Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: Hải chiến Nga - Nhật

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Hiển thị các bài đăng có nhãn Hải chiến Nga - Nhật. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Hải chiến Nga - Nhật. Hiển thị tất cả bài đăng

Chủ Nhật, 19 tháng 2, 2012

>> Tướng Nga: Nếu cần, sau 20 phút là Nhật Bản đi tong


Các máy bay ném bom chiến lược Nga đã làm cho Nhật Bản hoảng hốt. Nhật và Hàn cho hơn 10 F-15, F-16 lên ngăn chặn.


http://nghiadx.blogspot.com
Máy bay ném bom chiến lược TU-95MS

Một tốp máy bay hùng mạnh của Nga hôm thứ tư đã bay sát không phận Nhật Bản ở khu vực quần đảo Hokkaido và Honshu. Tốp máy bay gồm 2 máy bay ném bom chiến lược Tu-95MS, 2 máy bay trinh sát chiến thuật Su-24 và 1 máy bay báo động sớm А-50. Chúng cất cánh làm nhiệm vụ tuần tra chiến đấu từ căn cứ Ukrainka ở Viễn Đông, Nga. Ở một số đoạn bay nhất định, chúng được các tiêm kích Su-27 hộ tống.

Không quân Nga cho hay, trong chuyến tuần tra này, các tổ lái Tu-95MS tập luyện các kỹ năng bay trên địa hình không có vật chuẩn, tiến hành nhận tiếp dầu trên không từ 2 máy bay tiếp dầu Il-78. Thời gian bay tuần tra là gần 16 giờ. Các máy bay Nga tuân thủ nghiêm quy tắc quốc tế về sử dụng không phận trên vùng biển quốc tế, không vi phạm không phận Nhật Bản.

Nhưng Nhật và Hàn Quốc đã phản ứng với cuộc diễn tập của Không quân Nga rất mạnh. Khoảng 10-13 máy bay tiêm kích F-15 và F-16 đã cất cánh từ các sân bay của hai nước này. Bộ Quốc phòng Nhật cho biết, các máy bay quân sự Nga lần đầu tiên bay gần không phận Nhật với số lượng đông như thế và máy bay A-50 cũng chưa từng bay sát biên giới Nhật đến thế. Chiếc A-50 đã được các máy bay đánh chặn lần đầu tiên chụp ảnh trực tiếp.

Tokyo đã chính thức yêu cầu Moskva tránh thực hiện các chuyến bay như thế.

Điều gì có thể ở sau chiến dịch trên của Không quân Nga và tại sao Nhật lại phản ứng dữ dội thế?

Phi công thử nghiệm công huân, Anh hùng nước Nga, Đại tá về hưu Magomed Tolboyev cho rằng, chẳng có gì khác thường ở những chuyến bay như thế. Không quân chiến lược được gọi là chiến lược là vì thỉnh thoảng vẫn bay trên các vùng lãnh thổ khác nhau trên khắp thế giới. Máy bay chiến lược Nga vẫn đang bay trên Bắc Cực, cả trên Thái Bình Dương. Không hiểu, Nga đã làm phiền gì Nhật Bản. Nga từ lâu đã đến lúc thức tỉnh và thực hiện càng nhiều càng tốt các chuyến bay như vậy. Cần bay dọc theo biên giới trên không của cả Mỹ và cả Anh nữa.

Còn về chuyến bay này chỉ có ý nghĩa thực tiễn hay hàm chứa ý nghĩa chính trị nào hay không thì ông Tolboyev nói rằng, nhiệm vụ chính của chuyến bay thì chỉ có Tổng thống Nga mới biết. Máy bay ném bom chiến lược chỉ cất cánh khi được Tổng tư lệnh lực lượng vũ trang, tức Tổng thống Nga cho phép. Theo ông Tolboyev, đây là chuyến bay theo kế hoạch, để luyện tập các nhiệm vụ kỹ thuật.

Ngoài Nga, chỉ có Mỹ có không quân chiến lược và họ cũng đang bay bằng B-52 gần không phận các nước trên toàn thế giới. Điều chủ yếu là không bay vào không phận của các nước khác, còn việc Không quân Nga tập luyện ở đâu thì chẳng liên quan đến ai. Còn việc Nhật Bản lo lắng thì luôn vẫn thế. Đó là vì họ sống gần hai nước lớn là Nga và Trung Quốc. Nhật thì dân số vừa quá đông, vừa có sự già hóa dân số. Đất nước này đang suy yếu nên cái gì họ cũng lo.

Phó Chủ tịch Hội đồng chuyên gia quân sự, Thiếu tướng về hưu Aleksandr Vladimirov thì khẳng định, tất cả rất đơn giản. Nước Nga mà ai đó đã chôn cất, bỗng nhiên lại thể hiện là có khả năng làm cái gì đó. Các phi công Nga đã thực hiện các nhiệm vụ chiến lược. Nga đang cho thấy Nga đang tồn tại trong không gian này và có thể kiểm soát nó. Theo ông Vladimirov, Nga không cần để ý đến những la ó, cứ làm việc của mình, thể hiện sự hiện diện của mình ở đâu Nga cho là cần thiết. Nhật Bản đến lúc phải hiểu là không cần khua tay múa chân trước mặt Nga, đòi quần đảo Kurils. Cần bình tĩnh thỏa thuận. Việc người Nhật khiếp sợ như thế là tự nhiên. Họ không thích bất cứ biểu hiện sức mạnh nào của Nga.

Về số lượng, các máy bay Nhật có lợi thế, nhưng so sánh sức mạnh hai tốp máy bay Nga, Nhật ở đây là vô nghĩa. Các máy bay ở các đẳng cấp quá khác nhau. Các máy bay chiến lược Nga bay hoàn toàn không phải để đánh nhau với các máy bay tiêm kích. Nếu cần, chúng sẽ phóng các tên lửa hành trình mang đầu đạn hạt nhân của mình và Nhật Bản sẽ không còn tồn tại sau 20 phút. Điều quan trọng ở đây là Nga lại xuất hiện trên không phận Thái Bình Dương. Nga phải hành động như Mỹ, họ thích thì họ cứ làm.

Ông Vladimirov bình luận, nước Nga có thể hoặc là một đế chế, hoặc chẳng là cái gì. Trước đây, khi Nga còn là một đế chế, người ta tôn trọng và phải tính đến Nga. Sau đó, Nga đã bị “bạn bè” và kẻ thù hợp lực tiêu diệt và Nga biến thành chẳng là cái gì. Còn nay tư “chẳng là gì”, Nga đang cố đứng dạy. Hiện thời thì chưa thật thành công lắm, nhưng phương hướng đã được xác định. Và đó là điều đúng đắn.

Chủ Nhật, 11 tháng 9, 2011

>> Nhật theo dõi cuộc tập trận của Nga ở biển Okhotsk



Phát ngôn viên cao cấp của Nhật Bản phát biểu, nước này đã được cảnh báo về cuộc tập trận của quân đội Nga trên không phận gần một quần đảo tranh chấp giữa 2 nước.


Thư ký Chánh Văn phòng Nội các Nhật Bản Osamu Fujimura cho biết, khi tiến hành cuộc tập trận trên biển Okhotsk, quân đội Nga đã định ra một vùng cấm bay ở khu vực phía bắc đảo Hokkaido mà Nga tuyên bố chủ quyền của mình.

Ông còn nhấn mạnh thêm, vùng cấm bay bất thường đó là thuộc chủ quyền của Tokyo, và chính phủ Nhật đang rất quan tâm các động thái của Nga. Nước này sẽ tiến hành các hành động khi xem xét trên quan điểm an ninh quốc gia của riêng mình.

http://nghiadx.blogspot.com
Một chiếc máy bay ném bom Tu-95MS của không quân Nga.

Theo báo ở Tokyo hôm 6/9, hai máy bay ném bom chiến lược Tu-95MS của Nga đã bay khoảng 19 giờ ở gần khu vực thềm lục địa của Nhật Bản và đã được 10 máy bay tiêm kích F-16 của không quân Nhật Bản và Hàn Quốc chăm sóc.

Hôm thứ 8/9, chính phủ Nhật Bản cũng đề nghị Moscow làm rõ từ ý định của Lực lượng Không quân Nga tiến hành tập trận không quân tại Okhotsk, gần vùng biển kiểm soát của Nhật Bản.

Theo báo chí Nhật, trước đó Nga đã thông báo cho Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế ICAO để ngừng các chuyến bay của máy bay dân sự trong khu vực rộng lớn của Biển Okhotsk từ 7 – 11/9 với lý do tập trận không quân.

Khu vực này được cho là gần với không phận Nhật Bản ngoài khơi bờ biển đông bắc của Hokkaido trên đường từ cảng Wakkanai đến bán đảo Shiretoko.

Nga và Nhật từ lâu vẫn không tìm được tiếng nói chung về vùng lãnh thổ tranh chấp, mà phía Nga đặt tên là quần đảo Kuril nằm ở rìa vùng biển Okhotsk, còn phía Nhật gọi là vùng lãnh thổ phía Bắc.

Chính sự kiện Liên Xô đưa quân vào quần đảo Kurils trong những ngày cuối chiến tranh thế giới II năm 1945 đã ngăn cản 2 nước kí hiệp ước hòa bình kết thúc sớm chiến tranh, và đến nay quan hệ giữa Tokyo và Matxcova đôi khi vẫn trở nên căng thẳng.

Thứ Ba, 12 tháng 7, 2011

>> Nghệ thuật quân sự hải quân (kỳ 6)



"Trận hải chiến vĩ đại" bị thay thế bằng những cuộc săn tìm trên biển với hiệu quả sóng còn cao hơn, là nét nổi bật của tư duy tác chiến hải quân mới.

Tư duy "trận hải chiến vĩ đại" lui dần vào lịch sử

Trước thế kỷ 20 các hoạt động trên biển hầu như chỉ là nhưng hoạt động tác chiến cấp chiến thuật, các nước phương Tây, những nước thực dân với đường lối chính trị "ngoại giao pháo hạm" và nguyên tắc tác chiến "trận hải chiến vĩ đại" đã sử dụng những hạm tàu viễn dương đánh chiếm các nước nghèo, lạc hậu thuộc chế độ phong kiến với mục đích mở rộng thuộc địa. Hầu hết các cuộc chiến đấu diễn ra không cân sức và lực lượng hải quân mang tính yểm trợ, vận tải và đổ bộ.

Vào những năm 1904 – 1905 trong cuộc chiến tranh Nga Nhật các trận hải chiến giữa Hạm đội Thái bình dương và Hạm đội hải quân của Nhật đã xuất hiện những yếu tố của hải chiến hiện đại.

Hải quân Nhật phát triển vượt bậc với các thiết giáp hạm, các tàu tuần dương trọng tải lớn và pháo hạm hiện đại hơn, các khu trục hạm bọc giáp hạng nhẹ với khả năng tấn công nhanh đã làm chủ chiến trường trên mặt biển.

Các chiến dịch trong chiến tranh Nga - Nhật dù thời gian kéo dài hơn, nhưng vẫn có những nét tương đồng của các trận hải chiến lớn thời kỳ tàu buồm, với sự thất bại của hải quân Nga, do đánh giá sai lầm sức mạnh hỏa lực pháo binh Nhật bản và khả năng tấn công trực diện với tốc độ cao của các tàu khu trục hạng nhẹ, là bước phát triển cao nhất của các Thiết giáp hạm, pháo hạm và các tàu khu trục ham.

Lý thuyết hải chiến được xây dựng trên cơ sở: Để tiêu diệt một hạm đội cần có một hạm đội khác mạnh hơn, có nhiều pháo hạng nặng hơn và nhiều tàu thiết giáp tốc độ cao hơn.



Sơ đồ hải chiến Nga - Nhật.

Các giai đoạn của cuộc chiến thế giới 1 cũng cho thấy những thương vong của các thiết giáp hạm bởi các vũ khí năng động và tiết kiệm hơn và cũng là sự phát triển mạnh mẽ của tàu ngầm.

Trong tháng 9/1914, mối đe dọa thực sự từ chiến dịch săn tàu của đội tàu ngầm U-boat Đức đến các tàu chiến chủ lực đã được chứng minh bởi các cuộc tấn công thành công vào các tuần dương hạm của Anh, chiếc tàu ngầm U-9 Đức trong 1 trận đánh chìm 3 tàu tuần dương bọc thép của Anh chỉ trong vòng chưa đầy 1 giờ.

Thủy lôi tiếp tục chứng minh là một mối đe dọa thường trực khi chỉ 1 tháng sau đó, "siêu thiết giáp hạm" lớp Dreadnought Audacious của Anh đã đâm vào một quả thủy lôi và chìm.

Đến cuối những năm 1918 - 1920, chiến lược và chiến thuật của Anh ở Biển Bắc phải thay đổi để làm giảm sự khả năng tiêu diệt của tàu U-boat.



Sơ đồ trận hải chiến Jutland.


Tại Jutland là cuộc đụng độ lớn duy nhất của các hạm đội thiết giáp hạm trong lịch sử, kế hoạch của Đức trong trận chiến là dựa vào đội tàu U-boat để tung ra các cuộc tấn công vào hạm đội Anh, và việc hạm đội thiết giáp hạm Đức thoát khỏi hỏa lực mạnh mẽ hơn của tàu Anh là bởi các tàu tuần dương và tàu khu trục của Đức có thể áp vào gần các thiết giáp hạm của Anh, làm chúng (các thiết giáp hạm của Anh) phải di chuyển để tránh sự đe dọa của các cuộc tấn công bằng ngư lôi.

Hơn nữa những thiếu sót để cho các tàu ngầm tấn công các tuần dương hạm làm cho các tàu tuần dương bị thương vong lớn đã dẫn đến những hoang tưởng ngày càng tăng trong Hải quân Hoàng gia Anh về chỗ yếu của thiết giáp hạm.

Trận hải chiến Jutland vào cuối tháng 3/1916 giữa hạm đội của Anh và của Đức đã kết thúc tư duy chiến lược "trận đánh vĩ đại trên biển".

Trong trận hải chiến này, người Anh đã mất 14 tàu với trọng tải là 11.3570 tấn, 6.097 thủy thủ hy sinh, 510 bị thương. Người Đức mất 11 chiến hạm với trọng tải là 60.250 tấn, 2.551 thủy thủ hy sinh, 507 người bị thương.

Nhưng trận chiến lớn nhất này không kết thúc bằng sự hủy diệt của Hải quân Anh, và người Đức cũng không chiếm được vị trí thống trị trên biển. Tư duy nghệ thuật chiến dịch kết thúc bằng một trận hải chiến vĩ đại đã mất hoàn toàn giá trị hiện thực của nó.

Các cuộc săn tìm trên biển

Sau đại chiến thế giới lần thứ 1, nghệ thuật quân sự phát triển mạnh với sự phát triển của xe tăng, xe thiết giáp, pháo nòng dài, tư duy chiến dịch có chiều sâu vào các chiến dịch mà lực lượng chủ lực giải quyết chiến trường là lực lượng bộ binh, lực lượng hải quân đóng vai trò yểm trợ.

Các chiến dịch hải chiến chủ yếu có mục đích bảo vệ đường vận tải biển, tấn công tàu ngầm và chống ngầm, đồng thời phát triển mạnh binh chủng không quân hải quân.

Nghệ thuật chiến dịch tập trung giải quyết các nhiệm vụ chủ yếu, bảo vệ các căn cứ kinh tế, quân sự ven biển, tấn công các tuyến đường vận tải bằng tàu ngầm bảo vệ đường vận tải và chống ngầm, tác chiến không-hải bằng lực lượng không quân và không quân hải quân với sự tham gia của các tàu sân bay.

Khi chiến tranh thế giới thứ 2 nổ ra, trên các vùng nước của các cường quốc tham gia chiến tranh, cuộc chiến đấu diễn ra ác liệt với các chiến dịch săn tìm các đoàn tàu vận tải của đối phương, tấn công bằng tàu ngầm, các hạm đội hải chiến chủ yếu bằng tàu sân bay và không quân hải quân tấn công căn cứ hải quân của đối phương bằng lực lượng đổ bộ hải quân với sự yểm trợ hỏa lực mạnh mẽ của hải quân.



Sơ đồ trận hải chiến Matapan.


Một trong những trận đánh làm thay đổi tư duy chiến dịch của hải chiến, bắt đầu thời kỳ của khoa học công nghệ hiện đại là trận đánh ở mũi Matapan ngày 27 – 29/5/1941 giữa Hải quân Hoàng gia Anh và hải quân Italy.

Sau một thời gian dài tiến hành chiến dịch săn tìm, cuối cùng hạm đội Anh đã phát hiện một hải đoàn của hải quân Italy với kỳ hạm Vittorio Veneto, 6 tàu thiết giáp hạm hạng nặng, 2 tàu tuần dương hạng nhẹ và 13 tàu khu trục.

Không quân hải quân tàu sân bay Formideybl của Anh đã đánh thiệt hại nặng kỳ hạm và thiết giáp hạm của Italy. Cuộc chiến đấu tiếp tục diễn ra vào ban đêm, chiến hạm của Anh sử dụng radar đã nhanh chóng phát hiện ra tàu chiến của Italy và nhấn chìm 3 tàu tuần dương hạng nặng, 2 tàu khu trục.

Đặc biệt đáng kể: Hải đoàn của người Anh không có tổn thất đáng kể.



Tàu ngầm U Boat của Đức.

Là nước có nền công nghiệp phát triển mạnh, Đức đã phát triển một tư duy chiến dịch mới, đi kèm với sự phát triển của công nghệ đóng tàu ngầm U-Boat tải trọng 200 tấn, "chiến thuật bầy sói", người Đức đã tung hoành trên Đại Tây dương, tấn công các tuyến đường vận tải, các hạm tàu của các nước Đồng minh, vũ khí tấn công chủ yếu là ngư lôi, thứ yếu là pháo hạm hạng nhẹ.

Chiến thuật bầy sói đã gây rất nhiều tổn thất cho các đoàn quân sự và đoàn tàu thương mại trên biển. Sự phát triển mạnh mẽ của tàu ngầm, ngư lôi, thủy lôi và máy bay ném bom chìm, phóng ngư lôi đã xuất hiện một thế hệ các tàu chiến mới, thay thế cho các tuần dương hạm hạng nặng và thiết giáp hạm, đó là những tàu yểm trợ và đánh chặn bảo vệ tiền duyên của các đoàn tàu thương mại và vận tải, tàu khu trục phóng lôi và săn ngầm.



Hoạt động của lực lượng hải quân trên vùng biển Đại Tây Dương năm 1942.


Hàng trăm chiếc tàu khu trục của Anh, Mỹ với các thiết bị hiện đại được triển khai trên Đại tây dương và Địa trung hải với mục tiêu săn ngầm, đánh tiêu diệt các tàu ngầm Đức, với chiến dịch truy quét tàu ngầm, tập trung lực lượng từ nhiều hướng bao vây và tiêu diệt, quân đội Đồng Minh đã đánh chim kỳ hạm Bismarck và bắt đầu sự thảm bại của hải quân Đức.

Sự phát triển mạnh mẽ của các thiết bị radar, sonar, ngư lôi và không quân hải quân đã tạo ưu thế trên mặt nước Địa Trung hải, Hải quân Đức đã tổn thất nặng nề trong chiến dịch sử dụng tàu ngầm thống trị mặt biển, người Đức cố gắng kéo lại ưu thế bằng giải pháp thiết kế tàu ngầm mới loại Elektroboat với khả năng lặn lâu hơn, tấn công ngư lôi từ dưới mặt nước, nhưng thời gian không cho phép, khi quân Đồng minh đổ bộ lên Normandy từ 6 đến tháng 8/1944 đó cũng là trận hải chiến cuối cùng của tàu ngầm Đức.



Vị trí các tàu ngầm U boat bị đánh chìm.


Nhìn toàn cuộc, 1.155 tàu ngầm Đức được tung vào cuộc chiến, trong đó có 725 chiếc bị đánh chìm.

Trong 6 năm, hơn 35.000 thủy thủ Đức lao vào cuộc chiến sống còn trên biển và 28.744 người không bao giờ trở về - tỷ lệ thiệt mạng 82% được xem là cao nhất trong lịch sử chiến tranh hiện đại.



Hoạt động tác chiến của lực lượng hải quân trên vùng biển Đại Tây Dương các nước năm 1944-1945.


Đặc điểm của các chiến dịch do các lực lượng hải quân tiến hành được thể hiện rõ nét nhất trên Chiến trường Đông Nam Á, và nổi bật là cuộc chiến tranh trên biển Philippines 1941-1945 giữa lực lượng Hải quân Nhật bản và lực lượng Đồng Minh.

Hải quân Nhật dưới quyền chỉ huy của đô đốc hải quân Isoroku Yamamoto nhận định, thời kỳ của những chiếc thiết giáp hạm và pháo hạm đã kết thúc, phương án để đánh bại một hạm đội thiết giáp hạm cần một hạm đội thiết giáp hạm lớn hơn, có vỏ thép dầy hơn và pháo nặng hơn đã không còn thực tế nữa.

Đô đốc Yamamoto chọn phương án sử dụng máy bay chiến đấu với các loại ngư lôi tấn công dưới ngấn nước, không quân hải quân và tàu sân bay là lực lượng tác chiến chủ lực của hải quân Nhật bản, do đó, lực lượng không quân hải quân và tàu sân bay của Nhật được phát triển mạnh mẽ, khả năng hải hành viễn dương rất cao và có thể hiệp đồng tác chiến quân binh chủng chặt chẽ.

Lực lượng viễn chinh chủ yếu của nhật bản dưa trên sức mạnh của những hạm đội trong đó, lực lượng tàu sân bay cảm tử kamikaze đóng vai trò chủ lực. Tuy nhiên, người Nhật luôn đánh giá cao lý luận thống trị trên đại dương bằng một trận hải chiến vĩ đại, tiêu diệt phần lớn lực lượng hải quân đối phương bằng những đòn tấn công liên tiếp, quyết liệt của không quân, sau đó mở rộng không gian tác chiến bằng những đòn đánh của lực lượng thiết giáp hạm, tuần dương hạm và tàu ngầm với vũ khí chủ đạo là ngư lôi – pháo hạm với sự yểm trợ của máy bay ném bom, kết thúc chiến dịch bằng các cuộc đổ bộ từ biển đánh sâu vào đất liền, chiếm đóng và tiêu diệt.

Để khẳng định cho lý luận quân sự này, Nhật Bản đã đưa lực lượng hải quân viễn dương hùng mạnh vào đại chiến thế giới lần thứ 2. Mở màn bằng trận tấn công Chân Trâu cảng, Hải quân Nhật đã đánh tiêu diệt hại nặng Hạm đội Thái bình dương của Mỹ do đô đốc Husband Kimmel, tư lệnh hạm đội (từ tháng 2-1941).


Cuộc xâm lược của Đế quốc Nhật Bản.


Sau cuộc tấn công Chân Trâu cảng, các chiến dịch hải chiến trong khu vực Đông Nam Á đã mở rộng, Hải quân Nhật bản với biên chế đầy đủ tàu sân bay, thiết giáp hạm, tuần dương hạm, các tàu khu trục, tàu ngầm và không quân hải quân đã vượt qua Thái Bình Dương và tiến sâu vào Ấn Độ dương, tiêu diệt 2 hạm tàu mạnh nhất của nước Anh Prince of Wales và Repulse đuổi hạm đội của Hoàng gia Anh tháo lui khỏi biển Ấn độ. Quân đội Nhật đã đánh chiếm toàn bộ Đông Nam Á. Nhưng cũng từ đó, lực lượng hải quân Nhật bản đã bộc lộ những điểm yếu dẫn đến sự thảm bại sau này.

Điểm thứ nhất: Quân đội Nhật đã quá tin tưởng vào sức mạnh hải quân, do đó, sự gắn kết chiến dịch với các lực lượng lục quân Nhật Bản không chặt chẽ. Đặc biệt là với lực lượng lục quân.

Điểm thứ hai. Quân đội Nhật được trang bị vũ khí hiện đại, nhưng hệ thống thông tin trinh sát và quản lý chiến trường rất yếu. Đó là khả năng thông tin liên lạc của các hải đoàn rất kém, người Nhật không được trang bị radar, một thiết bị quân sự hiện đại, song hành cùng với điều đó, nền công nghiệp Nhật bản, đặc biệt là cụm công nghiệp tàu biển và máy bay chiến đấu, đã không đáp ứng được yêu cầu trên chiến trường.

Những hạn chế trên đã trở thành nguyên nhân chính gây ra thất bại của Hải quân Nhật bản. Sau chiến dịch tấn công Midway thất bại, lực lượng Hải quân Nhật đã rơi vào tính thế chiến đấu mà không có sự hộ trợ mạnh mẽ của nền công nghiệp quốc phòng, những tổn thất nặng nề trong chiến tranh đã không được bù đắp, và loạt chiến dịch liên tiếp trên chiến trường Philippines thất bại.

Hải quân Nhật bị tổn thất nặng nề bởi các đòn tấn công của máy bay cường kích, tàu ngầm, trận chiến vịnh Leyte đã chấm dứt mọi hoạt động của hạm đội Nhật bản với tư cách là lực lượng hải quân hùng mạnh trên biển Thái Bình dương. Nhật bản bị đánh tiêu diệt trên mặt trận Mãn Châu, bị hủy diệt bởi 2 quả bom nguyên tử, và chiến dịch Okinawa đã buộc quân đội Nhật phải đầu hàng.



Sơ đồ trận chiến Midway.




Trận chiến vịnh Leyte đánh quỵ tiềm năng cuối cùng của Hải quân Nhật Bản


Sau những thất bại đầu chiến tranh, lực lượng Đồng Minh đã học tập kinh nghiệm tác chiến chiến dịch của Nhật bản với phương pháp sử dụng không quân kải quân và tàu ngầm tác chiến độc lập.

Mỹ tập trung phát triển máy bay tác chiến trên tàu sân bay, Anh tăng cường sức chịu đựng của thiết giáp hạm trước sức tấn công của không quân hải quân, trong các chiến dịch hải chiến, với sức mạnh vượt gấp nhiều lần của nền công nghiệp quốc phòng, với khả năng có thể trang bị cho Hải quân những vũ khí và thiết bị quân sự tối tân nhất.

Lực lượng Đồng minh đã có ưu thế cả trên không và trên biển. Sự kết hợp chặt chẽ giữa các lực lượng tham gia tác chiến, lấy không quân hải quân, với các pháo đài bay B-17 làm chủ đạo, các máy bay cường kích mang ngư lôi và bom đã phối hợp chặt chẽ với các lực lượng tàu ngầm, lực lượng bộ binh cơ giới.

Vượt trội hơn Nhật bản về công nghệ sản xuất máy bay chiến đấu, máy bay trinh sát và hệ thống radar, Mỹ đã tăng cường sức mạnh tối đa của không quân hải quân. Quân đội Đồng minh đã tiến hành các chiến dịch tuy quét lực lượng hải quân Nhật bản, tập trung máy bay tấn công với số lượng lớn nhằm tiêu diệt các tàu sân bay của lực lượng hải quân Nhật bản.

Đầu năm 1945, hầu hết các hạm đội của Nhật bản đều nằm sâu dưới đáy biến, Mỹ đồng thời dùng lực lượng bộ binh, không quân đánh quỵ tiềm năng chiến tranh của Nhật. Từ đó triển khai những chiến dịch tấn công đổ bộ lên đảo Okinawa, Nhật hoàng đọc tuyên bố đầu hàng Đồng minh vô điều kiện.

[BDV news]


Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang