Mỹ đã cho phép thiết lập hệ thống vũ khí và điện tử riêng cho tiêm kích F-35 bán cho Israel thể hiện sự mềm mỏng trong các giao dịch với đồng minh chiến lược. Cuộc đàm phán kéo dài trong nhiều năm về hệ thống vũ khí và điện tử cho tiêm kích F-35 đã kết thúc trong thắng lợi dành cho Israel. Điều đó cũng cho thấy những tín hiệu Mỹ đã bớt cứng rắn hơn trong việc xuất khẩu các công nghệ được cho là nhạy cảm. Trong các cuộc đàm phán với Mỹ phía Israel luôn cho rằng các thiết bị điện tử lắp sẳn trên tiêm kích F-35 sẽ không có cơ hội trước các hệ thống phòng không hiện đại của Nga đang được bán cho một số nước Trung Đông. Cụ thể F-35 với hệ thống vũ khí và thiết bị điện tử hiện tại sẽ F-35 sẽ không thể chống lại trước các hệ thông phòng không tầm xa S-300PMU1/2, hay hệ thống phòng không tầm trung Buk-M2, 2 hệ thống này đang có mặt trong biên chế của lực lượng phòng không Syria. F-35 xuất khẩu cho Israel sẽ được cài đặt hệ thống điện tử riêng. Tương lai hệ thống phòng không S-300PMU1 có thể có mặt trong biên chế của lực lượng phòng không một số nước khác như Iran, dù nước này đã phát triển được biến thể "nhái" hệ thống phòng không của Nga. Phía Israel cho rằng, F-35 bán cho họ cần có hệ thống chiến tranh điện tử EW đủ mạnh, hệ thống vũ khí riêng biệt mới có khả năng dành ưu thế trong cuộc đối đầu với các hệ thống phòng không hiện đại của Nga đang có mặt tại đây. Dù vậy, ở bên ngoài, các quan chức không quân Israel tuyên bố, những ai cho rằng, F-35 với các thiết bị hiện tại sẽ là mối đe dọa đối với hệ thống phòng không S-300PMU1/2 của Nga là một nhận định hoàn toàn sai lầm. Israel muốn có được các công nghệ liên quan để họ có thể cài đặt một hệ thống chiến tranh điện tử EW của riêng mình. Tuy nhiên, ban đầu Mỹ không đồng ý với lý do cho rằng, việc cho Israel tiếp cận mã nguồn có thể gây ra các quan ngại về rò rỉ công nghệ cao. Israel cho rằng, nếu không có một hệ thống điện tử riêng biệt, F-35 sẽ là mồi ngon cho hệ thống tên lửa S-300PMU2 của Nga. Đa phần các nước đồng minh thân cận của Mỹ muốn được tiếp cận theo phương thức này. Đơn cử là Nhật Bản, nước này cũng đã đưa ra các đề nghị tương tự trong cuộc đấu thầu cung cấp chiến đấu cơ mới cho không quân Nhật Bản, cho phép họ có thể thực hiện các thay đổi tùy theo nhiệm vụ và quan điểm tác chiến của riêng mình. Bên cạnh đó, Nhật Bản cũng đưa ra các đề nghị về việc xây dựng dây chuyền sản xuất trong nước, điều này cho thấy số lượng đặt hàng không hề nhỏ. Nếu Mỹ không thay đổi, họ có thể đánh mất các hợp đồng vào tay các đối thủ khác như Eurofighter Typhoon, hay các tiêm kích mới như Su-35 hay Mig-35 của Nga. Bước thay đổi này có thể sẽ gia tăng số lượng đặt hàng từ các khách hàng đồng minh. Nếu dành được hợp đồng theo phương thức chuyển giao một phần công nghệ, số lượng đặt hàng ban đầu không hề thua kém so với số lượng đặt hàng từ Lầu Năm Góc. Trước đó Israel và Mỹ đã ký hợp đồng về việc mua bán 20 tiêm kích F-35A dành cho Israel, 20 chiếc F-35 này sẽ được trang bị hệ thống điện tử cơ bản tương tự như các máy bay F-35A của Mỹ. Theo điều khoảng bổ sung mới hệ thống điều khiển bay và mã nguồn phần mềm sẽ được thiết kế theo dạng mở, cho phép Israel tiếp cận và từng bước thay thế hệ thống chiến tranh điện tử EW của riêng mình. Qua đó họ có thể thay đổi tùy chọn vũ khí theo nhiệm vụ. Tom Burbage, tổng giám đốc chương trình F-35 của Lockheed Martin cho biết “Tôi tin rằng Israel có thể nhận được chiếc F-35 đầu tiên vào năm 2016”. Một đại diện của không quân Israel cho rằng, mặc dù hợp đồng F-35 gặp nhiều chậm trễ, song kết quả lại rất khả quan. Có vẻ dù muốn duy trì truyền thống rất khắt khe trong việc chuyển giao công nghệ, đặc biệt là các công nghệ cao mang tính chiến lược nhưng Mỹ đã buộc phải thay đổi cách nhìn nhận để giữ chân các đồng minh thân cận. [BDV news] |
Hiển thị các bài đăng có nhãn Hệ thống Buk-M2. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Hệ thống Buk-M2. Hiển thị tất cả bài đăng
Thứ Hai, 11 tháng 7, 2011
>> F-35 của Israel có hệ thống điện tử riêng
Nhãn:
Chính phủ Syria,
Công ty Lockheed Martin,
Hệ thống Buk-M2,
Hệ thống tên lửa S-300PMU2,
Không quân Mỹ,
Quân đội Israel,
Quân đội Mỹ,
Tiên kích F-35
Thứ Sáu, 20 tháng 5, 2011
>> Trung Quốc rao bán HQ-16
Trung Quốc đã bắt đầu chào bán hệ thống tên lửa phòng không phóng thẳng đứng HQ-16 triển khai trên mặt đất và hạm tàu được chế tạo dựa trên hệ thống Buk-M2 của Nga. HQ-16 Hệ thống tên lửa của Trung Quốc có tên xuất khẩu là LY-80. Hiện chưa rõ tính năng kỹ thuật của hệ thống này. HQ-16 được sản xuất theo giấy phép hoặc chế tạo bằng công nghệ đánh cắp của hệ thống Buk-M2 của Nga. Buk-M2 là biến thể mới nhất của hệ thống nổi tiếng Kub/Kvadrat (SA-6) từng thể hiện hiệu quả chiến đấu cao trong cuộc chiến Arab-Israel năm 1973. Buk sử dụng khung gầm xích, lắp 4 tên lửa. Khác với hệ thống của Nga, LY-80 sử dụng khung gầm ô tô 3 trục chở 6 contenơ kiêm ống phóng chứa tên lửa phóng thẳng đứng. Tên lửa phòng không có điều khiển của Buk-M2E có trọng lượng 328 kg, có khả năng tiêu diệt mục tiêu ở cự ly đến 50 km. Đài radar của hệ thống có thể phát hiện mục tiêu ở cự ly đến 150 km. Không loại trừ khả năng hệ thống của Trung Quốc cũng có tính năng như vậy. Trước đó blog China-Defense đưa tin, HQ-16 là thiết kế chung của Nga và Trung Quốc và được chế tạo dựa trên hệ thống Buk-M1. HQ-16 phóng thẳng đứng Trung Quốc cũng đã phát triển trang bị cho tàu chiến của HQ-16 có tên HHQ-16 với tên lửa được lắp trong các bệ phóng thẳng đứng. HHQ-16 có 32 hầm phóng tên lửa và được điều khiển bởi 4 radar MR090. Hệ thống tên lửa phòng không hạm tàu phóng thẳng đứng đầu tiên do Mỹ chế tạo. Mong muốn chế tạo bệ phóng tên lửa phòng không hạm tàu phóng thẳng đứng đã thúc đẩy Trung Quốc phát triển các thiết kế tàu nổi mới để thay thế các tàu chiến kiểu Nga. Loại tàu đầu tiên có thiết kế đó là Type 054 có lượng giãn nước 4.300 tấn. Tàu này được thiết kế theo khái niệm của phương Tây chứ không phải của Nga. Trung Quốc đã đóng tổng cộng 12 frigate lớp này, sau đó đã đóng hơn 10 tàu cải tiến lớp Type 054А. Mỗi frigate này được trang bị bệ phóng thẳng đứng chứa 32 tên lửa. Bên cạnh đó, Trung Quốc cũng đang phát triển hệ thống tên lửa phòng không HQ-17 (chế tạo dựa trên Buk-М1B) có tầm bắn tăng lên đến 90 km. HQ-17 được xem là sự phát triển của HQ-16. [VietnamDefence news] |
Nhãn:
Bộ Ngoại giao Trung Quốc,
China-Defense,
Chính phủ Nga,
Hải quân Nga,
Hải quân Trung Quốc,
Hệ thống Buk-M2,
Quân đội Trung Quốc,
Type 054А frigate
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)
Chuyên mục Quân Sự
Hải quân Trung Quốc
(263)
Hải quân Mỹ
(174)
Hải quân Việt Nam
(171)
Hải quân Nga
(113)
Không quân Mỹ
(94)
Phân tích quân sự
(91)
Không quân Nga
(83)
Hải quân Ấn Độ
(54)
Không quân Trung Quốc
(53)
Xung đột biển Đông
(50)
Không quân Việt Nam
(44)
tàu ngầm
(42)
Hải quân Nhật
(33)
Không quân Ấn Độ
(16)
Tàu ngầm hạt nhân
(15)
Hải quân Singapore
(12)
Xung đột Iran - Israel
(12)
Không quân Đài Loan
(9)
Siêu tên lửa
(8)
Quy tắc ứng xử ở Biển Đông
(7)
Tranh chấp biển Đông
(7)
Xung đột Trung - Mỹ
(4)
Xung đột Việt-Trung
(2)