Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: Hải quân NATO

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Hiển thị các bài đăng có nhãn Hải quân NATO. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Hải quân NATO. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Sáu, 5 tháng 8, 2011

>> NATO hụt hơi trong cuộc đua chống hạm?



Hải quân các nước NATO không mấy chú trọng đến việc phát triển tên lửa chống hạm tầm xa, thế hệ mới.


Sau khi Liên Xô sụp đổ, chiến tranh lạnh kết thúc, nhận thấy đối thủ hải quân lớn nhất đã không còn sức mạnh, NATO cho rằng Nga sẽ tập trung khôi phục kinh tế nên khả năng phát triển quân sự không còn như xưa nữa. Do đó, các tuần dương hạm nổi tiếng của Liên Xô không còn là thách thức quá lớn đối với hải quân NATO. Vì vậy, các nước trong khối quân sự lớn nhất thế giới này không quan tâm đến tên lửa chống hạm mà quay sang phát triển các năng lực tác chiến mới trên không, xây dựng hệ thống phòng thủ tên lửa, phát triển các máy bay chiến đấu mới...

Tuy nhiên, tình hình đã thay đổi một cách nhanh chóng, đặc biệt là tại châu Á - Thái Bình Dương. Trung Quốc đã xây dựng và phát triển một đội tàu chiến mặt nước hùng hậu, bên cạnh đó là sự trỗi dậy của hải quân các nước như Ấn Độ, và sự trở lại của người Nga. Các quốc gia này, đặc biệt là Nga và Trung Quốc đã liên tục cho ra đời các mẫu tên lửa chống hạm mới, tinh vi hơn, tầm bắn xa hơn.

Tên lửa chống hạm NATO

Danh sách các loại tên lửa chống hạm của NATO có hai loại chủ yếu là Harpoon và Exocet. Bên cạnh đó có một số hệ thống tên lửa chống hạm khác như Otomat, RBS-15 MK3. Biến thể có tầm bắn xa nhất là Harpoon Block 1D (278km) đã không được sản xuất với số lượng lớn sau khi Liên Xô sụp đổ.


http://nghiadx.blogspot.com

Tên lửa chống hạm chủ lực Harpoon của hải quân NATO.


Biến thể hiện đại và có tầm bắn xa nhất của Harpoon là 315km và được phóng từ trên máy bay chiến đấu. Các biến thể trang bị cho các tàu chiến mặt nước và tàu ngầm có tầm bắn xa nhất khoảng 140km. Tên lửa Harpoon có tốc độ khoảng 850km/h, đầu đạn nặng khoảng 220kg, nó được dẫn đường kết hợp quán tính và radar chủ động.

Với Exocet của MBDA châu Âu, tầm xa nhất thuộc Block III, tầm bắn 180km. Exocet có tốc độ Mach-0,9 khoảng 1.100km/h,đầu đạn nặng 165kg. Tên lửa cũng được dẫn đường kết hợp quán tính và radar chủ động.

Cả hai loại tên lửa chống hạm chủ lực của NATO đều có tốc độ cận âm, dù được thiết kế để tránh radar, tuy nhiên với tốc độ cận âm khả năng bị bắn hạ bới các hệ thống phòng thủ trên chiến hạm là rất lớn.

Nga là quốc gia sở hữu nhiều thế hệ tên lửa chống hạm nhất thế giới hiện nay, họ cũng là quốc gia đang sở hữu những hệ thống tên lửa chống hạm đáng sợ nhất thế giới.


http://nghiadx.blogspot.com

P-270 Moskit được đánh giá là tên lửa chống hạm đáng sợ nhất hiện nay.


Điển hình là tên lửa chống hạm P-270 Moskit hay SS-N-22 Suburn, tên lửa chống hạm này có tốc độ lên đến Mach-2,5 khoảng 2.800km/h. Với tầm bắn tối đa là 120km, đầu đạn nặng 300kg, tên lửa này là một thách thức lớn đối với hệ thống phòng thủ trên chiến hạm của NATO. Hiện tại, Mỹ đang đau đầu trong việc sản xuất bia bay cho hải quân tập đánh chặn.

Họ tên lửa chống hạm đang được xuất khẩu rộng rãi ra nhiều nước trên thế giới X-35 Uran hay Kh-35 Uran E phiên bản xuất khẩu, NATO định danh là SS-N-25 Switchblade. Tên lửa có tốc độ là Mach-0,8 , tầm bắn 130km, đầu đạn nặng 145kg. Kh-35 có thể phóng từ nhiều bệ phóng khác nhau từ tàu chiến, đến máy bay chiến đấu, từ bệ phóng di động trên mặt đất. Phiên bản nâng cấp gần đây nhất có tầm bắn lên đến 250km.

Chưa hết, họ tên lửa chống hạm Club đang khiến cho NATO cực kỳ nguy hiểm có thể phóng đi từ tàu ngầm và Club-N phóng từ tàu nổi có tầm bắn lên đến 300km, với tốc độ lên đến Mach-2,9 ở pha cuối. Tên lửa được thiết kế với đường bay kiểu “zic- zắc” nên rất khó đánh chặn.

Đặc biệt, hệ thống tên lửa Club có thể triển khai hoạt động trong các container đựng hàng, triển khai lên các tàu chở hàng. Đó là một mối đe dọa rất lớn với các tàu chiến của NATO, vì rất khó khăn để phát hiện tàu chở hàng nào chứa Club. Hệ thống này đang được xem là tiêu biểu cho chiến lược chiến tranh phi đối xứng.


http://nghiadx.blogspot.com

Họ tên lửa Club đang là đại diện tiêu biểu cho chiến lược chiến tranh phi đối xứng mà Nga đang xây dựng.


Ghê gớm hơn là hệ thống tên lửa chống hạm P-800 Yakhont, có tầm bắn đến 300km, tốc độ lên đến Mach-2,5. Hệ thống này tiếp tục là một thách thức đối với khả năng phòng thủ trên các chiến hạm của NATO. Hệ thống có thể triển khai hoạt động rất đa dạng, từ tàu chiến mặt nước, máy bay, bệ phóng di động trên bờ. Đặc biệt, biến thể Brahmos II trong tương lai, phát triển từ nguyên mẫu P-800 do Ấn Độ và Nga cùng nghiên cứu có thể đạt tốc độ Mach 5.

Bên cạnh đó không thể không kể đến các loại tên lửa chống hạm cũ hơn nhưng không kém phần nguy hiểm. P-700 Granit, NATO định danh là SS-N-19 Shipwreck. Tên lửa chống hạm này có tầm bắn lên đến 625km, đầu đạn nặng 750kg, đây là loại tên lửa chống hạm có tầm bắn xa nhất thế giới hiện nay đang hoạt động.

Tên lửa có tốc độ tối đa từ Mach-1,6 đến Mach-2,5. Tên lửa này được phóng đi theo kiểu 4-8 tên lửa được phóng đi để tấn công một nhóm tàu, radar trên các tên lửa sẽ hỗ trợ dẫn đường cho nhau để tấn công mục tiêu, xác suất tiêu diệt với kiểu bắn này rất cao. P-700 hiện đang là tên lửa chống hạm chủ lực trên tuần dương hạm lớp Kirov.

P-500 Bazalt SS-N-12 Sandbox, đây là loại tên lửa chống hạm có tầm bắn lên đến 550km, tốc độ Mach-2.5, đầu đạn nặng tới 1.000kg. Phiên bản cải tiến của P-500 đang là tên lửa chống hạm chủ lực của tuần dượng hạm lớp Slava.

Điểm qua một loạt các tên lửa chống hạm của NATO và Nga, rõ ràng các tên lửa chống hạm của Nato đều thua xa cả về tầm bắn lẫn tốc độ. Các chiến hạm của NATO có thế mạnh về hệ thống phòng thủ, tuy nhiên khi phải đối đầu với hàng loạt tên lửa chống hạm có tốc độ siêu thanh, thì khả năng này vẫn còn là một ẩn số quá lớn.


http://nghiadx.blogspot.com

Tên lửa chống hạm YJ-8 được phóng đi từ tàu chiến Trung Quốc.


So sánh tên lửa chống hạm NATO - Trung Quốc

Trong những năm qua, quân đội Trung Quốc đã có những bước phát triển mạnh mẽ thần tốc, đặc biệt là hải quân. Họ đã xây dựng cho mình một đội tàu chiến mặt nước và tàu ngầm hùng hậu, chuẩn bị đưa vào sử dụng tàu sân bay đầu tiên.

Bằng cách sao chép các công nghệ từ nước ngoài, chủ yếu là từ Nga, họ đã cho ra đời hàng loạt hệ thống vũ khí mới, trong đó có một danh sách dài các loại tên lửa chống hạm. Trong đó có thể kể đến những loại tên lửa đáng chú ý sau:

YJ-8 hay C-802, Nato định danh là CSS-N-8 Saccade, đây là loại tên lửa được thiết kế theo công nghệ hiện đại, nếu tính theo thông số công bố có thể sánh được với các tên lửa chống hạm hiện đại của NATO và Nga. Tầm bắn của loại tên lửa này tùy thuộc vào phiên bản, 120km với phiên bản C-802, 180km với C-802A, 350km với C-803.

Dù tên lửa này không có được tốc độ siêu âm như các tên lửa chống hạm của Nga, nhưng với tầm bắn xa, vượt xa cả phiên bản hiện đại nhất của tên lửa chống hạm Harpoon của NATO.


http://nghiadx.blogspot.com

Phiên bản được cho là tên lửa đạn đạo chống tàu DF-21D.


Gần đây, có tin biến thể C-805 phát triển dựa vào nguyên mẫu C-802 đang được coi là tên lửa chống hạm hiện đại nhất Trung Quốc với tầm bắn lên đến tối đa 500km (tầm bắn hiệu quả 380km) với tốc độ kinh hoàng Mach 3.5.

Trước đó, năm 2005, Trung Quốc giới thiệu C-602 Tầm bắn của tên lửa này được giới thiệu là tới 400km, phiên bản xuất khẩu có tầm bắn là 280km. Tên lửa sử dụng nhiên liệu lỏng, tốc độ tối đa khoảng Mach-0,9, tên lửa này được cho là có hệ thống dẫn đường tương tự tên lửa Harpoon của Mỹ.

Đặc biệt là đầu năm 2011, giới quân sự Trung Quốc đã giới thiệu một phiên bản tên lửa chuyên dùng để tiêu diệt tàu sân bay mang tên DF-21D. Theo như giới thiệu của giới quân sự Trung Quốc, DF-21D có thể tiêu diệt tàu sân bay đang di chuyển ở cự ly lên đến gần 3000km.

Đây là loại tên lửa đạn đạo chống tàu ASBM đầu tiên của thế giới, mặc dù thực hư của vấn đề này là chưa rõ ràng. Song sự xuất hiện của loại ASBM DF-21D khiến giới quân sự NATO ít nhiều phải lo lắng.

Xét về tầm bắn các tên lửa chống hạm của Trung Quốc đều vượt trội so với các tên lửa chống hạm chủ lực của hải quân NATO.



http://nghiadx.blogspot.com

Bảng so sánh thông số một số loại tên lửa chống hạm Nga, NATO, Trung Quốc (dựa vào thông số công bố lớn nhất).


Nước đến chân mới nhảy

Dù ngoài mặt các chuyên gia quân sự của Mỹ và Nato đánh giá khá thấp khả năng tiêu diệt tàu sân bay đang di chuyển của DF-21D. Tuy nhiên, khối quân sự lớn nhất thế giới này đang rục rịch chuẩn bị biện pháp đối phó.

Tự tin với sức mạnh quân sự khổng lồ, ỷ lại vào các hệ thống vũ khí hiện đại, tuy nhiên khi nhìn lại, NATO không khỏi lo lắng trước khả năng hụt hơi trong cuộc đua chống hạm.

Không lâu sau khi Trung Quốc giới thiệu DF-21D, Hải quân Mỹ lập tức khởi động chương trình phát triển tên lửa chống hạm tầm xa mới LRASM. Tiếp tục rót vốn cho chương trình phát triển biến thể SM-6, song song với đó là hoàn thiện phiên bản SM-3 Block III. Một dự án khác cũng được thúc đẩy là phát triển vũ khí chùm laser điện tử để tăng khả năng bảo vệ các chiến hạm trước tên lửa chống hạm của đối phương.

Tuy rằng, các chương trình phát triển tên lửa chống hạm mới đã được khởi động, song cần một khoảng thời gian nữa NATO mới có thể lấp đầy khoảng trống về tầm bắn và tốc độ so với các tên lửa chống hạm của Nga và Trung Quốc.

[BDV news]


Thứ Hai, 20 tháng 6, 2011

>> Nghệ thuật quân sự hải quân (kỳ 1)





Lực lượng hải quân là lực lượng quân sự hùng mạnh trên biển và đại dương, bảo vệ nhưng lợi ích quan trọng của quốc gia và nhân dân.
Học thuyết quân sự mới của Nga về hải quân

Ngày 21/4/2000, học thuyết quân sự mới của Liên bang Nga được chuẩn y (*).

Trong Học thuyết này, đã đánh giá thực tế tình hình chính trị quân sự trên thế giới và trong từng khu vực, chỉ ra được những nguy cơ tiềm ẩn trong và ngoài nước đang đe dọa quyền lợi chính đáng của dân tộc Nga và nước Nga, trong đó có quyền lợi trên biển và đại dương. Học thuyết quân sự Hải dương được Tổng thống Nga phê chuẩn chính thức có hiệu lực ngày 27/6/2001.

Thực tế đã chứng minh, trong giai đoạn phát triển ngày nay xuất hiện nhiều nguy cơ tranh chấp, nhiều khả năng xung đột trên biển và đại dương. Có rất nhiều nguyên nhân sống còn về kinh tế, quân sự và địa chính trị làm nảy sinh những nguy cơ xung đột.

Khác với biên giới trên đất liền, danh giới trên biển và đại dương rất khó phân định, Nguồn tài nguyên khoáng sản và năng lượng trên đất liền có giới hạn và sẽ cạn kiệt trong vài chục năm tới, không thể kéo dài đến hàng trăm năm. 71% bề mặt của trái đất được bao bọc bởi đại dương. Trong vực sâu của biển ẩn chưa nguồn tài nguyên khoáng sản và năng lượng khổng lồ cho sự phát triển tương lai của nhân loại.

Nhưng biển và đại dương từ ngàn xưa đã là bãi chiến trường của các hạm đội, các lực lượng hải quân các nước đang phát triển và phát triển. Chân lý đơn gian là muốn phát triển, hãy ra với biển. Có nghĩa là trên biển và đại dương luôn tồn tại những nguy cơ xung đột quân sự và chiến tranh cục bộ. Đồng thời, lực lượng hải quân Liên bang Nga đang từng bước lạc hậu.



Tuần dương hạm Slava của Hải quân Nga.


Một không gian rất lớn của các đại dương, đấy là vùng nước chung, không thuộc quyền quản lý của bất cứ quốc gia nào. Điều đó đồng nghĩa với việc tài nguyên khoáng sản của khu vực nước chung có thể được khai thác của bất cứ quốc gia nào. Đồng thời, cũng như quá khứ trên đất liền, sẽ có thời điểm chia sẻ quyền lợi đó, nhưng không phải ở trên đất liền mà trên biển và đại dương.

Có thể khẳng định rằng, quốc gia nào yếu về hải lực, đương nhiên sẽ không được chia sẻ phần quyền lợi đó. Hải lực ở đây được hiểu là Lực lượng Hải quân về vũ khí trang bị, quân số và nghệ thuật tác chiến trên Không – Biển, khả năng tự vệ của nước đó trong vùng biển mang quyền lợi quốc gia chính đáng của mình. Những vùng biển đó sẽ bị chiếm đoạt hoặc chia sẻ.

Trong giai đoạn ngày nay, đã có không ít quốc gia không một giây nào rời mắt khỏi đại dương. Đầu thế kỷ 21 trên các biển, hàng ngày có 130 tàu chiến trong biên chế của 16-20 nước tuần hành. Nhiệm vụ của các tàu chiến này rất khác nhau, nhưng rất nhiều nhóm tàu chiến với vũ khí trang bị, máy bay hải quân, tên lửa đạn đạo và tên lửa hành trình có khả năng tấn công đến 80% lãnh thổ của Liên bang Nga, trong đó có khả năng tấn công 60 – 65% tiềm lực công nghiệp quốc phòng của nước Nga. Đồng thời các đảo của nước Nga đều nằm trong tầm tấn công và đổ bộ của các lực lượng linh thủy đánh bộ.

Điều đó có nghĩa là trong cuộc đấu tranh dành quyền lợi trên biển và đại dương, tồn tại và hiện hữu ngày càng sâu sắc nguy cơ đe dọa quyền lợi chính đáng của Nga từ hướng biển.

Tính toán một cách đơn giản, lực lượng hải quân Nga đến năm 2015 có khoảng 60 tàu chiến cỡ khu trục và tuần dương sẵn sàng chiến đấu, trong đó có 30 tàu ngầm nguyên tử. Trong đó, chỉ tính riêng lực lượng Hải quân NATO, (chưa tính Trung Quốc) đã có tới 800 tàu chiến, và các hạm đội của Tây Đại tây dương hàng ngày huấn luyện, và thực hiện các nhiệm vụ tác chiến trên các đại dương. Còn Trung quốc đang từng ngày tăng cường lực lượng Hải quân, liên tục tập trận và đã sẵn sàng vươn tới biển xa.



Hải đường vận tải chiến lược của Trung Quốc và cũng là chiến lược hải dương của Trung Quốc.


Từ những nhận định trên, Liên bang Nga thấy thật sự cần thiết phải xây dựng một hạm đội mới, nhưng một nhiệm vụ cũng khẩn cấp không kém, đó là xây dựng cho lực lượng hải quân Liên bang một chương trình huấn luyện tác chiến biển, đại dương và khả năng lực triển khai, điều hành các chiến dịch và các hoạt động tác chiến Không – Biển.

Đối với các hạm đội, chương trình huấn luyện diễn tập đó, theo những tính toán từ những cuộc chiến tranh, những nguy cơ tiềm ẩn hiện tại, và khả năng xảy ra trong tương lai, sẽ bao gồm 3 cấp huấn luyện tác chiến: Cấp chiến lược, cấp chiến dịch và chiến thuật.

Xây dựng một hạm đội mạnh và huấn luyện sẵn sàng chiến đấu để nâng cao nghệ thuật tác chiến trên biển, đại dương không thể tách rời khỏi chiến lược phát triển kinh tế biển, đại dương và đường lối chính trị hải dương của Liên bang Nga, chiến lược phát triển kinh tế biển, đại dương và đường lối chính trị Hải dương bảo đảm quyền lợi của quốc gia và dân tộc Nga.

Đương nhiên, trong điều kiện quan hệ quốc tế hiện đại đòi hỏi ưu tiên bảo đảm quyền lợi của các quốc gia bằng những giải pháp hòa bình. Nhưng thực tế đáng tiếc là nhân loại vẫn còn ở rất xa với cách giải quyết những lợi ích của mình bằng con đường hòa bình. Sử dụng vũ lực và chiến tranh như một sự kiện phức tạp và có nhiều góc cạnh khác nhau, bao giờ cũng là cuộc đấu tranh bằng sức mạnh.



Hoạt động huấn luyện tác chiến của Hạm đội Thái bình dương Liên bang Nga.


Đối tượng của Học thuyết quân sự Hải quân Nga

Nhiệm vụ chủ yếu của Hải quân Liên bang Nga, kế thừa của Hải quân Xô viết, như đã được khẳng định bằng các văn bản pháp quy của nhà nước, trong điều kiện thời bình thực hiện nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu và bảo vệ quyền lợi của Quốc gia dân tộc Nga trên các vùng nước chủ quyền và lợi ích, sẵn sàng sử dụng sức mạnh để bảo vệ lợi ích chính đáng của đất nước.

Trong giai đoạn mới, lực lượng Hải quân đảm nhiệm thêm nhiệm vụ chống khủng bố và cướp biển trên mặt biển. Trong điều kiện thời chiến, lực lượng Hải quân đảm nhiệm nhiệm vụ bảo vệ bờ biển đất nước, đánh chặn các đòn tấn công từ biển vào các mục tiêu quan trọng của đất nước, đánh chặn các đòn tấn công bằng tên lửa hành trình và không quân Hải quân của địch. Đồng thời bẻ gẫy những đòn tấn công từ phía biển của đối phương.

Như vậy, mục tiêu tác chiến của Hải quân là tất cả đơn vị chiến đấu của đối phương trên đại dương và trên biển, có vùng nước gắn liền với bờ biển của đất nước hoặc gắn liền với biển của đất nước, các đơn vị chiến đấu có thể là tàu sân bay, tàu ngầm tên lửa, tàu chiến nổi, vũ khí của các đơn vị này có thể tấn công các mục tiêu trên biển hoặc trên đất liền của đất nước hoặc quân đội Liên bang Nga.

Lực lượng hải quân Liên bang Nga trong trường hợp bắt đầu chiến tranh, sẽ phải chiến đấu chống lại các lực lượng Hải quân của các quốc gia biển hùng mạnh, có thể phải tiền hành các hoạt động tác chiến chiến dịch như:

- Các đòn tấn công tiêu diệt các mục tiêu trên mặt đất của đối phương, các đòn tấn công sẽ tiến hành song song cùng với các đơn vị tên lửa đạn đạo, tên lửa chiến trường, các đòn tấn công tên lửa là đòn đánh chủ đạo của hoạt động tác chiến này.

- Tiến hành các chiến dịch tìm kiếm và tiêu diệt các tàu ngầm tên lửa, tàu ngầm tấn công của địch.

- Tiến hành các chiến dịch tấn công tiêu diệt các hạm tàu của đối phương trong các vùng nước nằm cạnh bờ, các vùng nước đe dọa các mục tiêu của Hải quân và của hệ thống phòng thủ đất nước và các vùng biển kín bàn đạp tấn công trong đại dương.

- Tấn công tiêu diệt các hạm tàu vận tải của đối phương, cắt đứt đường vận tải biển của đối phương.

- Tiêu diệt các lực lượng chống tàu của địch, bao gồm cả lực lượng chống tàu nổi và tàu ngầm.

- Cùng với lực lượng phòng thủ bờ biển, thiết lập vành đai phòng thủ bảo vệ các căn cứ hải quân, các mục tiêu quan trọng về kinh tế và hệ thống truyền thông, thông tin liên lạc.

Để tiến hành các hoạt động tác chiến trên biển và trên đại dương, do tính chất đặc thù của tác chiến không - biển – đại dương, đó là sử dụng và điều hành binh lực và phương tiện hải chiến với phương thức tác chiến hiệu quả nhất.

Căn cứ vào những hoạt động tác chiến trên biển, trong lý luận tác chiến không - biển – đại dương, một vị trí vô cùng quan trọng là hệ thống hóa các hoạt động tác chiến liên tục và khả năng bảo đảm hậu cần kỹ thuật cho các hoạt động tác chiến.

Khác với những hoạt động tác chiến trên bộ và trên không, hệ thống các hoạt động sẵn sàng chiến đấu của Hải quân diễn ra thường xuyên liên tục, với cường độ và mức độ sẵn sàng chiến đấu ngày càng cao, không chỉ trong thời chiến mà ngay cả trong thời bình.

Đối với lực lượng hải quân hiên đại, rút kinh nghiệm từ thời kỳ Liên Xô, huấn luyện sẵn sàng chiến đầu cường độ cao và thường trực sẵn sàng chiến đấu là hoạt động quan trọng bậc nhất của lực lượng Hải quân thời bình.

(*) Sau sự tan vỡ của Liên Xô, trong điều kiện cần thiết của lịch sử, ở Nga đã hình thành học thuyết quân sự Liên bang Nga. Học thuyết quân sự đã được phê chuẩn 2/10/1993.

Theo chỉ lệnh của Tổng thống Nga học thuyết có tên: "Những luận điểm cơ bản của Học thuyết quân sự Liên bang Nga". Trong văn bản pháp quy đã được chuẩn y này có rất nhiều điểm được kế thừa từ chủ trương chiến lược quân sự của Liên Xô, được các lãnh đạo các nước XHCN Đông Âu phê chuẩn tại Berlin ngày 29/5/1987 như Học thuyết quân sự của Hiệp ước Vacsava.

Học thuyết quân sự 1993 của Liên bang Nga so với học thuyết quân sự khối Vacsava chưa có những thay đổi đáng kể về lý luận của Lực lượng vũ trang, những quan điểm tầm nhìn chiến lược cho sự hoàn thiện và phát triển của quân đội và Hải quân không được đặt ra.

Rất đáng tiếc là học thuyết quân sự năm 1987, học thuyết quân sự năm 1993 không hề quan tâm đến chiến lược và nghệ thuật quân sự Hải quân, dù đến tận cuối những năm 1980 vẫn chưa xác định được hướng phát triển chiến dịch và chiến thuật chiến tranh hiện đại của lực lượng hải quân hùng mạnh của Liên Xô.

Đến sau năm 1993, với yêu cầu thực tế của việc phát triển lực lượng hải quân thế giới, các nguy cơ từ nhiều hướng đã thúc đẩy một bước đi mang tính chiến lược. Chỉ lệnh của tổng thống Liên bang Nga số 11/1997 đã phê chuẩn chương trình phát triển Hải dương toàn cầu. Trong chương trình đã chỉ rõ những định hướng cụ thể của việc phát triển Lực lượng Hải quân Liên bang Nga vào thế kỷ 21.

Ở đây lực lượng Hải quân được xác định là công cụ quan trọng nhất của Liên bang để bảo vệ quyền lợi chiến lược của Liên bang Nga trong mối quan hệ Hải dương toàn cầu: " Lực lương hải quân là lược lượng bảo vệ nhưng lợi ích quan trọng của nhân dân Liên bang Nga và những mục tiêu chiến lược của Liên bang, trong trường hợp khác, là công cụ đập tan mọi âm mưu gây chiến và xâm lược".

Chỉ lệnh của Tổng thống Liên bang Nga từ 4/3/2000 đã chuẩn y Chiến lược chính sách Hải dương của Nga. Đồng thời cùng với chỉ lệnh đó, một phần đã đưa ra Chiến lược hải dương trong lĩnh vực các hoạt động của Hải quân đến năm 2010.

Những văn bản đó đã chỉ ra mục tiêu phát triển lực lượng Hải quân Liên bang Nga, làm chính xác và cụ thể hơn vị trí nhiệm vụ của Hải quân Liên bang Nga trong Học thuyết quân sự.

[BDV news]


Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang