Theo TS Trần Công Trục, nguyên Trưởng Ban Biên giới Chính phủ, một loạt những động thái gần đây của Trung Quốc liên quan đến Biển Đông không phải ngẫu nhiên, bộc phát mà được tính toán, có sự phối hợp về mặt quân sự, dân sự, tuyên truyền, pháp lí, có mục đích cụ thể, nhất là trong bối cảnh quốc tế có nhiếu biến động phức tạp hiện nay.
Một loạt những động thái gần đây của Trung Quốc liên quan đến Biển Đông không phải ngẫu nhiên. Một loạt những hành động có tính toán -Mới đây mạng thông tin Trung Quốc có nói về sự kiện Hoàng Sa năm 1974 và nói rằng đây là phản ứng tự vệ của quân dân Trung Quốc đối với vùng đất có chủ quyền của Trung Quốc. Ông đánh giá như thế nào về động thái này từ phía Trung Quốc? Động thái nói trên của Trung Quốc không có gì mới. Chúng ta đã từng được nghe khá nhiều lần những thông tin tương tự trước khi Trung Quốc dùng sức mạnh để gây ra các sự kiện tranh chấp trên các vùng biên giới và trên biển. Vấn đề chúng ta cần xem xét, tìm hiểu là tại sao trong thời điểm hiện nay, họ lại nhắc lại luận điểm này? Trong thời gian gần đây cùng với luận điểm đó, Trung Quốc gia tăng nhiều hoạt động liên quan đến Biển Đông. Chẳng hạn, họ chuẩn bị khởi động một siêu dự án mang tên "Vùng sâu Biển Đông", nghiên cứu, khám phá Biển Đông, tiến hành các hoạt động ngăn chặn bắt bớ, cản trở gây nhiều khó khăn với tàu thuyền VN đánh cá trong vùng biển thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền của Việt Nam, tiếp tục tiến hành xây dựng, củng cố các vị trí họ đã chiếm đóng trên khu vực quần đảo Hoàng Sa, kể cả Trường Sa, đặc biệt tích cực vận động, kêu gọi các công ty nước ngoài đầu tư khai thác dầu khí trong các khu vực biển, thềm lục địa của Việt Nam và của các nước khác trong khu vực. Trên mặt trận tuyên truyền, pháp lí, Trung Quốc lại tung ra bản đồ trực tuyến vẽ đường biên giới biển hình lưỡi bò để một lần nữa hợp thức hóa đường "lưỡi bò" phi lý đã bị cộng đồng quốc tế phê phán, bác bỏ . Rõ ràng, đây là một loạt các hoạt động được tính toán, có sự phối hợp về mặt quân sự, dân sự, tuyên truyền, pháp lí. Những hoạt động này không phải là ngẫu nhiên, bộc phát mà đều có mục đích cụ thể, nhất là trong bối cảnh quốc tế có nhiều biến động phức tạp hiện nay. Quá trình chiếm đóng bằng vũ lực - Vì sao ông lại cho rằng đây là những hành động có tính toán cụ thể? Để trả lời câu hỏi này, theo tôi, ta nên quay lại các mốc thời gian lịch sử có liên quan đến quá trình Trung Quốc tiến hành xâm chiếm quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Viêt Nam. Năm 1909, lần đầu tiên Trung Quốc nhảy vào tranh chấp chủ quyền quần đảo Hoàng Sa, lúc đó đang nằm dưới sự quản lý của chính quyền thực dân Pháp, với danh nghĩa là đại diện cho nhà nước Việt Nam về mặt đối ngoại, bằng hành động của viên đô đốc Lý Chuẩn, theo lệnh của Tổng đốc Lưỡng Quảng, đưa vài ba pháo thuyền ra khu vực Hoàng Sa bắn pháo, đổ bộ lên vài đảo, rồi nhanh chóng lặng lẽ rút lui. Năm 1946, lợi dụng việc giải giới quân Nhật theo sự ủy thác của Đồng Minh, Chính quyền Quốc dân Đảng đưa tàu chiến ra chiếm đóng một số đảo thuộc hai quần đảo này. Tàu chiến mang tên Thái Bình của Quốc dân đảng đã đổ quân lên chiếm đóng đảo Ba Bình của Việt Nam mà người phương Tây gọi là Itu Aba, để rồi từ đó hòn đảo này được gán ghép cho một tên mới "Thái Bình đảo" theo đúng cách thức truyền thống của Trung Quốc. Năm 1956, hai năm sau khi Hiệp định Gieneve được ký kết, trong thời điểm chuyển quân và chuyển giao quyền quản lý giữa các lực lượng và chính quyền của hai miền Nam Bắc Việt Nam theo Hiệp định Gieneve lấy vỹ tuyến 17 làm ranh giới tạm thời. Lợi dụng tình hình quân đội Pháp buộc phải rút quân, quân đội cua chính quyền Nam Việt Nam chưa đủ sức tiếp quản hoàn toàn quần đảo Hoàng Sa, Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa đã huy động lực lượng quân đội ra xâm chiếm nhóm phía Đông quần đảo Hoàng Sa, thực hiện một bước tiến quan trọng của họ xuống khu vực Biển Đông. Trước tình hình đó, Chính quyền Sài Gòn đã đưa quân ra đóng giữ nhóm phía Tây quần đảo Hoàng sa và với tư cách là người quản lý hợp pháp phạm vi lãnh thổ từ vỹ tuyến 17 trở vào, chính quyền Sài gòn đã chính thức phản đối hành động xâm chiếm trái phép của Trung Quốc nhóm phía Đông Hoàng Sa, đồng thời tiến hành các hoạt đông ngoại giao, pháp lý để thực hiện và bảo vệ chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trương Sa. Năm 1959, Trung Quốc lại tiếp tục huy động lực lượng quân sự giả dạng tàu đánh cá mon men nhòm ngó xâm chiếm nhóm phía Tây Hoàng Sa nhưng không thành. Quân đội của Việt Nam cộng Hòa, với sự trợ giúp trực tiếp của Hoa Kỳ, toàn bộ tàu "đánh cá " của Trung Quốc đã bị tóm gọn và bị áp giải về giam tại Đà Nẵng. Đến đầu những năm 1970, trước những diễn biến quan trọng về quân sự,chính trị... đang diễn ra tại Việt Nam, Trung Quốc lại tiếp tục có những hoạt động để chuẩn bị cho cuộc chiếm đóng mới bằng quân sự. Lợi dụng bối cảnh chính trị lúc bấy giờ, trong tình thế xuống dốc của chính quyền miền Nam và sự rút lui của Hoa Kỳ, ngày 19/1/1974, Trung Quốc đã điều 11 tàu chiến với sự yểm trợ của máy bay tới xâm chiếm nhóm đảo phía Tây của quần đảo Hoàng Sa. Chính quyền Sài Gòn đã huy động 4 chiến hạm ra chống trả nhưng tương quan lực lượng quá chênh lệch nên cuối cùng, nhóm đảo này đã rơi vào tay Trung Quốc. Trung Quốc đã hoàn thành việc xâm chiếm băng vũ lực toàn bộ quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam vào thời điểm trước khi miền Nam Việt Nam được giải phóng. Năm 1988, Trung Quốc lại đưa quân xuống khu vực quần đảo Trường Sa, dùng tàu chở các phương tiện, gạch ngói, xi măng đổ lên một số bãi cạn, biến các bãi cạn nay thành các căn cứ quân sự, ngang nhiên khiêu khích và gây ra cuộc đụng độ với Hải quân Việt Nam cũng trong bối cảnh có những khó khăn vế kinh tế mà Việt Nam phải đương đầu và tình hình chính trị quốc tế có nhưng diễn biến phưc tạp bất lợi cho Việt Nam tại thời điểm đó. Năm 1995, Trung Quốc lại tiếp tục dùng sức mạnh đánh chiếm đảo Vành Khăn, một đảo đá nằm phía tây nam Trường Sa. - Phải chăng, Trung Quốc có hàng loạt những động thái kể trên vì bối cảnh quốc tế đang thuận lợi cho họ khi các nước lớn và ASEAN đang bận tậm với những vấn đề khác? Bài học của lịch sử nhân loại cho thấy rõ những cuộc xung đột, xâm chiếm thường xảy ra khi kẻ xâm lược biết cách khai thác và tận dụng cơ hội. Phải chăng bối cảnh và tình hình quốc tế hiện nay có thể sẽ là cơ hội để cho nhưng âm mưu muốn biến Biển Đông trở thành ao nhà của mình trở thanh hiện thực? Tuy nhiên, tôi cho rằng, Biển Đông là khu vưc vô cùng quan trọng và có mối liên quan mật thiết đến hoà bình, an ninh và ổn định ở châu Á - Thái Bình Dương, một địa bàn chiến lược đối với nhiều cường quốc. Bởi vậy, người ta không bao giờ có thể quên những vấn đề tiềm ẩn ở khu vực Biển Đông, nơi tranh chấp phức tạp, nhạy cảm trong thế cân bằng cán cân lực lượng thế giới. Chắc chắn các chính khách, các chiến lược gia, giới quân sự của các nước có liên quan đều đã phải tính đến để có nhưng đối sách thích hợp . Đối sách cho Việt Nam - Vậy theo ông, trước những diễn tiến đó, Việt Nam cần phải có đối sách như thế nào? Việc họ có thực hiện được tham vọng độc chiếm Biển Đông hay không còn là một vấn đề và còn phụ thuộc vao nhiều yếu tố. Tôi cho rằng, yếu tố quan trọng nhất, quyết định nhất để bảo vệ chủ quyền , quyền chủ quyền của chúng ta trên Biển Đông trong bối cảnh hiện nay chính là sưc mạnh của sự đại đoàn kết của dân tộc Viêt Nam. Nếu như nội bộ chúng ta không đồng lòng, không nhất trí, thiếu sự quan tâm cần thiết đến chủ quyền biển đảo và không tranh thủ được sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế thì sẽ là yếu tố tạo cơ hội cho những mưu toan xâm lược sẽ được thực hiện. Bài học lịch sử đã cho thấy điều này. Tôi tin rằng người Việt Nam, dù đang sống ở đâu, đều luôn luôn hướng về Đất Nước và sẵn sàng đóng góp tinh thần lẫn vật chất để bảo vệ từng tấc đất Tổ Quốc.Chúng ta phải tìm mọi cách giữ gìn và phát huy được sức mạnh vô song này. Chúng ta phải triển khai mạnh mẽ và kịp thời cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền lãnh thổ thiêng liêng của Viêt Nam bằng sự phối hợp một cách chủ động, chặt chẽ, liên tục trên các mặt quân sự, ngoại giao, pháp lý, tuyên truyền... Đặc biệt, cần phải tranh thủ sự đông tình ủng hộ của cộng đồng quốc tế, dù đó là cá nhân hay tổ chức, của các quốc gia, dù là nhỏ hay lớn...như những gì mà thời gian qua chúng ta đã làm và đã thu được nhưng kết quả đang kể trong các hoạt đông ngoại giao của mình. |
Hiển thị các bài đăng có nhãn Hiệp định Gieneve. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Hiệp định Gieneve. Hiển thị tất cả bài đăng
Thứ Bảy, 5 tháng 3, 2011
>> Toan tính của Trung Quốc ở Biển Đông
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)
Chuyên mục Quân Sự
Hải quân Trung Quốc
(263)
Hải quân Mỹ
(174)
Hải quân Việt Nam
(171)
Hải quân Nga
(113)
Không quân Mỹ
(94)
Phân tích quân sự
(91)
Không quân Nga
(83)
Hải quân Ấn Độ
(54)
Không quân Trung Quốc
(53)
Xung đột biển Đông
(50)
Không quân Việt Nam
(44)
tàu ngầm
(42)
Hải quân Nhật
(33)
Không quân Ấn Độ
(16)
Tàu ngầm hạt nhân
(15)
Hải quân Singapore
(12)
Xung đột Iran - Israel
(12)
Không quân Đài Loan
(9)
Siêu tên lửa
(8)
Quy tắc ứng xử ở Biển Đông
(7)
Tranh chấp biển Đông
(7)
Xung đột Trung - Mỹ
(4)
Xung đột Việt-Trung
(2)