Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: Tiên kích F-35

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Hiển thị các bài đăng có nhãn Tiên kích F-35. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Tiên kích F-35. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Năm, 9 tháng 5, 2013

>> Công nghệ tàng hình của Trung - Nga thua xa Mỹ ?

"Máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm là chiếc vé vào cửa. F-35B trang bị cho Lính thủy đánh bộ Mỹ sẽ duy trì tái cân bằng khu vực Thái Bình Dương".

>> Sức mạnh thật của F-35
>> Siêu phẩm F-35 có dễ dàng bị phát hiện


Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Máy bay chiến đấu tấn công liên hợp F-35A Mỹ

Trang mạng “U.S News & World Report” ngày 3/5 có bài viết cho rằng, quan chức Lầu Năm Góc quân Mỹ tiết lộ, Trung Quốc và Nga sẽ sở hữu vũ khí có thể sánh ngang với máy bay chiến đấu tàng hình mới nhất của Mỹ.

Theo bài viết, quan chức Lầu Năm Góc cho rằng, “những nước quan tâm” của Mỹ như Trung Quốc và Nga sắp sở hữu vũ khí sánh ngang với máy bay chiến đấu tàng hình mới nhất của Mỹ. Nhưng, chuyên gia lĩnh vực này bày tỏ nghi ngờ về chương trình nghiên cứu phát triển tiêu tốn hàng trăm triệu USD của Chính phủ Mỹ.

Đại tá Kevin Kirya, người phụ trách cơ quan mua sắm vũ khí hàng không của Lính thủy đánh bộ Mỹ cho rằng, máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ năm như F-35 Lightning II rất quan trọng đối với việc duy trì khả năng răn đe của Mỹ ở nước ngoài trong 10 năm tới. Ông nói: “Chúng tôi không thể coi thường những tiến bộ công nghệ của các nước quan tâm chính của chúng tôi”.

Kirya cho rằng: “Máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm là chiếc vé vào cửa”, “nếu làm không tốt như họ hoặc tốt hơn họ thì không thể không thể duy trì ưu thế”. Bên ngoài phổ biến cho rằng, chương trình máy bay chiến đấu tấn công liên hợp F-35 là chương trình vũ khí đắt đỏ nhất trong lịch sử quân sự. Máy bay chiến đấu F-35 phiên bản Lính thủy đánh bộ mỗi chiếc khoảng 240 triệu USD, trong khi đó tổng chi phí của chương trình nghiên cứu phát triển dự kiến trên 1.000 tỷ USD.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Máy bay chiến đấu tấn công liên hợp F-35B sử dụng cho Thủy quân lục chiến Mỹ (tàu sân bay, tàu tấn công đổ bộ)


Máy bay chiến đấu tấn công liên hợp F-35B sử dụng cho Thủy quân lục chiến Mỹ (tàu sân bay, tàu tấn công đổ bộ)
Theo báo Mỹ, Kirya cảm thấy vui mừng về việc F-35 trang bị cho Lính thủy đánh bộ, cho rằng điều này sẽ “duy trì tái cân bằng khu vực Thái Bình Dương”. Ông chỉ ra, Trung Quốc, Nga và Ấn Độ cũng đều đang gia tăng nghiên cứu phát triển máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm. “Chúng tôi đã tiến cùng thời đại, cũng luôn tìm cách duy trì vị thế dẫn trước, không để mình rơi vào đường cùng, cũng chuẩn bị cho các cuộc chiến tiếp theo”.

Nhưng, bài viết đồng thời chỉ ra, một chuyên gia vấn đề an ninh châu Á cho rằng, đối tượng của những lo ngại này có thể chỉ là “hổ giấy”. Tom Snitch từng làm cố vấn cấp cao của Cơ quan kiểm soát và giải trừ quân bị Mỹ (U.S. Arms Control and Disarmament Agency, ACDA), trong 20 năm qua chủ yếu nghiên cứu sức mạnh quân sự của Nga và Trung Quốc như máy bay chiến đấu MiG.

Ông cho rằng: “Tôi rất khó tin rằng, Trung Quốc phải chi 1 tỷ USD để chế tạo 1 máy bay có tính năng tương tự vũ khí của những người khác”, “công nghệ của Trung Quốc và Nga trên phương diện này phải lạc hậu mấy chục năm so với chúng tôi”.

Tuy nhiên, ông cũng cho rằng, nghiên cứu phát triển một loại vũ khí và tuyên bố nó là “khắc tinh” đối với vũ khí tương ứng của đối phương, cách làm này thực sự cần thiết. Ngay từ hơn 20 năm trước, chính quyền Reagan đã ra sức tuyên truyền chương trình “Star Wars” rất tiên tiến, được cho là có thể bảo vệ Mỹ tránh được mối đe dọa của tên lửa đạn đạo hạt nhân.

Tom Snitch nói: “Điều này giống như nói ‘Này, nghe đi, các anh thậm chí đừng có nghĩ. Bởi vì, cho dù các anh thực sự tiến hành nghiên cứu chế tạo, đợi đến khi chế tạo được, chúng tôi đã có vũ khí tiên tiến hơn anh’. Quan điểm này không phải vô ích, nhưng 1 tỷ USD 1 chiếc (máy bay chiến đấu F-35), chúng tôi không có giải pháp rẻ hơn ư?”.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Máy bay chiến đấu tấn công liên hợp F-35C phiên bản Lính thủy đánh bộ, giúp quân Mỹ duy trì tái cân bằng Thái Bình Dương


(Nguồn: Giáo Dục Quốc Phòng - Báo Giáo Dục Việt Nam)

Thứ Năm, 8 tháng 9, 2011

>> F-35 thua Su-35 trong môi trường giả lập



Các mô phỏng không chiến trên máy tính cho thấy, F-35 dễ dàng bị đánh bại bởi các máy bay Su-35 của Nga.


Một nhóm các nhà khoa học giấu tên đã cung cấp cho trang mạng F-16.net những đoạn clip mô phỏng cuộc không chiến giả định và những tính toán liên quan. Theo đó, F-35 liên tục bị đánh bại bởi Su-35 của Nga.

Các tính toán cho thấy, F-35 dễ bị tổn thương trong hỗ trợ cảnh báo không đối không, đặc biệt là trong quá trình tiếp nhiên liệu. Các công nghệ được trang bị cho Su-35 mang lại một mối đe dọa lớn cho F-35.

Các công nghệ này cũng dễ dàng được nâng cấp và áp dụng cho các máy bay chiến đấu dòng Su-30 đang được sử dụng rộng rãi tại Việt Nam, Indonesia, Malaysia. Biến thể của Su-27 do Trung Quốc sản xuất cũng sẽ có được các khả năng tương tự trong thời gian tới.

Nếu so với PAK F/A T-50 đang được sản xuất, mối nguy hiểm cho F-35 còn tăng lên gấp bội. Xét về tất cả các chỉ số, T-50 vượt trội hơn nhiều so với Su-35.

Cả hai loại máy bay Su-35 và T-50 được trang bị hệ thống cảm biến có khả năng kết nối mạng với nhau. Điều này làm giảm lợi thế tàng hình mà F-35 được trang bị. Bên cạnh đó, cả 2 loại máy bay trên đều có khả năng mang tải trọng vũ khí lớn hơn nhiều so với F-35.

Xét về tốc độ, Su-35 có tốc độ tối đa đến Mach-2.25 (2.500km/giờ), trong khi đó F-35 có tốc độ tối đa chỉ Mach-1,8 (1.930km/giờ).


http://nghiadx.blogspot.com
F-35 phía trên, sẽ phải trả giá đắt cho một cuộc đụng độ với Su-35 phía dưới.


Bộ Quốc Phòng Israel từng khẳng định rằng, không có một hệ thống điện tử riêng biệt, F-35 hoàn toàn không có khả năng trước các cuộc không chiến cũng như các hệ thống phòng không tiên tiến của Nga.

Lockheed Martin rằng F-35 là một máy bay được thiết kế để đối phó với các mối đe dọa cao. Khả năng không chiến của F-35 sẽ cao hơn 8 lần so với các máy bay thế hệ trước đây như F-15, hay F-16, F/A-18.

Trong năm 2009, cựu Bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ Robert Gates đã thành công trong việc chấm dứt dây chuyền sản xuất F-22, tiêm kích được xem là sự lựa chọn tốt nhất cho những mối đe dọa đang nổi lên từ dòng máy bay Sukhoi của Nga.

Ông Gates đưa ra là F-35 sẽ được sản xuất với số lượng đủ lấp đầy bất kỳ khoảng trống chiến lược trong việc ngăn chặn sức mạnh không quân Mỹ cũng như các đồng minh.

Tuy nhiên, sau khi F-35 gặp phải một loạt các khó khăn và trục trặc, chương trình bị chậm trễ, chi phí tăng cao, đến thời điểm hiện tại vẫn chưa thể nhìn thấy số lượng lớn F-35 được sản xuất.

Nếu những nhận định của ông Gates là sai, điều này sẽ làm giảm khả năng của không quân Mỹ trước các mối đe dọa trong những năm tới. Theo các chuyên gia, số lượng F-35 sẽ được đưa vào sử dụng khoảng 2.000 chiếc.

Các nhà phân tích quân sự Australia cho rằng, F-35 không phải là một tiêm kích được thiết kế để đối phó với các mối đe dọa lớn, đặc biệt F-35 tỏ ra thất thế trước các cuộc không chiến tầm gần, nơi đòi hỏi khả năng cơ động cao. Giá cả và chi phí vận hành của F-35 không hề rẻ.

Trong một báo cáo gần đây của các quan chức quốc phòng Australia, liên quan đến khả năng mua F-35. Báo cáo thừa nhận, chi phí mua sắm và vận hành F-35 sẽ cao hơn nhiều so với F/A-18E/F Super Hornet trong khi khả năng đối phó với các mối đe dọa không cao hơn nhiều so với F/A-18E/F Super Hornet.

Một nghiên cứu của độc lập của Hải quân Mỹ cũng đồng ý với nhận định này, điều này tiếp tục là một báo cáo trái ngược với tuyên bố của Lockheed Martin rằng F-35 sẽ có chi phí vận hành rẻ hơn những máy bay hiện có mà nó dự dịnh thay thế.

Nếu xét về hiệu quả từ giá thành, khả năng không chiến đến chi phi vận hành, Su-35 của Nga hoàn toàn vượt trội so với F-35. Việc chú trọng đầu tư hàng trăm tỉ USD vào các chương trình phát triển tiêm kích thế hệ 5 có thể không mang lại hiệu quả như mong đợi.

Tiêm kích tàng hình có lợi thế lớn trong không chiến tầm xa, tuy nhiên trong thực tế, khả năng tiêu diệt đối phương từ xa thường không hiệu quả. Trong khi đó, những cuộc không chiến tầm gần thường mang tính quyết định.

Trong những cuộc không chiến tầm gần, khả năng cơ động của máy bay chính là yếu tố then chốt. Về khả năng này, các máy bay chiến đấu của Nga như Su-30, Su-35 thường tỏ ra vượt trội so với các máy bay phương Tây.

Thứ Hai, 11 tháng 7, 2011

>> F-35 của Israel có hệ thống điện tử riêng



Mỹ đã cho phép thiết lập hệ thống vũ khí và điện tử riêng cho tiêm kích F-35 bán cho Israel thể hiện sự mềm mỏng trong các giao dịch với đồng minh chiến lược.

Cuộc đàm phán kéo dài trong nhiều năm về hệ thống vũ khí và điện tử cho tiêm kích F-35 đã kết thúc trong thắng lợi dành cho Israel.

Điều đó cũng cho thấy những tín hiệu Mỹ đã bớt cứng rắn hơn trong việc xuất khẩu các công nghệ được cho là nhạy cảm.

Trong các cuộc đàm phán với Mỹ phía Israel luôn cho rằng các thiết bị điện tử lắp sẳn trên tiêm kích F-35 sẽ không có cơ hội trước các hệ thống phòng không hiện đại của Nga đang được bán cho một số nước Trung Đông.

Cụ thể F-35 với hệ thống vũ khí và thiết bị điện tử hiện tại sẽ F-35 sẽ không thể chống lại trước các hệ thông phòng không tầm xa S-300PMU1/2, hay hệ thống phòng không tầm trung Buk-M2, 2 hệ thống này đang có mặt trong biên chế của lực lượng phòng không Syria.



F-35 xuất khẩu cho Israel sẽ được cài đặt hệ thống điện tử riêng.


Tương lai hệ thống phòng không S-300PMU1 có thể có mặt trong biên chế của lực lượng phòng không một số nước khác như Iran, dù nước này đã phát triển được biến thể "nhái" hệ thống phòng không của Nga.

Phía Israel cho rằng, F-35 bán cho họ cần có hệ thống chiến tranh điện tử EW đủ mạnh, hệ thống vũ khí riêng biệt mới có khả năng dành ưu thế trong cuộc đối đầu với các hệ thống phòng không hiện đại của Nga đang có mặt tại đây.

Dù vậy, ở bên ngoài, các quan chức không quân Israel tuyên bố, những ai cho rằng, F-35 với các thiết bị hiện tại sẽ là mối đe dọa đối với hệ thống phòng không S-300PMU1/2 của Nga là một nhận định hoàn toàn sai lầm.

Israel muốn có được các công nghệ liên quan để họ có thể cài đặt một hệ thống chiến tranh điện tử EW của riêng mình. Tuy nhiên, ban đầu Mỹ không đồng ý với lý do cho rằng, việc cho Israel tiếp cận mã nguồn có thể gây ra các quan ngại về rò rỉ công nghệ cao.


Israel cho rằng, nếu không có một hệ thống điện tử riêng biệt, F-35 sẽ là mồi ngon cho hệ thống tên lửa S-300PMU2 của Nga.


Đa phần các nước đồng minh thân cận của Mỹ muốn được tiếp cận theo phương thức này. Đơn cử là Nhật Bản, nước này cũng đã đưa ra các đề nghị tương tự trong cuộc đấu thầu cung cấp chiến đấu cơ mới cho không quân Nhật Bản, cho phép họ có thể thực hiện các thay đổi tùy theo nhiệm vụ và quan điểm tác chiến của riêng mình.

Bên cạnh đó, Nhật Bản cũng đưa ra các đề nghị về việc xây dựng dây chuyền sản xuất trong nước, điều này cho thấy số lượng đặt hàng không hề nhỏ.

Nếu Mỹ không thay đổi, họ có thể đánh mất các hợp đồng vào tay các đối thủ khác như Eurofighter Typhoon, hay các tiêm kích mới như Su-35 hay Mig-35 của Nga. Bước thay đổi này có thể sẽ gia tăng số lượng đặt hàng từ các khách hàng đồng minh.

Nếu dành được hợp đồng theo phương thức chuyển giao một phần công nghệ, số lượng đặt hàng ban đầu không hề thua kém so với số lượng đặt hàng từ Lầu Năm Góc.

Trước đó Israel và Mỹ đã ký hợp đồng về việc mua bán 20 tiêm kích F-35A dành cho Israel, 20 chiếc F-35 này sẽ được trang bị hệ thống điện tử cơ bản tương tự như các máy bay F-35A của Mỹ.

Theo điều khoảng bổ sung mới hệ thống điều khiển bay và mã nguồn phần mềm sẽ được thiết kế theo dạng mở, cho phép Israel tiếp cận và từng bước thay thế hệ thống chiến tranh điện tử EW của riêng mình. Qua đó họ có thể thay đổi tùy chọn vũ khí theo nhiệm vụ.

Tom Burbage, tổng giám đốc chương trình F-35 của Lockheed Martin cho biết “Tôi tin rằng Israel có thể nhận được chiếc F-35 đầu tiên vào năm 2016”. Một đại diện của không quân Israel cho rằng, mặc dù hợp đồng F-35 gặp nhiều chậm trễ, song kết quả lại rất khả quan.

Có vẻ dù muốn duy trì truyền thống rất khắt khe trong việc chuyển giao công nghệ, đặc biệt là các công nghệ cao mang tính chiến lược nhưng Mỹ đã buộc phải thay đổi cách nhìn nhận để giữ chân các đồng minh thân cận.

[BDV news]


Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang