Ra đời sớm nhất trong các hạm đội thuộc Hải quân Nga, với trang thiết bị vũ khí ngày càng hiện đại, Hạm đội Thái Bình Dương được coi là lực lượng cơ động chiến lược. Lực lượng này sẽ giúp Moskva duy trì lợi ích và tăng cường ảnh hưởng đối với châu Á – Thái Bình Dương. Ngày 21/5/1731, Thượng viện Nga quyết định thành lập đội tàu quân sự tại cảng Okhotsk với nhiệm vụ ban đầu là bảo vệ bờ biển, hải đảo và thám hiểm ở vùng Viễn Đông. Đây chính là tiền thân của Hạm đội Thái Bình Dương hùng mạnh ngày nay. Vươn dài ảnh hưởng Căn cứ chính của Hạm đội Thái Bình Dương hiện đặt tại Vladivostok. Dù chủ yếu đứng chân trên địa bàn châu Á – Thái Bình Dương, nhưng có thể nói nhiệm vụ của Hạm đội Thái Bình Dương được xác định rõ ràng trên phạm vi toàn cầu. Thứ nhất, duy trì lực lượng hạt nhân chiến lược luôn ở tình trạng sẵn sàng cho hành động răn đe. Thứ 2, bảo vệ các khu kinh tế và trung tâm công nghiệp, chặn đứng những hoạt động phi pháp. Thứ 3, đảm bảo an toàn giao thông hàng hải. Thứ 4, triển khai các hoạt động mang tính đối ngoại của Chính phủ trên các vùng biển thế giới như tham gia tập trận chung quốc tế, gìn giữ hòa bình... Trong chương trình hiện đại hóa quốc phòng đầy tham vọng với tổng ngân sách 650 tỷ USD vừa được Moskva công bố tháng 3 vừa qua, Hạm đội Thái Bình Dương được nhận tới ¼ ngân sách mua sắm trang thiết bị. Theo đánh giá của giới phân tích, một trong những lý do Nga bỏ tiền hiện đại hóa Hạm đội Thái Bình Dương là muốn chứng tỏ rằng họ vẫn có lợi ích quốc gia ở những khu vực địa chiến lược thuộc châu Á – Thái Bình Dương. Hải quân Nga tập trận ở Thái Bình Dương. Thực tế cho thấy: Hạm đội Thái Bình Dương được đặc biệt quan tâm để vươn dài tầm ảnh hưởng của Moskva không chỉ ở châu Á – Thái Bình Dương mà trên toàn cầu. Vì thế, tính đến tháng 5/2010, hạm đội này đã được biên chế các đội tàu hiện đại và hùng mạnh nhất: 3 tàu ngầm nguyên tử tuần dương mang tên lửa chiến lược, 5 tầu ngầm nguyên tử mang tên lửa hành trình, 8 tầu ngầm thông thường (trong đó có 6 tầu ngầm lớp Kilo thuộc dự án 636), 1 tầu tuần dương mang tên lửa điều khiển Varyag, 2 tầu tuần dương, 8 tầu khu trục lớn, 7 tầu tên lửa nhỏ và 32 tầu chiến hoạt động gần bờ... Ngày 27/3, hãng tin RIA còn loan báo rằng: tuần dương hạm mang tên lửa hành trình Ustinov của Hạm đội phương Bắc năm 2013 có thể được chuyển đến Hạm đội Thái Bình Dương nhằm tăng cường sức mạnh chiến đấu. Không quân hải quân trong biên chế của hạm đội Thái Bình Dương có các máy bay ném bom chiến lược tầm xa Tu-22M3, Tu-142 Bear F, tiêm kích đánh chặn nhanh nhất thế giới hiện nay MiG-31 và các loại máy bay chống ngầm như Ka-27 Helix D, Ka-31 May và máy bay IL-38. Phòng không trên bờ là những tên lửa S-300P hiện đại. Những “quả đấm thép" Với khả năng bí mật và triển khai nhanh chóng, tấn công mạnh mẽ và bất ngờ từ dưới đại dương đến các mục tiêu trên biển và đất liền ở bất kỳ nơi nào trên thế giới, đội tầu ngầm nguyên tử được coi là “quả đấm” thép của hạm đội. Chúng được trang bị tên lửa đạn đạo và tên lửa hành trình mang đầu đạn hạt nhân, hệ thống định vị sonar cực mạnh và vũ khí có độ chính xác cao. Đội tàu này liên tục có mặt ở những vùng biển khác nhau trên đại dương, sẵn sàng tác chiến ngay lập tức như một mũi chủ công chiến lược. Tàu ngầm mang tên lửa chiến lược Petropavlovlovsk. Trong số đó, tàu ngầm tuần dương mang tên lửa chiến lược Petropavlovlovsk là tàu ngầm nguyên tử thế hệ thứ 2 thuộc dự án 667BDR Kalmar. Được đưa vào biên chế trong hạm đội từ năm 1979, với thủy thủ đoàn 130 người, tàu Petropavlovlovsk có thể hoạt động ở tốc độ 14 hải lý/giờ trên mặt nước và 24 hải lý/giờ dưới nước, với độ sâu tối đa 560m và liên tục trong 90 ngày. Vũ khí cơ bản trên tàu là 16 quả ngư lôi hoặc 24 quả mìn, 16 thiết bị phóng tên lửa đạn đạo R-29P (PCM-50) và 2 tổ hợp tên lửa phòng không Strela-2M. Còn tàu ngầm lớp Kilo thuộc dự án 636 có nhiệm vụ chống tàu chiến và chống tàu ngầm ở những vùng biển nước nông. Loại tàu ngầm, chuẩn bị được biên chế trong Hải quân Nhân dân Việt Nam, này được ví như “sát thủ vô hình” dưới biển, bởi nó là một trong những loại tàu ngầm diesel êm nhất thế giới. Nó có thể phát hiện ra một tàu ngầm khác ở khoảng cách xa gấp 3-4 lần trước khi bị đối phương phát hiện. Hiện Bộ Quốc phòng Nga có kế hoạch biên chế tàu ngầm đầu tiên thuộc dự án 955 “Yuri Dolgoruky” cho Hạm đội Thái Bình Dương. Đây là tàu ngầm hạt nhân chiến lược mang tên lửa đạn đạo xuyên lục địa hiện đại nhất Bulava. Sau lần phóng thử thành công thứ 15 gần đây, Bulava đã được quyết định sản xuất hàng loạt. Biểu tượng sức mạnh Trong lực lượng tàu mặt nước hùng hậu của Hạm đội TBD đáng gờm nhất là kỳ hạm Varyag mang tên lửa có điều khiển. Được coi là biểu tượng sức mạnh trên mặt biển không chỉ của hạm đội mà còn cả hải quân Nga, Varyag bắt đầu phục vụ tại Hạm đội Thái Bình Dương năm 2008. Kỳ hạm Varyag. Với tư cách là chiến hạm hạng nhất, tàu được trang bị hệ thống vũ khí cực mạnh và đầy uy lực: tên lửa chống hạm tầm xa P-500 Bazalt cải tiến (SS-N-12 Sandbox theo NTAO) tầm bắn lên đến 550km, tên lửa được dẫn đường kết hợp quán tính và radar chủ động. Các tham số về mục tiêu trong hành trình bay được hiệu chỉnh thông qua việc kết nối dữ liệu với máy bay Tu-95D hoặc trực thăng Ka-27B. Không những thế, Varyag còn được trang bị hệ thống tên lửa đối không tầm xa hiện đại S-300F với số lượng lên đến 64 quả. Hệ thống tên lửa này có khả năng chống nhiễu cao và tiêu diệt máy bay ở cự ly 200km, tên lửa đạn đạo ở 40km. Ngoài ra còn có một số tên lửa đối không phản ứng nhanh, pháo hạm đa năng, pháo siêu nhanh, hệ thống radar tìm kiếm mục tiêu tầm xa đa chức năng 3D MR-800, radar tìm kiếm mục tiêu trên không MR-710 Fregat-MA và một số hệ thống điện tử hiện đại khác. Hải quân Nga là một trong lực lượng hải quân mạnh nhất thế giới với hơn 140.000 quân nhân và 600 tàu chiến. Chiến lược mới của Hải quân Nga là tập trung ngân sách cho việc mua sắm trang bị theo hướng loại bỏ các tàu mặt nước quá cũ, tăng cường khả năng chiến đấu của các tàu tuần dương hạng nặng chạy bằng động cơ hạt nhân mang tên lửa chiến lược (TARKR), tàu ngầm chiến lược... [BDV news] |
Hiển thị các bài đăng có nhãn Hạm đội phương Bắc. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Hạm đội phương Bắc. Hiển thị tất cả bài đăng
Thứ Năm, 7 tháng 7, 2011
>> Sức mạnh Hạm đội Thái Bình Dương của Nga
Nhãn:
Chính phủ Nga,
Hải quân Nga,
Hạm đội Biển Đen,
Hạm đội phương Bắc,
Hạm đội Thái Bình Dương,
Kỳ hạm Varyag,
Tàu ngầm Petropavlovlovsk,
Thủ tướng Putin
Chủ Nhật, 27 tháng 3, 2011
>> Nga tăng cường tàu tuần dương hạng nặng tới Thái Bình Dương
[VietnamDefence news] Hải quân Nga dự định điều động tàu tuần dương tên lửa Nguyên soái Ustinov từ biên chế Hạm đội Phương Bắc sang Hạm đội Thái Bình Dương.
Tàu tuần dương tên lửa Nguyên soái Ustinov lớp Projekt 1164 Atlant (sh8146.narod.ru) Việc này nằm trong chủ trương của Nga tăng cường Hạm đội Thái Bình Dương Trước mối đe dọa Trung Quốc và Nhật Bản, Nga. Một quan chức hải quân Nga cho biết, tàu này cần thiết hơn ở chiến trường rộng lớn và phức tạp như Thái Bình Dương. Dự kiến, năm 2011, tàu sẽ được trung tu và lên đường tới cảng nhà mới vào năm 2012. Hiện, trong biên chế Hải quân Nga có 3 tàu Projekt 1164 là kỳ hạm Hạm đội Biển Đen tàu tuần dương tên lửa Moskva, kỳ hạm Hạm đội Thái Bình Dương Varyag và tàu Nguyên soái Ustinov. Tàu tuần dương lớp Projekt 1164 có lượng giãn nước 11.300 tấn, chiều dài 187 m, chiều rộng 20 m, có thể chạy với tốc độ 32 hải lý/h, cự ly hành trình 7.500 hải lý. Tàu được trang bị các tên lửa hành trình Bazalt, hệ thống tên lửa phòng không Fort, các ụ pháo АК-130 và các ống phóng lôi 533 mm. Lực lượng máy bay trên tàu được trang bị các trực thăng chống ngầm Ка-27. Nga đang đàm phán với Ukraine về việc chuyển giao tàu tuần dương Projekt 1164 đóng từ năm 1984 (trước có tên Ukraine, Đô đốc Lobov). Theo các đánh giá khác nhau, tàu này đang ở mức độ sẵn sàng 50-95%. Tháng 1.2011, phía Nga tuyên bố không định mua lại tàu này, song sẵn sàng nhận miễn phí. Tuần dương hạm nguyên tử Đô đốc Nakhimov (wikipedia.org) Ngoài ra, Nga cũng dự kiến sửa chữa và điều động thêm tàu tuần dương nguyên tử hạng nặng lớn nhất thế giới Đô đốc Nakhimov lớp Projekt 1144 Orlan tới Hạm đội Thái Bình Dương. Theo một nguồn tin trong Bộ tham mưu Hải quân Nga, năm 2011, Hải quân Nga bắt đầu chương trình hiện đại hóa tàu tuần dương nguyên tử hạng nặng trang bị tên lửa Đô đốc Nakhimov. Chiến hạm này được đưa vào sửa chữa năm 1999, song công việc vẫn chưa được thực hiện nên 12 năm nay tàu vẫn đậu bên cầu cảng hãng đóng tàu Sevmash ở Severodvinsk. Sau khi hoàn thành sửa chữa và hiện đại hóa, tàu sẽ được đưa vào biên chế Hạm đội Thái Bình Dương. Tiếp sau tàu Đô đốc Nakhimov, 2 tàu Projekt 1144 khác Đô đốc Ushakov và Đô đốc Lazarev cũng sẽ được hiện đại hóa. Dự kiến, các thiết bị điện tử analog trên các tàu này sẽ được thay thế và lắp đặt các máy tính, vũ khí mới. Nguồn tin ở tập đoàn đóng tàu OAK cho biết, hiện đã bắt đầu việc tháo dỡ thiết bị và vũ khí trên tàu Đô đốc Nakhimov, kinh phí sửa chữa/nâng cấp cũng đã được chi. Tuần dương hạm nguyên tử hạng nặng Piotr Đại đế (anektodar.ru) Trước đó, hãng đóng tàu Sevmash thông báo, các tàu tuần dương tên lửa này sẽ được hiện đại hóa theo kiểu tàu Piotr Đại đế, tàu duy nhất lớp Orlan đang có trong trang bị Hải quân Nga, thuộc biên chế Hạm đội Phương Bắc. Tháng 7.2010, Bộ tham mưu Hải quân Nga tuyên bố đưa trở lại biên chế chiến đấu các tàu tuần dương tên lửa lớp Orlan trong 10 năm tới. Tàu Đô đốc Nakhimov được đóng theo thiết kế 1144.2 tại xưởng đóng tàu của Nhà máy Baltyisk năm 1988 và mang tên Kalinin đến năm 1992. Liên Xô đã đóng tổng cộng 4 tàu theo thiết kế 1144 trong thập kỷ 1980, chiếc cuối cùng nhận vào trang bị năm 1998. Các tàu Đô đốc Lazarev và Đô đốc Ushakov được chuyển sang lực lượng dự bị lần lượt vào năm 2002 và 2005, còn tàu Đô đốc Nakhimov thuộc biên chế Hạm đội Phương Bắc. Đô đốc Nakhimov có lượng giãn nước 26.200 tấn, tốc độ 32 hải lý/h. Vũ khí trên tàu gồm các tên lửa chống hạm Granit, tên lửa chống ngầm Vodopad-NK, các bệ phóng bom phản lực Smerch-3 và Udav-1, 2 pháo АК-130 130 mm, các hệ thống tên lửa phòng không S-300F Fort và Osa-MA, các ống phóng lôi 533 mm, 3 trực thăng chống ngầm Ка-27PL. |
Nhãn:
Đô đốc Nakhimov,
Hải quân Nga,
Hạm đội Biển Đen,
Hạm đội phương Bắc,
Hạm đội Thái Bình Dương,
Nguyên soái Ustinov,
Piotr Đại đế,
Projekt 1164 Atlant
Thứ Bảy, 26 tháng 2, 2011
>> Tàu sân bay độc nhất của Nga
Dù đã hoạt động 14 năm nhưng tàu sân bay Admiral Kuznetsov vẫn chưa một lần ngừng nghỉ vì đây là tàu sân bay duy nhất của Hải quân Nga.
Dù là quốc gia xuất khẩu vũ khí lớn trên thế giới nhưng Hải quân Nga chỉ có duy nhất một tàu sân bay hạng nặng là Kuznetsov Project 1143.5, đóng vào năm 1985 với trọng lượng nước rẽ 55.000 tấn. Dự án phác thảo được bắt đầu vào năm 1977, hoàn thành vào tháng 7 năm 1980 và dự án được thông qua vào tháng 5/1982. Việc đóng tàu sân bay hạng nặng được bắt đầu từ ngày 1.09.1982 tại nhà máy đóng tàu Biển Đen số 444 (thành phố Nicolaiev), ngày 26.07.1982, tàu chính thức được liệt vào danh sách các tàu chiến của Hải quân Nga. Ngày 26.11.1982, tàu được đổi tên thành Leonid Brezhnev, ngày 6.12.1985 tàu được hạ thủy, ngày 11.08.1987 tàu đổi tên thành Tbilisi, còn ngày 4.10.1990 tàu đổi tên thành Đô đốc Hạm đội Liên bang Xô Viết Kuznetsov và mang tên đó đến ngày nay. Ngày 25.12.1990, tàu đi vào hoạt động trong Hải quân Nga, còn ngày 20.01.1991, tàu chính thức thuộc biên chế của Hạm đội phương Bắc. Tàu có thể chở được khoảng 50 máy bay gồm 26 máy bay chiến đấu và 24 máy bay trực thăng, ít hơn các tàu sân bay của Mỹ. Vào năm 1990, các cuộc thử nghiệm quốc gia đối với tàu được tiến hành. Và trong quá trình thử nghiệm, tàu đã đi qua quãng đường dài 16200 hải lý và các máy bay thực hiện 454 chuyến bay từ boong tàu. Vào tháng 12/1991, tàu đã thực hiện chuyến đi vòng qua châu Âu rồi trở về căn cứ đồn trú của Hạm đội phương Bắc. Tàu sân bay hạng nặng Project 1143.5 dùng để chiếm ưu thế trên biển và trên không tại những vùng hoạt động của Lực lượng Hải quân, tấn công vào những mục tiêu trên biển và trên mặt đất của kẻ địch từ trên không cũng như yểm trợ lực lượng đổ bộ trên biển và lực lượng trên mặt đất. Admiral Kuznetsvo là tàu chiến lớn nhất của Hải quân Nga |
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)
Chuyên mục Quân Sự
Hải quân Trung Quốc
(263)
Hải quân Mỹ
(174)
Hải quân Việt Nam
(171)
Hải quân Nga
(113)
Không quân Mỹ
(94)
Phân tích quân sự
(91)
Không quân Nga
(83)
Hải quân Ấn Độ
(54)
Không quân Trung Quốc
(53)
Xung đột biển Đông
(50)
Không quân Việt Nam
(44)
tàu ngầm
(42)
Hải quân Nhật
(33)
Không quân Ấn Độ
(16)
Tàu ngầm hạt nhân
(15)
Hải quân Singapore
(12)
Xung đột Iran - Israel
(12)
Không quân Đài Loan
(9)
Siêu tên lửa
(8)
Quy tắc ứng xử ở Biển Đông
(7)
Tranh chấp biển Đông
(7)
Xung đột Trung - Mỹ
(4)
Xung đột Việt-Trung
(2)