Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: Châu Á

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Hiển thị các bài đăng có nhãn Châu Á. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Châu Á. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Hai, 26 tháng 3, 2012

>> Vì sao châu Á nhập khẩu vũ khí nhiều nhất thế giới ?


Kim ngạch nhập khẩu vũ khí trang bị của các nước châu Á-Thái Bình Dương chiếm gần một nửa thị trường vũ khí toàn cầu với 44%.

Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm của Thụy Điển mới đây đưa ra bản báo cáo về thị trường thương mại vũ khí toàn cầu.

Theo bản báo cáo này, Ấn Độ đã trở thành quốc gia nhập khẩu vũ khí lớn nhất thế giới. Ngoài ra, năm quốc gia nhập khẩu vũ khí hàng đầu khác đều tập trung ở châu Á.

Các nhà phân tích cho rằng, sở dĩ các quốc gia châu Á-Thái Bình Dương có sự gia tăng đáng kể về vũ khí trang bị là xuất phát từ sự tăng trưởng kinh tế nhanh chóng và chiến lược dịch chuyển sang phía Đông mới đây của Mỹ.


http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa BrahMos Block 2 của Ấn Độ


Theo báo cáo của Trung tâm phân tích xu hướng buôn bán vũ khí toàn cầu cho biết, từ năm 2007 đến năm 2011, xuất khẩu vũ khí toàn cầu tăng trung bình 24% so với năm năm trước đó, trong đó, năm nước nhập khẩu vũ khí hàng đầu thế giới đều là những quốc gia châu Á.

Trong đó, kim ngạch nhập khẩu vũ khí trang bị của các nước châu Á-Thái Bình Dương chiếm gần một nửa thị trường vũ khí toàn cầu với 44%; châu Âu đứng thứ hai với 19%.

Tại sao các quốc gia châu Á lại gia tăng chi tiêu quốc phòng nhiều đến như thế? Các chuyên gia phân tích cho rằng, tốc độ tăng trưởng kinh tế của các quốc gia mới nổi đảm bảo cho họ khả năng tăng nhanh cho phí cho quốc phòng.

Những năm gần đây là giai đoạn quan trọng để các nước châu Á-Thái Bình Dương đầu tư cho quốc phòng.

http://nghiadx.blogspot.com
Indonesia rất quan tâm đến loại tăng T-90 của Nga


Chi tiêu quân sự của các nước châu Á trong những năm gần đây tăng mạnh, có một số lý do sau: thứ nhất, nằm ở chính các nước trong khu vực châu Á, đặc biệt là các nước có nền kinh tế mới nổi như Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Singapore.

Thứ hai, hầu hết, nền quốc phòng các nước này trước đây đều không được đầu tư nhiều, bởi vậy bây giờ họ phải tăng cường đầu tư để có thể đáp ứng được tình hình thay đổi của thế giới.

Theo báo cáo của Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm, Ấn Độ là quốc gia đi đầu về nhập khẩu vũ khí, năm 2012 ngân sách quốc phòng của Ấn Độ sẽ tăng lên đến 42 tỷ USD, tăng 17% so với năm ngoái.

Các chuyên gia cho rằng, Ấn Độ đang không hài lòng với vị trí số một tại khu vực Nam Á, mục tiêu chiến lược của nước này mở rộng tầm ảnh hướng của mình ra nhiều khu vực khác nữa. Cùng với đó là tiềm lực quân sự của Ấn Độ còn nghèo nàn, chủ yếu là những vũ khí đã cũ và lạc hậu.

http://nghiadx.blogspot.com
Xe bọc thép Bronco của Singapore


Ngoài ra, trong năm trở lại đây, Mỹ vẫn là nước xuất khẩu vũ khí lớn của thế giới, kim ngạch xuất khẩu vũ khí chiếm thứ 3 thế giới.

Theo các chuyên gia đánh giá, việc các nước châu Á đang tăng cường nhập khẩu vũ khí không phải không có liên quan đến chiến lược quay lại châu Á của Mỹ, bởi Hoa Kỳ muốn thông qua việc xuất khẩu vũ khí để thắt chặt quan hệ với các đồng minh của mình tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

Chuyên gia phân tích quân sự Trung Quốc, Thiếu tướng Ân Trác cho biết: “Mục tiêu đầu tiên trong chiến lược quay lại châu Á của Mỹ là tăng cường quan hệ quân sự với các đồng minh, điều này được thực hiện thông qua bán các vũ khí cho các nước này. Đây được coi là bước đi cực kỳ quan trọng”.

http://nghiadx.blogspot.com
Trung Quốc đang muốn mua chiến đấu cơ Su-35 của Nga


Trong thời gian gần đây, với những căng thẳng ngày căng gia tăng tại bán đảo Triều Tiên và khu vực Biển Đông. Để đảm bảo được an ninh quốc gia trước tình hình như vậy, các nước tại khu vưc châu Á-Thái Bình Dương không có cách lực chọn nào khác là phải tăng cường nhập khẩu vũ khí trang bị.

Với những diễn biến phức tạp tại khu vực, các chuyên gia cho rằng, một cuộc chạy đua vũ trang tại khu vực châu Á là không tránh khỏi.

Tuy nhiên, các chuyên gia quân sự Trung Quốc không đồng tình với quan điểm này. Trung Quốc cho rằng, các nước châu Á tăng cường nhập khẩu vũ khí chủ yếu là do tình hình khu vực không ổn định.

Các nước châu Á đang muốn tăng cường phòng ngự chứ không có ý định tạo ra một cuộc xung đột nào.

Hiện nhập khẩu vũ khí của Trung Quốc đã xuống vị trí thứ tư, giảm đáng kể so với trước đó. Nước này đang muốn tự nghiên cứu chế tạo vũ khí trang bị thay vì nhập khẩu từ nước ngoài.


Thứ Bảy, 18 tháng 6, 2011

>> 'Những nước giàu tài nguyên sẽ thành mục tiêu xâm lược'





"Nước giàu tài nguyên sẽ trở thành mục tiêu xâm lược của những nước không có, hoặc có mà không đủ cho sự phát triển của mình. Bằng chứng là các cuộc chiến ở Iraq, Afghanistan và gần đây là ở Libya", Tổng bí thư Đảng Lao động Mexico, Thượng Nghị sĩ Alberto Anaya Gutierrez nhận định.


Các cường quốc dầu mỏ (ảnh Internet)


Từ năm 1997 tới nay, Tổng bí thư Đảng Lao động Mexico, Thượng Nghị sĩ Alberto Anaya Gutierrez 8 lần sang thăm Việt Nam.

Lần này, chuyến thăm của ông nhằm trao tặng nhân dân Việt Nam bức tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh đang làm việc tại vườn Phủ Chủ tịch và chào các lãnh đạo mới của Việt Nam sau kỳ Đại hội Đảng khóa XI vừa qua.

Cởi mở trao đổi với phóng viên về tình hình trong khu vực và chính sách của Mexico nói chung cũng như Đảng Lao động Mexico nói riêng trong việc tăng cường và thúc đẩy mối quan hệ hợp tác nhiều mặt với Việt Nam, ông Gutierrez đánh giá “Việt Nam là đất nước của những cơ hội, đất nước của tương lai”.

Ông cũng nhấn mạnh rằng doanh nghiệp và Chính phủ Mexico phải quan tâm hơn nữa đến cơ hội này.

- Xin ông cho biết, Việt Nam và khu vực châu Á có ý nghĩa và vai trò như thế nào trong đường lối và chính sách đối ngoại của Đảng Lao động Mexico?

Hiện nay trong chính sách của Đảng Lao động, chúng tôi đang tăng cường hợp tác với các nước trong khối ASEAN, APEC và đặc biệt mong muốn thúc đẩy hợp tác hơn nữa với Đảng cộng sản Việt Nam.

Theo tôi, tương lai của thế giới sẽ không phải là Mỹ Latin, Mỹ hay châu Âu mà chính là châu Á. Những mô hình sản xuất được nhiều quốc gia châu Á áp dụng cho thế giới thấy rằng đây mới là mô hình tiên tiến, kể cả trong lĩnh vực khoa học và công nghệ thì khu vực này có những bước tiến đáng kể. Và, trong thập kỷ tới trung tâm phát triển của thế giới sẽ là châu Á.

- Ông đánh giá thế nào về tình hình châu Á hiện nay?

Sau cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008, từ đơn cực giờ đây thế giới trở nên đa cực. Nhiều quốc gia mới sẽ trở thành những cực phát triển mới trên thế giới và nước Mỹ sẽ không còn là cực duy nhất. Thêm vào đó sẽ là châu Âu, Nhật Bản, Trung Quốc, Nga, Brazil và Ấn Độ. Đây có thể là những cực mới trong thập kỷ tới.

Ngoài ra, chúng ta cũng đang sống trong bối cảnh nhiều quốc gia phát triển đang cố gắng tìm kiếm và sở hữu các nguồn tài nguyên thiên nhiên như dầu mỏ, khí đốt. Dù có những nguồn năng lượng thay thế nhưng chủ yếu vẫn phải sử dụng những nguồn năng lượng truyền thống này.

Và những nước giàu tài nguyên sẽ trở thành mục tiêu xâm lược của những nước không có, hoặc có mà không đủ cho sự phát triển của mình. Bằng chứng là các cuộc chiến ở Iraq, Afghanistan và gần đây là ở Libya.

- Trong cuộc gặp gỡ ngày 15/6 với các nhà lãnh đạo của Việt Nam, hai bên bàn những biện pháp cụ thể gì để thúc đẩy mối quan hệ hợp tác song phương, thưa ông?

Những đề xuất để tăng cường hợp tác chủ yếu tập trung trên lĩnh vực nuôi trồng thủy sản, nông nghiệp trong đó có việc trồng lúa nước, trồng cây cao su và đẩy mạnh hợp tác trong lĩnh vực y tế với trọng tâm là phát triển lĩnh vực châm cứu ở Mexico.

Cá nhân Đảng Lao động chúng tôi cũng mong muốn đóng góp một phần nào đó để tăng cường mối quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Mexico. Cụ thể là việc chúng tôi sẽ nỗ lực thúc đẩy dự án trồng cây Nopal [cây xương rồng rau - PV] tại các khu vực khô cằn ở Việt Nam.

Chúng tôi hy vọng mối quan hệ giữa hai nước sẽ phát triển trên nhiều lĩnh vực đặc biệt là thương mại, kinh tế, khoa học, công nghệ, văn hóa và tăng cường hơn nữa việc trao đổi các đoàn doanh nghiệp hai nước với mục đích tìm kiếm cơ hội làm ăn và thiết lập những công ty liên doanh Việt Nam - Mexico trong tương lai.

Theo tôi, Việt Nam là đất nước của những cơ hội, đất nước của tương lai. Doanh nghiệp và Chính phủ Mexico phải quan tâm đến cơ hội này.

- Lần sang Việt Nam này, cảm nhận của ông về đất nước và con người Việt Nam như thế nào?

Mỗi lần sang đất nước của các bạn là tôi lại bắt gặp một Việt Nam mới với nhiều thay đổi, với tốc độ phát triển kinh tế cao. Trong hơn 20 năm qua, Việt Nam vẫn luôn giữ được mức tăng trưởng kinh tế trung bình 7% mỗi năm.

Kể từ năm 1986 tới nay, Việt Nam tiến hành công cuộc đổi mới, hiện đại hóa đất nước và thực tế là bộ mặt của Việt Nam có nhiều chuyển biến tích cực. Đại hội Đảng XI của các bạn vừa qua một lần nữa khẳng định quyết tâm tiến hành đổi mới để trong tương lai tiếp tục hiện đại hóa.

Tôi biết rằng các bạn đặt ra mục tiêu đến năm 2020 sẽ trở thành nước công nghiệp hiện đại và chúng tôi tin tưởng rằng mục tiêu đó hoàn toàn có thể đạt được. Chúng tôi tin tưởng rằng trong tương lai Việt Nam sẽ trở thành con hổ của châu Á với nhiều tiềm năng phát triển.


[BDV news]


Chủ Nhật, 5 tháng 6, 2011

>> Đối thoại Shangri-La 2011: Cơ hội ổn định và hòa bình



Đối thoại Shangri-La 2011 là cơ hội để các nước xây dựng lòng tin và thúc đẩy hợp tác an ninh cũng như để nâng cao sự minh bạch chính sách quốc phòng và hiện đại hóa quân sự trong khu vực.





Tiến sĩ John Chipman, tổng giám đốc Viện Nghiên cứu chiến lược quốc tế (IISS) - đơn vị tổ chức Đối thoại Shangri-La

Tổng giám đốc Viện nghiên cứu chiến lược quốc tế (IISS) John Chipman cho biết, Hội nghị An ninh châu Á hay còn gọi là Đối thoại Shangri-La, được tổ chức tại Singapo từ ngày 3 đến ngày 5/6/2011.

Đối thoại Shangri-La tại Singapo tập trung vào những vấn đề an ninh đang nổi lên, các học thuyết quân sự mới, ngân sách quốc phòng các nước, tranh chấp chủ quyền, sự phát triển vũ khí hạt nhân, vấn đề an ninh hàng hải hay các lợi ích về an ninh của Trung Quốc.

Chủ đề liên quan đến Biển Đông cũng được nhắc đến nhiều trong chương trình nghị sự. Theo ông John Chipman, mối quan tâm của Trung Quốc đối với hội nghị thường niên về an ninh tại Singapore này được thể hiện ngay từ tháng 3, khi Bắc Kinh công bố Sách trắng quốc phòng có nhắc đến “tầm quan trọng của Đối thoại Shangri-La đối với hợp tác quốc phòng khu vực.

Đối thoại Shangri-La ra đời từ năm 2002, nhằm tạo diễn đàn cho các bộ trưởng quốc phòng châu Á - Thái Bình Dương đối thoại, xây dựng lòng tin và thúc đẩy hợp tác an ninh.

Đối thoại Shangri-La tại Singapo được kỳ vọng sẽ là cơ hội để nâng cao sự minh bạch các chính sách quốc phòng và hiện đại hóa quân sự trong khu vực. Hội nghị thường niên quy tụ các quan chức hàng đầu về quốc phòng của 28 nước trong trong khu vực, gồm Việt Nam, Mỹ, Trung Quốc, Anh, Australia, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, cùng đại diện của NATO và Nga, là nhân tố quan trọng trong việc định hình các vấn đề an ninh đang nổi lên ở châu Á - Thái Bình Dương.

Bên cạnh vấn đề chung, các nước còn tổ chức các cuộc họp song phương bên lề. Phía Trung Quốc do Bộ trưởng Quốc phòng Lương Quang Liệt tham dự Hội nghị An ninh châu Á. Đây là lần đầu tiên ông Lương Quang Liệt dẫn đầu phái đoàn Trung Quốc tham dự hội nghị này và phát biểu về hợp tác an ninh quốc tế của nước này.



Cuộc họp giữa phái đoàn Việt Nam và Trung Quốc bên lề hội nghị.


Trong khi đó, đại diện cho phái đoàn Mỹ tham dự Đối thoại Shangri-la là Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates nhằm khẳng định cam kết của Mỹ đối với an ninh khu vực, với sự tháp tùng của Tư lệnh Bộ tư lệnh chiến trường Thái Bình Dương Robert F. Willard.

Đây sẽ là lần cuối Bộ trưởng Robert Gates xuất hiện tại diễn đàn quốc tế trên cương vị người đứng đầu Lầu Năm Góc, trước khi cơ quan này có ông chủ mới. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ dự kiến sẽ có cuộc thảo luận bên lề hội nghị với Bộ trưởng Quốc phòng của Hàn Quốc, Nhật Bản và đặc biệt với người đồng cấp Trung Quốc Lương Quang Liệt nhằm cải thiện hợp tác và đối thoại giữa hai quân đội.

Bộ Quốc phòng Mỹ cũng có kế hoạch tới thăm Manila và có thể sẽ thảo luận về việc đóng quân của Mỹ tại đây. Theo các quan chức chính phủ Mỹ cho biết, Bộ trưởng Robert Gates sẽ trấn an các đồng minh ở châu Á đang lo lắng về việc vai trò quân sự của Mỹ bị thu hẹp trong bối cảnh Trung Quốc không ngừng gia tăng nỗ lực hiện đại hóa quân sự và các lực lượng vũ trang của họ có lập trường quả quyết hơn.

Tại cuộc Đối thoại, Bộ trưởng Robert Gates sẽ đưa ra cam kết của Mỹ về việc, quân đội Mỹ sẽ vẫn duy trì sự hiện diện mạnh mẽ trong khu vực bất chấp kế hoạch cắt giảm chi tiêu quốc phòng của nước này và sự thay đổi lãnh đạo hàng đầu trong Bộ Quốc phòng Mỹ

Nhận định của các chuyên gia về Đối thoại Shangri-La 2011

Giám đốc điều hành ISS-Asia, tiến sĩ Tim Huwley nhận định, Đối thoại Shangri-La 2011 diễn ra trong bối cảnh an ninh và quân sự tại châu Á - Thái Bình Dương vừa trải qua một số biến động.

Theo tiến sĩ Huwley, sự cạnh tranh về quân sự giữa các bên có thể gây ra sự bất ổn trong khu vực này. Tài liệu thường niên The Military Balance của chi nhánh IISS tại Singapore cũng nhấn mạnh đến sự chuyển dịch về sức mạnh quân sự từ phương Tây sang châu Á.


Chủ đề về tranh chấp Biển Đông được đề cập rất nhiều tại hội nghị.


Trong khi khủng hoảng kinh tế đang làm giảm mức chi tiêu quân sự tại Mỹ và châu Âu, thì tại châu Á với tốc độ tăng trưởng kinh tế ổn định đã giúp ngân sách quốc phòng không bị ảnh hưởng. Điển hình là những phát triển của quân đội Trung Quốc, như việc công bố tàu sân bay đầu tiên Shi Lang, máy bay chiến đấu tàng hình J-20 cùng các chương trình về tên lửa chống hạm và tàu ngầm.

Theo tiến sĩ Huwley, bối cảnh chiến lược tại châu Á hiện nay với sự nghi ngờ ngày càng sâu sắc giữa các nước và một loạt các cuộc xung đột tiềm tàng có thể tạo lý do để các nước mở rộng năng lực quân sự của mình.

Trong số này ông nhắc đến mối lo ngại về chương trình hiện đại hoá quân đội tại châu Á nguy hiểm ở chỗ nó thường phản ánh những nỗ lực không được công bố, dẫn đến gây mất ổn định cho các chiến lược và học thuyết quốc phòng.

Ông cho rằng việc Trung Quốc nâng cao sức mạnh quân sự có liên quan đến tranh chấp chủ quyền với các láng giềng tại Biển Đông. Ngược lại, một số nước Đông Nam Á nâng cấp sức mạnh quốc phòng cũng không chỉ vì các lý do được công bố công khai là hiện đại hoá quân đội, mà còn là vì họ muốn đối phó sự phiêu lưu của Trung Quốc.
[Vitinfo news]


Chủ Nhật, 1 tháng 5, 2011

>> Mỹ kiến nghị tăng cường quan hệ với Việt Nam



Lãnh đạo BQP Mỹ cho rằng cần xây dựng quan hệ đối tác với Việt Nam. Đây là một trọng tâm trong xây dựng mối quan hệ chiến lược tại khu vực châu Á.



Ý kiến trên được bà Michèle Flournoy, thứ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ, phụ trách các chính sách khu vực Châu Á, phát biểu trong một sự kiện tổ chức tại Arlington, bang Virginia, ngày 28/4.

Bên cạnh đó, bà còn nhắc tới việc một số thế lực ở châu Á đang cũng cố và kiểm soát khu vực, điều này làm suy yếu hình ảnh về khu vực Đông Á hòa bình và thịnh vượng. Do đó, Mỹ cần tăng cường sự hiện diện lâu lài tại châu Á, xây dựng các liên minh không truyền thống, răn đe và đối phó hiệu quả với các mối đe dọa tiềm năng, củng cố khả năng đối phó với mọi kịch bản có thể xảy ra trên bán đảo Triều Tiên.

“Chúng tôi đang làm mọi việc có thể để hiện đại hóa mối quan hệ của liên minh để đạt được mối quan hệ đối tác trên toàn cầu theo một cách tự nhiên nhất”, bà Michèle Flournoy nói.



Bà Michèle Flournoy, thứ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ.


“Chúng ta phải đảm bảo rằng các đồng minh và các đối tác trong khu vực thực sự tin tưởng vào sức mạnh quân sự của chúng ta, trong việc đối phó và ngăn chặn các mối đe dọa tiềm năng” bà bà Michèle Flournoy nhấn mạnh thêm.

Với các hoạt động xây dựng lực lượng và các căn cứ trong khu vực, Lầu Năm Góc đã xây dựng cho mình một lực lượng đủ khả năng ngăn chặn sự xâm lược, bảo vệ các đối tác và lợi ích của Mỹ tại châu Á trong thời gian dài.

Bà Flournoy cho biết, Mỹ đang xúc tiến các hoạt động để tăng cường khả năng phòng thủ tên lửa của các đồng minh trong khu vực. Ngoài việc xây dựng cơ sở hạ tầng, Lầu Năm Góc cũng đã kêu gọi một chương trình phát triển máy bay ném bom mới vào tài khóa 2012.

Trước đó, Lầu Năm Góc đã tăng cường số máy bay không người lái đến hoạt động tại châu Á, thể hiện sự thay đổi về chiến lược tại khu vực.


[BDV news]


Thứ Sáu, 22 tháng 4, 2011

>> Thực lực tàu ngầm của các nước châu Á -TBD



Trang tin China.com ngày 15/4 cho biết, các nước và khu vực ở châu Á đã tạo ra “làn sóng” mua sắm tàu ngầm trang bị cho quân đội.

Tổng quan về xu hướng mua sắm tàu ngầm


Theo dự tính của các chuyên gia quân sự tại khu vực châu Á, trong khoảng 10 năm tới, các nước khu vực này sẽ đầu tư trên 50 tỷ USD để mua hơn 90 tàu ngầm. Sự đầu tư này có thể dẫn tới một cuộc chạy đua vũ trang không thể tránh được.

Báo cso nhận xét, một đặc trưng giống nhau cơ bản nhất của hầu hết các nước trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương là đều có biển bao quanh hoặc một phần lãnh thổ tiếp giáp biển. Vì vậy, những quốc gia này cần phải có một lực lượng hải quân lớn mạnh và khả năng chiến đấu cao trên biển nhằm bảo vệ lãnh hải của quốc gia đó.

Chính vì vậy, tàu ngầm được coi là một trong những vũ khí bảo vệ hiệu quả nhất và rất thích hợp để thực hiện các nhiệm vụ này.



Tàu ngầm tấn công lớp Kilo của Nga đang được sử dụng trong hải quân của rất nhiều nước trên thế giới.


Tất nhiên, khi hải quân của một nước có tàu ngầm đối đầu với hải quân không được trang bị tàu ngầm, ưu thế tác chiến và khả năng dành quyền kiểm soát chiến trường thuộc về nước sở hữu vũ khí lặn được dưới nước.

Sau Chiến tranh Thế giới thứ 2, ở châu Á, một số nước có nền kinh tế khá ổn định bắt đầu xây dựng các hạm đội tàu ngầm cho riêng nước mình.

Nghiên cứu mới đây của Viện nghiên cứu hòa bình và xung đột Ấn Độ (Institute of Peace and Conflict Studies) chỉ ra, trong thời kỳ “chiến tranh lạnh”, tàu ngầm đã trở thành lực lượng hàng đầu của Hải quân hiện đại. Các quốc gia châu Á - Thái Bình Dương có khao khát giống nhau là có thể sở hữư những chiếc tàu ngầm có khả năng chiến đấu cao. Tuy nhiên, lúc đó các khoản chi phí để chi trả cho việc mua sắm tàu ngầm, xây dựng và duy trì các hạm đội đã khiến một số nước phải đứng ngoài và mơ ước.

Hiện nay, cùng với sự ra đời của tàu ngầm động cơ diesel hiện đại hóa và giá cả hợp lý, các nước ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương cũng tích lũy được ngân sách để đầu tư mua tàu ngầm nhằm tăng cường sức mạnh hải quân. Trong số đó, phải kể tới Trung Quốc và Ấn Độ, hai nước tích cực trang bị và cạnh tranh mua sắm tàu ngầm, đặc biệt là tàu ngầm hạt nhân.

Bên cạnh đó còn có các nước có nền kinh tế phát triển và các nước đang phát triển như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Triều Tiên, Malaysia, Singapore, Pakistan, Thái Lan, Indonesia, và Australia... Xu hướng chung của các nước này là phát triển và mua các loại tàu ngầm động cơ diesel trong 10 năm tới.

Dưới đây là thông tin về lực lượng tàu ngầm của một số quốc gia trong khu vực:

Trung Quốc
Ở khu vực Châu Á Thái Bình Dương, Trung Quốc có hạm đội tàu ngầm lớn mạnh, có hơn 60 chiếc tàu ngầm đang phục vụ trong Lực lượng Hải quân Trung Quốc.

Hải quân Trung Quốc đã có kế hoạch nâng cấp hiện đại hóa các trang thiết bị hiện có của Hải quân, từng bước loại bỏ những các động cơ tàu ngầm đã có tuổi thọ hơn 30 năm, và sẽ thay thế vào đó là tàu ngầm hiện đại hơn như tàu ngầm lớp Kilo của Nga.

Ngoài ra, Trung Quốc còn có kế hoạck mua tàu ngầm hạt nhân tấn công lớp Akula, và chế tạo tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đạn đạo Type 094

Ấn Độ:

 Hải quân Ấn Độ có 4chiếc tàu ngầm mua từ nhà máy đóng tàu Horvath Deutsche của Đức (HDW), 10 chiếc tàu ngầm lớp Kilo và 4 chiếc tàu ngầm lớp Foxtrot.


Hải quân Ấn Độ đang tăng cường phát triển lực lượng tàu ngầm.


Ngoài ra, Ấn Độ đang lên kế hoạch chuẩn bị nâng cấp các trang thiết bị cho Lực lượng Hải quân Ấn Độ bằng việc đã đặt mua 6 chiếc tàu ngầm lớp Scorpene và bổ sung thêm 6 chiếc tàu ngầm tiên tiến được trang bị hệ thống đẩy không khí độc lập (AIP).

Indonesia: 

Indonesia là quốc gia có các quần đảo lớn nhất thế giới, có diện tích biển rộng lớn, nhưng lại chỉ có 2 chiếc tàu ngầm Type 209 đã được nâng cấp.

Dự kiến, Bộ quốc phòng Indonesia đã lên kế hoạch trước năm 2024 sẽ mua ít nhất 12 chiếc tàu ngầm, trong đó bao gồm tàu ngầm lớp Chang Bogo do Hàn Quốc sản xuất, tàu ngầm lớp Amur, tàu ngầm lớp Kilo của Nga, tàu ngầm Type 214 của Đức.

Malaysia: 

Hải quân Malaysia hiện tại có 2 chiếc tàu ngầm lớp Scorpene do công ty DCN của Đức và Nhà máy đóng tàu Navantia của Tây Ban Nha phối hợp sản xuất.

Hải quân Malaysia đang có kế hoạch để mua nhiều tàu ngầm loại nhỏ Andrsta để thực hiện các nhiệm vụ ở khu vực ven biển.

Singapore:

 Hiện tại Hải quân Singapore (RSN) đang sở hữu 4 chiếc tàu ngầm lớp Sjoormen đã được cải tiến để thích ứng với điều kiện khí hậu của Singapore, số tàu ngầm này đều được mua từ Hải quân Hoàng gia Thụy Điển.

Loại tàu ngầm này sau khi được thiết kế lại và tối ưu hóa, thì thích ứng với môi trường chiến đấu dưới nước nông hơn, và còn thích hợp với các vùng biển quanh Singapore.

Bên cạnh đó, Singapore còn có dự tính mua hai chiếc tàu ngầm A-17 lớp Vastergotland của Thụy Điển, để thay thế tàu ngầm lớp Challenger.

Thái Lan: 

Hải quân Hoàng gia Thái Lan đã nỗ lực để xây dựng hạm đội tàu ngầm của riêng nước mình, và có kế hoạch mua tàu ngầm lớp Amur, hoặc mua tàu ngầm lớp Song của Trung Quốc.

Nhật Bản: 

Lực lượng Bảo vệ bờ biển của Nhật Bản hiện có 18 chiếc tàu ngầm lớp Harushio và tàu ngầm lớp Oyashio.


Nhật Bản cũng có kế hoạch tăng cường phát triển Lực lượng phòng vệ bờ biển.


Tuy nhiên Phía Nhật cũng có kế hoạch thúc đẩy việc sử dụng tàu ngầm lớp Soryu có trang bị hệ thống đẩy không khí độc lập (AIP).

Hàn Quốc: 

 Hải quân Hàn Quốc có 9 chiếc tàu ngầm Type 209 thuộc lớp Chang Bogo, và 2 chiếc tàu ngầm lớp Sun Yuan Yi. Đến năm 2018, Hàn Quốc có kế hoạch sử dụng tàu ngầm tiên tiến Type 214 do Đức sản xuất.

Pakistan:

 Hải quân Pakistan hiện có 3 chiếc tàu ngầm lớp Agosta 90B, 4 chiếc tàu ngầm lớp Daphne và 2 chiếc tàu ngầm Type 70 lớp Agosta. Tuy nhiên, tàu ngầm lớp Daphne sẽ sớm bị loại thải, Pakistan đã có kế hoạch mua mới 3 chiếc tàu ngầm SSK Type-214.

Australia: 

Chính phủ Australia cũng đang có kế hoạch nâng cấp hạm đội của hải quân., và dự kiến sẽ trang bị tàu ngầm thế hệ mới để thay thế tàu ngầm lớp Collins đang trong biên chế của hải quân nước này.

Dự tính tàu ngầm lớp Collins sẽ ngừng hoạt động vào năm 2026. Giai đoạn thiết kế ban đầu của tàu ngầm thế hệ mới của Australia có sẽ bắt đầu từ năm 2014 đến năm 2015.

Đây là một trong những đầu tư lớn nhất trong lịch sử của Chính phủ Australia cho lĩnh vực quân sự này, tổng chí phí có thể lên tới 25 tỷ USD và sẽ mất 17 năm để hoàn thành.

Dựa vào các số liệu trên, dự đoán thị trường tàu ngầm Châu Á trong 10 năm tới sẽ đầu tư hơn 50 tỷ USD để mua hơn 90 chiếc tàu ngầm. Việc mua bán không chỉ giới hạn ở các tàu ngầm chạy bằng động cơ diesel truyền thống, mà nhiều nước cũng có ý định mua tàu ngầm động cơ hạt nhân được trang bị động cơ đẩy không khí độc lập và có thể duy trì khả năng chiến đấu cao hơn.


[BDV news]


Thứ Tư, 20 tháng 4, 2011

>> So sánh tàu sân bay Trung Quốc và Ấn Độ



Không lâu sau khi Trung Quốc chính thức công bố các bức ảnh mới nhất về tàu sân bay Thi Lang, Ấn Độ cũng cho thấy họ nhận tàu sân bay đầu tiên của mình.

Một điều khá trùng hợp là cả hai đều hoàn thành tàu sân bay của mình bằng cách mua lại và hoán cải những chiếc tàu chiến dưới thời Liên Xô cũ.

Cụ thể, trong khi Trung Quốc mua lại tàu sân bay đang đóng dỡ Varyag, đang trùm mền tại cảng của Biển Đen chờ bán sắt vụn từ Ukraine. Còn Ấn Độ thì mua lại chiếc tàu sân bay trực thăng Đô đốc Gorshkov (tuần dương hạm Baku), thuộc lớp tàu sân bay trực thăng Kiev từ hải quân Nga.

So sánh hai tàu sân bay
Đối với Varyag (Thi Lang theo cách gọi của Trung Quốc), đây là một tàu sân bay đúng nghĩa hơn. Tàu thuộc lớp Kuznetsov với các thông số cơ bản: dài: 300m, rộng: 38m, độ mớn nước: 11m, lượng giãn nước: 65.000 tấn.



Tàu sân bay Varyag đang được tân trang tại cảng Đại Liên, Trung Quốc.


Đây là một kiểu tàu sân bay chiến thuật. Về sức chứa, Varyag có khả năng chứa 26 máy bay chiến đấu cùng với 24 trực thăng.

Theo các thông tin được công bố trên các trang mạng quốc phòng Trung Quốc giời gian qua, Varyag được trang bị hệ thống hỏa lực rất mạnh mẽ, hoàn toàn có thể đem so sánh với các tàu khu trục hay tuần dương hạng nặng khác.

Nguyên bản tàu sân bay trực thăng Đô đốc Gorshkov chỉ bố trí hoạt động được các máy bay trực thăng và máy bay cất hạ cánh thẳng đứng kiểu Yak-38M.

Hai đường băng được thiết kế hơi xéo so với boong tàu, với chiều dài là 160 và 180 mét. Phần boong tàu được mở rộng hơn với nguyên bản.

Để có thể sử dụng các máy bay chiến đấu cất cánh thông thường, toàn bộ hệ thống tên lửa chống hạm P-500, pháo hạm 130mm được tháo bỏ để nhường chỗ cho đường băng. Trên tàu sân bay lớp này, 2 máy bay không thể cất cánh cùng lúc, đây là một hạn chế lớn của các tàu sân bay của Nga.


Tàu sân bay Đô đốc Gorshkov sau khi được hoán cải và nâng cấp.


So với tàu sân bay Varyag thì tàu sân bay Đô đốc Gorshkov (hay INS Vikramaditya theo cách đặt tên của Ấn Độ) “mi nhon” hơn. Thông số cơ bản như sau: Chiều dài: 283m, rộng: 31m, mớn nước 8,2m, lượng giãn nước 45.000 tấn.

Khả năng mang máy bay của INS Vikramaditya khiêm tốn hơn Thi Lang, tàu sân bay này chỉ có thể mang 16 máy bay chiến đấu Mig-29K, tối đa là 16 chiếc trực thăng Ka-28 hoặc Ka-31, bằng một nửa so với tàu sân bay của Trung Quốc.

Hệ thống vũ khí trên tàu thiên về chức năng phòng thủ với 8 hệ thống phòng thủ tầm cực gần Kashtan.

Điểm mạnh của tàu sân bay INS Vikramaditya là cấu trúc thượng tầng không phải thay đổi quá nhiều. Hệ thống điện tử dựa trên hệ thống radar mảng pha đa chức năng, kết hợp với trực thăng chỉ huy và cảnh báo sớm trên không Ka-31AEW.

Toàn bộ công việc hoán cải và nâng cấp được thực hiện bởi các chuyên gia của Nga, những người có nhiều kinh nghiệm trong vấn đề này.

Với tàu sân bay Varyag, toàn bộ công việc hoán cải và nâng cấp được thực hiện tại Trung Quốc. Toàn bộ cấu trúc thượng tầng của tàu phải thiết kế lại để phù hợp với một radar mảng pha đa chức năng sản xuất trong nước.


Tiêm kích trên hạm Mig-29K đã sẳn sàng hoạt động.


Nhiều ý kiến cho rằng, sẽ có sự khác biệt về chất lượng của hai tàu sân bay này.

Với tàu sân bay Varyag, hiện tại Trung Quốc chưa xác định rõ loại máy bay chiến đấu nào sẽ được trang bị trên tàu. Nguyên mẫu tiêm kích trên hạm nội địa J-15 đang trong giai đoạn phát triển, chắc chắn chưa thể triển khai.

Công tác đàm phán mua tiêm kích trên hạm Su-33 từ Nga đang gặp nhiều khó khăn. (>> xem thêm) Trong khi đó, Ấn Độ đã xác định rõ ràng MiG-29K sẽ là chiến đấu cơ hoạt động trên tàu sân bay của họ, và mọi việc đã sẵn sàng.


Tiêm kích trên hạm J-15 vẫn chỉ là mẫu thử nghiệm chưa sẳn sàng hoạt động.


Xét về công nghệ và khả năng không chiến, MiG-29K được đánh giá vượt trội so với Su-33, chính Không quân hải quân Nga đang dự định thay thế toàn bộ Su-33 trên tàu sân bay Kuznetsov bằng MiG-29K.

Kết luận, tàu sân bay Varyag hay Thi Lang của Trung Quốc có lợi thế về khả năng chuyên chở trong khi tàu sân bay INS Vikramaditya của Ấn Độ lại có lợi thế về tiêm kích trên hạm.

“Kẻ tám lạng, người nữa cân”, sự xuất hiện của hai tàu sân bay này sẽ làm thay đổi đáng kể tình hình an ninh quốc phòng tại châu Á.


[BDV news]


Thứ Bảy, 5 tháng 3, 2011

>> Toan tính của Trung Quốc ở Biển Đông



Theo TS Trần Công Trục, nguyên Trưởng Ban Biên giới Chính phủ, một loạt những động thái gần đây của Trung Quốc liên quan đến Biển Đông không phải ngẫu nhiên, bộc phát mà được tính toán, có sự phối hợp về mặt quân sự, dân sự, tuyên truyền, pháp lí, có mục đích cụ thể, nhất là trong bối cảnh quốc tế có nhiếu biến động phức tạp hiện nay.

Từng làm công tác đàm phán biên giới nhiều năm và tham gia các hội thảo quốc tế về Biển Đông thời gian qua, ông Trần Công Trục cũng khuyến nghị đối sách cho Việt Nam, bên tham gia tranh chấp chủ quyền tại vùng biển này.



Một loạt những động thái gần đây của Trung Quốc liên quan đến Biển Đông không phải ngẫu nhiên.

Một loạt những hành động có tính toán
-Mới đây mạng thông tin Trung Quốc có nói về sự kiện Hoàng Sa năm 1974 và nói rằng đây là phản ứng tự vệ của quân dân Trung Quốc đối với vùng đất có chủ quyền của Trung Quốc. Ông đánh giá như thế nào về động thái này từ phía Trung Quốc?
Động thái nói trên của Trung Quốc không có gì mới. Chúng ta đã từng được nghe khá nhiều lần những thông tin tương tự trước khi Trung Quốc dùng sức mạnh để gây ra các sự kiện tranh chấp trên các vùng biên giới và trên biển. Vấn đề chúng ta cần xem xét, tìm hiểu là tại sao trong thời điểm hiện nay, họ lại nhắc lại luận điểm này?

Trong thời gian gần đây cùng với luận điểm đó, Trung Quốc gia tăng nhiều hoạt động liên quan đến Biển Đông. Chẳng hạn, họ chuẩn bị khởi động một siêu dự án mang tên "Vùng sâu Biển Đông", nghiên cứu, khám phá Biển Đông, tiến hành các hoạt động ngăn chặn bắt bớ, cản trở gây nhiều khó khăn với tàu thuyền VN đánh cá trong vùng biển thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền của Việt Nam, tiếp tục tiến hành xây dựng, củng cố các vị trí họ đã chiếm đóng trên khu vực quần đảo Hoàng Sa, kể cả Trường Sa, đặc biệt tích cực vận động, kêu gọi các công ty nước ngoài đầu tư khai thác dầu khí trong các khu vực biển, thềm lục địa của Việt Nam và của các nước khác trong khu vực.

Trên mặt trận tuyên truyền, pháp lí, Trung Quốc lại tung ra bản đồ trực tuyến vẽ đường biên giới biển hình lưỡi bò để một lần nữa hợp thức hóa đường "lưỡi bò" phi lý đã bị cộng đồng quốc tế phê phán, bác bỏ .

Rõ ràng, đây là một loạt các hoạt động được tính toán, có sự phối hợp về mặt quân sự, dân sự, tuyên truyền, pháp lí. Những hoạt động này không phải là ngẫu nhiên, bộc phát mà đều có mục đích cụ thể, nhất là trong bối cảnh quốc tế có nhiều biến động phức tạp hiện nay.

Quá trình chiếm đóng bằng vũ lực
- Vì sao ông lại cho rằng đây là những hành động có tính toán cụ thể?
Để trả lời câu hỏi này, theo tôi, ta nên quay lại các mốc thời gian lịch sử có liên quan đến quá trình Trung Quốc tiến hành xâm chiếm quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Viêt Nam.

Năm 1909, lần đầu tiên Trung Quốc nhảy vào tranh chấp chủ quyền quần đảo Hoàng Sa, lúc đó đang nằm dưới sự quản lý của chính quyền thực dân Pháp, với danh nghĩa là đại diện cho nhà nước Việt Nam về mặt đối ngoại, bằng hành động của viên đô đốc Lý Chuẩn, theo lệnh của Tổng đốc Lưỡng Quảng, đưa vài ba pháo thuyền ra khu vực Hoàng Sa bắn pháo, đổ bộ lên vài đảo, rồi nhanh chóng lặng lẽ rút lui.

Năm 1946, lợi dụng việc giải giới quân Nhật theo sự ủy thác của Đồng Minh, Chính quyền Quốc dân Đảng đưa tàu chiến ra chiếm đóng một số đảo thuộc hai quần đảo này. Tàu chiến mang tên Thái Bình của Quốc dân đảng đã đổ quân lên chiếm đóng đảo Ba Bình của Việt Nam mà người phương Tây gọi là Itu Aba, để rồi từ đó hòn đảo này được gán ghép cho một tên mới "Thái Bình đảo" theo đúng cách thức truyền thống của Trung Quốc.

Năm 1956, hai năm sau khi Hiệp định Gieneve được ký kết, trong thời điểm chuyển quân và chuyển giao quyền quản lý giữa các lực lượng và chính quyền của hai miền Nam Bắc Việt Nam theo Hiệp định Gieneve lấy vỹ tuyến 17 làm ranh giới tạm thời. Lợi dụng tình hình quân đội Pháp buộc phải rút quân, quân đội cua chính quyền Nam Việt Nam chưa đủ sức tiếp quản hoàn toàn quần đảo Hoàng Sa, Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa đã huy động lực lượng quân đội ra xâm chiếm nhóm phía Đông quần đảo Hoàng Sa, thực hiện một bước tiến quan trọng của họ xuống khu vực Biển Đông.

Trước tình hình đó, Chính quyền Sài Gòn đã đưa quân ra đóng giữ nhóm phía Tây quần đảo Hoàng sa và với tư cách là người quản lý hợp pháp phạm vi lãnh thổ từ vỹ tuyến 17 trở vào, chính quyền Sài gòn đã chính thức phản đối hành động xâm chiếm trái phép của Trung Quốc nhóm phía Đông Hoàng Sa, đồng thời tiến hành các hoạt đông ngoại giao, pháp lý để thực hiện và bảo vệ chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trương Sa.

Năm 1959, Trung Quốc lại tiếp tục huy động lực lượng quân sự giả dạng tàu đánh cá mon men nhòm ngó xâm chiếm nhóm phía Tây Hoàng Sa nhưng không thành. Quân đội của Việt Nam cộng Hòa, với sự trợ giúp trực tiếp của Hoa Kỳ, toàn bộ tàu "đánh cá " của Trung Quốc đã bị tóm gọn và bị áp giải về giam tại Đà Nẵng.

Đến đầu những năm 1970, trước những diễn biến quan trọng về quân sự,chính trị... đang diễn ra tại Việt Nam, Trung Quốc lại tiếp tục có những hoạt động để chuẩn bị cho cuộc chiếm đóng mới bằng quân sự. Lợi dụng bối cảnh chính trị lúc bấy giờ, trong tình thế xuống dốc của chính quyền miền Nam và sự rút lui của Hoa Kỳ, ngày 19/1/1974, Trung Quốc đã điều 11 tàu chiến với sự yểm trợ của máy bay tới xâm chiếm nhóm đảo phía Tây của quần đảo Hoàng Sa. Chính quyền Sài Gòn đã huy động 4 chiến hạm ra chống trả nhưng tương quan lực lượng quá chênh lệch nên cuối cùng, nhóm đảo này đã rơi vào tay Trung Quốc. Trung Quốc đã hoàn thành việc xâm chiếm băng vũ lực toàn bộ quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam vào thời điểm trước khi miền Nam Việt Nam được giải phóng.

Năm 1988, Trung Quốc lại đưa quân xuống khu vực quần đảo Trường Sa, dùng tàu chở các phương tiện, gạch ngói, xi măng đổ lên một số bãi cạn, biến các bãi cạn nay thành các căn cứ quân sự, ngang nhiên khiêu khích và gây ra cuộc đụng độ với Hải quân Việt Nam cũng trong bối cảnh có những khó khăn vế kinh tế mà Việt Nam phải đương đầu và tình hình chính trị quốc tế có nhưng diễn biến phưc tạp bất lợi cho Việt Nam tại thời điểm đó.

Năm 1995, Trung Quốc lại tiếp tục dùng sức mạnh đánh chiếm đảo Vành Khăn, một đảo đá nằm phía tây nam Trường Sa.

- Phải chăng, Trung Quốc có hàng loạt những động thái kể trên vì bối cảnh quốc tế đang thuận lợi cho họ khi các nước lớn và ASEAN đang bận tậm với những vấn đề khác?
Bài học của lịch sử nhân loại cho thấy rõ những cuộc xung đột, xâm chiếm thường xảy ra khi kẻ xâm lược biết cách khai thác và tận dụng cơ hội. Phải chăng bối cảnh và tình hình quốc tế hiện nay có thể sẽ là cơ hội để cho nhưng âm mưu muốn biến Biển Đông trở thành ao nhà của mình trở thanh hiện thực?

Tuy nhiên, tôi cho rằng, Biển Đông là khu vưc vô cùng quan trọng và có mối liên quan mật thiết đến hoà bình, an ninh và ổn định ở châu Á - Thái Bình Dương, một địa bàn chiến lược đối với nhiều cường quốc.

Bởi vậy, người ta không bao giờ có thể quên những vấn đề tiềm ẩn ở khu vực Biển Đông, nơi tranh chấp phức tạp, nhạy cảm trong thế cân bằng cán cân lực lượng thế giới. Chắc chắn các chính khách, các chiến lược gia, giới quân sự của các nước có liên quan đều đã phải tính đến để có nhưng đối sách thích hợp .

Đối sách cho Việt Nam
- Vậy theo ông, trước những diễn tiến đó, Việt Nam cần phải có đối sách như thế nào?
Việc họ có thực hiện được tham vọng độc chiếm Biển Đông hay không còn là một vấn đề và còn phụ thuộc vao nhiều yếu tố.

Tôi cho rằng, yếu tố quan trọng nhất, quyết định nhất để bảo vệ chủ quyền , quyền chủ quyền của chúng ta trên Biển Đông trong bối cảnh hiện nay chính là sưc mạnh của sự đại đoàn kết của dân tộc Viêt Nam. Nếu như nội bộ chúng ta không đồng lòng, không nhất trí, thiếu sự quan tâm cần thiết đến chủ quyền biển đảo và không tranh thủ được sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế thì sẽ là yếu tố tạo cơ hội cho những mưu toan xâm lược sẽ được thực hiện. Bài học lịch sử đã cho thấy điều này.

Tôi tin rằng người Việt Nam, dù đang sống ở đâu, đều luôn luôn hướng về Đất Nước và sẵn sàng đóng góp tinh thần lẫn vật chất để bảo vệ từng tấc đất Tổ Quốc.Chúng ta phải tìm mọi cách giữ gìn và phát huy được sức mạnh vô song này.

Chúng ta phải triển khai mạnh mẽ và kịp thời cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền lãnh thổ thiêng liêng của Viêt Nam bằng sự phối hợp một cách chủ động, chặt chẽ, liên tục trên các mặt quân sự, ngoại giao, pháp lý, tuyên truyền... Đặc biệt, cần phải tranh thủ sự đông tình ủng hộ của cộng đồng quốc tế, dù đó là cá nhân hay tổ chức, của các quốc gia, dù là nhỏ hay lớn...như những gì mà thời gian qua chúng ta đã làm và đã thu được nhưng kết quả đang kể trong các hoạt đông ngoại giao của mình.

(vnn)

Thứ Năm, 24 tháng 2, 2011

>> Sức mạnh không quân Trung Quốc sắp vượt Nhật Bản



Viện nghiên cứu quốc phòng của Bộ quốc phòng Nhật bản cho biết, đến năm 2015 sức mạnh của Không quân Trung Quốc sẽ vượt qua không quân Nhật Bản.

Theo báo cáo, năm 2005, Trung Quốc nhập khẩu máy bay cảnh báo (AWACS). Đây là cơ hội cân bằng sức mạnh trên không của Trung Quốc trong khu vực Đông Á và dần dần mở rộng khoảng cách với các nước khác. Tốc độ phát triển thần tốc về sức mạnh Không quân Trung Quốc quan hệ mật thiết với tốc độ phát triển kinh tế của nước này

Năm 2010, chính phủ Trung Quốc tuyên bố cắt giảm chi phí quốc phòng, tuy nhiên trên thực tế lại không ngừng tăng. Nếu cữ giữ mức tăng như vậy đến năm 2020 sức mạnh Không quân Trung Quốc sẽ tăng hơn 2 lần hiện nay, báo cáo dự đoán.



Không quân Trung Quốc đang vươn lên ngôi vị số một tại Châu Á.

Trong khi đó, kế hoạch trang bị lực phòng thủ trung kỳ của Nhật Bản chỉ nhắc tới việc nâng cấp máy bay chiến đấu F-15 và thay thế một số máy bay F-4 đã hỏng hóc. Đồng thời, việc thay thế máy bay chiến đấu vào năm 2015 của Nhật Bản vẫn chưa xác định được máy bay chủ lực.

Sự chậm trễ của F-35 làm cho sức mạnh của không quân Nhật Bản giảm đi đáng kể. Do đó, sức mạnh Không quân của Nhật Bản đang từng bước lùi lại đằng sau Không quân Trung Quốc.


Năm 2015 Không quân Trung Quốc sẽ vượt qua Không quân Nhật Bản.

Các biểu đồ của báo cáo chỉ ra, Không quân Trung Quốc ngày càng tạo thành một khoảng cách lớn đối với Không quân Hàn Quốc. Mặc dù, năm 2011, Hàn Quốc lên kế hoạch mua máy bay cảnh báo sớm (AWACS), đồng thời, nhập khẩu 21 máy bay chiến đấu F-15K nhưng đến năm 2015, sức mạnh của Không quân Hàn Quốc cũng chỉ ngang bằng Nhật Bản.

Dù được dự báo, mạnh gấp 5-6 lần so với Không quân Triều Tiên, trong tương lai gần nhưng do thay đổi đối tượng tác chiến, muốn đối kháng với sự phát triển của Không quân Trung Quốc nên Không quân Hàn Quốc bị báo cáo coi là yếu.

Từ đó có thể thấy, do chịu sự ảnh hưởng của việc phát triển sức mạnh Không quân Trung Quốc mà các nước, Đông Á không ngừng tăng cường kinh phí đầu tư cho Không quân của mình.

Báo cáo còn chỉ ra, Nhật Bản và Hàn Quốc có thể chế xã hội và kinh tế tương đồng với nhau, không tính đến các vấn đề lịch sử thì Nhật Bản và Hàn Quốc có nhiều điểm chung.
Các liên minh Mỹ - Nhật Bản, Mỹ - Hàn Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc không thể đối lập và tạo ra xung đột lợi ích. Do đó, xuất phát từ quan điểm cân bằng quân sự ở Đông Á, sự tăng cường hợp tác an ninh của Nhật Bản và Hàn Quốc là các phương pháp hiệu quả nhất có thể kiềm chế sức mạnh của Trung Quốc.

Ngoài ra, mặc dù quân đội Mỹ ở Đông Á đang trong tình trạng "trì trệ", nhưng xét một cách tổng thể đến năm 2015 sức mạnh Không quân Mỹ vẫn lớn gấp 3 lần sức mạnh Không quân Trung Quốc. Nếu tới năm 2020, Không quân Mỹ được trang bị máy bay chiến đấu F-35, điều này sẽ tạo thành sự răn đe với Trung Quốc trong khu vực.

Cũng theo báo cáo, trước năm 1990, Liên Xô có sức mạnh quân sự lớn nhất toàn cầu, nhưng sau khi Liên Xô giải thể, sức mạnh quân đội Nga giảm đáng kể. Sức mạnh quân sự Nga năm 2010 chỉ bằng một nửa sức mạnh quân sự Liên Xô cuối những năm 1980. Việc Không quân Nga vẫn phải sử dụng MiG-25 được chế tạo từ hơn 40 năm trước là một biểu hiện cụ thể.

Trong bối cảnh suy thoái kinh tế tài chính toàn cầu, Không quân Nga chỉ có thể phát triển một phần, còn cơ bản là không có gì thay đổi. Việc nâng cấp Su-27 thành Su-27SM cho thấy Nga chỉ mới bắt đầu cuộc cải tổ, báo cáo nhận định.

(tổng hợp)

Chủ Nhật, 23 tháng 1, 2011

>> Điểm mặt các vũ khí hạng nặng Mỹ đang bố trí tại châu Á



- Các loại vũ khí tấn công chiến lược của Mỹ gồm máy bay F-22, B-52, B-1B, B-2, B-3, tàu ngầm nguyên tử, tàu sân bay nguyên tử USS George Washington, Carl Vinson v.v… đã, đang và sẽ tập trung bố trí ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương, đang tạo vòng kiềm tỏa đối với Trung Quốc và ảnh hưởng lớn đến an ninh khu vực.




Mạng Cri - "World News" đưa tin, những năm gần đây, cùng với việc quân đội Mỹ đẩy nhanh các bước “hướng Đông” trọng tâm chiến lược toàn cầu, các loại vũ khí tấn công chiến lược của quân đội Mỹ cũng bắt đầu được điều động liên tục tới khu vực Tây Thái Bình Dương.

Có thể việc Trung Quốc nghiên cứu chế tạo máy bay thế hệ thứ 5 đã phá vỡ thế cân bằng chiến lược quân sự ở Tây Thái Bình Dương, nhưng trước tiên chính Mỹ đã chủ ý đến và làm thay đổi quy tắc trò chơi.

F-22 tiếp tục xâm nhập Đông Á

Khi báo chí đang xôn xao về máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 của Trung Quốc, ngày 7/1/2011 Không Quân Mỹ công bố: 15 máy bay tàng hình siêu âm F-22 sẽ được triển khai tạm thời tại căn cứ Kadena của quân Mỹ ở tỉnh Okinawa, Nhật Bản. Tin cho biết, kể từ năm 2007 đến nay, đây là lần thứ 5 quân đội Mỹ bố trí tạm thời máy bay F-22 tại Okinawa.

Thời gian bố trí lần này là 4 tháng. Không quân Mỹ cho biết, việc triển khai tạm thời lần này "là để làm nổi bật sự tham gia của Mỹ đối với (công việc phòng vệ của) đối tác quan trọng Nhật Bản, thể hiện quyết tâm bảo đảm ổn định và an ninh của quân đội Mỹ ở khu vực Thái Bình Dương".

Máy bay tàng hình siêu âm F-22 của Không quân Mỹ


Các nhà phân tích cho rằng, với tư cách là lực lượng đột kích không chiến của quân Mỹ, máy bay chiến đấu F-22 xuất hiện thường xuyên ở Okinawa, nhằm hình thành sự răn đe chiến lược đối với các nước có liên quan, tiến tới đặt nền tảng cho việc giành lấy quyền kiểm soát châu Á-Thái Bình Dương cho quân đội Mỹ.

Dựa vào tính năng tàng hình và khả năng tuần tra siêu âm của F-22, dưới sự chi viện của máy bay tiếp dầu, F-22 có thể xuyên thẳng tung thâm lục địa châu Á, thực hiện nhiệm vụ của hệ thống tấn công phòng không, trung tâm chỉ huy và trung tâm chính trị.

Tháng 1/2009, 12 máy bay F-22 lần đầu tiên đóng tại Căn cứ không quân Andersen ở Guam. Điều này có ý nghĩa to lớn đối với việc tăng cường ưu thế sức mạnh quân sự cho Quân đội Mỹ. So với căn cứ Kadena, Guam cách lục địa châu Á xa hơn, ở mức độ lớn có thể tránh được sự tấn công của không quân các nước châu Á.


Máy bay ném bom chiến lược B-1B


Dưới sự chi viện của máy bay tiếp dầu trên không, máy bay F-22 có hành trình gần 4.000 km lại có thể độc lập trực tiếp xâm nhập, trực tiếp tấn công các mục tiêu mặt đất ở lục địa châu Á, từ đó tạo ra ưu thế đối với các nước châu Á.

Ngoài F-22, ba loại máy bay ném bom chiến lược của quân Mỹ gồm B-52, B-1B, B-2 hiện nay đều được bố trí tại căn cứ Không quân Andersen trên đảo Guam. Máy bay ném bom chiến lược với khả năng tấn công tầm xa luôn là vũ khí tác chiến lợi hại quan trọng của Quân đội Mỹ.

Chẳng hạn máy bay ném bom chiến lược B-2 có thể bay liên tục 12.000 km mà không cần tiếp thêm nhiên liệu, có thể mang theo vài chục quả bom dẫn đường chính xác hoặc 8 tên lửa hành trình. Ngoài ra, máy bay ném bom mới B-3 đang được quân đội Mỹ phát triển, cũng có thể sẽ được điều đến Guam.

Quân đội Mỹ từng cho biết, máy bay ném bom chiến lược này có thể mang theo một lượng lớn bom đạn, có thể triển khai hành động 24/24 giờ trong bất kỳ thời tiết nào.

Theo kế hoạch của Không quân Mỹ, B-3 sẽ ra đời vào năm 2018. Các nhà phân tích cho rằng, máy bay ném bom chiến lược và máy bay chiến đấu F-22 đồng thời hiện diện tại khu vực Tây Thái Bình Dương sẽ tăng cường rất lớn cho quân Mỹ khả năng can dự nhanh đối với các vấn đề của châu Á-Thái Bình Dương.

Máy bay ném bom chiến lược B-1B


Trên biển, Mỹ bố trí nhiều tàu ngầm tấn công chạy bằng năng lượng nguyên tử tại khu vực Đông Á, đã tạo ra thế bao vây ngăn chặn Hải quân Trung Quốc tiến ra Thái Bình Dương.

Năm 2001, quân đội Mỹ đã thành lập Trung đội tàu ngầm số 15 tại căn cứ hải quân Apra trên đảo Guam, tiếp theo đó trang bị 3 tàu ngầm tấn công nguyên tử "Los Angeles", chúng luôn có khả năng rình rập xung quanh Eo biển Đài Loan, tiến hành do thám dưới nước.

Năm 2008, tàu ngầm nguyên tử trang bị tên lửa hành trình "Ohio" của Mỹ cũng được kéo vào quân cảng Apra. Là tàu ngầm được trang bị nhiều tên lửa hành trình nhất thế giới, tàu ngầm "Ohio" có thể được trang bị 154 quả tên lửa hành trình "Tomahawk", khả năng tấn công chỉ đứng sau hạm đội tàu sân bay.

Chỉ huy tàu ngầm "Ohio", Thượng tá Hale từng khoe rằng, chỉ cần từ tây Guam đi vài trăm km, tàu “Ohio” sẽ có thể tiến hành uy hiếm tầm xa đối với khu vực Eo biển Đài Loan.


Máy bay ném bom chiến lược B2


Cuối tháng 9/2010, quân cảng Apra ở Guam đã đón tiếp một “bảo kiếm” trong đội ngũ tàu ngầm nguyên tử của hải quân Mỹ, đó là tàu ngầm tấn công nguyên tử tiên tiến nhất "Hawaii" lớp Virginia.

Tàu ngầm nguyên tử này có thể lặn sâu tới 243 m, mang theo 24 quả ngư lôi nặng 2 tấn, có thể phóng tên lửa hành trình "Tomahawk". Các nhà phân tích cho rằng, với khả năng trinh sát và cơ động gần bờ mạnh, khi đến chốt giữ tại đây, tàu ngầm nguyên tử này sẽ trở thành một “người lính” bao vây, phong tỏa và do thám các loại tin tức ở vùng biển xung quanh Trung Quốc.

“Nhóm tàu sân bay” có thể đến châu Á-Thái Bình Dương

Ngay từ năm 2004, cựu Tư lệnh Thái Bình Dương Mỹ Fargo đã đề nghị, tăng cường 1 tàu sân bay thường trú lâu dài ở một nơi nào đó tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương giữa Hawaii và Guam, nhằm duy trì một trạng thái “sẵn sàng chiến đấu cao”.


Máy bay ném bom chiến lược B-52


Trong năm 2010 vừa qua, khái niệm “nhóm tàu sân bay” từ 2 – 3 tàu sân bay, thực sự đã làm căng thẳng “dây thần kinh” an ninh của khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

Tàu sân bay USS George Washington đóng tại Yokosuka, Nhật Bản đã liên tục tiến hành tập trận với 2 đồng minh Hàn Quốc và Nhật Bản trong năm 2010. Sau khi tình hình bán đảo Triều Tiên lại rơi vào tình trạng căng thẳng bởi sự kiện đấu pháo đảo Yeonpyeong, Hải quân Mỹ đã liên tiếp phát đi tín hiệu tăng cường tàu sân bay tới châu Á-Thái Bình Dương.

Báo chí Mỹ gần đây cho biết, hạm đội tàu sân bay Carl Vinson (có kế hoạch thay thế tàu USS George Washington đang được nghỉ ngơi, tu sửa) đã đến vùng biển Okinawa. Tàu Carl Vinson sẽ tổ chức tập trận chung với Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản và Hải quân Hàn Quốc.


Ý tưởng máy bay ném bom chiến lược B-3


Các nhà quan sát cho rằng, Mỹ giỏi đánh “con bài tàu sân bay”, động thái phức tạp này chủ yếu là để uy hiếp tinh thần, nhằm khẳng định rằng, không thể thách thức địa vị bá chủ của Mỹ tại châu Á-Thái Bình Dương.
“Ba tác hại” do quân Mỹ bày binh bố trận ở Đông Á

Các nhà phân tích cho rằng, quân đội Mỹ “gươm súng sẵn sàng” ở khu vực Đông Á đã gây ra tác hại đối với tình hình an ninh khu vực này:

Một là, làm trầm trọng hơn sự đối đầu quân sự trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Các vấn đề điểm nóng tập trung ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Giải quyết những vấn đề này, các bên cần đối thoại và tham vấn.


Tàu ngầm tấn công nguyên tử "Hawaii"


Mỹ muốn thông qua sức ép vũ lực để tìm cách giải quyết vấn đề, đặc biệt là trực tiếp bố trí vũ khí tấn công chiến lược ở tiền duyên các điểm nóng, cho thấy quyết tâm sẵn sàng can dự bất cứ lúc nào, điều này không chỉ bất lợi cho giải quyết vấn đề, mà còn làm tăng khả năng xảy ra xung đột.

Hai là, có thể gây ra cuộc chạy đua vũ trang mới trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Hiện nay, khu vực châu Á-Thái Bình Dương vẫn tồn tại các vấn đề như tranh chấp biên giới, lãnh thổ và tranh giành quyền lợi biển.

Mỹ tăng cường bố trí quân sự tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương sẽ làm gia tăng sức ép quân sự đối với một số nước, thúc đẩy những nước này đẩy nhanh phát triển sức mạnh quân sự của mình.


Tàu sân bay nguyên tử USS George Washington

Ba là, đã làm tăng sự ngờ vực giữa một số nước. Quân đội Mỹ tiến hành “bố trí tiền duyên” ở châu Á-Thái Bình Dương, ngoài việc điều động tập trung các loại vũ khí tiên tiến, còn tăng cường quan hệ đồng minh quân sự với một số nước đồng minh, biến họ thành căn cứ tiền duyên để Mỹ can dự vào các vấn đề khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

Do có Mỹ đứng sau, những nước này sẽ thừa cơ phát triển sức mạnh quân sự và mở rộng lợi ích của họ, điều này sẽ làm sâu sắc hơn sự ngờ vực của một số nước, không có lợi cho hòa bình và ổn định của khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

(vtc news)

Thứ Năm, 20 tháng 1, 2011

>> Việt Nam nhân tố quan trọng ở Châu Á



Việt Nam đã dùng nhiều nỗ lực của mình không chỉ để đẩy mạnh quan hệ với Hoa Kỳ và các nước châu Á, mà còn để bảo vệ lãnh thổ quyền lợi của mình trước Trung Quốc ?



Với Hoa Kỳ

Chỉ cần nhìn lại những bước đi ngoại giao năm 2010 có thể thấy Việt Nam đã đi xa hơn trong những chiến lược ngăn chặn Trung Quốc, hoặc ít nhất cũng là một phản ứng đối với Bắc Kinh về các tranh chấp lãnh thổ đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Các bằng chứng rõ nhất trong năm 2010 cho thấy quan hệ Hoa Kỳ - Việt Nam nồng ấm hơn bao giờ hết. Bằng hai lần thăm Việt Nam của Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton tham dự diễn đàn khu vực ASEAN và hội nghị thượng đỉnh ASEAN. Trong thời gian đó bà đã có những tuyên bố tái khẳng định tầm quan trọng của mối quan hệ hai nước. Nhưng bà cũng "không quên" nói về việc Việt Nam ngăn chặn Facaebook và các quyền tự do dân chủ...

Trong khi đó Bộ trưởng Bộ quốc phòng Mỹ, Robert Gates cũng đã có chuyến thăm Việt Nam vào tháng Mười và có những hoạt động gây kinh ngạc trong quan hệ hai nước kể từ thời chiến tranh. Quân đội hai nước đã hoạt động hoàng loạt các hoạt động chung cùng với tàu sân bay USS John McCain. Những động thái này tiếp sau động thái chuyến thăm hữu nghị của tàu USS Lassen do Lê Bá Hùng làm thuyền trưởng, người đã chạy khỏi Việt Nam lúc lên năm.

Mặc dù sự nẩy nở quan hệ với Hoa Kỳ đã gây nên những sự chú ý, nhưng Việt Nam cũng theo đuổi một chính sách lâu dài với các quốc gia khác trong khu vực để cảnh giác với Trung Quốc.

Với Nga

Trước khi Liên Xô sụp đổ, hàng nghìn sinh viên Việt Nam đã được đào tạo tại Liên Xô và để hôm nay họ là những nhà khoa học, chính sách ... những người nắm các vị trí quan trọng trong chính phủ Việt Nam. Nhưng rất ít những người may mắn được ở lại làm công nhân và hiện nay vẫn còn nhiều người lao động bất hợp pháp tại Nga và các nước thuộc Liên Xô cũ như Ukraine. Có người còn cho rằng những vấn đề hiện nay của Việt Nam như Vinashin hay EVN là xuất phát từ những người được đào tạo tại Liên Xô. "Mặc dù hệ thống xã hội chủ nghĩa đã thay đồi ... Tôi cảm thấy như vậy, nhưng tình cảm không thay đổi", ông Nguyễn Thanh Giang một du học sinh Liên Xô.

Nga và Việt Nam đã lặp lại nhiều điệp khúc và được coi là khá trễ. Ví dụ như chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Nga và tham dự hội nghị ASEAN năm ngoái và đã ký kết thỏa thuận xây dựng lò phản ứng hạt nhân đầu tiên của Việt Nam trị giá 5 tỷ USD.

Với Nga, thỏa thuận là sự khẳng định sức mạnh công nghệ và lời chào đối với khu vực sau khi Việt Nam ký với Nga 6 tàu ngầm lớp Kilo, một động thái mà nhiều người coi nó gắn với các tranh chấp Hoàng Sa và Trường Sa ở Biển Đông.

Gavin Greenwood một nhà phân tích cùng nhóm tư vấn an ninh là Allan và Associates tại HongKong cho biết: "Sự gia tăng chi tiêu quốc phòng của Việt Nam trước Đại hội Đảng, đặc biệt là cho các hệ thống vũ khí ... có vẻ như hướng vào việc chống lại sự gia tăng sức mạnh quốc phòng của Trung Quốc trong khu vực..."

Cũng có thể thấy, mặc dù quan hệ Việt - Nga đang khá ấm áp, nhưng sẽ không vang vọng mãi . Thương mại hai bên không phải là con số tự hào, Nga không đưa ra nhiều viện trợ cho Việt Nam, và phương Tây, Châu Âu, Nhật Bản và Hàn Quốc vẫn là sự lựa chọn ưa thích .

Trong khi đó không ngớt những tin đồn rằng Nga đã thuê lại được căn cứ Cam Ranh. Mặc dù truyền thông trong nước cho rằng nó được mở cửa cho hải quân các nước.

Ấn Độ

Ấn Độ và Việt Nam đã trở thành bạn bè khi Ấn Độ phản đối Mỹ xâm lược Việt Nam. Theo phân tích của Giáo sư Carlyle Thayer thuộc Học viện Quốc phòng Úc,"Có một không gian lịch sử kể từ thời Hồ Chí Minh và Nehru, mối quan hệ hoài cổ khi lãnh đạo Ấn Độ là những người quan trọng trong phong trào không liên kết."

Thayer và học giả Ấn Độ Ramesh Thakur đã có bài luận năm 1991, ngay trước khi Liên Xô sụp đổ về Việt - Xô, Liên Xô - Đông Dương, và quan hệ Ấn Độ - Việt Nam. Cần lưu ý rằng sau đó Việt Nam - Ấn Độ không chỉ là đối tác, quan hệ cân bằng với Trung Quốc mà hai nước còn là liên minh chặt chẽ với Moscow . Quả đúng như vậy, cả Ấn Độ và Việt Nam là một trong năm nước mua nhiều vũ khí của Nga nhất, với Ấn Độ mua và sản xuất vũ khí của Nga và nâng cấp máy bay MiG và tàu chiến giúp Việt Nam.

Từ những hành động giết hại hàng trăm dân thường Ấn Độ trongn năm ngoái của các phiến quân Maoist, dân quân du kích Việt Nam đã trở thành một hình mẫu cho Ấn Độ, từ đó quân đội Việt Nam và Ấn Độ đã đồng ý cùng nhau có các cuộc diễn tập chung. Trong tháng Mười tại Hà Nội, Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ AK Anthony và tướng Phùng Quang Thanh đã ký kết một thỏa thuận mở rộng quan hệ quốc phòng, cùng kế hoạch Ấn Độ để giúp quân đội Việt Nam trong lĩnh vực CNTT và trong lĩnh vực Anh ngữ.

Nhật Bản

Quan hệ Việt Nam - Nhật Bản đã trở nên phức tạp hơn một chút . Nhật chiếm Đông Dương từ tay Pháp năm 1940, trong thời gian đó quân đội Nhật đã gây ra vụ chết đói khoảng 2 triệu người Việt Nam. Tuy nhiên như với nhiều kẻ thù cũ của Việt Nam, thời gian và chiến thắng đã chữa lành vết thương cũ.

Nhật Bản đại diện cho quốc gia tài trợ lớn nhất cho Việt Nam, các khoản ODA dành cho Việt Nam nhiều hơn bất kỳ quốc gia nào khác, hầu hết các nguồn vốn đó được sử dụng cho các dự án cơ sở hạ tầng như đường hầm, cầu, đường, cống và kênh rạch và một kế hoạch tàu điện ngầm. Trong hội nghị thượng đỉnh ASEAN năm ngoái, Thủ tướng Nhật Bản Naoto Kan đã nhắc lại cam kết viện trợ cho Việt Nam 79 tỷ yen cho 5 dự án quy mô lớn.

Cùng đó Nhật Bản cũng đã cam kết để cung cấp và chuyển giao công nghệ tàu hỏa siêu tốc cho Việt Nam, với trị giá nhiều tỷ USD, dự án điền rồ này của ông Nguyễn Tấn Dũng đã bị Quốc Hội chỉ trích gay gắt.

Gần đây, Nhật Bản cũng đã công bố sẽ xây tiếp hai nhà máy điện hạt nhân cho Việt Nam và cùng nhau khai thác đất hiếm ở miền Bắc Việt Nam, Nhật Bản hy vọng sẽ giảm bớt vòng vây của Trung Quốc về một mặt hàng thiết yếu cho việc phát triển ngành công nghiệp công nghệ cao.

Nam Triều Tiên

Kích thước và lợi ích kinh doanh của Hàn Quốc thấy rõ nhất trong hai thành phố lớn nhất của Việt Nam, trong đó có đầy đủ nhà hàng Hàn Quốc, quán bar, siêu thị và quán cà phê chơi game cao cấp...

Quan trọng hơn, Thủ tướng Dũng đã một thời gian dài hâm mộ chaebol (từ dùng để chỉ các tập đoàn kinh tế Hàn Quốc) và đã phỏng theo để hình thành các tập đoàn nhà nước như Vinashin ... tuy nhiên các tập đoàn không đáp ứng được sự kỳ vọng do các tập đoàn này đầu tư vào nhiều ngành nghệ cực kỳ không thích hợp với họ.

Việt Nam cũng trở thành một nước quan trọng trong "xuất khẩu cô dâu" sang Hàn Quốc, cả hợp pháp lẫn bất hợp pháp, lượng kiều hối thường được đưa lại các gia đình nghèo Việt Nam.

Cũng như những nước còn lại của Đông Nam Á, Hallyu (là quá trình chuyền bá các sản phẩm văn hóa của Hàn Quốc) cũng đang phổ biến tại Việt Nam, như chuyến lưu diễn của ca sỹ Rain đã thu hút một đám đông chưa từng có, các phim lãng mạn Hàn Quốc thu hút một lượng lớn khán giả Việt Nam trên các kênh truyền hình.

Theo ông Thayer ," từ năm 1992, Việt Nam đã hoan nghênh và khuyến khích các nhà đầu từ Hàn Quốc, Hàn Quốc cũng đã được chỉ định một đối tác chiến lược cùng với Nhật Bản-Hyundai tạo cốt lõi của ngành công nghiệp đóng tàu Việt Nam tại vịnh Vân Phong và có thể được dự kiến sẽ đóng một vai trò lớn hơn tại Việt Nam trong tương lai."

Thayer cho biết thêm, "Hàn Quốc xem Việt Nam như là một đồng minh trong việc cân bằng mối quan hệ với tất cả sức mạnh-Trung Quốc."

Với hàng xóm ẩn dật Bắc Triều Tiên của Nam Hàn ? theo các nhà phân tích thì có một số lợi ích chung giữa Bình Nhưỡng và Hà Nội.

Việt Nam nổi lên như một quốc gia cộng sản với nền kinh tế bùng nổ, điều đó cũng đã làm cho Bình Nhưỡng quan tâm đến Việt Nam, họ quan tâm đến mô hình cải cách của Việt Nam. Ngoài ra Triều Tiên cũng đã gửi các sinh viên đến các trường đại học Việt Nam để học tập.

Những gì ẩn sau những hoạt động ngoại giao của Việt Nam ? Với một hàng xóm mạnh mẽ và ngày càng quyết đoán ở phía Bắc Việt Nam, những hành động của Việt Nam không thể tránh mục đích nhắm vào Trung Quốc để hỗ trợ các tranhc hấp lãnh thổ. Nhưng bất chấp những quan ngại gần đây về cách quản lý kinh tế của chính phủ, vốn đầu tư của nước ngoài vẫn tiếp tục tăng lên và nổi lên như một quốc gia là một trung tâm sản xuất thay thế Trung Quốc.

Ngay cả với một con mắt thận trọng với Trung Quốc, có vẻ như Việt Nam cũng có đủ một vai trò khác, một vai trò quốc tế lớn hơn mà nhiều nước quan sát vẫn thèm muốn.

Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang