Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: Học thuyết quân sự

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Hiển thị các bài đăng có nhãn Học thuyết quân sự. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Học thuyết quân sự. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Ba, 5 tháng 6, 2012

>> Học thuyết quân sự Mỹ và đòn đánh phủ đầu Trung Quốc ?

“Mỹ sẵn sàng đánh đòn phủ đầu các căn cứ quân sự của Trung Quốc, mục tiêu là tiêu diệt lực lượng hạt nhân của Trung Quốc”.




http://nghiadx.blogspot.com
Mục tiêu chủ yếu "tác chiến hợp nhất trên không-trên biển" của quân Mỹ rõ ràng nhằm vào Trung Quốc.


Tân Hoa xã dẫn nội dung từ tờ “Thời báo Tài chính” Anh có bài viết nhan đề “Chiến lược mới của Mỹ bị chỉ trích mạnh mẽ”, cho rằng phương châm quân sự mới của Mỹ mang đậm màu sắc Chiến tranh Lạnh, “tác chiến hợp nhất trên không-trên biển (không-hải quân)” sẽ đẩy Mỹ vào hoạch định chiến tranh khiêu khích nguy hiểm nhằm vào Trung Quốc.

>> Chiến lược 'chống tiếp cận' của Trung Quốc đã bị hóa giải

Bài viết cho rằng, phương châm quân sự mới của Mỹ, nhằm đáp trả khiêu khích quân sự của Trung Quốc ở mức độ nhất định, đang bị chỉ trích mạnh mẽ cả trong và ngoài nước, cho rằng nó hoàn toàn không cần thiết thể hiện thái độ khiêu khích với một trong những đối tác kinh tế lớn nhất của Mỹ.

Trong thời điểm Mỹ điều chỉnh triển khai chiến lược toàn cầu, gia tăng coi trọng châu Á, tư tưởng tác chiến “tác chiến hợp nhất trên không-trên biển” (AirSea Battle) là để cố gắng duy trì ưu thế quân sự ở những khu vực có tầm quan trọng chiến lược.

Trong 20 năm qua, cùng với việc cảm thấy lo ngại về xây dựng sức mạnh quân sự của Trung Quốc, Lầu Năm Góc đang dần dần hé lộ tư tưởng chiến lược này.

Nhưng, trong thời điểm Mỹ cố gắng nắm chắc sự cân bằng thích hợp “cạnh tranh” và “hợp tác” trong quan hệ với Trung Quốc, có người (thậm chí gồm một số người trong nội bộ Quân đội Mỹ) cảnh báo, học thuyết quân sự mới này sẽ chọc giận Trung Quốc một cách hoàn toàn không cần thiết.

“Tác chiến hợp nhất trên không-trên biển đang ma quái hóa Trung Quốc” – Thượng tướng nghỉ hưu, cựu Phó Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ James Cartwright vừa nói tuần trước. “Điều này không phù hợp với lợi ích của bất cứ ai”. - Tân Hoa xã viện dẫn lời bàn chưa được xác minh cho hay.

Học thuyết quân sự mới này mang đậm màu sắc Chiến tranh Lạnh. Vào thập niên 1970, do cảm thấy lo ngại về mối đe dọa quét sạch Tây Âu của Quân đội Liên Xô, các nhà hoạch định quân sự Mỹ đã phát triển học thuyết chiến tranh, được gọi là “tác chiến hợp nhất trên không-mặt đất” (không-lục quân).

Từ vũ khí kiểu mới đến quan hệ giữa Mỹ và đồng minh, ở mức độ rất lớn, học thuyết này đã trở thành nền tảng chính sách quân sự của Mỹ giai đoạn cuối thời kỳ Chiến tranh Lạnh.
Trên phương diện chính sách và chiến lược ảnh hưởng 20 năm tới, “tác chiến hợp nhất trên không-trên biển” có thể đóng vai trò quan trọng tương tự. Các quan chức cho biết, nó tập trung vào tăng cường quan hệ đồng minh của Mỹ ở châu Á, đồng thời đáp trả vũ khí và khả năng chiến đấu “chống can dự/ngăn chặn khu vực” (anti-access, area-denial) do nước khác phát triển.

“Điều này rất có thể là thách thức đặc trưng nhất của thời đại hiện nay và trong tương lai gần” – Đô đốc Jonathan Greenert, Bộ trưởng Tác chiến Hải quân Mỹ, Thượng tướng hải quân vừa nói tuần trước.

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta tuần tới đã đến châu Á, giải thích với đồng minh của Mỹ về hàm nghĩa của học thuyết quân sự này.


http://nghiadx.blogspot.com
Mỹ thực hiện "tác chiến hợp nhất trên không-trên biển" bề ngoài nhằm vào CHDCND Triều Tiên, nhưng thực chất là tấn công Trung Quốc.

Trong thời điểm quân Mỹ từng bước rút khỏi Chiến tranh Iraq và Afghanistan, phương châm quân sự mới tìm cách ứng phó với chủ đề chiến lược quan trọng hiện nay của quân Mỹ: sự trỗi dậy của châu Á; sự điều chỉnh trọng tâm theo yêu cầu của khu vực châu Á-Thái Bình Dương, một khu vực rộng lớn (chú trọng hơn về sức mạnh trên không và trên biển); tầm quan trọng của chiến tranh mạng.

Nhưng, bối cảnh phát triển của "tác chiến hợp nhất trên không-trên biển" có sự khác biệt một trời một vực với bối cảnh phát triển của học thuyết quân sự thời kỳ Chiến tranh Lạnh.

Đối thủ trước đây là Liên Xô, Mỹ không có bất cứ quan hệ kinh tế thương mại nào với họ; còn hiện nay, Mỹ có quan hệ kinh tế thương mại sâu sắc với Trung Quốc - từ thương mại đến trái phiếu chính phủ Mỹ.

Trong bối cảnh chính trị tinh tế này, trong các trường hợp công khai, quan chức Mỹ kiên trì cho biết, "tác chiến hợp nhất trên không-trên biển" hoàn toàn không nhằm vào một nước nào, thậm chí cũng không nhằm vào khu vực nào, mà là có liên quan đến công nghệ đang nghiên cứu phát triển của rất nhiều quốc gia.

"Ý tưởng này không nên buộc chặt vào bất cứ tình cảnh riêng nào" - Tham mưu trưởng Không quân Mỹ, Thượng tướng Norton Schwartz vừa cho biết tuần trước khi được hỏi "mục tiêu chủ yếu phải chăng là Trung Quốc".

Nhưng, các quan chức Mỹ ngầm thừa nhận, từ tên lửa đạn đạo có thể bắn chìm tàu chiến, đến tàu ngầm và sức mạnh tác chiến mạng không ngừng phát triển của Trung Quốc, việc đầu tư cho vũ khí "chống can dự" của Trung Quốc khiến cho Lầu Năm Góc cảm thấy lo ngại, mà loại vũ khí này đang là thứ mà "tác chiến hợp nhất trên không-trên biển" phải đối phó.
Trong thời điểm Mỹ đưa ra phương châm quân sự mới, đúng vào lúc Lầu Năm Góc cắt giảm ngân sách. Lầu Năm Góc đã cắt giảm 485 tỷ USD ngân sách trong 10 năm tới, nếu Quốc hội Mỹ không thể đạt được một thỏa thuận ngân sách toàn diện trong năm nay, Lầu Năm Góc còn có thể buộc phải tiếp tục cắt giảm ngân sách với số tiền tương tự.

Nhưng, nếu phải quán triệt có hiệu quả học thuyết "tác chiến hợp nhất trên không-trên biển", thì phải tiến hành đầu tư to lớn cho máy bay ném bom tầm xa mới, tàu chiến, tàu ngầm và khả năng tác chiến mạng.

"Trong khoảng 12 năm qua, nếu bạn cần gì, chúng tôi cơ bản đều có thể sắp xếp ngân sách". George Flynn, một quan chức hoạch định cấp cao của Lầu Năm Góc cho biết, "thực tế mới về mặt tài chính đòi hỏi chúng tôi phải lựa chọn".

http://nghiadx.blogspot.com
Cùng với việc đầu tư cho máy bay chiến đấu thế hệ mới, uy lực của "tác chiến hợp nhất trên không-trên biển" sẽ còn tiếp tục được tăng cường.

Tuy nhiên, Lầu Năm Góc không hề giấu giếm quan điểm của họ - châu Á là một khu vực quan trọng hàng đầu trong chiến lược lâu dài của họ.

Leon Panetta đã nói với học viên tốt nghiệp của Học viện Hải quân Mỹ ở Annapolis hồi tuần trước rằng: "Thế hệ của các bạn sẽ đối mặt với một trong những chương trình quan trọng, đó chính là duy trì và tăng cường ưu thế của Mỹ ở vùng biển Thái Bình Dương rộng lớn".

Theo quan điểm của một số nhà quan sát, "tác chiến hợp nhất trên không-trên biển" sẽ đẩy Mỹ vào hoạch định chiến tranh nhằm vào Trung Quốc. Một trong những văn kiện công khai của Lầu Năm Góc "Ý tưởng can dự tác chiến liên hợp" (Joint Operational Access Concept) đề nghị, trong tình huống xảy ra bất cứ cuộc xung đột nào, quân Mỹ "tiến hành tấn công chiều sâu (tung thâm) đối với sự phòng thủ chống can dự/ngăn chặn khu vực của đối phương".

Lấy tên lửa chống hạm của Trung Quốc làm ví dụ, điều đó sẽ có nghĩa là chuẩn bị sẵn sàng phát động một cuộc tấn công quy mô lớn "đánh đòn phủ đầu" đối với các căn cứ quân sự của Trung Quốc.

"Rủi ro to lớn ở chỗ, cuộc tấn công này sẽ gây leo thang nghiêm trọng tình hình, Trung Quốc thậm chí có thể sẽ cho rằng, mục tiêu của Mỹ là tiêu diệt lực lượng hạt nhân của Trung Quốc" - Raoul Heinrichs, Đại học Quốc gia Australia cho biết.

http://nghiadx.blogspot.com
Trong tương lai, Hải quân Mỹ sẽ trang bị máy bay không người lái X-47B cho tàu sân bay.

http://nghiadx.blogspot.com
Cụm chiến đấu tàu sân bay là bộ phận cốt lõi của "tác chiến hợp nhất trên không-trên biển" của Quân đội Mỹ.

Thứ Bảy, 19 tháng 5, 2012

>> Cách Việt Nam răn đe và ngăn ngừa chiến tranh

“Muốn có hòa bình phải chuẩn bị cho chiến tranh”. Tư tưởng này đã trở thành phương châm sống còn cho bất kỳ quốc gia nào bị các nước lớn đe dọa dùng vũ lực tấn công xâm lược.



http://nghiadx.blogspot.com
Máy bay ném bom chiến lược B-52.

Vậy, chuẩn bị cho chiến tranh như thế nào để ngăn ngừa được chiến tranh, giữ vững hòa bình? Đó là phải chuẩn bị một sức mạnh đủ để giáng trả, buộc đối phương phải trả giá cực đắt hoặc giá đắt không thể chịu đựng nổi nếu gây chiến.

Sức mạnh đó chính là sức mạnh răn đe ngăn ngừa chiến tranh.

Bài học từ Triều Tiên, Iran và Philippines

Trong công cuộc phòng thủ bảo vệ Tổ quốc chống chiến tranh xâm lược, hệ thống phòng thủ được coi là tin cậy, vững chắc thể hiện đầu tiên bởi khả năng ngăn ngừa chiến tranh. Muốn vậy phải có một sức mạnh đủ để răn đe đối phương.

Nếu đối phương gây chiến thì đương nhiên sẽ bị giáng trả quyết liệt. Dù thắng hay bại họ đều phải trả giá. Nếu xét thấy giá phải trả khiến họ không thể chịu đựng nổi thì chiến tranh chưa thể xảy ra hoặc sẽ phải kết thúc khi đã lỡ tiến hành.

>>> Học thuyết AirSea Battle và nguy cơ xung đột

Tuy mục đích là như nhau song tùy theo tình hình cụ thể, mỗi quốc gia có cách lựa chọn cho mình để tạo nên sức mạnh răn đe khác nhau.

Có quốc gia tìm kiếm chủ yếu là từ sức mạnh quân sự như Triều Tiên hay Iran, có quốc gia thì xây dựng các mối liên minh quân sự như Philippines …

Chúng ta chia sẻ, thông cảm và không có gì ngạc nhiên khi Triều Tiên hay Iran đang chịu rất nhiều áp lực mà vẫn tìm cách sở hữu vũ khí hạt nhân. Có thể nói 2 quốc gia này đang bên bờ vực của một cuộc chiến tranh.

Triều Tiên đã kêu gọi Mỹ và Hàn Quốc nối lại các đàm phán hòa bình để tiến tới ký kết Hiệp định hòa bình nhằm chấm dứt vĩnh viễn chiến tranh trên bán đảo Triều Tiên.

Triều Tiên cũng khẳng định lại lập trường của mình là chỉ quay trở lại bàn đàm phán hạt nhân nếu Mỹ và đồng minh chấm dứt chính sách thù địch và LHQ chấm dứt các lệnh trừng phạt bất hợp lý của mình.

Trong điều kiện thứ nhất, đàm phán hòa bình để tiến tới ký kết một hiệp định hòa bình là con đường ngắn nhất và hiệu quả nhất.

Về nguyên tắc, 2 miền Triều Tiên vẫn trong tình trạng chiến tranh vì cuộc chiến năm 1950-1953 chỉ chấm dứt bằng một lệnh ngừng bắn không có giá trị như một hiệp định hòa bình.

Vì vậy, việc ký kết một hiệp định hòa bình như thế về mặt chính thức giúp cho quan hệ giữa CHDCND Triều Tiên với Hàn Quốc và Mỹ không còn thù địch nữa.

Tuy nhiên, lời kêu gọi của Triều Tiên đã ngay lập tức bị Mỹ và Hàn Quốc bác bỏ. Và đương nhiên, không còn con đường nào khác, Triều Tiên phải chuẩn bị cho một cuộc chiến tranh mà Hàn Quốc và Mỹ có thể gây ra.

Cộng hòa Hồi giáo Iran cũng đang nghẹt thở bởi đòn trừng phạt cấm vận phi lý và các động thái chuẩn bị chiến tranh giáng vào Iran của Mỹ, NATO và Israel.

Gần Việt Nam có Philippines đang rất căng với Trung Quốc. Báo chí Trung Quốc không ngớt đe dọa tấn công Philippines, nhưng Philippines vẫn cứng rắn trong việc bảo vệ chủ quyền.

Điểm chung của Triều Tiên và Iran là bị đe dọa, bị chèn ép, bị gây chiến, là nước có thế lực yếu hơn. Vì vậy, vũ khí hạt nhân và tên lửa tầm xa… là lực lượng răn đe hữu hiệu nhất mà họ cố đeo đuổi để tự bảo vệ mình.

Mỹ-Hàn có thể thắng Triều Tiên, Mỹ-NATO và Israel có thể thắng Iran nhưng chịu đựng được cái giá phải trả hay không là một vấn đề, một suy nghĩ khi đặt lên bàn cân tính toán thiệt hơn.

Với Philippines, so với Trung Quốc chỉ là “con muỗi”, nhưng Trung Quốc không thể muốn làm gì thì làm, bởi sau lưng Philippines là Mỹ-một sức mạnh đáng giá mà Trung Quốc cần đắn đo.




http://nghiadx.blogspot.com
Hệ thống tên lửa bờ biển Bastion P của Việt Nam

Kinh nghiệm của cuộc chiến tranh tại Việt Nam là một bài học tươi nguyên.

Trong trận “Điện Biên Phủ trên không”, lực lượng giữa Việt Nam và Mỹ thì không cần dùng từ “so sánh”, nhưng tại sao Mỹ vẫn phải tuyên bố ngừng chiến dịch vô điều kiện?

Mỹ tung vào chiến dịch này 193 pháo đài bay chiến lược B-52. BTL PK-KQ cùng các chuyên gia Liên Xô sau một tuần nghiên cứu, tính toán đã trả lời câu hỏi của Đại tướng TTL về tỷ lệ rơi B-52 như sau:

- B-52 rơi 1%-2% (2-4 chiếc). Mỹ chịu đựng được.
- B-52 rơi 6%-7% (12-14 chiếc). Nhà Trắng sẽ rung chuyển (BQP Mỹ)
- B-52 rơi trên 10%(trên 20 chiếc) Mỹ sẽ bỏ cuộc, chấp nhận thua.

Thực tế chứng minh là pháo đài bay B-52-Thần tượng của không lực Hoa Kỳ tan xác trên bầu trời Hà Nội với một con số 17% (34 chiếc).

Mặc dù “Tốc độ 34 chiếc bị bắn rơi trong 10 ngày qua thì 3 tháng sau B-52 của Mỹ sẽ tuyệt chủng” (Hãng Roi-tơ ngày 29 /12/1972). Nhưng 34 B-52 là con số khủng khiếp khiến Hoa Kỳ không thể chịu đựng nổi.

>> Nghệ thuật quân sự hải quân (kỳ 1)

Vậy, giả sử không có Mỹ hậu thuẫn, Trung Quốc sẽ tấn công Philippines để chiếm bãi đá ngầm hiện đang tranh chấp, tỷ lệ bao nhiêu tàu ngầm, khu trục hạm, máy bay của Trung Quốc “mất sức chiến đấu” thì Trung Quốc sẽ chịu đựng không nổi, dù cho sau đó chiếm được bãi đá ngầm kia?

Không khó để phán đoán, bởi, người, thì Trung Quốc có thừa, chi vô tư, nhưng tàu ngầm… thì không nhiều bằng Mỹ.

Một trung đoàn hoặc sư đoàn bộ binh bị tiêu diệt không là gì, trong phút chốc thành lập lại ngay quân số và phiên hiệu. Nhưng khi một tàu ngầm hoặc khu trục bị đánh chìm thì chấn động rất lớn và phải tốn hàng năm mới khôi phục lại được.

Bởi thế, “tỷ lệ chung cuộc và hệ quả” trong các chiến dịch quân sự chắc Trung Quốc và Philippines đã chi li tính toán, cân nhắc.

Suy cho cùng, mọi cuộc chiến tranh đều bắt nguồn, xuất phát từ lợi ích. Nếu quốc gia nào đó có một sức mạnh đủ để giáng trả gây cho đối phương một giá đắt không chịu đựng nổi thì sẽ ngăn ngừa được chiến tranh.

Thứ Tư, 11 tháng 1, 2012

>> Học thuyết AirSea Battle và nguy cơ xung đột


Nhằm đảm bảo ưu thế trước bất kỳ cuộc chiến nào, từ những năm 1990 Mỹ đã phát triển một học thuyết quân sự mới, song đằng sau đó là những nguy cơ xung đột rất lớn. 

Tiến sỹ Raoul Heinrichs, một học giả tại Trung tâm nghiên cứu chiến lược quốc phòng ĐH Quốc gia Australia đã có bài viết nhận định về tác động của học thuyết quân sự AirSea Battle mà Mỹ đang phát triển đối với tình hình an ninh tại châu Á.




http://nghiadx.blogspot.com


Dưới đây là một phần bài viết của ông:

Không - Hải chiến thay Không - Lục chiến

Năm 1992, Đô đốc James Stavridis, Chỉ huy tối cao của quân đồng minh châu Âu đã nói: “Chúng ta cần một khái niệm về không chiến trên biển mới, một lực lượng có khả năng triển khai ngay lập tức, tích hợp đầy đủ cho mọi cuộc không kích có thể xảy ra”.

Học thuyết quân sự “AirSea Battle” (Không chiến trên biển) được ra đời từ đó. Mỹ cùng với các đồng minh trong khối quân sự NATO đã tập trung vào các bài tập quân sự nhằm phát triển cho học thuyết quân sự mới này.

Học thuyết quân sự này tăng cường phối hợp chặt chẽ giữa Không quân và Hải quân Mỹ. Ở đó, AirSea Battle vận hành một cỗ máy chiến tranh tổng thể, từ trinh sát, phân tích tình báo tầm xa, hiệp đồng giữa tàu ngầm, tàu chiến mặt nước, đến các máy bay trinh sát và chiến đấu trên không, hệ thống vệ tinh... cho tới vượt qua hệ thống phòng không của đối phương, chỉ thị và tấn công các mục tiêu, phá hoại khả năng trinh sát, ngăn chặn các hệ thống tấn công và cuối cùng là phá hoại và làm tê liệt khả năng tấn công từ xa của đối phương. Kế hoạch này có vai trò quan trọng tương tự như kế hoạch tổng hợp không quân - lục quân được triển khai tại châu Âu trong những năm chiến tranh lạnh nhằm đối phó với Liên Xô.

http://nghiadx.blogspot.com
Học thuyết quân sự mới của Mỹ có thể đẩy thế giới vào những cuộc xung đột.


Học thuyết mới nhằm ngăn cản Trung Quốc

Kế hoạch chi tiết cho sự phát triển của học thuyết AirSea Battle vẫn chưa được công bố một cách rõ ràng. Mục tiêu hướng tới của học thuyết quân sự này là khu vực châu Á, nếu không muốn trắng ra là để đối phó với sự lớn mạnh của Trung Quốc.

Phía bên kia, có vẻ như Trung Quốc đã chuẩn bị mọi thứ cho sự thách thức quyền kiểm soát của Mỹ ở Tây Thái Bình Dương. Bắc Kinh đã cho thấy họ không còn nhượng bộ trước các chiến lược của Mỹ tại châu Á. Đồng thời, các đồng minh Mỹ tại châu Á cho rằng, Washington ưu thế quân sự tại Tây Thái Bình Dương đang mất dần. Uy tín quân sự của Mỹ phụ thuộc vào khả năng ngăn chặn thống trị đại dương của Trung Quốc.

Đó là những bài toán mà Washington phải giải đáp trong thời gian tới. Và ở đây, mục đích thực tiễn của Học thuyết quân sự "AirSea Battle" chính là vượt qua những chiến lược chống xâm nhập của Trung Quốc, bảo vệ và kiểm soát các vùng biển, bảo đảm tự do hàng hải...

Ảnh hưởng tiêu cực nhiều hơn tích cực

Để đạt được sự vượt trội trong chiến lược AirSea Battle, Mỹ cần phải tiến hành một loạt các nâng cấp cho hạ tầng cơ sở như: hệ thống chỉ huy chiến trường C4ISR, tăng số lượng các tàu ngầm tối tân, chống ngầm toàn diện, các máy bay ném bom chiến lược mới và vũ khí chống vệ tinh... Tiếp đến là các tàu sân bay, tàu khu trục, tàu tuần dương mới, máy bay chiến đấu mới và thậm chí là tàu đổ bộ mới.

Những hệ thống trên đều rất đắt tiền, trong khi đó Washington đang phải đối mặt với áp lực cắt giảm ngân sách lên tới hàng tỷ USD trong thập kỷ tới, sau các cuộc chiến mệt mởi ở Trung Đông và Nam Á. Điều này là trở ngại cho bước tiến của học thuyết AirSea Battle và thói quen bá quyền suốt nửa thế kỷ qua của Washington.

Tuy học thuyết quân sự chưa định hình một cách rõ ràng, song đã có nhiều ý kiến cho rằng. AirSea Battle là một chiến lược tốn kém và vô ích, thậm chí nếu học thuyết quân sự này được cụ thể hóa hơn nữa, nó sẽ dẫn đến những nguy cơ tiềm ẩn xung đột vũ trang thậm chí là xung đột hạt nhân tại khu vực.

Hệ quả đầu tiên của việc thực thi AirSea Battle là thúc đẩy cuộc vũ trang, vốn diễn ra ỉ cháy ở châu Á.

Thứ hai, tốc độ phát triển của ngoại giao Trung Quốc không bắt kịp sự phát triển của sức mạnh quân sự của nước này. Do đó, việc giải quyết các thách thức mới bằng các biện pháp ngoại giao có thể thực hiện chậm trễ.

Cuối cùng, khi AirSea Battle được thực hiện, việc triển khai ngăn chặn các hệ thống giám sát làm suy giảm khả năng tấn công từ xa của Trung Quốc chắc chắn sẽ diễn ra. Dù thủ đoạn thực hiện bằng các phương tiện thông thường cũng dẫn đến việc Bắc Kinh nhận thức đó là nỗ lực phá hủy khả năng răn đe hạt nhân của Trung Quốc. Mọi sự leo thang sẽ không loại trừ khả năng xảy ra xung đột hạt nhân.

Tuy nhiên, học thuyết AirSea Battle cũng có điểm tích cực nhất định, việc đảm bảo tự do hàng hải cho phép Mỹ tiếp tục đóng một vai trò mạnh mẽ trong khu vực. Điều này cho phép Washington thực hiện các cam kết với đồng minh, ngăn chặn "chủ nghĩa đơn phương" của Trung Quốc tại châu Á.

Bằng cách cung cấp cho Bắc Kinh một sự cởi mở hơn về chính trị và giảm ảnh hưởng của quân đội tại những khu vực nhạy cảm, Mỹ sẽ tránh được hệ quả tiêu cực của học thuyết quân sự AirSea Battle gây ra, trong khi vẫn giữ được vai trò của mình tại châu Á.

Thứ Hai, 20 tháng 6, 2011

>> Nghệ thuật quân sự hải quân (kỳ 1)





Lực lượng hải quân là lực lượng quân sự hùng mạnh trên biển và đại dương, bảo vệ nhưng lợi ích quan trọng của quốc gia và nhân dân.
Học thuyết quân sự mới của Nga về hải quân

Ngày 21/4/2000, học thuyết quân sự mới của Liên bang Nga được chuẩn y (*).

Trong Học thuyết này, đã đánh giá thực tế tình hình chính trị quân sự trên thế giới và trong từng khu vực, chỉ ra được những nguy cơ tiềm ẩn trong và ngoài nước đang đe dọa quyền lợi chính đáng của dân tộc Nga và nước Nga, trong đó có quyền lợi trên biển và đại dương. Học thuyết quân sự Hải dương được Tổng thống Nga phê chuẩn chính thức có hiệu lực ngày 27/6/2001.

Thực tế đã chứng minh, trong giai đoạn phát triển ngày nay xuất hiện nhiều nguy cơ tranh chấp, nhiều khả năng xung đột trên biển và đại dương. Có rất nhiều nguyên nhân sống còn về kinh tế, quân sự và địa chính trị làm nảy sinh những nguy cơ xung đột.

Khác với biên giới trên đất liền, danh giới trên biển và đại dương rất khó phân định, Nguồn tài nguyên khoáng sản và năng lượng trên đất liền có giới hạn và sẽ cạn kiệt trong vài chục năm tới, không thể kéo dài đến hàng trăm năm. 71% bề mặt của trái đất được bao bọc bởi đại dương. Trong vực sâu của biển ẩn chưa nguồn tài nguyên khoáng sản và năng lượng khổng lồ cho sự phát triển tương lai của nhân loại.

Nhưng biển và đại dương từ ngàn xưa đã là bãi chiến trường của các hạm đội, các lực lượng hải quân các nước đang phát triển và phát triển. Chân lý đơn gian là muốn phát triển, hãy ra với biển. Có nghĩa là trên biển và đại dương luôn tồn tại những nguy cơ xung đột quân sự và chiến tranh cục bộ. Đồng thời, lực lượng hải quân Liên bang Nga đang từng bước lạc hậu.



Tuần dương hạm Slava của Hải quân Nga.


Một không gian rất lớn của các đại dương, đấy là vùng nước chung, không thuộc quyền quản lý của bất cứ quốc gia nào. Điều đó đồng nghĩa với việc tài nguyên khoáng sản của khu vực nước chung có thể được khai thác của bất cứ quốc gia nào. Đồng thời, cũng như quá khứ trên đất liền, sẽ có thời điểm chia sẻ quyền lợi đó, nhưng không phải ở trên đất liền mà trên biển và đại dương.

Có thể khẳng định rằng, quốc gia nào yếu về hải lực, đương nhiên sẽ không được chia sẻ phần quyền lợi đó. Hải lực ở đây được hiểu là Lực lượng Hải quân về vũ khí trang bị, quân số và nghệ thuật tác chiến trên Không – Biển, khả năng tự vệ của nước đó trong vùng biển mang quyền lợi quốc gia chính đáng của mình. Những vùng biển đó sẽ bị chiếm đoạt hoặc chia sẻ.

Trong giai đoạn ngày nay, đã có không ít quốc gia không một giây nào rời mắt khỏi đại dương. Đầu thế kỷ 21 trên các biển, hàng ngày có 130 tàu chiến trong biên chế của 16-20 nước tuần hành. Nhiệm vụ của các tàu chiến này rất khác nhau, nhưng rất nhiều nhóm tàu chiến với vũ khí trang bị, máy bay hải quân, tên lửa đạn đạo và tên lửa hành trình có khả năng tấn công đến 80% lãnh thổ của Liên bang Nga, trong đó có khả năng tấn công 60 – 65% tiềm lực công nghiệp quốc phòng của nước Nga. Đồng thời các đảo của nước Nga đều nằm trong tầm tấn công và đổ bộ của các lực lượng linh thủy đánh bộ.

Điều đó có nghĩa là trong cuộc đấu tranh dành quyền lợi trên biển và đại dương, tồn tại và hiện hữu ngày càng sâu sắc nguy cơ đe dọa quyền lợi chính đáng của Nga từ hướng biển.

Tính toán một cách đơn giản, lực lượng hải quân Nga đến năm 2015 có khoảng 60 tàu chiến cỡ khu trục và tuần dương sẵn sàng chiến đấu, trong đó có 30 tàu ngầm nguyên tử. Trong đó, chỉ tính riêng lực lượng Hải quân NATO, (chưa tính Trung Quốc) đã có tới 800 tàu chiến, và các hạm đội của Tây Đại tây dương hàng ngày huấn luyện, và thực hiện các nhiệm vụ tác chiến trên các đại dương. Còn Trung quốc đang từng ngày tăng cường lực lượng Hải quân, liên tục tập trận và đã sẵn sàng vươn tới biển xa.



Hải đường vận tải chiến lược của Trung Quốc và cũng là chiến lược hải dương của Trung Quốc.


Từ những nhận định trên, Liên bang Nga thấy thật sự cần thiết phải xây dựng một hạm đội mới, nhưng một nhiệm vụ cũng khẩn cấp không kém, đó là xây dựng cho lực lượng hải quân Liên bang một chương trình huấn luyện tác chiến biển, đại dương và khả năng lực triển khai, điều hành các chiến dịch và các hoạt động tác chiến Không – Biển.

Đối với các hạm đội, chương trình huấn luyện diễn tập đó, theo những tính toán từ những cuộc chiến tranh, những nguy cơ tiềm ẩn hiện tại, và khả năng xảy ra trong tương lai, sẽ bao gồm 3 cấp huấn luyện tác chiến: Cấp chiến lược, cấp chiến dịch và chiến thuật.

Xây dựng một hạm đội mạnh và huấn luyện sẵn sàng chiến đấu để nâng cao nghệ thuật tác chiến trên biển, đại dương không thể tách rời khỏi chiến lược phát triển kinh tế biển, đại dương và đường lối chính trị hải dương của Liên bang Nga, chiến lược phát triển kinh tế biển, đại dương và đường lối chính trị Hải dương bảo đảm quyền lợi của quốc gia và dân tộc Nga.

Đương nhiên, trong điều kiện quan hệ quốc tế hiện đại đòi hỏi ưu tiên bảo đảm quyền lợi của các quốc gia bằng những giải pháp hòa bình. Nhưng thực tế đáng tiếc là nhân loại vẫn còn ở rất xa với cách giải quyết những lợi ích của mình bằng con đường hòa bình. Sử dụng vũ lực và chiến tranh như một sự kiện phức tạp và có nhiều góc cạnh khác nhau, bao giờ cũng là cuộc đấu tranh bằng sức mạnh.



Hoạt động huấn luyện tác chiến của Hạm đội Thái bình dương Liên bang Nga.


Đối tượng của Học thuyết quân sự Hải quân Nga

Nhiệm vụ chủ yếu của Hải quân Liên bang Nga, kế thừa của Hải quân Xô viết, như đã được khẳng định bằng các văn bản pháp quy của nhà nước, trong điều kiện thời bình thực hiện nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu và bảo vệ quyền lợi của Quốc gia dân tộc Nga trên các vùng nước chủ quyền và lợi ích, sẵn sàng sử dụng sức mạnh để bảo vệ lợi ích chính đáng của đất nước.

Trong giai đoạn mới, lực lượng Hải quân đảm nhiệm thêm nhiệm vụ chống khủng bố và cướp biển trên mặt biển. Trong điều kiện thời chiến, lực lượng Hải quân đảm nhiệm nhiệm vụ bảo vệ bờ biển đất nước, đánh chặn các đòn tấn công từ biển vào các mục tiêu quan trọng của đất nước, đánh chặn các đòn tấn công bằng tên lửa hành trình và không quân Hải quân của địch. Đồng thời bẻ gẫy những đòn tấn công từ phía biển của đối phương.

Như vậy, mục tiêu tác chiến của Hải quân là tất cả đơn vị chiến đấu của đối phương trên đại dương và trên biển, có vùng nước gắn liền với bờ biển của đất nước hoặc gắn liền với biển của đất nước, các đơn vị chiến đấu có thể là tàu sân bay, tàu ngầm tên lửa, tàu chiến nổi, vũ khí của các đơn vị này có thể tấn công các mục tiêu trên biển hoặc trên đất liền của đất nước hoặc quân đội Liên bang Nga.

Lực lượng hải quân Liên bang Nga trong trường hợp bắt đầu chiến tranh, sẽ phải chiến đấu chống lại các lực lượng Hải quân của các quốc gia biển hùng mạnh, có thể phải tiền hành các hoạt động tác chiến chiến dịch như:

- Các đòn tấn công tiêu diệt các mục tiêu trên mặt đất của đối phương, các đòn tấn công sẽ tiến hành song song cùng với các đơn vị tên lửa đạn đạo, tên lửa chiến trường, các đòn tấn công tên lửa là đòn đánh chủ đạo của hoạt động tác chiến này.

- Tiến hành các chiến dịch tìm kiếm và tiêu diệt các tàu ngầm tên lửa, tàu ngầm tấn công của địch.

- Tiến hành các chiến dịch tấn công tiêu diệt các hạm tàu của đối phương trong các vùng nước nằm cạnh bờ, các vùng nước đe dọa các mục tiêu của Hải quân và của hệ thống phòng thủ đất nước và các vùng biển kín bàn đạp tấn công trong đại dương.

- Tấn công tiêu diệt các hạm tàu vận tải của đối phương, cắt đứt đường vận tải biển của đối phương.

- Tiêu diệt các lực lượng chống tàu của địch, bao gồm cả lực lượng chống tàu nổi và tàu ngầm.

- Cùng với lực lượng phòng thủ bờ biển, thiết lập vành đai phòng thủ bảo vệ các căn cứ hải quân, các mục tiêu quan trọng về kinh tế và hệ thống truyền thông, thông tin liên lạc.

Để tiến hành các hoạt động tác chiến trên biển và trên đại dương, do tính chất đặc thù của tác chiến không - biển – đại dương, đó là sử dụng và điều hành binh lực và phương tiện hải chiến với phương thức tác chiến hiệu quả nhất.

Căn cứ vào những hoạt động tác chiến trên biển, trong lý luận tác chiến không - biển – đại dương, một vị trí vô cùng quan trọng là hệ thống hóa các hoạt động tác chiến liên tục và khả năng bảo đảm hậu cần kỹ thuật cho các hoạt động tác chiến.

Khác với những hoạt động tác chiến trên bộ và trên không, hệ thống các hoạt động sẵn sàng chiến đấu của Hải quân diễn ra thường xuyên liên tục, với cường độ và mức độ sẵn sàng chiến đấu ngày càng cao, không chỉ trong thời chiến mà ngay cả trong thời bình.

Đối với lực lượng hải quân hiên đại, rút kinh nghiệm từ thời kỳ Liên Xô, huấn luyện sẵn sàng chiến đầu cường độ cao và thường trực sẵn sàng chiến đấu là hoạt động quan trọng bậc nhất của lực lượng Hải quân thời bình.

(*) Sau sự tan vỡ của Liên Xô, trong điều kiện cần thiết của lịch sử, ở Nga đã hình thành học thuyết quân sự Liên bang Nga. Học thuyết quân sự đã được phê chuẩn 2/10/1993.

Theo chỉ lệnh của Tổng thống Nga học thuyết có tên: "Những luận điểm cơ bản của Học thuyết quân sự Liên bang Nga". Trong văn bản pháp quy đã được chuẩn y này có rất nhiều điểm được kế thừa từ chủ trương chiến lược quân sự của Liên Xô, được các lãnh đạo các nước XHCN Đông Âu phê chuẩn tại Berlin ngày 29/5/1987 như Học thuyết quân sự của Hiệp ước Vacsava.

Học thuyết quân sự 1993 của Liên bang Nga so với học thuyết quân sự khối Vacsava chưa có những thay đổi đáng kể về lý luận của Lực lượng vũ trang, những quan điểm tầm nhìn chiến lược cho sự hoàn thiện và phát triển của quân đội và Hải quân không được đặt ra.

Rất đáng tiếc là học thuyết quân sự năm 1987, học thuyết quân sự năm 1993 không hề quan tâm đến chiến lược và nghệ thuật quân sự Hải quân, dù đến tận cuối những năm 1980 vẫn chưa xác định được hướng phát triển chiến dịch và chiến thuật chiến tranh hiện đại của lực lượng hải quân hùng mạnh của Liên Xô.

Đến sau năm 1993, với yêu cầu thực tế của việc phát triển lực lượng hải quân thế giới, các nguy cơ từ nhiều hướng đã thúc đẩy một bước đi mang tính chiến lược. Chỉ lệnh của tổng thống Liên bang Nga số 11/1997 đã phê chuẩn chương trình phát triển Hải dương toàn cầu. Trong chương trình đã chỉ rõ những định hướng cụ thể của việc phát triển Lực lượng Hải quân Liên bang Nga vào thế kỷ 21.

Ở đây lực lượng Hải quân được xác định là công cụ quan trọng nhất của Liên bang để bảo vệ quyền lợi chiến lược của Liên bang Nga trong mối quan hệ Hải dương toàn cầu: " Lực lương hải quân là lược lượng bảo vệ nhưng lợi ích quan trọng của nhân dân Liên bang Nga và những mục tiêu chiến lược của Liên bang, trong trường hợp khác, là công cụ đập tan mọi âm mưu gây chiến và xâm lược".

Chỉ lệnh của Tổng thống Liên bang Nga từ 4/3/2000 đã chuẩn y Chiến lược chính sách Hải dương của Nga. Đồng thời cùng với chỉ lệnh đó, một phần đã đưa ra Chiến lược hải dương trong lĩnh vực các hoạt động của Hải quân đến năm 2010.

Những văn bản đó đã chỉ ra mục tiêu phát triển lực lượng Hải quân Liên bang Nga, làm chính xác và cụ thể hơn vị trí nhiệm vụ của Hải quân Liên bang Nga trong Học thuyết quân sự.

[BDV news]


Thứ Tư, 11 tháng 5, 2011

>> 'Quân đội Nga mạnh thứ 5 thế giới vào năm 2020?'



Chính phủ Nga quyết định: Năm 2020 sẽ hoàn thiện việc xây dựng một đội quân có sức mạnh đứng thứ 5 trên thế giới, Tân Hoa Xã cho hay.

Nhân dịp Quân đội Nga "khoe cơ bắp" nhân Ngày lễ Chiến thắng, hãng thông tấn Tân Hoa Xã vừa có một bài bình luận về kế hoạch xây dựng và phát triển sức mạnh quân sự Nga cùng những khó khăn của nó.

Dưới đây là nội dung chính của bài viết này:

Kế hoạch của Nga

Hiện nay trước sự hiện đại hoá quân sự với quy mô lớn của Trung Quốc và tình hình phức tạp tại phía đông dãy núi Ural, Nga đang tích cực xây dựng một đội quân gồm 40 lữ đoàn có sức mạnh đứng thứ 5 trên thế giới.



Để làm điều này, vào năm 2020 Nga sẽ sử dụng các thiết bị quân sự hiện đại để thay thế 70% vật tư quân sự hiện tại. Đội quân này sẽ trở thành trọng tâm trong chiến lược hiện đại hoá quân sự tương lai của Nga.

Tổng thống Nga Medvedev đã tuyên bố Moscow sẽ bắt đầu công cuộc tái vũ trang quân đội toàn diện từ năm 2011, một phần trong kế hoạch nhằm đối phó với việc mở rộng của NATO về phía biên giới nước này.

Ngoài ra, Chương trình tái trang bị toàn bộ lực lượng hạt nhân chiến lược của Nga đến năm 2020 sẽ trở thành một chương trình quan trọng bậc nhất trong toàn bộ lịch sử nước Nga.

Tính đến năm 2011, Nga đã chi gần 140 tỷ USD cho việc mua vũ khí. Theo dự đoán của các chuyên gia quân sự chi phí quân sự của Nga trong năm 2011 và 2012 sẽ đạt 53 và 61 tỷ USD.


Đến năm 2020 Nga sẽ xây dựng một đội quân có sức mạnh đứng thứ 5 trên thế giới.


Đến năm 2020, theo kế hoạch quân đội Nga sẽ tiếp nhận: 600 máy bay chiến đấu hiện đại Su-34 và Su-35, trên 1.000 trực thăng mới chủ yếu là trực thăng vận tải Mi-26 và máy bay đa dụng Mi-8; Quân đội Nga còn bố trí hàng trăm hệ thống tên lửa phòng không hiện đại S-400 và S-500 tại các khu vực “nhạy cảm”.

Hải quân Nga được trang bị 20 tàu ngầm gồm: 100 chiến hạm các loại bao gồm: 35 tàu hộ tống và 15 tàu khu trục, 8 tàu ngầm nguyên tử trang bị tên lửa đạn đạo Bulava, 2 tàu đổ bộ chở trực thăng Mistral (ngoại trừ số tàu đã mua từ trước của Pháp - hợp đồng này đang gặp nhiều khó khăn trong quá trình đàm phán).

Xe tăng thế hệ thứ 4 và thứ 5 cũng được trang bị cho Lục quân. Về vũ khí bộ binh, Nga đang hoàn thiện súng tiểu liên AK đời mới để thay cho các loại AK hiện có.

Tổng chi phí cho kế hoạch này là 650 tỷ USD.

Các vấn đề khó khăn mà Nga phải đối mặt:

1. Kinh phí

GDP của Nga năm 2010 khoảng 44,5 nghìn tỷ rub trong khi đó chi phí cho cải cách quân đội chỉ chiếm 1,5% GDP tương đương với 667 tỷ rub (22,8 tỷ USD) như vậy không thể có được 650 tỷ dollar ngay lập tức. Ngoài ra, quá trình chuyển đổi hiện đại hóa quân đội sẽ kéo dài nhiều năm làm gia tăng tệ nạn tham nhũng và lấy cắp của công.

Trong khi đó ngân sách Quốc phòng của Mỹ cao hơn hẳn ngân sách quốc phòng của Nga, Trung Quốc, Ấn độ cộng lại. Năm 2010 ngân sách quốc phòng của Mỹ là 626 tỷ USD. Ngân sách quân sự của NATO năm 2010 là 994 tỷ USD. Như vậy rõ ràng ngân sách cho hiện đại hóa quân đội Nga là một con số khổng lồ so với thực tại.

Bên cạnh đó việc huấn luyện lực lượng, khai thác và sử dụng vũ khí trang bị mới là một vấn đề rất lớn đặt ra với quân đội Nga đã được chính giới lãnh đạo Nga thừa nhận nhiều lần trước đây.

Cuộc xung đột ở Chechnya (1994-1996, 1999-2004) và xung đột ở Georgia (2008) là những minh chứng cho thấy tính sẵn sàng chiến đấu và tính hiệu quả của quân đội Nga đang ở mức đáng báo động. Ngoài ra, các chi tiêu quân sự của Nga cũng không ổn định, nó phụ thuộc vào việc xuất khẩu năng lượng và nguyên liệu thô.

2. Tiêu cực và tham nhũng

Hiện nay, nội bộ quân đội Nga còn tồn tại những vấn đề tham nhũng nghiêm trọng.

Các văn kiện đều cho thấy một điều rằng, dù Nga đã nhiều lần tuyên bố cải cách quân đội nhưng các phương tiện truyền thông vẫn thường xuyên chỉ trích nạn tham nhũng tràn lan, tuyển dụng không rõ ràng, quân đội vi phạm nhân quyền và các vấn đề khác…

Tuy nhiên, các tướng lĩnh và sĩ quan quân đội cấp cao thường cố gắng biện hộ nhằm giảm nhẹ những áp lực bất lợi cho bản thân. Trong khi đó, các nhà lãnh đạo điện Kremlin không muốn hoặc không đủ sự tự tin để làm “phật ý” lực lượng quân sự và an ninh.


Lực lượng Quân đội Nga đang phải đối mặt với vấn đề tiêu cực và tham nhũng đã ăn sâu vào tư tưởng từ thời Liên Xô cũ.


Các vấn đề như: Tham nhũng tràn lan; Nhân lực khoa học đang lão hoá; Chất lượng binh lính hợp đồng và quân nhân thấp cả về thể chất và tinh thần, thậm chí, có quân nhân nghiện rượu và ma tuý…tạo thành trở ngại nghiêm trọng đối với việc tạo ra một lực lượng hiện đại và chuyên nghiệp của điện Kremlin.

Trên thực tế, Chính phủ Moscow vẫn còn phải mất một thời gian dài để phát triển và triển khai các công tác quan trọng bao gồm: Thu thập tin tức tình báo hiện đại; Cải tiến hệ thống thông tin; Chỉ huy và phòng không; Hệ thống hướng dẫn có độ chính xác cao để đạt được trình độ quân sự phương Tây hiện đại.

Nga cần phải cải cách các tổ chức quân sự được thành lập từ thời kỳ Liên Xô, khẩn trương thay đổi phương thức làm việc để hạn chế tiêu cực và tham nhũng tràn lan. Đây là một thách thức rất lớn đối với quân đội Nga.

3. Trung Quốc gia tăng sức mạnh quân sự

Dù các lãnh đạo trong quân đội Nga chỉ ra rằng, trọng tâm chính đối với các chiến lược phát triển của quân đội Nga chính là NATO tuy nhiên trong những năm trở lại đây, trước sự gia tăng sức mạnh quân sự của Trung Quốc với quy mô lớn, Nga đang dần chuyển hướng chú ý sang người láng giềng này.

Năm 2008 và 2009, Trung Quốc tập trận quân sự với phạm vi giả định là 2.000km, với phạm vi này Nga và Trung Á hoàn toàn nằm trong “tầm ngắm” của Trung Quốc. Năm 2010 Nga thông báo với các hãng thông tấn trong nước về mục đích các cuộc tập trận của mình chính là các “hành động giả định đối phó với Trung Quốc”.

Quan tâm đặc biệt của Quân đội Nga chính là việc phát triển và hiện đại hoá quân sự với quy mô lớn của Trung Quốc đã vượt qua việc bố trí quân đội của Nga trên các dải biên giới. Đặc biệt là so với các lực lượng đóng quân tại phía Đông của dãy núi Ural. Nga đang cố gắng triển khai 40 lữ đoàn tại đây để có thể kịp thời đối phó với những thách thức đến từ Trung Quốc và đó cũng là tâm điểm trong việc hiện đại hoá quân đội của Nga.

4. Học thuyết quân sự thiếu thực tế

Một trong những điều chỉnh quan trọng nhất trong các học thuyết quân sự của Nga là việc nhấn mạnh: “Nga có quyền sử dụng quân đội để đáp trả những hành động xâm lược chống Nga và các đồng minh, giữ gìn hòa bình theo nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc và các tổ chức an ninh tập thể khác”.

Tuy nhiên, học thuyết quân sự của Nga vẫn chưa dự tính tới việc những “người hàng xóm” có thể tạo ra các xung đột quân sự. Ngoài ra, trong một báo cáo gần đây của Hội đồng An ninh Nga cho biết, Tổng thống Nga Dmitry Medvedev vẫn chưa cân nhắc đến cuộc chiến tranh năng lượng trong tương lai và chỉ nhấn mạnh sự cần thiết của việc hiện đại hóa lực lượng vũ trang Nga.


Một học thuyết quân sự thiếu thực tế trở thành trở ngại nghiêm trọng cho việc hiện đại hoá quân đội Nga.


Nhiều nhà quan sát tin rằng, lực lượng quân đội của Nga tại khu vực viễn đông đang trong tình trạng thiếu thốn về vật chất trang bị, trong khi đó điện Kremlin tiếp tục nhấn mạnh rằng cần phải phát triển vũ khí hạt nhân chiến thuật. Trong các học thuyết quân sự của Nga việc sử dụng vũ khí hạt nhân đánh bại hệ thống phòng không của đối phương là tiêu chí được đặt lên hàng đầu.

Nếu theo tiêu chí như vậy lực lượng bộ binh Nga sẽ ngày càng lạc hậu vì chi phí cho việc phát triển vũ khí hạt nhân là rất cao mà tệ nạn tham nhũng trong quân đội Nga vẫn chưa chấm dứt. Bên cạnh đó kinh phí chi cho việc hiện đại hoá quân đội chỉ chiếm ¼ ngân sách quốc phòng. Như vậy Nga sẽ hiện đại hoá quân đội bằng cách nào?

NATO nhận định quân đội Nga đang phải đối mặt là khí tài cũ kỹ, thiếu phương tiện vận tải và nhân lực, không có khả năng tác chiến trong mọi điều kiện thời tiết,. Vì thế Nga chỉ có thể đối phó những xung đột vũ trang quy mô nhỏ và vừa, khó có thể tham gia hai cuộc xung đột nhỏ cùng lúc hoặc tiến hành nhiều cuộc tập trận quy mô lớn.

(*) Các báo cáo của Nga còn chỉ ra rằng, từ năm 2020, Không quân Nga sẽ bao gồm Lực lượng Linh hoạt, căn cứ không quân và lữ đoàn phòng thủ không gian vũ trụ (phòng thủ tên lửa tầm xa và chống tên lửa).

Không quân Nga sẽ có 33 căn cứ, 13 lữ đoàn phòng thủ không gian vũ trụ. Hiện nay Không quân Nga có 72 trung đoàn không quân, 14 căn cứ quân sự. Lữ đoàn Không quân số 37 sẽ chỉ huy hàng không tầm xa, lữ đoàn không quân số 61 sẽ chỉ huy hàng không vận tải quân sự.

Sau cải tổ, Không quân Nga chỉ còn lại 180 đơn vị, sỹ quan Không quân Nga sẽ giảm từ 65.000 xuống còn 38.000 người. Trong quá trình cải tổ, Nga sẽ thanh lý khoảng 1.000 máy bay và trực thăng. Sau khi quá trình được thực hiện, chỉ còn lại khoảng 2.000 máy bay và trực thăng đồn trú tại những căn cứ không quân mới.

[BDV news]


Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang