Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: Hệ thống Pantsir-S1

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Hiển thị các bài đăng có nhãn Hệ thống Pantsir-S1. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Hệ thống Pantsir-S1. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Tư, 28 tháng 8, 2013

Tên lửa Tomahawk của Mỹ sẽ "rụng như sung" ở Syria?

Thực tế thì Tomahawk quả thật là một vũ khí cực kỳ lợi hại nhưng nó cũng có không ít những điểm yếu có thể bị khuất phục. Điều quan trọng là Syria có chiến thuật gì để nhằm vào những điểm yếu này?

>> Pháo đài' Syria (kỳ 1)


SEAD (Suppression of Enemy Air Defenses) tạm dịch là "áp chế phòng không đối phương" là một khái niệm chiến thuật chiến tranh hiện đại được bắt nguồn từ các phi vụ Wild Weasel săn lùng các bệ phóng tên lửa và radar của phòng không Bắc Việt trong chiến tranh Việt Nam.

Ngày nay, SEAD đã trở thành một chiến thuật tiêu biểu cho chiến tranh hiện đại, thắng hay thua cho bên tấn công hay bên phòng thủ phụ thuộc rất lớn vào sự thắng bại trong chiến thuật SEAD. Kinh nghiệm chiến trường khoảng hơn một thập niên trở lại đây cho thấy nếu không thể cầm cự sau chiến thuật SEAD thì khả năng bị đánh bại là gần như 100%.

Từ Kosovo, Iraq đến Libya đều bại trận sau khi không thể chống lại chiến thuật SEAD của Mỹ. SEAD ngày trước thường giới hạn trong các nhiệm vụ săn lùng các bệ phóng tên lửa, radar, các căn cứ phòng không bằng các tiêm kích trang bị vũ khí tấn công mặt đất chính xác. Nhưng ngày nay, chiến thuật SEAD trở nên đa dạng hơn với sự góp mặt của tên lửa hành trình tấn công mặt đất tầm xa.


Tàu khu trục USS Barry - http://www.tinquansu.net


Tên lửa hành trình tấn công mặt đất Tomahawk đã trở thành vũ khí tiêu chuẩn khai hỏa cho các cuộc tấn công quân sự trong suốt hơn một thập niên qua. Với những động thái gần đây, nhiều khả năng Mỹ và các nước đồng minh sẽ tiến hành một chiến dịch quân sự chống lại chính quyền Damascus.

Vấn đề đang được dư luận quan tâm hiện nay là quân đội chính phủ Syria có trong tay những vũ khí nào có thể chống chọi lại một chiến thuật SEAD của Mỹ nhắm vào đây. Thực tế thì Tomahawk quả thật là một vũ khí cực kỳ lợi hại nhưng nó cũng có không ít những điểm yếu có thể bị khuất phục.

Điểm yếu lớn nhất của Tomahawk là tốc độ hành trình khá chậm và trong tay quân đội chính phủ Syria đang có một vũ khí cực kỳ lợi hại để “bắt thóp” điểm yếu này. Vũ khí lợi hại nhất của Syria có thể đánh chặn tên lửa hành trình Tomahawk là hệ thống phòng không tích hợp Pantsir S1.


 Pantsir S1 - http://www.tinquansu.net


Pantsir S1 là sự kết hợp giữa 2 pháo bắn siêu nhanh 2A38M 30mm, pháo này có tốc độ bắn lên đến 2500 viên/phút, phạm vi tiêu diệt mục tiêu 4km cùng 12 tên lửa đánh chặn 57E6 hoặc 57E6-E. Đây là một tên lửa nhiên liệu rắn 2 giai đoạn được dẫn hướng bằng vô tuyến.

>> Hệ thống Pantsir-S1 nâng cấp của Nga

Radar điều khiển hỏa lực băng tần kép có khả năng phát hiện mục tiêu có diện tích phản hồi radar 2m2 ở cự ly 36km, theo dõi mục tiêu ở cự ly 28km. Hệ thống điều khiển hỏa lực được bổ sung thêm kênh dẫn hướng quang-điện nhằm tăng xác xuất tiêu diệt mục tiêu.

Với 2 kênh dẫn hướng riêng biệt, hệ thống Pantsir S1 có thể tấn công 2 mục tiêu cùng lúc với số lượng mục tiêu có thể tham chiến trong 1 phút lên đến 10 mục tiêu. Toàn bộ hệ thống được đặt trên khung gầm xe KAMAZ-6560 8x8 với khả năng cơ động rất cao. Hệ thống có thể tiêu diệt bất kỳ mục tiêu đường không nào trong phạm vi 20km với tầm cao 15km.


Buk-M2E -http://www.tinquansu.net


Theo Jane Defence Weekly, khoảng 50 hệ thống Pantsir S1 đã được đặt hàng bởi chính quyền Damascus, đây sẽ là con át chủ bài của Syria trong việc chống lại mối đe dọa từ tên lửa hành trình Tomahawk. Một hệ thống phòng không khác cực kỳ lợi hại trong việc chống lại chiến thuật SEAD của Mỹ là hệ thống phòng không tầm trung Buk (SA-11 Gadfly)

SA-11 được đánh giá là một trong những hệ thống phòng không tầm trung lợi hại nhất thế giới hiện nay. Đạn tên lửa, radar điều khiển hỏa lực đều được tích hợp trên xe bánh xích nên có khả năng cơ động rất cao.

Mỗi xe phóng mang 4 đạn tên lửa có thể tấn công đồng thời 2 mục tiêu cùng lúc với phạm vi tiêu diệt mục tiêu từ 30-50km, tầm cao từ 14-25km. Đặc biệt, hệ thống SA-11 có khả năng đánh chặn tên lửa hành trình và tên lửa đạn đạo chiến thuật rất cao.

Theo thống kê của Jane Defence Weekly, lực lượng phòng không Syria đang sở hữu khoảng 48 hệ thống SA-11. Một hệ thống phòng không khác được đánh giá rất lợi hại trong việc đánh chặn tên lửa hành trình Tomahawk là hệ thống phòng không di động 9K33 Osa (SA-8).


Hệ thống tên lửa SA-8 - http://www.tinquansu.net

Đây là hệ thống phòng không di động tầm thấp với 6 đạn tên lửa cùng radar điều khiển hỏa lực được tích hợp trên cùng một khung gầm xe bánh lốp 9A33 6x6 bánh. Hệ thống có khả năng đánh chặn tất cả các mục tiêu đường không trong phạm vi 12km tầm cao 5km. Xác suất đánh chặn tên lửa hành trình tấn công mặt đất của SA-8 được đánh giá ở mức 60%.

Một hệ thống khác mặc dù cũ hơn nhưng cũng rất đáng gờm là hệ thống phòng không tầm trung SA-6 tiền bối của SA-11 hiện nay. SA-6 đã được vinh danh là “ba ngón tay của thần chết” trong chiến tranh Yom Kippur năm 1973 giữa Israel và khối Arab.

Ngoài ra, còn rất nhiều hệ thống phòng không di động tầm thấp rất lợi hại trong việc đánh chặn tên lửa hành trình như SA-13, SA-9. Bên cạnh đó, còn rất nhiều hệ thống phòng không cũ hơn như S-200, S-125 và S-75.

Một chi tiết đáng lưu ý là phần lớn các hệ thống phòng không của Syria đều là những hệ thống di động được thiết kế theo chiến thuật “bắn-chuồn”. Đây là một lợi thế rất lớn trong việc chống lại chiến thuật SEAD. Một khi các hệ thống phòng không liên tục di chuyển qua nhiều địa điểm khác nhau thì việc xác định vị trí phóng trở nên rất khó khăn.

Trong khi đó, cơ chế dẫn hướng pha cuối của Tomahawk chủ yếu dựa vào GPS theo kiểu đánh tọa độ nên không có khả năng bám theo những mục tiêu di động. Tomahawk có thể đánh phá được các căn cứ quân sự của Syria nhưng rất khó có thể tiêu diệt được năng lực phòng không của Syria.

SEAD tại Syria thực sự là một thách thức lớn đối với Mỹ và các đồng minh, ngón đòn tấn công phủ đầu bằng Tomahawk vốn đã thành công rực rỡ trước đây có thể không đạt được kết quả mong muốn tại Syria. Sau thất bại của Iraq, Libya, có lẽ Damascus đã rút ra được bài học cho riêng mình, việc họ đầu tư rất nhiều vào các hệ thống phòng không di động cho thấy họ đã sẳn sàng để “tiếp chiêu” SEAD của Mỹ.

Thứ Ba, 23 tháng 4, 2013

>> Khám phá hệ thống tên lửa lửa phòng không tầm gần Pantsyr-S

9K96 Pantsyr-S (NATO gọi là: SA-22 Greyhound) là hệ thống phòng không tầm gần tiên tiến nhất của Nga hiện nay. Pantsyr-S sẽ thay thế toàn bộ các hệ thống pháo-tên lửa phòng không Tunguska trong quân đội Nga.

>> Hệ thống Pantsir-S1 nâng cấp của Nga


Chức năng:

Hệ thống pháo-tên lửa phòng không Pantsyr-S dùng để phòng không cho các mục tiêu quân sự nhỏ, các mục tiêu và khu vực công nghiệp-hành chính chống máy bay, trực thăng, tên lửa hành trình và vũ khí chính xác cao, bảo vệ các hệ thống tên lửa phòng không tầm xa như S-300, S-400 và tăng cường cho các lực lượng phòng không đánh trả các đòn tấn công ồ ạt của các phương tiện tiến công đường không. Có thể sử dụng để bắn ứng dụng chống mục tiêu mặt đất và trên biển và sinh lực. Có thể bắn ở tư thế tĩnh tại hoặc trong hành tiến.

Lịch sử phát triển, trang bị:

Hệ thống pháo-tên lửa phòng không 9K96 Pantsyr-S do Viện thiết kế KBP ở thành phố Tula nghiên cứu chế tạo năm 1994 và lần đầu tiên được trưng bày tại triển lãm hàng không Moskva MAKS-1995. Từ đó, hệ thống được hiện đại hoá đáng kể, biến thể mới nhất đã được trưng bày tại MAKS-2007. Pantsyr là một trong những xe chiến đấu được PR rầm rộ nhất trong 20 năm gần đây, tuy số phận của nó cũng nhiều lao đao.

Ban đầu, đã dự kiến Pantsyr sử dụng khung gầm xích vì mục đích là thay thế Tunguska trong các đoàn xe tăng để bảo vệ chúng chống trực thăng và máy bay bay thấp. Nhưng do thiếu tiền nên đã phải thay đổi khái niệm thiết kế để chế tạo biến thể rẻ tiền hơn. Ở dạng này, nó chỉ có thể hộ tống các đoàn xe thiết giáp khi tác chiến ở sa mạc khô nên Nga đã chào bán cho các nước Trung Đông. Xét về giá cả, Pantsyr khá cạnh tranh và không có đối thủ.

Trong những năm tới, theo chương trình trang bị quốc gia đến năm 2015, Không quân Nga sẽ nhận được hơn 20 hệ thống Pantsyr-S. Dự kiến Pantsyr-S dùng bánh lốp sẽ được biên chế cho đại đội bảo vệ trong các đơn vị phòng không tầm xa S-300 và S-400. 10 hệ Pantsyr-S đầu tiên dùng khung gầm xe ô tô KamAZ đã được Không quân Nga đưa vào trang bị cho trung đoàn phòng không ở thành phố Elektrostal ở ngoại ô Moskva để bảo vệ hệ thống TLPK tầm xa S-400 Triumf ngày 18.3.2010. Lô đầu tiên 10 xe Pantsyr-S đã tự cơ động 300 km từ nơi sản xuất ở thành phố Tula, Nga đến bãi đỗ đặc biệt ở Alabino, ngoại ô Moskva để chuẩn bị cho lễ diễu binh ngày Chiến thắng. Pantsyr-S sẽ lần đầu tiên được giới thiệu với công chúng trên Quảng trường Đỏ ngày 9.5.2010 khi tham gia cuộc diễu binh kỷ niệm 65 năm ngày Chiến thắng trong Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại. Sau lễ diễu binh, chúng sẽ tới vị trí triển khai trong tháng 5.2010.

Nhu cầu của Không quân Nga ít nhất là 100 hệ thống. Có ý kiến nói cần mua 200-250 hệ thống cho đến năm 2015 và thêm 400-500 cho đến năm 2020. Ngoài ra, Lục quân Nga có thể mua 500-600 xe đến năm 2020 để thay thế Tunguska.


Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Pantsyr-S lên đường về Moskva tham gia diễu binh (RIAN Aleksei Kudenko)

Tháng 5.2000, khách hàng đầu tiên là Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) đã đặt mua của Nga 50 hệ thống 96K6 Pantsyr-S1 lắp trên xe tải bánh lốp MAN SX 45 8×8, trị giá 734 triệu USD. Lô đầu tiên đã được chuyển giao tháng 11.2004. Song UAE yêu cầu một loại radar mới và các hệ thống hoàn chỉnh đầu tiên được cung cấp năm 2007. Syria đã ký hợp đồng mua 36 hệ thống Pantsyr-S1. Việc chuyển giao bắt đầu tháng 6.2008. Giai đoạn đầu của các hợp đồng với UAE và Syria đã hoàn thành.


Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com

Năm 2006, Nga và Algeria cũng đã ký hợp đồng bán cho Algeria 38 hệ thống Pantsyr-S1 trị giá trên 500 triệu USD, việc chuyển giao bắt đầu năm 2010 và hoàn thành năm 2011. Jordanie cũng đã đặt mua hệ thống này, song không rõ số lượng.

Sau khi 10 hệ thống Pantsyr-S đầu tiên được chuyển giao cho Không quân Nga, sự quan tâm đối với hệ thống sẽ tăng lên. Nhiều nước khác như Saudi Arabia và Lybia cũng quan tâm đến hệ thống này. Việc chuẩn bị hợp đồng với Lybia đang ở giai đoạn cuối. Trước đó có tin khối lượng các hợp đồng đặt mua Pantsyr-S1 đã vượt 2,5 tỷ USD và có thể tăng gấp đôi đến năm 2018.




Đặc điểm:

- Kết hợp vũ khí tên lửa và pháo phòng không;

- Sử dụng hệ thống điều khiển radar-quang học trí năng cao;

- Tác chiến ở chế độ tự động;

- Xe chiến đấu cấu trúc theo nguyên lý module.

Thành phần hệ thống:

- Xe chiến đấu (đến 6 xe/1 đại đội);

- Đài điều khiển đại đội;

- Các tên lửa phòng không có điều khiển;

- Đạn pháo phòng không 30 mm;

- Xe vận tải-tiếp đạn (1 xe vận tải-tiếp đạn cho 2 xe chiến đấu);

- Các phương tiện huấn luyện;

- Các khí tài bảo dưỡng kỹ thuật.

Khả năng chiến đấu:

Pantsyr-S thể hiện mọi ý tưởng khái niệm chế tạo hệ thống tên lửa phòng không tầm gần vạn năng, bảo đảm có được ưu thế đối với mọi hệ tương tự của nước ngoài và đưa hệ thống này vào hàng những mẫu vũ khí trí năng cao của thế kỷ XXI.

Pantsyr-S là hệ thống pháo-tên lửa phòng không tầm gần, bố trí trên khung gầm xe tải, bán moóc hoặc lắp cố định. Module chiến đấu Pantsyr-S có thể lắp lên bất cứ phương tiện vận tải có trọng tải phù hợp nào như ô tô, xe xích hoặc đơn giản là một contenơ…. Theo các nhà thiết kế, lần đầu tiên trong lịch sử vũ khí, trên cùng 1 xe đã lắp đặt được cả các hệ thống để phóng tên lửa và các pháo phòng không.

Tổ hợp vũ khí tên lửa và pháo của hệ thống cho phép bắn mục tiêu bay trong suốt chiều sâu khu vực sát thương, kể từ các mục tiêu bay cao ở xa cho đến các mục tiêu nhỏ xuất hiện đột ngột bay ở độ cao cực nhỏ, nhất là tên lửa hành trình và bom liệng - những mối đe dọa chính đối với các mục tiêu phía sau. Tên lửa dùng để bắn mục tiêu ở cự ly tương đối xa và độ cao lớn. Pháo tự động có thể bắn chính xác và mật độ hỏa lực cao ở cự ly đến 3 km, tạo ra màn hỏa lực rộng chống mục tiêu bay thấp ở độ cao tới hàng chục mét. Nó cho phép tiêu diệt tên lửa hành trình dưới âm, xuất hiện bất ngờ ở độ cao chỉ 3-5 m.

Đây là hệ thống phòng không tầm gần (đến 20 km) có tầm bắn xa hơn các hệ thống TLPK mang vác Igla và Strela song chưa bằng hệ Tor. Vai trò của nó là thay thế hệ Tunguska, vốn là loại đã thay thế pháo phòng không tự hành nổi tiếng ZSU-23-4 Shilka. Thực ra thì nó chỉ thực sự thay thế Tunguska khi sử dụng khung gầm xích. Còn hiện tại đây mới chỉ là biến thể tuyến sau dùng bánh lốp , dùng để bảo vệ các mục tiêu quan trọng như sân bay, căn cứ, trận địa phòng không …

Điểm nổi bật là hệ thống vũ khí mới độc đáo này có khả năng tiêu diệt tất cả các loại phương tiện tiến công đường không ở chế độ tự động.

Hệ thống phòng không Pantsyr-S có thể phát hiện và bám đến 20 mục tiêu, có thể tấn công đồng thời 4 mục tiêu trong số đó. Hơn nữa máy móc của hệ thống tự "lựa chọn" sử dụng 1 trong 2 loại vũ khí.

"Trong điều kiện tác chiến hiện đại, với số lượng máy bay tấn công đông đảo và sử dụng vũ khí chính xác cao, trắc thủ có rất ít thời gian để đưa ra quyết định mục tiêu này hay mục tiêu khác. Bởi vậy, máy móc trang bị hoạt động ở chế độ tự động", - Phó Tổng tư lệnh Không quân Nga phụ trách phòng không Sergei Razygrayev nói.

Theo Bộ Quốc phòng Nga, việc nhận vào trang bị các lực lượng phòng không hệ thống này sẽ cho phép tăng đáng kể hiệu quả và sự vững chắc của hệ thống phòng không trong điều kiện đối kháng hoả lực và đối kháng điện tử, cũng như tăng tối đa tính thích ứng đối với những thay đổi về tính năng kỹ-chiến thuật của các phương tiện tiến công đường không và các phương pháp sử dụng chúng trong tác chiến.

Các hệ thống Pantsyr-S có thể hoạt động trong biên chế đại đội gồm 3-6 xe, 1 xe trong đó làm vai trò xe "chỉ huy" điều phối hoạt động của các xe còn lại. Pantsyr-S vượt trội các hệ tương tự của nước ngoài về nhiều thông số - gấp gần 2 lần về tầm đánh chặn mục tiêu bằng tên lửa, gấp 5 lần về tốc độ bắn của các khẩu pháo.

Hệ thống do kíp trắc thủ gồm 2-3 người điều khiển. Vũ khí phòng không là 2 pháo tự động 2 nòng 30 mm và các tên lửa có điều khiển cỡ 76 hoặc 90 mm, dẫn bằng lệnh vô tuyến. Hệ thống có thể tác chiến chống các mục tiêu bay có bề mặt phản xạ tối thiểu từ 2-3 cm2 và tốc độ đến 1000 m/s, ở cự ly tối đa 20000 m và độ cao đến 15000 m, trong đó có trực thăng, máy bay không người lái, tên lửa hành trình và bom chính xác cao.

Pantsyr-S sử dụng 2 khí tài dẫn độc lập là radar và hệ thống quang-điện tử, cho phép bắt 2 mục tiêu đồng thời. Tốc độ bắt mục tiêu là 10 mục tiêu/phút.

Nằm ở giữa xe là radar bám mục tiêu anten mạng pha. Hệ thống điều khiển hoả lực của Pantsyr-S gồm 1 radar phát hiện và 2 radar bám, 2 pháo phòng không 2 nòng 2A38M 30 mm (tầm bắn 4 km) và 12 tên lửa đất-đối-không siêu vượt âm 57E6-E.

Tính năng kỹ-chiến thuật của hệ thống Pantsyr-S

Vũ khí:

- Tên lửa phòng không có điều khiển siêu vượt âm 57E6E, quả: 12;

- Pháo phòng không tự động 2A38M, viên: 1400;

Khu vực tiêu diệt máy bay:

- Bằng tên lửa:

+ Cự ly, m: 1200-20000;
+ Độ cao, m: 5-15000;

- Bằng pháo:

+ Cự ly, m: 200-4000;
+ Độ cao, m: 0-3000;

Thời gian phản ứng, s: 4-6;

Số mục tiêu có thể bắn đồng thời: 2;

Kíp chiến đấu, người: 3
Tính năng của tên lửa 57E6

Tốc độ tối đa, m/s: Đến 1300;

Tốc độ trung bình ở cự ly bắn 18 km, m/s: Đến 780;

Trọng lượng phóng, kg: 71-74,5.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com



(Nguồn : Vietnamdefence)

Thứ Ba, 21 tháng 2, 2012

>> Hệ thống Pantsir-S1 nâng cấp của Nga


Trong chuyến thăm tới Cục thiết kế KBP ở Tula, Phó Thủ tướng Nga Dmitry Rogozin được giới thiệu về tổ hợp phòng không Pantsir-S1 nâng cấp mới.


Do đã có nhiều kinh nghiệm, một nhóm kỹ sư và chuyên gia đến từ KBP (Phòng khí cụ và Cục Thiết kế chế tạo máy Trung ương, Tula) đã cùng nâng cấp hệ thống phòng không Pantsir-S1, theo thiết kế module.

Theo các chuyên gia, hệ thống mới được phát triển và thử nghiệm thành công với module radar mảng pha mới nhất, và được gọi là "trạm radar theo dõi, bám bắt mục tiêu" S-band.

Module này band được thiết kế với mặt phẳng hình bát giác (radar cũ hình chữ nhật) có thể theo dõi các mục tiêu bay hiện đại, gồm cả các đội hình mục tiêu có gây nhiễu chủ động và thụ động.

Dưới đây là một số hình ảnh trong chuyến tới thăm KBP của ông Rogozin:


http://nghiadx.blogspot.com
Đặc điểm của radar S-band: Phạm vi phát hiện/theo dõi mục tiêu có diện tích phản xạ hiệu dụng 1 m2 là trên 40 km; theo dõi đồng thời >40 mục tiêu; độ cao phát hiện mục tiêu từ 5 m đến 20 km; Góc phương vị (chức năng quét điện tử) 0 - 360 độ. Góc ngẩng radar: 0 - 60 độ. Khả năng phản ứng và xử lý xác nhận sau khi phát hiện mục tiêu: 4 giây. Khối lượng module: 950 kg.


http://nghiadx.blogspot.com
Cận cảnh một số hệ thống pháo/tên lửa phòng không tầm gần và tầm trung cùng với xe chiến đấu bộ binh BMP-3 được KBP trưng bày trong nhà máy.


http://nghiadx.blogspot.com
Trong ảnh là hệ thống pháo/tên lửa phòng không Pantsir-S1 đặt trên gầm xe bánh xích.


http://nghiadx.blogspot.com
Phó Thủ tướng Rogozin cùng các quan chức của Cục thiết kế KBP và quan chức của thành phố Tula tham quan nhà máy. Phía sau là một góc nhìn khác của hệ thống Pantsir-S1 nâng cấp.


http://nghiadx.blogspot.com
Ông Rogozin được KBP giới thiệu chi tiết về hệ thống phòng không Pantsir-S1 mới. Trong ảnh là khoang điều khiển của một tổ hợp Pantsir-S1 đặt trên khung gầm xe bánh hơi.


http://nghiadx.blogspot.com
KBP giới thiệu một số loại tên lửa phòng không của hệ thống Pantsir-S1 và một biến thể tên lửa Hermes cho máy bay trực thăng.


http://nghiadx.blogspot.com
Các nhân viên của KBP chào mừng chuyến đến thăm nhà máy của Phó Thủ tướng Rogozin.


http://nghiadx.blogspot.com
Tổ hợp phòng không Pantsir-S1 hiện đại hóa với hệ thống radar mảng pha RLM SOC S-band trong một đợt kiểm tra thử nghiệm trong tháng 5 - 7/2011.


http://nghiadx.blogspot.com
Cận cảnh module radar mảng pha RLM SOC S-band của tổ hợp phòng không Pantsir-S1.


http://nghiadx.blogspot.com
So sánh về hình ảnh giữa tổ hợp Pantsir-S1 trước đó và tổ hợp sau nâng cấp. Có thể nhận thấy sự khác biệt về bên ngoài là module radar 1RS1 (khoanh hình ô vuông) với module radar S-band mới .


Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang