Cách đây 20 năm, ngày 8/12/1991, các nhà lãnh đạo Nga, Belarus và Ucraina tại khu rừng nghỉ dưỡng Belovezh, cộng hòa Belarus đã tập trung lại và ký kết Hiệp ước huyền thoại “Về việc thành lập Cộng đồng các quốc gia độc lập” (SNG) đánh dấu chấm hết cho sự sụp đổ Liên bang Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết (gọi tắt là Liên Xô). Nhân dịp 20 năm ngày đáng nhớ này, các phương tiện thông tin đại chúng Nga đã hé lộ những kỷ yếu chính thức những sự kiện đó và công bố những câu chuyện của những chứng nhân lịch sử mà dư luận chưa từng biết về cuộc gặp lịch sử của Tổng thống Nga Boris Yeltsin, Chủ tịch Xô viết Tối cao Belarus Stanislav Shushkevich và Tổng thống Ucraina Leonid Kravchuk tại khu điền trang Viskuli. Cựu giám đốc khu điền trang trong bài trả lời phỏng vấn “Báo Nga” đã bác bỏ huyền thoại rằng Hiệp ước được 3 nhà lãnh đạo ký kết trong hoàn cảnh “say mềm”. Còn cựu nữ thư ký, người từng được mệnh danh là “người đàn bà làm cho Liên Xô sụp đổ” kể rằng bà đã sử dụng chiếc máy tính cũ kỹ hiệu “Optima” ghi lại nội dung cuộc đàm phán của ba nhà lãnh đạo và cả văn bản của Hiệp ước này. Trước thềm kỷ niệm ngày lịch sử này, các nhà xã hội học Nga đã tiến hành một cuộc thăm dò dư luận và kết quả cho thấy là đa số người Nga đều cho rằng đã có thể tránh được sự sụp đổ của Liên Xô, một số người được hỏi còn ủng hộ việc khôi phục lại Liên bang như cũ. Những tư liệu chính thức Tạp chí “Vlast” (Chính quyền) nhận định rằng trong Hiệp ước nêu trên chỉ rõ “Liên bang Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết” là một chủ thể luật pháp quốc tế và thực tiễn địa chính trị đã chấm dứt sự tồn tại của mình”. Chính câu viết này sau đó là lý do để lên án ba nhà lãnh đạo làm sụp đổ Liên Xô. Tạp chí khẳng định trên thực tế ba nhà lãnh đạo chỉ tổng kết kết quả quá trình không thể đảo ngược được bắt đầu từ cuối nhăng năm 1980 của thế kỷ trước. Tờ báo “Vedomoct” (Tin tức) nhận định “Liên Xô sụp đổ là do thời kỳ hỗn mang chính trị kết hợp với sự tích tụ vô vàn những vấn đề xã hội và kinh tế không được giải quyết từ nhiều năm để lại”. Một bộ phận lớn giới chức lãnh đạo trong Bộ Chính trị và Ủy ban trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô do Gorbachev cải tổ bị lâm vào tình trạng đứng ngoài cuộc sống thực tại, không muốn và không thể dự báo được những quá trình chính trị và kinh tế. Trong bối cảnh như thế, lãnh đạo ba nước Slavơ chỉ còn mỗi một việc là đánh dấu cái chết cho một quốc gia và một thể chế quan liêu không còn khả năng hoạt động. Những dấu hiệu đáng lo ngại cho sụp đổ sau này đã xuất hiện trong giai đoạn của cái gọi là “duyệt binh chủ quyền” từ năm 1988 đến năm 1990. Tháng 3 năm 1990, đầu tiên là Cộng hòa Litva tuyên bố độc lập. Ban lãnh đạo Liên Xô đã tìm mọi cách để cứu vãn khỏi sự tan rã, nhưng vô ích. Ngày 17/3/1991 tại Liên Xô đã tiến hành cuộc trưng cầu dân ý toàn Liên bang, theo đó 76,4% dân số tán thành “việc duy trì Liên Xô là một Liên bang đổi mới của các nước cộng hòa có chủ quyền”. Các nước cộng hòa như Ban tích, Mondova, Armenia và Gruzia đã phong tỏa cuộc trưng cầu này. Tháng 4/1991 Gruzia tuyên bố ra khỏi thành phần Liên Xô. Cũng trong tháng 4, Tổng thống Liên Xô Gorbachev trong cuộc gặp với lãnh đạo 9 nước cộng hòa còn lại đã quyết định chuẩn bị một Hiệp ước liên bang, theo đó thành lập Liên bang các nước cộng hòa có chủ quyền (SSG). Tuy nhiên việc ký kết hiệp ước này đã bị cuộc chính biến của Ủy ban nhà nước về tình trạng khẩn cấp (GKChP) phá tan. Từ thời điểm đó đất nước lao nhanh xuống dốc theo đà sụp đổ. Tháng 8/1991 Estonia, Latvia, Ucraina, Belarus, Mondova, Uzbekistan và Kirgizia cùng đồng thanh tuyên bố độc lập. Tháng 9/1991, theo quyết định của Xô viết Tối cao Tajikistan và Armenia cũng tuyên bố độc lập. Theo sau đó là Azerbaijan và Turmenia. Ngày 25/11/1991 tại khu nhà nghỉ Novo-Ogarevo, ngoại ô Matxcova, người ta lại cố gắng khôi phục lại ký kết Hiệp định về việc thành lập Cộng đồng các quốc gia có chủ quyền (SSG) và dự định sang tháng 12 sẽ ký kết. Ngày 1/12/1991, chính quyền Ucraina trên cơ sở trưng cầu dân ý đã thông qua tuyên bố độc lập. Tổng thống Nga Boris Yeltsin phản ứng lại sự kiện này bằng việc tuyên bố rằng “nếu thiếu Ucraina, thì Hiệp ước liên bang chẳng còn ý nghĩa gì hết”. Cho đến thời điểm nay Nga và Kazakhstan vẫn chưa tuyên bố độc lập. Ngày 8/12/1991, tại khu rừng nghĩ dưỡng Belovezh (Belarus), Tổng thống Nga Boris Yeltsin, Tổng thống Ucraina Leonid Kravchuk và Chủ tịch Xô viết Tối cao Belarus Stanislav Shushkevich đã ký kết Hiệp ước Belovezh và ngay ngày 10 – 12/12/1991 Hiệp ước này đã được phê chuẩn. Ngày 21/12/1991 Azerbaijan, Armenia, Kazakhstan, Kirgizia, Mondova, Tajikistan, Turmenia và Uzbekistan đã tham gia Cộng đồng các quốc gia độc lập (SNG). Gruzia là thành viên của SNG từ năm 1993 đến 2009. Ngày 25/12/1991 Tổng thống Liên Xô Mikhail Gorbachev tuyên bố từ bỏ quyền hạn, còn trên đỉnh Điện Cremlin thay vì ngọn cờ đỏ búa liềm là ngọn cờ ba màu đỏ xanh trắng của Nga được treo lên. |
Hiển thị các bài đăng có nhãn Hiệp ước Vacsava. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Hiệp ước Vacsava. Hiển thị tất cả bài đăng
Thứ Tư, 14 tháng 12, 2011
>> Hé lộ bí mật Hiệp ước khiến Liên Xô sụp đổ
Thứ Hai, 20 tháng 6, 2011
>> Nghệ thuật quân sự hải quân (kỳ 1)
Lực lượng hải quân là lực lượng quân sự hùng mạnh trên biển và đại dương, bảo vệ nhưng lợi ích quan trọng của quốc gia và nhân dân. Học thuyết quân sự mới của Nga về hải quân Ngày 21/4/2000, học thuyết quân sự mới của Liên bang Nga được chuẩn y (*). Trong Học thuyết này, đã đánh giá thực tế tình hình chính trị quân sự trên thế giới và trong từng khu vực, chỉ ra được những nguy cơ tiềm ẩn trong và ngoài nước đang đe dọa quyền lợi chính đáng của dân tộc Nga và nước Nga, trong đó có quyền lợi trên biển và đại dương. Học thuyết quân sự Hải dương được Tổng thống Nga phê chuẩn chính thức có hiệu lực ngày 27/6/2001. Thực tế đã chứng minh, trong giai đoạn phát triển ngày nay xuất hiện nhiều nguy cơ tranh chấp, nhiều khả năng xung đột trên biển và đại dương. Có rất nhiều nguyên nhân sống còn về kinh tế, quân sự và địa chính trị làm nảy sinh những nguy cơ xung đột. Khác với biên giới trên đất liền, danh giới trên biển và đại dương rất khó phân định, Nguồn tài nguyên khoáng sản và năng lượng trên đất liền có giới hạn và sẽ cạn kiệt trong vài chục năm tới, không thể kéo dài đến hàng trăm năm. 71% bề mặt của trái đất được bao bọc bởi đại dương. Trong vực sâu của biển ẩn chưa nguồn tài nguyên khoáng sản và năng lượng khổng lồ cho sự phát triển tương lai của nhân loại. Nhưng biển và đại dương từ ngàn xưa đã là bãi chiến trường của các hạm đội, các lực lượng hải quân các nước đang phát triển và phát triển. Chân lý đơn gian là muốn phát triển, hãy ra với biển. Có nghĩa là trên biển và đại dương luôn tồn tại những nguy cơ xung đột quân sự và chiến tranh cục bộ. Đồng thời, lực lượng hải quân Liên bang Nga đang từng bước lạc hậu. Tuần dương hạm Slava của Hải quân Nga. Một không gian rất lớn của các đại dương, đấy là vùng nước chung, không thuộc quyền quản lý của bất cứ quốc gia nào. Điều đó đồng nghĩa với việc tài nguyên khoáng sản của khu vực nước chung có thể được khai thác của bất cứ quốc gia nào. Đồng thời, cũng như quá khứ trên đất liền, sẽ có thời điểm chia sẻ quyền lợi đó, nhưng không phải ở trên đất liền mà trên biển và đại dương. Có thể khẳng định rằng, quốc gia nào yếu về hải lực, đương nhiên sẽ không được chia sẻ phần quyền lợi đó. Hải lực ở đây được hiểu là Lực lượng Hải quân về vũ khí trang bị, quân số và nghệ thuật tác chiến trên Không – Biển, khả năng tự vệ của nước đó trong vùng biển mang quyền lợi quốc gia chính đáng của mình. Những vùng biển đó sẽ bị chiếm đoạt hoặc chia sẻ. Trong giai đoạn ngày nay, đã có không ít quốc gia không một giây nào rời mắt khỏi đại dương. Đầu thế kỷ 21 trên các biển, hàng ngày có 130 tàu chiến trong biên chế của 16-20 nước tuần hành. Nhiệm vụ của các tàu chiến này rất khác nhau, nhưng rất nhiều nhóm tàu chiến với vũ khí trang bị, máy bay hải quân, tên lửa đạn đạo và tên lửa hành trình có khả năng tấn công đến 80% lãnh thổ của Liên bang Nga, trong đó có khả năng tấn công 60 – 65% tiềm lực công nghiệp quốc phòng của nước Nga. Đồng thời các đảo của nước Nga đều nằm trong tầm tấn công và đổ bộ của các lực lượng linh thủy đánh bộ. Điều đó có nghĩa là trong cuộc đấu tranh dành quyền lợi trên biển và đại dương, tồn tại và hiện hữu ngày càng sâu sắc nguy cơ đe dọa quyền lợi chính đáng của Nga từ hướng biển. Tính toán một cách đơn giản, lực lượng hải quân Nga đến năm 2015 có khoảng 60 tàu chiến cỡ khu trục và tuần dương sẵn sàng chiến đấu, trong đó có 30 tàu ngầm nguyên tử. Trong đó, chỉ tính riêng lực lượng Hải quân NATO, (chưa tính Trung Quốc) đã có tới 800 tàu chiến, và các hạm đội của Tây Đại tây dương hàng ngày huấn luyện, và thực hiện các nhiệm vụ tác chiến trên các đại dương. Còn Trung quốc đang từng ngày tăng cường lực lượng Hải quân, liên tục tập trận và đã sẵn sàng vươn tới biển xa. Hải đường vận tải chiến lược của Trung Quốc và cũng là chiến lược hải dương của Trung Quốc. Từ những nhận định trên, Liên bang Nga thấy thật sự cần thiết phải xây dựng một hạm đội mới, nhưng một nhiệm vụ cũng khẩn cấp không kém, đó là xây dựng cho lực lượng hải quân Liên bang một chương trình huấn luyện tác chiến biển, đại dương và khả năng lực triển khai, điều hành các chiến dịch và các hoạt động tác chiến Không – Biển. Đối với các hạm đội, chương trình huấn luyện diễn tập đó, theo những tính toán từ những cuộc chiến tranh, những nguy cơ tiềm ẩn hiện tại, và khả năng xảy ra trong tương lai, sẽ bao gồm 3 cấp huấn luyện tác chiến: Cấp chiến lược, cấp chiến dịch và chiến thuật. Xây dựng một hạm đội mạnh và huấn luyện sẵn sàng chiến đấu để nâng cao nghệ thuật tác chiến trên biển, đại dương không thể tách rời khỏi chiến lược phát triển kinh tế biển, đại dương và đường lối chính trị hải dương của Liên bang Nga, chiến lược phát triển kinh tế biển, đại dương và đường lối chính trị Hải dương bảo đảm quyền lợi của quốc gia và dân tộc Nga. Đương nhiên, trong điều kiện quan hệ quốc tế hiện đại đòi hỏi ưu tiên bảo đảm quyền lợi của các quốc gia bằng những giải pháp hòa bình. Nhưng thực tế đáng tiếc là nhân loại vẫn còn ở rất xa với cách giải quyết những lợi ích của mình bằng con đường hòa bình. Sử dụng vũ lực và chiến tranh như một sự kiện phức tạp và có nhiều góc cạnh khác nhau, bao giờ cũng là cuộc đấu tranh bằng sức mạnh. Hoạt động huấn luyện tác chiến của Hạm đội Thái bình dương Liên bang Nga. Đối tượng của Học thuyết quân sự Hải quân Nga Nhiệm vụ chủ yếu của Hải quân Liên bang Nga, kế thừa của Hải quân Xô viết, như đã được khẳng định bằng các văn bản pháp quy của nhà nước, trong điều kiện thời bình thực hiện nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu và bảo vệ quyền lợi của Quốc gia dân tộc Nga trên các vùng nước chủ quyền và lợi ích, sẵn sàng sử dụng sức mạnh để bảo vệ lợi ích chính đáng của đất nước. Trong giai đoạn mới, lực lượng Hải quân đảm nhiệm thêm nhiệm vụ chống khủng bố và cướp biển trên mặt biển. Trong điều kiện thời chiến, lực lượng Hải quân đảm nhiệm nhiệm vụ bảo vệ bờ biển đất nước, đánh chặn các đòn tấn công từ biển vào các mục tiêu quan trọng của đất nước, đánh chặn các đòn tấn công bằng tên lửa hành trình và không quân Hải quân của địch. Đồng thời bẻ gẫy những đòn tấn công từ phía biển của đối phương. Như vậy, mục tiêu tác chiến của Hải quân là tất cả đơn vị chiến đấu của đối phương trên đại dương và trên biển, có vùng nước gắn liền với bờ biển của đất nước hoặc gắn liền với biển của đất nước, các đơn vị chiến đấu có thể là tàu sân bay, tàu ngầm tên lửa, tàu chiến nổi, vũ khí của các đơn vị này có thể tấn công các mục tiêu trên biển hoặc trên đất liền của đất nước hoặc quân đội Liên bang Nga. Lực lượng hải quân Liên bang Nga trong trường hợp bắt đầu chiến tranh, sẽ phải chiến đấu chống lại các lực lượng Hải quân của các quốc gia biển hùng mạnh, có thể phải tiền hành các hoạt động tác chiến chiến dịch như: - Các đòn tấn công tiêu diệt các mục tiêu trên mặt đất của đối phương, các đòn tấn công sẽ tiến hành song song cùng với các đơn vị tên lửa đạn đạo, tên lửa chiến trường, các đòn tấn công tên lửa là đòn đánh chủ đạo của hoạt động tác chiến này. - Tiến hành các chiến dịch tìm kiếm và tiêu diệt các tàu ngầm tên lửa, tàu ngầm tấn công của địch. - Tiến hành các chiến dịch tấn công tiêu diệt các hạm tàu của đối phương trong các vùng nước nằm cạnh bờ, các vùng nước đe dọa các mục tiêu của Hải quân và của hệ thống phòng thủ đất nước và các vùng biển kín bàn đạp tấn công trong đại dương. - Tấn công tiêu diệt các hạm tàu vận tải của đối phương, cắt đứt đường vận tải biển của đối phương. - Tiêu diệt các lực lượng chống tàu của địch, bao gồm cả lực lượng chống tàu nổi và tàu ngầm. - Cùng với lực lượng phòng thủ bờ biển, thiết lập vành đai phòng thủ bảo vệ các căn cứ hải quân, các mục tiêu quan trọng về kinh tế và hệ thống truyền thông, thông tin liên lạc. Để tiến hành các hoạt động tác chiến trên biển và trên đại dương, do tính chất đặc thù của tác chiến không - biển – đại dương, đó là sử dụng và điều hành binh lực và phương tiện hải chiến với phương thức tác chiến hiệu quả nhất. Căn cứ vào những hoạt động tác chiến trên biển, trong lý luận tác chiến không - biển – đại dương, một vị trí vô cùng quan trọng là hệ thống hóa các hoạt động tác chiến liên tục và khả năng bảo đảm hậu cần kỹ thuật cho các hoạt động tác chiến. Khác với những hoạt động tác chiến trên bộ và trên không, hệ thống các hoạt động sẵn sàng chiến đấu của Hải quân diễn ra thường xuyên liên tục, với cường độ và mức độ sẵn sàng chiến đấu ngày càng cao, không chỉ trong thời chiến mà ngay cả trong thời bình. Đối với lực lượng hải quân hiên đại, rút kinh nghiệm từ thời kỳ Liên Xô, huấn luyện sẵn sàng chiến đầu cường độ cao và thường trực sẵn sàng chiến đấu là hoạt động quan trọng bậc nhất của lực lượng Hải quân thời bình. (*) Sau sự tan vỡ của Liên Xô, trong điều kiện cần thiết của lịch sử, ở Nga đã hình thành học thuyết quân sự Liên bang Nga. Học thuyết quân sự đã được phê chuẩn 2/10/1993. Theo chỉ lệnh của Tổng thống Nga học thuyết có tên: "Những luận điểm cơ bản của Học thuyết quân sự Liên bang Nga". Trong văn bản pháp quy đã được chuẩn y này có rất nhiều điểm được kế thừa từ chủ trương chiến lược quân sự của Liên Xô, được các lãnh đạo các nước XHCN Đông Âu phê chuẩn tại Berlin ngày 29/5/1987 như Học thuyết quân sự của Hiệp ước Vacsava. Học thuyết quân sự 1993 của Liên bang Nga so với học thuyết quân sự khối Vacsava chưa có những thay đổi đáng kể về lý luận của Lực lượng vũ trang, những quan điểm tầm nhìn chiến lược cho sự hoàn thiện và phát triển của quân đội và Hải quân không được đặt ra. Rất đáng tiếc là học thuyết quân sự năm 1987, học thuyết quân sự năm 1993 không hề quan tâm đến chiến lược và nghệ thuật quân sự Hải quân, dù đến tận cuối những năm 1980 vẫn chưa xác định được hướng phát triển chiến dịch và chiến thuật chiến tranh hiện đại của lực lượng hải quân hùng mạnh của Liên Xô. Đến sau năm 1993, với yêu cầu thực tế của việc phát triển lực lượng hải quân thế giới, các nguy cơ từ nhiều hướng đã thúc đẩy một bước đi mang tính chiến lược. Chỉ lệnh của tổng thống Liên bang Nga số 11/1997 đã phê chuẩn chương trình phát triển Hải dương toàn cầu. Trong chương trình đã chỉ rõ những định hướng cụ thể của việc phát triển Lực lượng Hải quân Liên bang Nga vào thế kỷ 21. Ở đây lực lượng Hải quân được xác định là công cụ quan trọng nhất của Liên bang để bảo vệ quyền lợi chiến lược của Liên bang Nga trong mối quan hệ Hải dương toàn cầu: " Lực lương hải quân là lược lượng bảo vệ nhưng lợi ích quan trọng của nhân dân Liên bang Nga và những mục tiêu chiến lược của Liên bang, trong trường hợp khác, là công cụ đập tan mọi âm mưu gây chiến và xâm lược". Chỉ lệnh của Tổng thống Liên bang Nga từ 4/3/2000 đã chuẩn y Chiến lược chính sách Hải dương của Nga. Đồng thời cùng với chỉ lệnh đó, một phần đã đưa ra Chiến lược hải dương trong lĩnh vực các hoạt động của Hải quân đến năm 2010. Những văn bản đó đã chỉ ra mục tiêu phát triển lực lượng Hải quân Liên bang Nga, làm chính xác và cụ thể hơn vị trí nhiệm vụ của Hải quân Liên bang Nga trong Học thuyết quân sự. [BDV news] |
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)
Chuyên mục Quân Sự
Hải quân Trung Quốc
(263)
Hải quân Mỹ
(174)
Hải quân Việt Nam
(171)
Hải quân Nga
(113)
Không quân Mỹ
(94)
Phân tích quân sự
(91)
Không quân Nga
(83)
Hải quân Ấn Độ
(54)
Không quân Trung Quốc
(53)
Xung đột biển Đông
(50)
Không quân Việt Nam
(44)
tàu ngầm
(42)
Hải quân Nhật
(33)
Không quân Ấn Độ
(16)
Tàu ngầm hạt nhân
(15)
Hải quân Singapore
(12)
Xung đột Iran - Israel
(12)
Không quân Đài Loan
(9)
Siêu tên lửa
(8)
Quy tắc ứng xử ở Biển Đông
(7)
Tranh chấp biển Đông
(7)
Xung đột Trung - Mỹ
(4)
Xung đột Việt-Trung
(2)