của Trung Quốc đã lỡ hẹn với chuyến đi đầu tiên của mình, tuy nhiên điều đó cũng đặt ra nhiều ẩn số.

Tàu sân bay Thi Lang tân trang lại từ tàu sân bay Varyag mua của Ukraina được khởi đóng từ thời Liên Xô. Theo phương tiện truyền thông Hong Kong, cuộc thử nghiệm đầu tiên của Thi Lang sẽ tiến hành vào ngày 1/7.

Tuy nhiên, theo thông tin mới nhất chuyến thử nghiệm đầu tiên sẽ phải hoãn lại ít nhất 1 tháng nữa bởi rất nhiều các vấn đề không được công bố.

Thời gian trì hoãn dự định kéo dài đến tháng 8, và không xác định ngày cụ thể cho thử nghiệm đầu tiên.

Một quan chức giấu tên của quân đội Trung Quốc cho biết: “ Điều đó phụ thuộc vào hoàn cảnh cụ thể, bất cứ lúc nào cũng có thể được điều chỉnh, sự cần thiết phải xem xét các yếu tố như thời tiết, tình hình môi trường bên ngoài sẽ ảnh hưởng như thế nào đến chuyến thử nghiệm đầu tiên”.

Như vậy, có vẻ như yếu tố ảnh hưởng tới việc thử nghiệm tàu Thi Lang là do yếu tố "thiên thời".



Tàu sân bay Thi Lang đã sẳn sàng để chạy thử hay chưa vẫn là một ẩn số.


Thi Lang đã thực sự sẵn sàng?

Nếu đánh giá tiến độ hoàn thành của tàu sân bay Thi Lang qua các bức ảnh được đăng tải tràn lan trên các trang mạng quốc phòng Trung Quốc. Có vẻ như Thi Lang đã được hoàn thành một cách đầy đủ nhất.

Màu sơn mới, một hệ thống radar mảng pha đa chức năng mới, các hệ thống vũ khí cũng đã được lắp đặt xong. Nhà thầu đã thu dọn các thiết bị thi công trên boong tàu, trả lại hình một con tàu sân bay đúng nghĩa.

Một hình ảnh xuất hiện trên trang Milchina cho thấy, một cột khói cao đã bốc lên từ phần ống khói của tàu sân bay. Điều này cho thấy, một động cơ mới đã được lắp đặt bên trong. Mọi thứ có vẻ đã sẳn sàng, việc thử nghiệm chỉ còn là vấn đề thời gian.

Tuy nhiên, theo đánh giá của các chuyên gia quân sự thế giới lâu nay vẫn dõi theo sự phát triển của tàu sân bay này. Thi Lang mới chỉ khoác lên mình bộ áo mới, bên trong phòng động cơ vẫn là một ẩn số.

Đó cũng chính là vấn đề nan giải nhất đối với tàu sân bay Thi Lang. Khi được mua lại từ Ukraine, tàu sân bay Varyag đã hoàn thành cơ bản, chỉ thiếu mỗi động cơ là hệ thống điện tử. Dường như, Trung Quốc chỉ cần gắn động cơ và hệ thống điện tử, Varyag có thể sẳn sàng để hoạt động ngay.

Với hệ thống điện tử, Trung Quốc có thể đủ khả năng để hoàn thành trong thời gian sớm nhất. Bằng chứng là Trung Quốc đã phát triển một hệ thống radar mảng pha đa chức năng mới cho tàu sân bay Thi Lang. Cấu trúc thượng tầng của tàu sân bay phải sửa đổi để phù hợp với hệ thống radar mới này. Công việc lắp đặt đã được hoàn tất. (>> chi tiết)

Song hệ thống động lực cho một chiếc tàu khổng lồ này lại là một “điểm yếu” cố hữu của công nghiệp quốc phòng Trung Quốc. Trung Quốc thiếu công nghệ động cơ đẩy hàng hải, không sản xuất được động cơ tuabin hơi nước hoặc động cơ tuabin khí.

Theo một số nguồn tin, Trung Quốc đã mua được động cơ tuabin hơi nước vốn được thiết kế dành cho tàu sân bay Varyag từ Ukraine. Nếu vậy, Thi Lang sẽ lặp lại những trục trặc bất tận giống chiếc Đô đốc Kuznetsov của Hải quân Nga? Người Trung Quốc sẽ khắc phục các khuyết điểm của động cơ tuabin hơi nước của Ukraine như thế nào? Năng lực của tàu sân bay Thi Lang phụ thuộc rất nhiều vào vấn đề này.

Một chuyên gia giấu tên của quân đội Trung Quốc trao đổi thêm với giới truyền thông Hong Kong rằng: “Thử nghiệm nếu có của Thi Lang chỉ một thử nghiệm mang tính nội bộ. Tàu sân bay vẫn chưa thực sự hoàn thành. Toàn bộ thệ thống vũ khí, thiết bị điện tử, các hệ thống liên quan sẽ mất một thời gian để có thể hoạt động thành một hệ thống tổng thể”. Theo đánh giá của chuyên gia này, tàu sân bay Thi Lang vẫn chưa sẳn sàng cho chuyến thử nghiệm đầu tiên.


Chờ thời cơ khuếch trương hình ảnh

Tuy nhiên cũng cần nhớ lại bài phát biểu của quan chức quân đội Trung Quốc giấu tên, chuyến thử nghiệm của tàu sân bay Thi Lang có thể xuất hiện bất cứ lúc nào, tùy vào tình hình hiện tại. Do đó, vào thời gian này, tồn tại một giả thuyết khác được các nhà phân tích nhận định là “chờ thời cơ hợp lý hơn”.

Thực tế cho thấy rằng, gần như tất cả các hệ thống vũ khí mới mang tầm chiến lược của Trung Quốc đều xuất hiện trong các sự kiện trọng đại, mang nhiều ý nghĩa chính trị.

Đơn cử, sự xuất hiện của tiêm kích tàng hình thế hệ 5 J-20 hồi tháng 1/2011 trùng với chuyến thăm của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates đến Trung Quốc.

Trung Quốc luôn thực hiện công tác "quảng bá" cho các hệ thống vũ khí của mình rất tốt, chuyến viếng thăm của Bộ trưởng Gates là một sự kiện thu hút sự chú ý của giới truyền thông thế giới. Cùng với đó một hệ thống vũ khí mới xuất hiện, càng làm cho báo giới tốn không ít giấy mực để bình phẩm. Qua đó khuếch trương hình ảnh sức mạnh quân sự Trung Quốc, cho dù giữa giới thiệu và thực tế còn một khoảng cách khá xa.

J-20 gần như hoàn toàn im lặng sau chuyến bay thử nghiệm đầu tiên vào tháng 1/2011. Do đó, tàu sân bay Thi Lang cũng không phải là một ngoại lệ cho “chiêu” quảng bá hình ảnh của quân đội Trung Quốc.

Có thể tàu sân bay Thi Lang đã sẵn sàng để chạy thử, nhưng nó sẽ chờ đợi một thời điểm “nổi bật” và "hiệu quả" hơn để xuất hiện. Có thể là Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc sắp tới với vai trò là một minh chứng cho thành quả lãnh đạo của đảng này.

Cũng có thể Thi Lang sẽ bất ngờ xuất hiện trong chuyến thăm sắp tới của Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ tới Trung Quốc. Sự xuất hiện của Thi Lang vừa mang tính quảng bá thành quả của công nghiệp quốc phòng vừa lặp lại thông điệp của J-20.

Tuy nhiên, nếu Thi Lang có xuất hiện trong các sự kiện trọng đại của Trung Quốc, sự xuất hiện này mang tính chất tinh thần nhiều hơn. Thi Lang vẫn còn quá nhiều vấn đề "cố hữu" cần phải khắc phục trước khi thực sự tiến ra biển lớn.

[BDV news]


Thứ Năm, 23 tháng 6, 2011

>> Trung Quốc làm 'dịu' tình hình biển Đông?





Trung Quốc sẽ lần đầu tiên thử nghiệm tàu sân bay Thi Lang vào1/7, một tờ báo Hong Kong đưa tin ngày hôm qua.


Thông tin được công bố trong bối cảnh các nước láng giềng đang lo lắng trước những căng thẳng trên biển Đông.

Tờ Thương mại Hong Kong hằng ngày cho biết, các hoạt động thử nghiệm sẽ diễn ra vào dịp lễ kỉ niệm 90 năm thành lập Đảng Cộng sản Trung Quốc. Tuy nhiên kế hoạch vẫn có thể thay đổi bởi các yếu tố thời tiết.

Trong một báo cáo hồi đầu tháng 6, ông Trần Bỉnh Đức, Tổng tham mưu trưởng Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc xác nhận tàu sân bay đang được trang bị, sửa chữa, tuy nhiên ông từ chối tiết lộ thời gian hoàn thiện.

Tờ báo này cũng tiết lộ tàu sân bay Thi Lang sẽ chính thức hoạt động vào ngày 1/10/2011 – ngày Quốc khánh Trung Quốc – sau khi công nhân hoàn thành việc lắp đặt hệ thống vũ khí, máy móc.



Tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc - Thi Lang - neo đậu tại cảng Đại Liên


Giới quân sự Trung Quốc hy vọng, "tàu sân bay sẽ biểu thị sức mạnh của hải quân Trung Quốc, răn đe các nước đang nhắm đến biển Đông, làm dịu những căng thẳng”, nguồn tin cho hay.

Nếu thực sự giới quân sự Trung Quốc nghĩ như vậy thì nhà bình luận người Mỹ Arthur Herman đã rất chính xác khi đưa ra nhận định: "Trung Quốc đang làm giảm hình ảnh một siêu cường đang nổi và có xu hướng trở thành kẻ bắt nạt vượt tầm kiểm soát".

Trung Quốc đã giành rất nhiều thời gian, công sức để cải tạo lại Varyang – một tàu sân bay cũ của Liên Xô được mua lại từ Ukraine năm 1998 – thành một chiếc tàu sân bay mới.

Khi mới mua về, con tàu chỉ là lớp vỏ rỉ sét, không có động cơ, không có vũ khí, các thiết bị quan trọng. Thử nghiệm là một hoạt động hết sức cần thiết trước khi đưa con tàu vào hoạt động chính thức.

Chương trình nâng cấp này đã được biết đến rộng rãi trong vài năm qua. Gần đây những hình ảnh công nhân dọn dẹp, làm việc trên con tàu hiện đang neo đậu tại phía Bắc cảng Đại Liên cũng được phát tán rộng rãi.

Trước đây, giới quan chức đã phát biểu tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc sẽ không đặt ra mối đe dọa cho các quốc gia khác mà chỉ nằm trong chiến lược phòng thủ của Bắc Kinh.

[BDV news]


Thứ Bảy, 18 tháng 6, 2011

>> Hải quân Trung Quốc với tới đâu thế giới bất an tới đó





Những hình ảnh về các tàu chiến Trung Quốc tăng tốc giữa các đảo Nhật Bản tại Thái Bình Dương cho cuộc diễn tập nhanh chóng được lưu hành vào tuần trước, và nhấn mạnh những gì mà Bộ trưởng Quốc phòng Nhật gọi là "lo ngại nghiêm trọng".

Việt Nam và Philippines liên tiếp đưa ra cáo buộc với các tàu thuyền Trung Quốc vi phạm chủ quyền lãnh thổ ở Biển Đông. Những vụ việc riêng biệt phản ánh một thực trạng mới và có khả năng bất ổn. Khi chính phủ và lực lượng hải quân đang hiện đại hóa nhanh chóng của Trung Quốc mở rộng "tầm với" trên biển, các nước láng giềng bất an đã phải dõi theo hoạt động của các tàu Trung Quốc gồm tàu quân sự và tàu giám sát, tàu của lực lượng ngư chính và thậm chí là cả tàu cá, đồng thời phản ứng với bất kể hành động nào gây hấn.




Trong vài tuần nay, Việt Nam, Philippines và Nhật Bản đều thể hiện sự quan ngại hay chính thức phản đối các động thái hàng hải của Trung Quốc. Một số bên đã triển khai tau và máy bay tới vùng biển tranh chấp. Mỹ, lực lượng quân sự chiếm ưu thế ở Thái Bình Dương cũng đang chăm chú theo dõi tình hình và tìm cách củng cổ liên minh của mình trong khu vực.

Sự tự tin ngày càng lớn của Hải quân Trung Quốc được thể hiện một cách công khai. Tại cảng Thanh Đảo, nơi diễn ra cuộc thao diễn hải quân đầy ấn tượng năm 2009, các tàu khu trục và một tàu ngầm đã neo đậu lại để người dân được chứng kiến tận mắt sức mạnh của hải quân. Và tại thành phố ven biển xa hơn ở phía bắc, Đại Liên, hải quân đang gấp rút nâng cấp và hoàn thành tàu sân bay thời Liên Xô mang tên Varyag, với hy vọng hạ thủy trong năm nay.

Các quan chức Mỹ nói rằng, một trong những mục tiêu chính của Hải quân Trung Quốc trong nỗ lực hiện đại hóa là hoạt động ở khu vực mà Mỹ chiếm ưu thế về hải quân: vùng biển phía tây Thái Bình Dương thường gọi là "chuỗi đảo thứ nhất".

"Ở một mức độ nào đó, đây là động thái mới một cách bình thường", Lyle Goldstein, giáo sư tại Viện Nghiên cứu Hàng hải Trung Quốc tại Trường Hải quân Mỹ viết trong thư điện tử. "Nó đặc biệt đúng đối với nhóm tàu hải quân của quân đội Trung Quốc khi đi qua chuỗi đảo đầu tiên để tiến hành cuộc tập trận quy mô trung bình". Những cuộc diễn tập như thế sẽ trở nên thông thường hơn, và thậm chí là lớn hơn, ông nhất mạnh, "đặc biệt là khi Trung Quốc đưa thêm tàu sân bay vào đội tàu này".

Tuần trước, bộ Quốc phòng Trung Quốc tuyên bố, các tàu nước này xuất hiện ở khu vực giữa các đảo Okinawa và Miyako của Nhật là phù hợp với luật pháp quốc tế. Mục tiêu là tiến hành "cuộc tập trận thông thường" và "theo kế hoạch hàng năm" của quân đội Trung Quốc.

Theo Kyodo, thứ Sáu trước, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Toshimi Kitazawa, cho hay, hành động của các tàu Trung Quốc ngày càng gia tăng ở vùng biển gần Okinawa kể từ năm 2008. "Chúng ta nên quan tâm tới việc liệu họ có đi xa hơn nữa hay không", ông nói. Tháng 4/2010, một đội tàu của Trung Quốc đã đi qua vùng biển Okinawa, và một trực thăng nước này đã lượn sát một trong hai tàu khu trục Nhật.

Tháng 9 năm ngoái, cuộc khủng hoảng ngoại giao đã xảy ra giữa Trung Quốc và Nhật Bản khi phía Nhật bắt giữ một thuyền trưởng tàu cá Trung Quốc. Vị này bị cáo buộc đã cố tình đâm vào hai tàu tuần tra của Lực lượng Phòng vệ bờ biển Nhật khi tàu tuần tra các đảo tranh chấp dưới sự quản lý của Nhật. Không có bằng chứng nào xác thực việc có liên quan giữa vị thuyền trưởng tàu cá và Hải quân Trung Quốc. Tuy nhiên, giới phân tích cho rằng, các tàu dân sự Trung Quốc ngày càng hành động như được sự "ủy nhiệm" của hải quân để cố gắng khẳng định chủ quyền của Trung Quốc ở các vùng biển tranh chấp.

Bernard D. Cole, cựu quan chức Hải quân Mỹ giảng dạy tại trường hải quân nói rằng, ông đã nghe về việc Hải quân Trung Quốc đang nỗ lực mở rộng sự kiểm soát thông qua Ngư chính và các tổ chức khác kiểu như phòng vệ bờ biển.

Các kiểu tàu nói trên cũng là trung tâm tranh cãi trong những năm gần đây ở Biển Đông - vùng biển giàu tài nguyên mà Trung Quốc và bốn nước Đông Nam Á đều tuyên bố chủ quyền với một phần hay toàn thể. Các quan chức ngoại giao và giới phân tích cho rằng, những vụ đụng chạm năm nay rất có khả năng trở thành một xung đột quân sự. "Tình hình dường như đang leo thang theo những cách nguy hiểm", ông Goldstein nói.

Ngày 26/5 và 9/6, các tàu Trung Quốc đã cắt cáp tàu thăm dò dầu khí của Việt Nam. Việt Nam đã chính thức phản đối việc này, với tuyên bố các tàu thăm dò hoạt động trong phạm vi vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Việt Nam. Trung Quốc thì nói tàu ở bên ngoài phạm vi ấy.

Người phát ngôn bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi hôm 7/6 đã quả quyết rằng: "Trung Quốc có chủ quyền không tranh cãi với các đảo và vùng biển lân cận tại Biển Đông". Mặc dù Trung Quốc không khoanh định rõ ràng về tuyên bố chủ quyền của họ, nhưng các nhà chỉ trích trong khu vực nói rằng, họ trông cậy vào một bản đồ, vẽ ra từ thời chính phủ cũ Quốc dân đảng và được chính phủ Trung Quốc hiện tại ủng hộ. Bản đồ này thể hiện hầu như toàn bộ Biển Đông thuộc về chủ quyền của Trung Quốc. Trong khi phát ngôn, ông Hồng nói, quan điểm Trung Quốc về vùng biển này "vẫn không thay đổi trong nhiều thế kỷ" và cảnh báo Việt Nam, Philippines ngừng thăm dò dầu khí tại đây.

Quan chức Philippines cho hay, Trung Quốc đã tạo ra năm đến bảy sự cố với nước họ trong năm nay, ông Carlyle A. Thayer - giáo sư tại Học viện Quốc phòng Australia nói. Một trong những vụ việc nghiêm trọng nhất là vào ngày 2/3, khi hai tàu hải giám Trung Quốc "lệnh" cho một tàu thăm dò Philippines rời khỏi khu vực gần Reed Bank và đe dọa con tàu. Philippines sau đó đã điều động máy bay quân sự tới khu vực. Và người phát ngôn bộ Ngoại giao Trung Quốc đã tuyên bố, Philippines nên "ngừng các hoạt động đơn phương ảnh hưởng tới chủ quyền và các quyền hàng hải của Trung Quốc".

Nhưng theo ông Thayer, trách nhiệm thuộc về Trung Quốc. Ông nói: "hàng loạt hành động đơn phương của Trung Quốc đã làm gia tăng căng thẳng nghiêm trọng và có thể đặt Trung Quốc vào một quá trình dẫn tới va chạm với Việt Nam và Philippines".

Giới phân tích bình luận, căng thẳng sẽ là một phép thử với Mỹ. Năm ngoái, Mỹ đã đứng về phía các quốc gia Đông Nam Á trong một hội nghị khu vực khi Ngoại trưởng Hillary Rodham Clinton khẳng định về một "lợi ích quốc gia" ở Biển Đông và thúc giục giải pháp cho các tranh chấp.

[BDV news]


Thứ Sáu, 10 tháng 6, 2011

>> Tàu sân bay Trung Quốc sẽ không đi vào hải phận nước khác?



Tàu sân bay được mua từ Ukraine đang được đóng hoàn thiện và hiện đại hóa, nhưng công việc chưa hoàn tất, tổng tham mưu trưởng quân đội Trung Quốc Trần Bỉnh Đức cho hay. Như vậy, Trung Quốc đã chính thức xác nhận đóng tàu sân bay.


Tàu sân bay Thi Lang (machtres.com)


Tàu được cho là có tên Thi Lang hiện đang nằm tại cảng Đại Liên, tỉnh Liêu Ninh. Các nguồn tin giấu tên cho hay, tàu sân bay này sẽ được hạ thủy muộn nhất là vào cuối tháng 6.2011.

Theo lời trợ lý tổng tham mưu trưởng quân đội Trung Quốc Tôn Kiến Quốc (Qi Jianguo), tàu sân bay này, theo chiến lược quốc gia, sẽ không đi vào hải phận các quốc gia khác.

Trước đó có tin Trung Quốc dự định sử dụng tàu sân bay hoàn toàn để huấn luyện phi công trên hạm và làm cơ sở để đóng các tàu sân bay nội địa trong tương lai.

Varyag được khởi đóng ở Nikolayev đầu thập niên 1980. Năm 1998, thông qua một công ty Macao, Trung Quốc mua lại con tàu hoàn thành 76% với giá sắt vụn 20 triệu USD với lý do giả là “làm sòng bạc nổi”. Các chuyên gia cho rằng, khi mua tàu, Trung Quốc đã ẵm được toàn bộ tài liệu thiết kế kỹ thuật con tàu. Từ năm 2002, tàu được đưa về xưởng đóng tàu ở Đại Liên.

Đầu tháng 6.2011, có tin, bên trong con tàu đã được khôi phục hoàn toàn, vỏ tàu và mặt boong cũng đã được sửa chữa, hãng đóng tàu Changxingdao Shipyard phụ trách hoàn thiện con tàu, đã lắp đặt khí tài radar, vũ khí và một số hệ thống máy tính.

Phỏng đoán, cuối năm 2011, tàu Thi Lang sẽ bắt đầu chạy thử và vào năm 2012 sẽ được nhận vào biên chế hải quân Trung Quốc.

Trong khuôn khổ chương trình tàu sân bay, yếu tố then chốt của tương lai phát triển hải quân Trung Quốc, tàu sân bay nội địa đầu tiên sẽ được hãng Changxingdao đóng.

Ở giai đoạn 1, dự kiến hoàn thành 2 tàu sân bay động lực thông thường vào năm 2015-2016, thành lập 2 cụm tàu sân bay đầu tiên vào năm 2020. Đồng thời, tiến hành phát triển tiêm kích trên hạm.
Ở giai đoạn 2, sẽ đóng 2 tàu sân bay có lượng giãn nước trung bình 65.000 tấn, sử dụng động lực hạt nhân.

Trong tương lai, hải quân Trung Quốc dự định thành lập 4 cụm tàu sân bay để triển khai ở Biển Đông và biển Hoa Đông. Nhiệm vụ chính của chúng là giành ưu thế quân sự trên các vùng biển và đại dương gần, cũng như bảo vệ trên không cho các binh đoàn tàu, chi viện cho các chiến dịch đổ bộ.

Tuy vậy, Trung Quốc hiện vẫn chưa có máy bay trên hạm. Họ đang phát triển tiêm kích trên hạm J-15. Tháng 12.2009, Trung Quốc đã thử nghiệm J-15. Đây được cho là mẫu sao chép máy bay Su-33 của Nga dựa trên mẫu chế thử Т-10К mà Trung Quốc mua lại từ Ukraine năm 2005. Còn phía Trung Quốc khẳng định, J-15 là thiết kế cải tiến của J-11B (sao chép Su-27). J-15 đang tiến hành bay thử nghiệm và dự đoán có thể được nhận vào trang bị từ năm 2015.

Trung Quốc cũng đang xây dựng 2 trung tâm mặt đất huấn luyện phi công tàu sân bay ở các tỉnh Liêu Ninh và Thiểm Tây.
[Vietnamdefence news]



Thứ Năm, 12 tháng 5, 2011

>> Chỉ tinh hoa mới được phục vụ tàu sân bay Trung Quốc



Một thông tin gần đây cho thấy Trung Quốc đang tuyển mộ hàng loạt trí thức nhằm đầu tư nhân lực cho hàng không mẫu hạm đầu tiên của nước này.

Đưa tàu sân bay Thi Lang vào hoạt động là bước tiến căn bản để hải quân Trung Quốc có thể tiến ra khỏi giới hạn ven bờ.

Tại một hội nghị quân sự vào thứ hai vừa rồi, Hạ Bình, trưởng bộ phận nhân sự Hải quân Trung Quốc cho biết: “Hải quân Giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLAN) đang có kế hoạch tuyển mộ 2.000 tiến sĩ trong vòng 5 năm tới”.


Đô đốc Hải quân PLA Ngô Thắng Lợi cho biết Trung Quốc đã đào tạo hơn 1.000 nhân lực trình độ cao cho Hải quân nước này từ năm 2005 đến năm 2010.


Ông ta cho biết thêm, trong thời gian từ năm 2005 đến năm 2010, quân đội đã đào tạo hơn 1.000 chỉ huy và nhân viên kỹ thuật để vận hành loạt vũ khí mới của hải quân bao gồm “tàu chiến cỡ lớn”, tàu ngầm nguyên tử và máy bay loại mới. Tuy nhiên, Hạ Bình không đề cập đến các loại vũ khí trên chính xác là loại nào.

Kế hoạch tuyển mộ nhân sự trên cho thấy Trung Quốc đã sẵn sàng đưa hàng không mẫu hạm đầu tiên của nước này vào hoạt động trong năm nay.

Kế hoạch đóng hàng không mẫu hạm của Trung Quốc được biết đến từ đầu năm 2009 khi Đô đốc hải quân Trung Quốc, ông Ngô Thắng Lợi thông báo về kế hoạch đóng “một loại tàu chiến cỡ lớn”.

Trong một lần trả lời phỏng vấn hãng tin Xinhua, ông Ngô cho biết quân đội đang có tham vọng tăng tốc phát triển các loại vũ khí hiện đại, bao gồm các chiến hạm lớn. Tuy nhiên, ông Ngô không nói rõ về kế hoạch phát triển hàng không mẫu hạm mà chỉ nói sơ lược, sau đó được các phương tiện thông tin giải nghĩa rằng đây là loại tàu chiến có giãn nước lớn hơn 10.000 tấn.
Trương Chiêu Trùng, một giáo sư làm việc tại ĐH Quốc phòng PLA cho biết những loại tàu chiến có thể xếp vào loại này có thể là khu trục hạm cỡ lớn hoặc hàng không mẫu hạm có lượng giãn nước từ 60.000-100.000 tấn, đóng theo tiêu chuẩn Mỹ.

Khi Global Times liên hệ với Hải quân Trung Quốc để phỏng vấn về sự liên quan giữa việc tuyển mộ trí thức lần này và tiến độ đóng hàng không mẫu hạm, phía Hải quân Trung Quốc tiếp tục từ chối hoặc cung cấp rất ít thông tin. Tháng 1/2010, Bộ Quốc phòng Trung Quốc vẫn phủ nhận tin Trung Quốc đang đóng mới một hàng không mẫu hạm.

Một nhà khoa học làm việc ở Học viện Hải quân Trung Quốc, ông Lý Giải cho biết: PLA đang rất cẩn thận trong việc để lộ các thông tin liên quan đến hàng không mẫu hạm đầu tiên của nước này, và đó là điều dễ hiểu. Việc tuyển mộ nhân lực này cũng là một trong những động thái loan tin một cách cẩn thận của họ về tiến độ đóng tàu.

Trở lại vấn đề thông tin, ông cho biết chương trình đóng tàu sân bay của Trung Quốc ở một mức nào đó không phải theo một tiến độ cứng nhắc mà nó phụ thuộc vào tốc độ phát triển kỹ thuật nội tại của Trung Quốc, do đó, họ luôn tránh cung cấp những thông tin quá rõ ràng.



Hàng không mẫu hạm Thi Lang của Trung Quốc được dự kiến sẽ đóng xong và thử nghiệm trong năm nay


Dẫn lời một quan chức Hải quân Hoa Kỳ giấu tên, tạp chí The Diplomat, từ Tokyo cho biết: Hàng không mẫu hạm đầu tiên của Trung Quốc là tín hiệu cho thấy nước này đã chuyển qua giai đoạn thứ 2 trong chiến lược phát triển hải quân.

Kế hoạch 2 giai đoạn bao gồm việc “Hải quân PLA phát triển từ lực lượng sẵn có, phần lớn là các phương tiện chiến đấu ven bờ thành một lực lượng có khả năng tác chiến viễn dương và gây được tầm ảnh hưởng lớn đến khu vực xung quanh”.

Quan điểm này cũng tương đồng với phát biểu của ông Lý Giải khi cho biết: Hải quân Trung Quốc cần thiết phải phát triển đủ mạnh để bảo vệ các nguồn lợi của Trung Quốc ngoài khơi xa, ví dụ như có khả năng thực hiện các cuộc diễn tập chống khủng bố tại các vùng biển xa.

Tuy nhiên theo ông Lý, Hải quân Trung Quốc hiện rất thiếu thốn nguồn nhân lực so với các binh chủng khác khi họ chỉ có trong tay 200.000 người, 10% tổng số quân Trung Quốc. Trong khi đó, các nước có lực lượng quân sự hùng mạnh, nhân sự hải quân thường chiếm tới 1/3.
[Vietnamnet news]


Thứ Hai, 2 tháng 5, 2011

>> 'Cảm biến của J-15 tiên tiến hơn Su-33'



Giới quân sự Trung Quốc cho biết tiêm kích trên hạm J-15 đã sẳn sàng để thử nghiệm trên biển trong thời gian tới.



Một số bức ảnh mới nhất về sự phát triển của tiêm kích trên hạm J-15 vừa được công bố trên các trang mạng quốc phòng của Trung Quốc.

Theo các bức ảnh, hình dáng khí động học của J-15 gần như sao chép 100% từ Su-33 mà cụ thể là nguyên mẫu T-10 từ Ukraine.



Rất khó để nhận ra sự khác biệt giữa J-15 và Su-33 của Nga(ảnh cjdby)


Yun Lan, nhà phân tích quân sự Trung Quốc cho biết: “Tiêm kích trên hạm hạng nặng J-15 sẽ tăng cường khả năng đối không và tấn công của hạm đội tàu chiến Trung Quốc”.

Ông Lan trao đổi thêm với Thời báo Hoàn cầu rằng: “J-15 có thể thực hiện nhiệm vụ không đối không, đối hải, đối đất, bằng tên lửa hay các loại vũ khí khác, và có bán kính chiến đấu rất xa”.

J-15 sẽ là tiêm kích chủ lực cho tàu sân bay Varyag đang được gấp rút hoàn thiện tải cảng Đại Liên. Theo thông tin được tiết lộ bởi Kanwa, tàu sân bay này sẽ có hệ thống điện tử của Canada.

Theo các bức ảnh được công bố hôm 24/4, ít nhất thêm một mẫu thử nghiệm nữa của J-15 xuất hiện bên ngoài sân của nhà máy số 112 thuộc Tổng công ty máy bay Thẩm Dương.


Mẫu J-15 mới xuất hiện bên ngoài nhà máy 112 thuộc Tổng công ty máy bay Thẩm Dương.


J-15 có một màn hình hiển thị HUD được mở rộng hơn giúp quan sát dưới đất tốt hơn. Ngoài ra, máy bay được trang bị hệ thống điện tử sản xuất trong nước, cấu hình vũ khí tương tự như biến thể J-11B. J-15 cũng có một hệ thống tìm bám mục tiêu bằng hồng ngoại IRST.

Ngoài việc khác vệ hệ thống điện tử, tất cả các cấu hình còn lại đều sao chép từ Su-33 như cánh máy bay có thể gập lại bằng điện, móc đuôi, hệ thống càng hạ cánh, cánh mũi, phanh không khí phía sau buồng lái...

Khi được hỏi về khả năng của J-15 so với Su-33, Yun Lan tuyên bố một cách hùng hồn rằng: “Các cảm biến và hệ thống điện tử trên Su-33 đã lỗi thời, trong khi đó J-15 có hệ thống điện tử hàng không tiên tiến hơn nhiều”. Tuy nhiên, điều lạ lùng là Trung Quốc vẫn đang cố gắng để đàm phán mua Su-33 từ Nga.

Theo lộ trình, J-15 sẽ bắt đầu thử nghiệm trên tàu sân bay Varyag vào năm 2015, trong khi đó tàu sân bay Varyag hay Thi Lang sẽ được đưa vào sử dụng trong năm 2012.


Dựa vào quan sát trong bức ảnh có thế thấy, ít nhất 4 chiếc J-15 đã được chế tạo.


Như vậy trong khoảng 3 năm đầu tiên, chiếc tàu sân bay Thi Lang sẽ không có máy bay để sử dụng.

Đến nay vẫn chưa có thông tin chính xác nhất về động cơ sẽ được sử dụng cho J-15. Theo một số thông tin trên các trang mạng Trung Quốc, J-15 sẽ được trang bị động cơ WS-10.

Động cho cho tiêm kích trên hạm đòi hỏi những tiêu chuẩn khắt khe và cao hơn nhiều so với tiêm kích cất cánh trên mặt đất. Theo đó, động cơ phải có lực đẩy đủ mạnh để máy bay có thể cất cánh trên đường băng chưa đầy 200 mét và không có sự trợ giúp của máy phóng.

Tương tự như các hệ thống vũ khí khác xuất hiện trên các trang mạng của Trung Quốc. Thực hư của các hệ thống vũ khí này vẫn là một ẩn số lớn, trong khi đó, những nhà sản xuất của Trung Quốc lại không đưa ra bất cứ bình luận gì.

[BDV news]


Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang