Thực tế thì Tomahawk quả thật là một vũ khí cực kỳ lợi hại nhưng nó cũng có không ít những điểm yếu có thể bị khuất phục. Điều quan trọng là Syria có chiến thuật gì để nhằm vào những điểm yếu này? >> Pháo đài' Syria (kỳ 1) SEAD (Suppression of Enemy Air Defenses) tạm dịch là "áp chế phòng không đối phương" là một khái niệm chiến thuật chiến tranh hiện đại được bắt nguồn từ các phi vụ Wild Weasel săn lùng các bệ phóng tên lửa và radar của phòng không Bắc Việt trong chiến tranh Việt Nam. Ngày nay, SEAD đã trở thành một chiến thuật tiêu biểu cho chiến tranh hiện đại, thắng hay thua cho bên tấn công hay bên phòng thủ phụ thuộc rất lớn vào sự thắng bại trong chiến thuật SEAD. Kinh nghiệm chiến trường khoảng hơn một thập niên trở lại đây cho thấy nếu không thể cầm cự sau chiến thuật SEAD thì khả năng bị đánh bại là gần như 100%. Từ Kosovo, Iraq đến Libya đều bại trận sau khi không thể chống lại chiến thuật SEAD của Mỹ. SEAD ngày trước thường giới hạn trong các nhiệm vụ săn lùng các bệ phóng tên lửa, radar, các căn cứ phòng không bằng các tiêm kích trang bị vũ khí tấn công mặt đất chính xác. Nhưng ngày nay, chiến thuật SEAD trở nên đa dạng hơn với sự góp mặt của tên lửa hành trình tấn công mặt đất tầm xa. Tên lửa hành trình tấn công mặt đất Tomahawk đã trở thành vũ khí tiêu chuẩn khai hỏa cho các cuộc tấn công quân sự trong suốt hơn một thập niên qua. Với những động thái gần đây, nhiều khả năng Mỹ và các nước đồng minh sẽ tiến hành một chiến dịch quân sự chống lại chính quyền Damascus. Vấn đề đang được dư luận quan tâm hiện nay là quân đội chính phủ Syria có trong tay những vũ khí nào có thể chống chọi lại một chiến thuật SEAD của Mỹ nhắm vào đây. Thực tế thì Tomahawk quả thật là một vũ khí cực kỳ lợi hại nhưng nó cũng có không ít những điểm yếu có thể bị khuất phục. Điểm yếu lớn nhất của Tomahawk là tốc độ hành trình khá chậm và trong tay quân đội chính phủ Syria đang có một vũ khí cực kỳ lợi hại để “bắt thóp” điểm yếu này. Vũ khí lợi hại nhất của Syria có thể đánh chặn tên lửa hành trình Tomahawk là hệ thống phòng không tích hợp Pantsir S1. Pantsir S1 là sự kết hợp giữa 2 pháo bắn siêu nhanh 2A38M 30mm, pháo này có tốc độ bắn lên đến 2500 viên/phút, phạm vi tiêu diệt mục tiêu 4km cùng 12 tên lửa đánh chặn 57E6 hoặc 57E6-E. Đây là một tên lửa nhiên liệu rắn 2 giai đoạn được dẫn hướng bằng vô tuyến. >> Hệ thống Pantsir-S1 nâng cấp của Nga Radar điều khiển hỏa lực băng tần kép có khả năng phát hiện mục tiêu có diện tích phản hồi radar 2m2 ở cự ly 36km, theo dõi mục tiêu ở cự ly 28km. Hệ thống điều khiển hỏa lực được bổ sung thêm kênh dẫn hướng quang-điện nhằm tăng xác xuất tiêu diệt mục tiêu. Với 2 kênh dẫn hướng riêng biệt, hệ thống Pantsir S1 có thể tấn công 2 mục tiêu cùng lúc với số lượng mục tiêu có thể tham chiến trong 1 phút lên đến 10 mục tiêu. Toàn bộ hệ thống được đặt trên khung gầm xe KAMAZ-6560 8x8 với khả năng cơ động rất cao. Hệ thống có thể tiêu diệt bất kỳ mục tiêu đường không nào trong phạm vi 20km với tầm cao 15km. Theo Jane Defence Weekly, khoảng 50 hệ thống Pantsir S1 đã được đặt hàng bởi chính quyền Damascus, đây sẽ là con át chủ bài của Syria trong việc chống lại mối đe dọa từ tên lửa hành trình Tomahawk. Một hệ thống phòng không khác cực kỳ lợi hại trong việc chống lại chiến thuật SEAD của Mỹ là hệ thống phòng không tầm trung Buk (SA-11 Gadfly) SA-11 được đánh giá là một trong những hệ thống phòng không tầm trung lợi hại nhất thế giới hiện nay. Đạn tên lửa, radar điều khiển hỏa lực đều được tích hợp trên xe bánh xích nên có khả năng cơ động rất cao. Mỗi xe phóng mang 4 đạn tên lửa có thể tấn công đồng thời 2 mục tiêu cùng lúc với phạm vi tiêu diệt mục tiêu từ 30-50km, tầm cao từ 14-25km. Đặc biệt, hệ thống SA-11 có khả năng đánh chặn tên lửa hành trình và tên lửa đạn đạo chiến thuật rất cao. Theo thống kê của Jane Defence Weekly, lực lượng phòng không Syria đang sở hữu khoảng 48 hệ thống SA-11. Một hệ thống phòng không khác được đánh giá rất lợi hại trong việc đánh chặn tên lửa hành trình Tomahawk là hệ thống phòng không di động 9K33 Osa (SA-8). Đây là hệ thống phòng không di động tầm thấp với 6 đạn tên lửa cùng radar điều khiển hỏa lực được tích hợp trên cùng một khung gầm xe bánh lốp 9A33 6x6 bánh. Hệ thống có khả năng đánh chặn tất cả các mục tiêu đường không trong phạm vi 12km tầm cao 5km. Xác suất đánh chặn tên lửa hành trình tấn công mặt đất của SA-8 được đánh giá ở mức 60%. Một hệ thống khác mặc dù cũ hơn nhưng cũng rất đáng gờm là hệ thống phòng không tầm trung SA-6 tiền bối của SA-11 hiện nay. SA-6 đã được vinh danh là “ba ngón tay của thần chết” trong chiến tranh Yom Kippur năm 1973 giữa Israel và khối Arab. Ngoài ra, còn rất nhiều hệ thống phòng không di động tầm thấp rất lợi hại trong việc đánh chặn tên lửa hành trình như SA-13, SA-9. Bên cạnh đó, còn rất nhiều hệ thống phòng không cũ hơn như S-200, S-125 và S-75. Một chi tiết đáng lưu ý là phần lớn các hệ thống phòng không của Syria đều là những hệ thống di động được thiết kế theo chiến thuật “bắn-chuồn”. Đây là một lợi thế rất lớn trong việc chống lại chiến thuật SEAD. Một khi các hệ thống phòng không liên tục di chuyển qua nhiều địa điểm khác nhau thì việc xác định vị trí phóng trở nên rất khó khăn. Trong khi đó, cơ chế dẫn hướng pha cuối của Tomahawk chủ yếu dựa vào GPS theo kiểu đánh tọa độ nên không có khả năng bám theo những mục tiêu di động. Tomahawk có thể đánh phá được các căn cứ quân sự của Syria nhưng rất khó có thể tiêu diệt được năng lực phòng không của Syria. SEAD tại Syria thực sự là một thách thức lớn đối với Mỹ và các đồng minh, ngón đòn tấn công phủ đầu bằng Tomahawk vốn đã thành công rực rỡ trước đây có thể không đạt được kết quả mong muốn tại Syria. Sau thất bại của Iraq, Libya, có lẽ Damascus đã rút ra được bài học cho riêng mình, việc họ đầu tư rất nhiều vào các hệ thống phòng không di động cho thấy họ đã sẳn sàng để “tiếp chiêu” SEAD của Mỹ. |
Hiển thị các bài đăng có nhãn Quan hệ Nga - Syria. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Quan hệ Nga - Syria. Hiển thị tất cả bài đăng
Thứ Tư, 28 tháng 8, 2013
Tên lửa Tomahawk của Mỹ sẽ "rụng như sung" ở Syria?
Chủ Nhật, 21 tháng 7, 2013
>> S-300 tới Syria, Nga đau đầu, Nato mất ngủ
Tờ Russia & India report vừa đăng tải bài viết phân tích sự đe dọa của S-300 với Israel, NATO nhưng cũng đồng thời chỉ ra sự bất an của Nga khi cân nhắc chuyển giao S-300 cho Syria. >> Bàn về sức mạnh của hệ thống tên lửa phòng không S-300PMU-1 Việt Nam (P2) Hệ thống tên lửa đất-đối-không S-300 mang ý nghĩa sống còn với hệ thống phòng không của Syria, tuy nhiên, Moscow luôn cảnh giác với những diễn biến phức tạp mà loại vũ khí này có thể gây ra cho Nga và Trung Đông. Chỉ tính riêng trong năm nay, máy bay chiến đấu của Israel đã không kích Syria "đều đặn như cơm bữa", như thế không phận của Syria là một món mồi béo bở đối với họ. Hệ thống tên lửa đất-đối-không (SAM) trong kho vũ khí của Syria đã quá già nua, không đủ sức ngăn nổi "bầy chim" Israel xâu xé, vì thế, Syria đã phải tuyệt vọng tìm kiếm hệ thống phòng không mới tiên tiến hơn là S-300. Hệ thống tên lửa S-300 Những tính năng tuyệt vời của SA-2 và SA-6 được các thế hệ hậu duệ là S-300, S-400 và thậm chí S-500 tiếp tục kế thừa. Do có thể ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp tới kết quả của một cuộc chiến nên hệ thống tên lửa SAM thế hệ mới được đánh giá là một loại vũ khí chiến lược. Đó cũng là lý do khiến Israel và Mỹ kịch liệt phản đối Nga bán S-300 cho Syria và Iran. Sức mạnh thật sự của S-300 Đứa con S-300 của gia đình SAM mang "gene" đặc biệt của tên lửa S-75 nổi tiếng, từng bắn hạ máy bay trinh thám U-2 của Mỹ trên bầu trời Liên Xô năm 1960 và làm bẽ mặt chính quyền Eisenhower. Được nghiên cứu và phát triển từ những năm 1970 để thay thế cho hệ thống tên lửa SAM thế hệ đầu tiên, S-300 là một tổ hợp tên lửa di động, hoạt động theo nguyên tắc "bắn-quên", dễ sử dụng, được thiết kế để đẩy lùi các cuộc không kích lớn. S-300 có tầm bắn từ 5-150km, radar của hệ thống có khả năng theo dõi 100 mục tiêu và bám sát chặt 12 trong số đó. Xác suất đánh chặn thành công máy bay của S-300 được phía Nga đánh giá là đạt 80-93% trong một lần khai hỏa. Hiện nay, vẫn chưa có một loại máy bay nào có thể bay nhanh hơn tên lửa này (tốc độ di chuyển 7.200 km/h). Không những thế, các phiên bản cải tiến mới nhất của S-300 còn có thể đánh chặn máy bay chiến đấu và tên lửa bay thấp, như ở độ cao 6.000m. Ngoài ra, tia chiếu hẹp giúp radar của S-300 không dễ lộ, đồng thời cũng khó bị gây nhiễu. S-300PMU1 được thiết kế để đánh chặn các loại máy bay chiến đấu hiện đại, cũng như các loại tên lửa hành trình, tên lửa đạn đạo, tên lửa chiến thuật và tấn công tầm ngắn. Tuy nhiên, phải thừa nhận là S-300 không hoàn toàn "miễn dịch" với các biện pháp điện tử chống lại hoạt động của sóng vô tuyến - một lĩnh vực mà Israel vượt trội hơn hẳn. Năm 1982, máy bay chiến đấu của Israel đã phá hủy 19 tổ hợp tên lửa của Syria sau khi làm mù chúng bằng phương pháp điện tử. Trái với những gì mà truyền thông tung hô, bản thân S-300 không thể trở thành "kẻ thay đổi cuộc chơi". Nó chỉ trở nên nguy hiểm khi được kết hợp với pháo phòng không và máy bay chiến đấu. Bằng cách chiếm ưu thế về độ cao, các hệ thống tên lửa SAM sẽ dồn máy bay địch xuống một "bẫy hỏa lực", nơi pháo phòng không và các chiến đấu cơ đang đợi sẵn. Các quốc gia sử dụng hệ thống tên lửa SAM nhìn chung đều xây dựng mạng lưới phòng không 3 lớp, trong đó SAM dành cho phòng không tầm cao, pháo phòng không bảo vệ ở độ cao thấp hơn và các máy bay chiến đấu thì di chuyển qua lại trong khoảng không gian giữa 2 lớp. Điều này sẽ khiến đối phương tốn kém rất nhiều khi muốn xuyên thủng mạng lưới này. Có thể kể đến chiến tích lẫy lừng của hệ thống tên lửa SAM trong một số cuộc chiến trước đây: Chiến tranh Việt Nam: Bài viết đánh giá rằng Việt Nam đã tổ chức được một mạng lưới phòng không tinh vi nhất và vô cùng hiệu quả trong lịch sử, với sự kết hợp của hệ thống radar cảnh giới, tiêm kích MiG, hệ thống tên lửa SAM, pháo phòng không với nhiều cỡ nòng khác nhau. Để đối phó với các tên lửa SAM, các máy bay của Mỹ được trang bị máy phát nhiễu điện tử. Tuy nhiên, điều này làm giảm khả năng cơ động của máy bay và khiến chúng dễ bị các tiêm kích MiG tấn công. Để tránh tên lửa SAM, các phi công phải điều khiển máy bay bổ nhào xuống tầm thấp, tuy nhiên, chiến thuật này lại khiến chúng rơi vào trận địa của pháo phòng không. Giữa năm 1964 và 1973, pháo phòng không của Việt Nam đã bắn rơi 740 máy bay chiến đấu của Mỹ. Ngoài ra, còn bắn hạ hàng trăm trực thăng, một số máy bay F-111 và 15 máy bay ném bom chiến lược B-52. B-52 thua trận thảm hại dù sử dụng các máy gây nhiễu và có đội máy bay hộ tống hùng hậu. Chiến tranh Arab-Israel năm 1973: Trong cuộc chiến giữa Arab-Israel năm 1973, với sự hỗ trợ từ phía Nga, hệ thống tên lửa SA-2 và SA-6 của Arab đã được bố trí với chiến thuật hệt như Việt Nam: dồn máy bay địch xuống độ cao thấp hơn để chúng rơi vào trận địa của pháo phòng không. Phía Israel thừa nhận họ đã mất 303 máy bay. Tuy nhiên, con số này có thể còn cao hơn. Bước ngoặt lớn cho Syria S-300 tới Syria sẽ là một bước ngoặt vô cùng quan trọng. Lần đầu tiên trong lịch sử Trung Đông, một quốc gia Arab sẽ có khả năng bắn hạ máy bay của Israel. Một tên lửa S-300 phóng đi từ Damascus sẽ thổi bay bất kỳ chiến đấu cơ nào của kẻ địch trên bầu trời Tel Aviv (Israel) trong 107 giây, khiến Israel không kịp trở tay. Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov từng khẳng định rằng việc chuyển giao S-300 tới Syria có thể chặn những cái đầu nóng của phương Tây can thiệp vào Syria. Trong khi đó, Bộ trưởng Quốc phòng Israel Moshe Yaalon lên tiếng cảnh báo rằng: "Quá trình chuyển giao vẫn chưa diễn ra và chúng tôi hy vọng điều đó sẽ không xảy ra. Nếu S-300 thực sự tới Syria, chúng tôi sẽ biết phải làm gì". Tuy nhiên, điều nguy hiểm cho Israel là máy bay chiến đấu của họ có thể rơi vào "bẫy hỏa lực". Trên thực tế, nỗ lực ngăn chặn hệ thống tên lửa SAM đã gây tổn hại lớn cho máy bay Mỹ và Israel 4 thập kỷ trước. Nỗi lo của Nga Bài viết nhận định quân đội Syria không được đào tạo bài bản, năng động và nhanh trí như người Việt Nam. Hệ thống phòng không của Syria dường như không thể ngăn chặn các cuộc tấn công từ Israel và không có gì đảm bảo họ sẽ sử dụng S-300 một cách hiệu quả. Vì thế, Nga có lý do để lo lắng. Nếu Israel có thể phá hủy tổ hợp S-300, nó sẽ khiến cho loại vũ khí đáng sợ nhất thế giới trở nên tầm thường hơn. "Việc chuyển giao chậm trễ là do người Nga hiểu được khả năng của Israel và không muốn kích thích một phản ứng có thể tổn hại tới Nga" - Trang Strategy Page nhận định. Hiện tại, Nga có 2 lựa chọn: Một là đẩy mạnh đào tạo đội ngũ tên lửa của Syria trước khi chuyển giao phiên bản mới nhất, chưa giản lược của S-300. Một lựa chọn khác là người Nga sẽ trực tiếp can thiệp vào quá trình vận hành S-300, điều này không chỉ đảm bảo lợi thế cho Syria trong cuộc xung đột, mà sự hiện diện của họ còn có thể ngăn chặn một cuộc tấn công bất ngờ từ phía Israel. Một cuộc tấn công liều lĩnh của Israel nhằm phá hủy tổ hợp tên lửa do chính người Nga vận hành sẽ thúc đẩy phản ứng mạnh từ phía Moscow, bao gồm việc tăng cường hỗ trợ cho các đồng minh Iran-Syria-Hezbollah với số lượng cực lớn. |
Thứ Hai, 3 tháng 6, 2013
>> S-300 ở Syria và bài học lịch sử đậm chất huyền thoại
Cuối tháng 5, những tin tức về việc Syria nhận được hệ thống phòng không S-300 từ Nga đã thu hút sự chú ý của giới phân tích quân sự thế giới. >> Pháo đài' Syria (kỳ 1) Còn nhớ, cách đây không lâu, Israel đã tiến hành không kích Trung tâm nghiên cứu tại Jamraya, ngoại ô Thủ đô Damacus vào các ngày 4 và 5/5/2013. Chiến dịch không kích của Israel toàn thắng. Hệ thống phòng không của Syria lúc đó gần như bất lực trước hoạt động quân sự của Israel. Giờ thì mọi chuyện đã khác. Thậm chí, được thiết kế là hệ thống phòng thủ, nhưng khi bố trí ở Syria, S-300 sẽ đóng vai trò của một “vũ khí tấn công” nếu chính quyền Damacus có ý định “đóng cửa” không phận Israel. S-300 được đánh giá là hệ thống phòng không đánh chặn tiên tiến nhất trên thế giới hiện nay. Có ý kiến lạc quan cho rằng, với hệ thống phòng không tiên tiến nhất thế giới, Tổng thống Assad đã có thể yên tâm kê cao gối mà ngủ. Thực tế thì sao? Chúng ta cũng cần nhớ rằng, mảnh đất Trung Đông nóng bỏng luôn có một kho tàng các câu chuyện lịch sử nhắc nhở các nhà lãnh đạo hai nước Israel và Syria cảnh giác đối thủ của họ. Nhân dịp hệ thống S-300 cập cảng Syria, chúng ta sẽ ôn lại hai câu chuyện mang đậm chất huyền thoại của mảnh đất này để hiểu rõ sức ép của quá khứ đang đè nặng lên vai các nhà lãnh đạo hai quốc gia đối nghịch này ở Trung Đông. Sức mạnh răn đe của siêu vũ khí Sáng ngày 5/10/1973, Ai Cập khởi động cuộc chiến chống lại nhà nước Do Thái để trả thù cho thất bại trong cuộc chiến sáu ngày (1967). Khi đó, quân đội Ai Cập cùng với Quân đội Syria đã hai mặt cùng tiến đánh Quân đội Israel, đẩy Nhà nước Do Thái vào thế “lưỡng đầu thọ địch”. Do tấn công bất ngờ, Quân đội Ai Cập và Syria đã gây tổn thất lớn cho Quân đội Israel. Theo các thống kê, phía Israel thiệt hại 3.000 binh lính và sĩ quan bị giết, hơn 900 xe tăng và khoảng 200 máy bay bị phá hủy. Thất bại nặng nề trong khoảng thời gian ngắn khiến giới lãnh đạo Israel choáng váng. Bộ trưởng Quốc phòng Israel lúc đó là ông Moshe Dayan đã ngỏ ý muốn đầu hàng. Tuy nhiên, Thủ tướng Israel, bà Golda Meir tuyên bố sẽ dùng vũ khí hạt nhân để tấn công cả Ai Cập và Syria. (Israel được cho là sở hữu kho vũ khí hạt nhân bí mật. Nước này không phủ nhận nhưng cũng không chính thức công khai về kho vũ khí hạt nhân). Khi mới xuất hiện, MiG-25 là tiêm kích có tốc độ nhanh nhất trên thế giới.
Tuyên bố của bà thủ tướng đã nhanh chóng truyền tới giới tình báo Liên Xô, đồng minh của Ai Cập và Syria. Liên Xô nhanh chóng đưa ra quyết định phải buộc Israel từ bỏ việc sử dụng vũ khí hạt nhân. Thú vị là, vũ khí răn đe được lựa chọn không phải là vũ khí hạt nhân cấp chiến lược (theo lẽ thông thường) mà chỉ là một vũ khí cấp chiến thuật. Đó chính là tiêm kích MiG-25, thuộc loại có tốc độ nhanh nhất thế giới thời bấy giờ. MiG-25 có tốc độ tối đa khoảng Mach 3, gấp 3 lần tốc độ âm thanh. Trong khi đó, các máy bay tiêm kích tiến tiến thời kỳ đó mới chỉ đạt được tốc độ vượt âm thanh, hơn Mach 1.
Chỉ một thời gian ngắn sau khi MiG-25 xuất kích, màn hình radar phòng không ở Thủ đô Tel Aviv của Israel xuất hiện một điểm sáng. Còi báo động vang lên. Tiêm kích Mirage của Không quân Israel được lệnh xuất kích. Sĩ quan trực chiến theo dõi trên màn hình radar thấy rằng, Mirage di chuyển song song với vật thể lạ nhưng không thể đuổi kịp. Thậm chí, khoảng cách giữa biên đội ba chiếc Mirage với chiếc máy bay lạ kia cứ tăng lên. Qua liên lạc, cả sở chỉ huy tá hỏa lên vì biết, vật thể lạ kia bay cao hơn biên đội Mirage tới gần 2km và di chuyển với tốc độ nhanh gấp đôi. Như trêu tức Không quân Israel, vật thể lạ bay trên bầu trời Tel Aviv tới vài vòng. Vụ xâm phạm không phận được báo cáo tới lãnh đạo Israel, khi đó cũng đã nhận được thư nhắc nhớ từ Liên Xô. Bị cảnh cáo bằng cả con đường quân sự lẫn ngoại giao, Israel ngậm đắng nuốt cay từ bỏ biện pháp mạnh đối với Ai Cập và Syria. May mắn cho Nhà nước Do Thái, một cầu hàng không từ Mỹ tới Israel đã được lập ra và nước này nhanh chóng nhận được viện trợ quân sự dủ để đương đầu với cuộc tấn công từ hai phía biên giới. Như vậy, Nhà nước Israel đã có sẵn bài học về việc đối đầu với siêu vũ khí. Họ buộc phải cân nhắc và điều chỉnh các chính sách thực tế để không bị “thất bại toàn tập”. Vụ trộm siêu kinh điển của Mossad Nếu ở trên nói tới bài học nhắc nhở các nhà lãnh đạo Israel về việc không được phép coi thường trọng lượng của các thông điệp đi cùng với những hệ thống vũ khí ưu việt thì bài học dưới đây nhắc nhở người Syria phải luôn cảnh giác với trí thông minh của người Do Thái và bề dày thành tích của tình báo Israel. Sau Chiến tranh Thế giới thứ hai, Đại hội đồng Liên Hợp Quốc quyết định cấp cho người Do Thái trên khắp thế giới một nơi trốn để họ lập quốc. Đó chính là mảnh đất xưa kia của dân tộc Do Thái - nhưng trải qua hàng nghìn năm biến thiên – nay đã trở thành nơi sinh sống lâu đời của người Arab. Lo ngại sự trội dậy của Chủ nghĩa Phục Quốc Do Thái, những người Arab ở Palestine cần một lượng vũ khí để tạo lợi thế áp đảo về quân sự, có thể làm tan biến giấc mơ về “ngày trở về” của người Do Thái. Nhưng do sau Chiến tranh Thế giới thứ hai, chỉ có Lebanon và Syria được phép mua vũ khí từ châu Âu. Vì vậy, nhiệm vụ tìm mua súng được thực hiện thông qua Bộ Quốc phòng Syria mà người trực tiếp thực hiện là Đại úy Apdun Adic Kerin. Ông này đã tìm đường sang Tiệp Khắc để mua 6.000 khẩu súng. Tuy nhiên, Apdun Adic Kerin không hề hay biết, bay cùng chuyến bay của ông sang châu Âu còn có thương gia mang hộ chiếu Palestine - George Alecxan Iberl - mà tên thật là Ekhut Aprien, một người đã chiến đấu để bảo vệ số phận đồng bào Do Thái trong suốt cuộc Chiến tranh Thế giới thứ hai. Giống với Kerin, Aprien có nhiệm vụ thu mua súng để trang bị cho lực lượng vũ trang Israel non trẻ. Qua những trao đổi nghiệp vụ và vận động hành lang, cả Kerin lẫn Aprien lần lượt thu mua được số lượng vũ khí mà mình cần. Thế nhưng, biết nhiệm vụ của Kerin, cơ quan tình báo của người Do Thái quyết tâm ngăn cản 6.000 khẩu súng tới Syria. Để ngụy trang cho số vũ khí vừa thu mua về Trung Đông, Aprien dùng 600 tấn hành củ Italy. Ông này còn thuê một công ty vận tải Nam Tư để vận chuyển số hàng nóng trên về Israel. Và đây cũng là công ty mà Kerin nhờ vả để chuyển vũ khí về Syria. Ban đầu, tình báo Do Thái tung tin, tàu chở vũ khí mà Kerin thuê (mang tên Lino) đang chở vũ khí cho những người cộng sản Italy. Do đó, tàu này bị lưu lại cảng để điều tra. Trong lúc đó, phi công Israel đã nhân cơ hội dùng máy bay An-2 đánh chìm tàu Lino cùng với toàn bộ số vũ khí đạn dược ở trên đó. Tiếc nuối số vũ khí bị đánh chìm, phía Syria phải giải trình được với nhà chức trách Italy về nguồn gốc và mục đích mua vũ khí để trục vớt số súng bị chìm. Sau đó, một sĩ quan Syria là Đại tá Phuat Macdam thuê một hãng tàu Italy là Menara chở số súng trên về nước. Và không chỉ có người Syria tiếc số vũ khí này. Những người Do Thái biết được, số vũ khí đã được trục vớt, họ không tìm cách đánh chìm con tàu chở vũ khí nữa mà quyết định sẽ “lái “ chúng về Israel. Vì vậy, tình báo Israel đã tìm cách liên hệ và mua chuộc hãng tàu Menara. Tình báo Israel đã cài cắm hai người vào thủy thủ đoàn của con tàu. Đến khi tàu này ra khơi thì thủy thủ đoàn bị khống chế và 6.000 khẩu súng – thay vì chuyển tới Syria đã vào tay người Israel. Chiến công nẫng tay trên 6.000 khẩu súng là một trong những trang sử đầu tiên của tình báo Israel mà sau đó, ngày càng dày hơn với rất nhiều thành tích, gắn liền với cuộc xung đột, đối đầu giữa Nhà nước Do Thái và khối Arab ở Trung Đông. Đây là một bài học quá đắng nhắc người Syria, người Do Thái rất thông minh và khôn ngoan. Họ có thể không dám nhưng cũng không cần đối đầu với các hệ thống vũ khí siêu việt. Trí tuệ Do Thái sẽ hành động thay cho sức mạnh quân sự để làm suy yếu và hạ gục đối phương. (Theo Infonet) |
Thứ Sáu, 13 tháng 7, 2012
>> Đội tàu chiến Nga đến Syria để làm gì?
Việc Nga phái nhiều tàu chiến đến cảng Tartus ở Syria khiến nhiều người đặt câu hỏi: để bảo vệ đồng minh là Tổng thống Assad hay sơ tán công dân? >> Syria lỡ 'vuốt râu hùm'? >> Khám phá lưới lửa phòng không Syria Khu trục hạm chống tàu ngầm Đô đốc Chabanenko. Ảnh: AFP Giới chức Nga luôn khẳng định đã lên kế hoạch huấn luyện và diễn tập từ lâu, và theo giới quan sát những cuộc diễn tập đó nhằm nhiều mục đích, trong đó chủ yếu để thể hiện sức mạnh tại khu vực. Nhưng có một chi tiết đáng chú ý cho thấy: hầu hết các con tàu đến Địa Trung Hải xuất phát từ ba hạm đội của Nga (Biển Đen, Bắc Cực và Baltic) này đều là những tàu đổ bộ tấn công cỡ lớn. Sơ tán công dân Nga? Loại tàu đó phù hợp cho việc vận chuyển rất nhiều người (và cả xe tăng). Các chuyên gia cho hay đây là bằng chứng khá thuyết phục rằng Kremlin đang tích cực chuẩn bị cho khả năng sơ tán hàng chục ngàn công dân Nga khỏi Syria, một khi chế độ của Tổng thống Assad sụp đổ. Ước tính số người Nga tại Syria hiện khoảng 100.000 người. Ông Sergei Markov, phó hiệu trưởng trường Đại học Kinh tế Plekhanov tại Moskva và là cố vấn thường xuyên của Tổng thống Nga Putin, nói: “Việc điều tàu nhằm thực hiện diễn tập đã được lên kế hoạch, và có mục đích thể hiện sự hỗ trợ của Nga đối với chính quyền Tổng thống Assad và thể hiện vai trò của Nga trong khu vực, nhưng có lẽ sự kết hợp của nhiều tàu trong đội tàu này phản ánh một mục đích còn thực tiễn hơn, Tôi tin chắc Nga đang nghĩ về việc sơ tán hàng chục ngàn công dân đang gặp nguy hiểm ở Syria”. Giới chuyên gia cho biết Trung Quốc đã sơ tán thành công hơn 30.000 công dân của mình tại Libya hồi năm ngoái, với việc dùng tàu đổ bộ Hải quân Trung Quốc và Nga đã lưu ý kỹ việc này. Nga vốn là đối tác chính trị và quân sự với Syria từ năm 1971 và nước này luôn phản đối những can thiệp của nước ngoài vào tình hình Syria. Nhưng những tuần gần đây, Moskva có lẽ đã cảm nhận sự sụp đổ không thể tránh khỏi của chính phủ Syria nên bắt đầu có những động thái mới. Tuần này, Nga đã tuyên bố sẽ hủy những hợp đồng vũ khí mới với Syria. Hôm 10/7, Nga đã tiếp đón một đoàn đại biểu từ nhóm đối lập Hội đồng Quốc gia Syria, như là một phần những nỗ lực linh hoạt hơn. “Nga muốn đa dạng hóa sự lựa chọn của mình”, ông Fyodor Lukyanov, biên tập viên của tạp chí Vấn đề Toàn cầu, một tạp chí hàng đầu về chính sách đối ngoại của Moskva, cho biết. Phương Tây nghi ngờ Tuy nhiên, phương Tây cũng ngờ rằng các tàu chiến của Nga đến Syria không phải để thực hiện nhiệm vụ huấn luyện hay diễn tập mà nhằm cung cấp vũ khí cho chính quyền Tổng thống Assad. Tờ New York Times cho rằng đây không phải là lần đầu tiên Nga cử tàu đến tập trận đến vùng biển phía Đông Địa Trung Hải này, nhưng việc Nga cử một số tàu lớn bất thường này đến nơi này có thể được coi là thông điệp rằng nước này phản đối việc tìm cách lật đổ Tổng thống Syria Assad. Đó chính là cách ngầm thể hiện sự ủng hộ của Nga đối với chính quyền của Tổng thống Assad và ngầm cảnh cáo phương Tây về ý định can thiệp quân sự tại nước này. Có ý kiến cho rằng đó cũng là động thái khẳng định vị thế đối với phần bờ biển của Syria, nơi Nga đặt căn cứ quân sự ở cảng Tartus. Nga muốn chiếm giữ cảng Tartus, địa điểm có vai trò quan trọng chiến lược. Moskva đã từng nói rõ rằng việc duy trì căn cứ quân sự của Nga tại cảng Tartus là ưu tiên hàng đầu. Cũng có thể Nga hi vọng rằng việc điều lực lượng hải quân đến Syria sẽ giúp Tổng thống Assad giữ được chính quyền. Nếu trường hợp chính quyền Syria sụp đổ, Nga vẫn có thể duy trì khả năng hiện diện tại cảng Tartus. Hôm qua, hãng tin Interfax của Nga cho biết Nga đã cử một nhóm tàu gồm 7 chiến hạm tới căn cứ hải quân tại cảng Tartus của Syria. Dẫn đầu là khu trục hạm chống tàu ngầm Đô đốc Chabanenko. Chiến hạm này cùng với 3 tàu đổ bộ khác rời cảng Severomorsk ở Biển Bắc và đang trên đường tới Địa Trung Hải, nơi chúng sẽ gặp tàu tuần tra Yaroslav Mudry cũng như một tàu hỗ trợ khác. Tàu tuần tra Smetlivy từ căn cứ của Hạm đội Hắc Hải tại cảng Sevastopol ở Ukraina cũng đang trên đường tới Tartus. (Nguồn :: BDV) |
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)
Chuyên mục Quân Sự
Hải quân Trung Quốc
(263)
Hải quân Mỹ
(174)
Hải quân Việt Nam
(171)
Hải quân Nga
(113)
Không quân Mỹ
(94)
Phân tích quân sự
(91)
Không quân Nga
(83)
Hải quân Ấn Độ
(54)
Không quân Trung Quốc
(53)
Xung đột biển Đông
(50)
Không quân Việt Nam
(44)
tàu ngầm
(42)
Hải quân Nhật
(33)
Không quân Ấn Độ
(16)
Tàu ngầm hạt nhân
(15)
Hải quân Singapore
(12)
Xung đột Iran - Israel
(12)
Không quân Đài Loan
(9)
Siêu tên lửa
(8)
Quy tắc ứng xử ở Biển Đông
(7)
Tranh chấp biển Đông
(7)
Xung đột Trung - Mỹ
(4)
Xung đột Việt-Trung
(2)