Với những điểm ưu việt của tổ hợp S-300F của Nga, tại sao cho đến thời điểm này Việt Nam vẫn chưa sở hữu bất kỳ tổ hợp S-300F nào? Chúng ta thử tìm hiểu xem những trở ngại nào đối với Việt Nam trong vấn đề này. >> Tuần dương hạm lớp Kirov, gã khổng lồ trên biển Giới thiệu sức mạnh của tổ hợp phòng không trên chiến hạm S-300F Hệ thống phòng không trên chiến hạm có là một lựa chọn hợp lý cho Việt Nam ở biển Đông? S-300F Fort (tiếng Nga C-300Ф Форт, định danh SA-N-6, hậu tố F cho Flot, tiếng Nga có nghĩa hạm đội) được giới thiệu năm 1984 là phiên bản đầu tiên trang bị trên tàu thuỷ của hệ thống S-300P do Altair phát triển với loại tên lửa 5V55RM. Tầm xa chiến đấu của tổ hợp là 7–90 km, độ cao chiến đấu 25,000 m và tốc độ tối đa của mục tiêu lên tới Mach 4. Đầu chiến đấu có khối lượng 133 kg, động cơ nhiên liệu rắn. Ban đầu S-300F được trang bị cho ba tàu tuần dương tên lửa năng lượng hạt nhân Project 1144 Orlan (tên NATO: lớp Kirov) và bốn tàu tàu tuần dương thông thường Project 1164 Atlant 116 (tên NATO: lớp Slava). Tàu tuần dương thứ tư lớp Slava không được hoàn thành và vẫn ở Ukraine. Bắt đầu từ năm 1977, hệ thống đã được thử nghiệm trên tàu Azov, chiếc tàu tuần dương duy nhất của tàu lớp Project 1134BE Berkut (tên NATO: lớp Kara). Tên lửa được giữ trong tám (đối với tàu lớp Slava) hay mười hai (đối với tàu lớp Kirov) cụm bệ phóng dưới boong tàu, mỗi cụm bệ phóng có 8 ống phóng. Phiên bản xuất khẩu của hệ thống này được gọi là S-300F Rif. Hiện nay, chỉ có hai tàu lớp Kirov được trang bị hệ thống S-300F, còn lại chiếc thứ 3 mang tên Petr Veliky được trang bị biến thể nâng cấp S-300FM Fort-M S-300F sử dụng các đài radar kiểu TOP SAIL hay TOP STEER, TOP PAIR và 3R41 Volna (TOP DOME) và dẫn đường điều khiển với một phương thức dẫn đường radar bán chủ động (SARH) giai đoạn cuối. Cận cảnh hệ thống S-300FM S-300FM Fort-M (tiếng Nga C-300ФМ, định danh NATO: SA-N-20) là phiên bản hải quân khác của hệ thống S-300F, chỉ được lắp đặt trên tàu tuần tiễu lớp Kirov RFS Pyotr Velikiy và sử dụng loại tên lửa 48N6 mới. S-300FM Fort-M được giới thiệu năm 1990 và tăng tốc độ tên lửa lên xấp xỉ Mach 6 với tốc độ tiếp chiến mục tiêu tối đa lên tới Mach 8.5, tăng kích thước đầu đạn lên 150 kg và tăng tầm tiếp chiến một lần nữa lên 5–150 km, cũng như độ cao tác chiến 10m-27 km. Các tên lửa mới cũng sử dụng biện pháp dẫn đường tối tân và có khả năng ngăn chặn các tên lửa đạn đạo tầm ngắn. S-300FM Fort-M sử dụng radar kiểu TOMB STONE MOD thay cho radar TOP DOME, có khả năng phát hiện mục tiêu từ khoảng cách 600 km. Hệ thống sử dụng một máy tính điện tử, có khả năng theo dõi sáu mục tiêu cùng lúc và hướng dẫn hai tên lửa cho mỗi mục tiêu cùng một lúc. Khai hỏa tổ hợp S-300FM trên tuần dương hạm lớp Kirov của Nga Phiên bản xuất khẩu được gọi là Rif-M. Hai hệ thống Rif-M đã được Trung Quốc mua năm 2002 và lắp đặt trên các tàu khu trục tên lửa phòng không có điều khiển Type 051C mang số hiệu 115 và 116. Mỗi tàu này được trang bị 48 tên lửa của hệ thống S-300FM Rif-M. Cả hai phiên bản hải quân đều được cho là còn có một máy dò tìm hồng ngoại giai đoạn cuối thứ hai để giảm khả năng bị ảnh hưởng của hệ thống do bão hoà, tương tự như hệ thống tên lửa Standard mới của Mỹ. Điều này cũng giúp tên lửa có khả năng tiếp chiến các mục tiêu dưới đường chân trời của radar, như các tàu chiến hay các tên lửa chống tàu bay lướt trên mặt biển. Những lý do có thể thấy ngay TẠI SAO KHÔNG hoặc CHƯA THỂ VÀO LÚC NÀY ? Chi phí khổng lồ Việc sở hữu tổ hợp S-300F hoặc các biển thể của nó khiến Việt Nam phải chi trả một khoản chi phí rất lớn. Ngoài việc sở hữu tên lửa và các thiết bị phóng cũng như hệ thống điều khiển, trinh sát đi kèm thì tổ hợp này cần phải được một tàu có lượng giãn nước lớn chuyên chở. Tàu chiến lớn nhất Việt Nam hiện nay là 2 tàu lớp Gepard 3.9 mang tên Đinh Tiên Hoàng và Lý Thái Tổ có chiều dài 102 m, rộng 13,7 m, trọng tải lên đến 2100 tấn, mức mớn nước 5,3 m, thủy thủ đoàn 98 người. Hai chiến hạm lớn nhất của Việt Nam mang tên Đinh Tiên Hoàng và Lý Thái Tổ có lượng giãn nước 2.100 tấn Còn các tàu trang bị S-300F của Nga là lớp Slava Project 1164 Atlant có dài 186,4m, rộng 20,8m, mớn nước 8,4m, tải trọng tiêu chuẩn 10.000 tấn, đầy tải 12.500 tấn, thủy thủ đoàn từ 476-529 người. Tàu chiến lớp Kirov dài 252m (tương đương tàu sân bay hạng nhẹ và tàu đổ bộ tấn công hiện đại), rộng 28,5m, mớn nước 9,1m, lượng giãn nước khổng lồ lên tới 28.000 tấn. Trong khi đó, tàu Type 051C của Trung Quốc có chiều dài 155 m, chiều rộng 17 m, mớn nước 6 m, lượng giãn nước 7.100 tấn, thủy thủ đoàn 290 người. Giá trị hợp đồng 2 tàu Đinh Tiên Hoàng và Lý Thái Tổ mà phía Việt Nam phải thanh toán cho phía Nga là 350 triệu USD, nhỏ hơn nhiều nếu so với loại tàu nhỏ nhất mang S-300F là Type 051C của Trung Quốc với chi phí sản xuất lên đến 800 triệu USD mỗi tàu. Không chỉ chi phí chế tạo ban đầu mà chi phí bảo dưỡng, sữa chữa và duy trì hoạt động thường xuyên của các loại tàu này cũng cực kỳ lớn. Hiện tại do thiếu chi phí, Nga chỉ duy trì hoạt động của 2 tàu lớp Kirov là Admiral Nakhimov (đang bảo dưỡng cho tới năm sau) và Pyotr Velikhiy (soái hạm của hạm đội biển Bắc). Còn 1 chiếc đã bị rã ra lấy phụ tùng thay thế cho 3 chiếc còn lại. Số lượng tuần dương hạm lớp Slava trong biên chế Hải quân Nga cũng chỉ có 3 chiếc: chiếc tuần dương hạm Moskva hiện tại là soái hạm của Hạm đội Biển Đen; tuần dương hạm Varyag là soái hạm của Hạm đội Thái Bình Dương, chiếc tuần dương hạm còn lại mang tên Marshal Ustinov hoạt động trong Hạm đội Biển Bắc. Tàu lớn nhất được trang bị S-300F là tuần dương hạm lớp Kirov của Nga với lượng giãn nước khổng lồ 28.000 tấn Tàu nhỏ nhất được trang bị S-300F là Type 051C của Trung Quốc với lượng giãn nước 7.100 tấn. Phía Trung Quốc đã có 2 tàu (Thẩm Dương-115 và Thạch Gia Trang-116) được đưa vào sử dụng và đều biên chế trong Hạm đội Bắc Hải. Với Trung Quốc thì vấn đề chi phí có thể được đặt sau các yếu tố khác bởi tham vọng của Trung Quốc là rất lớn đối với chiến lược biển xanh. Đòi hỏi số lượng lớn con người có trình độ cao Việc sở hữu một tàu lớn đòi hỏi một đội ngũ kỹ thuật lớn có trình độ cao mới có thể duy trì và phát huy hết uy lực của tổ hợp. Chỉ tính riêng thủy thủ đoàn trên tàu cho thấy cần phải có một đội ngũ rất đông mới duy trì được hoạt động của những chiến hạm này. Hai tàu Đinh Tiên Hoàng và Lý Thái Tổ có thủy thủ đoàn 98 người ít hơn nhiều so với tàu lớp Slava Project 1164 Atlant có thủy thủ đoàn từ 476-529 người, tàu chiến lớp Kirov thủy thủ đoàn 710 người, tàu Type 051C của Trung Quốc có thủy thủ đoàn 290 người. Để đào tạo và duy trì được đội ngũ đông đảo như vậy cần rất nhiều thời gian và chi phí. Ngoài ra vấn đề bảo đảm hậu cần cho việc tuần tra trên biển cũng hết sức phức tạp. Đấy là chưa kể đội ngũ rất lớn các nhân viên kỹ thuật cần thiết ở các căn cứ để bảo dưỡng, bảo trì các chiến hạm khổng lồ này. Cơ sở bảo dưỡng, sữa chữa tàu chiến lớn nhất của Việt Nam là Hải Minh (X51) Hạn chế về tác chiến chống ngầm Trở ngại tiếp theo đó là vấn đề chống ngầm cho các tàu trên, khi mà các đòn đánh trên cao không phát huy hiệu quả, đối phương sẽ tính đến phương án sử dụng đòn đánh từ dưới mặt nước. Là các tàu thiết kế chuyên cho nhiệm vụ phòng không tầm xa và tầm trung nên khả năng chống ngầm của các tàu này sẽ phần nào hạn chế. Nhiệm vụ chống ngầm sẽ được đảm nhiệm bởi các tàu ngầm, máy bay săn ngầm, vũ khí chống ngầm trên các tàu mặt nước đi kèm. Do vậy nếu sở hữu tàu này, Việt Nam cần trang bị và nâng cao khả năng tác chiến chống ngầm của các tàu chiến, tàu ngầm tạo ra một hành lang an toàn cho tổ hợp. Việc này sẽ kéo theo hàng loạt dự án khổng lồ. Lực lượng tàu chống ngầm của Việt Nam là các tàu lớp Petya II/III (project 159A/159AE) được sử dụng khoảng 50 năm Phòng không trên biển Đông theo cách Việt Nam Với phương châm mua sắm vũ khí chỉ phòng vệ và bảo vệ chủ quyền đất nước, không phải để đi bành trướng nên Việt Nam tránh lao vào một cuộc chạy đua vũ trang tốn kém. Việt Nam chọn hướng đi riêng để hoàn thiện hệ thống phòng không của mình không chỉ trên biển Đông mà còn nhiều vùng trên đất nước chưa được bao phủ bởi các hệ thống phòng không tầm trung và tầm xa. Với kinh nghiệm trong cuộc chiến Điện Biên Phủ trên không và chiến thuật sáng tạo, bí mật, bất ngờ, nghệ thuật quân sự lấy ít đánh nhiều của mình, Việt Nam có thể đảm nhận nhiệm vụ phòng không trên biển Đông một cách xuất sắc. (Tổng hợp) |
Hiển thị các bài đăng có nhãn Tên lửa phòng không. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Tên lửa phòng không. Hiển thị tất cả bài đăng
Thứ Bảy, 29 tháng 6, 2013
>> Bao phủ biển Đông bằng hệ thống tên lửa S-300F - "điều không tưởng"
Chủ Nhật, 16 tháng 6, 2013
>> Bàn về sức mạnh của hệ thống tên lửa phòng không S-300PMU-1 Việt Nam (P1)
S-300PMU-1 của Việt Nam có thể khiến phi đội gồm 150 máy bay của Không quân Trung Quốc phải 'rụng cánh' bên ngoài lãnh hải Việt Nam trước khi đặt chân vào lãnh thổ trên đất liền của nước ta. >> 'Rồng lửa' giữ trời Việt Nam >> Việt Nam có thể mua S-400 của Nga Trong những năm gần đây, Việt Nam liên tục phải đối đầu với “người hàng xóm” xấu tính Trung Quốc và đỉnh điểm là tuyên bố “Đường lưỡi bò” của Chính phủ nước này. Thêm vào đó, máy bay tiêm kích hiện đại như Sukhoi Su-30MKK của Không quân Nhân dân Trung Hoa (PLAAF) liên tục có những động thái khiêu khích. Để đáp lại, Việt Nam tích cực mua sắm các trang thiết bị quốc phòng mới và đặc biệt là tổ hợp phòng không S-300PMU-1 do Liên bang Nga nghiên cứu và sản xuất. S-300PMU-1 khai hỏa tên lửa đánh chặn tầm xa 9M96E2. S-300 là series các loại tên lửa đánh chặn và tên lửa đất đối không tầm xa và cực xa của Nga. Dự án S-300 được Tập đoàn công nghiệp quốc phòng Almaz nghiên cứu và sản xuất từ những năm 1978. Đứa con đầu tiên của hệ thống này là S-300P được sản xuất từ năm 1978. Sau đó, hệ thống S-300 được phát triển mạnh mẽ để chống máy bay và cả tên lửa hành trình cho Lực lượng phòng không Liên bang Xô Viết. S-300PMU-1trong trạng thái sẵn sàng khai hỏa tiêu diệt mục tiêu. Hiện nay với những biến thể mới nhất, S-300 còn có các phiên bản đánh chặn cả tên lửa đạn đạo chiến thuật. So với hệ thống radar 64N6E, SPY-1 Aegis chỉ là... "đồ trẻ con". Năm 1979, lần đầu tiên S-300 được đưa vào sử dụng trong các sư đoàn phòng không của Liên bang Xô Viết nhằm phòng thủ các vị trí xung quanh Moskva, Leningrad (nay là Sankt-Petersburg) và khu vực bán đảo Kamchatka để đề phòng trước những chiếc tiêm kích của người Mỹ. Bên cạnh đó, hệ thống S-300 đầu tiên còn phòng thủ được trước cả tên lửa hành trình Tomahawk của Hoa Kỳ. S-300 được tập đoàn Almaz thuộc chính phủ Xô Viết nghiên cứu và sản xuất ra hàng loạt các phiên bản khác nhau. Hiện nay, tập đoàn này có tên là Almaz-Antey sau thương vụ sáp nhập 2 tập đoàn quốc phòng danh giá của Liên bang Nga. S-300 là một trong những tổ hợp đầu tiên có khả năng phát hiện và tiêu diệt được máy bay sử dụng công nghệ Stealth (tàng hình). S-300 được xem như là hệ thống phòng thủ hoàn thiện nhất, tối tân và hiện đại nhất trên thế giới. Ngoài ra, phía Hoa Kỳ còn có 1 đối thủ khác của S-300 là hệ thống MIM-104 “Patriot”. Tuy nhiên, Pariot lại không được đánh giá cao như S-300 bởi các thông số kỹ thuật và hiệu quả thua kém rất nhiều so với người đồng cấp đến từ Nga. Theo các thông tin mới nhất thì hiện nay Hệ thống Radar tích hợp Tomb Stone có khả năng theo dõi đến 300 mục tiêu và theo dõi chặt chẽ 100 mục tiêu nguy hiểm nhất đối với nó. Hiện nay, hệ thống S-300PMU-1 mà Việt Nam đang sở hữu là loại tối tân hiện đại nhất của Nga. Theo giới chuyên môn, PMU-1 của Việt Nam chẳng khác nào anh em với phiên bản chỉ được dùng cho Lực lượng phòng không Liên bang Nga, với những tính năng đến mức mà người Trung Quốc còn phài thèm thuồng. Hệ thống dẫn đường và radar 64N6E “Big Bird” của S-300PMU-1. Su-300PMU-1 của Việt Nam có khả năng đánh dấu và theo dõi cùng lúc đến 350 mục tiêu và theo dõi chặt chẽ sát sao đến 150 mục tiêu có khả năng tấn công nguy hiểm nhất. Như vậy thì dù một phi đội cấp độ chiến dịch của PLAAF tấn công với khoảng 150 máy bay thì tất cả sẽ đều rụng cánh bên ngoài lãnh hải của Việt Nam trước khi đặt được chân vào đến lãnh thổ nước ta. Chủ tịch của Sukhoi từng phải công nhận rằng: “Nếu Việt Nam có đủ tiền để mua sắm những gì mà Nga ưu ái trang bị, Việt Nam sẽ trở thành một cường quốc quân sự ở biển Đông mà đến người Trung Quốc cũng sẽ phải nể sợ, bởi tinh hoa nghệ thuật chiến tranh của họ kết hợp với những vũ khí hiện đại nhất thế giới đến từ Nga”. 64N6E "Big Bird" làm việc trên thực địa. Nó có thể tóm đến 300 mục tiêu và theo sát 100 mục tiêu cùng lúc. Thời gian triển khai hệ thống của S-300 là 5 phút, với hệ thống Su-300PMU-1 thì thấp hơn 1 chút. Nó được tối ưu hóa để sử dụng trong Quân đội Việt Nam với những thay đổi trong hệ thống tác chiến trên biển tầm xa. Ngoài ra, các ống phóng tên lửa của S-300 có độ bền rất cao, thời gian sử dụng là 500 quả tên lửa cho một lần bảo dưỡng, gấp đôi so với Pariot. Hiện nay, hệ thống radar quét pha bị động mới hoạt động với nguyên tắc cực kì thông minh của Ukraine là Kolchuga mà Việt Nam mới nhập khẩu, kết hợp với hệ thống radar Tomb Stone, nó sẽ bắt gọn cả máy bay tiêm kích tàng hình. Theo như nhận định của Tư lệnh Không lực Hoa Kỳ (USAF) trong một cuộc họp đã chỉ ra rằng: “Gần đây Kolchuga nổi lên như một thế lực săn các máy bay tiêm kích tàng hình. Trong khi đó Tomb Stone lại được Almaz cho ra đời. Nếu quốc gia nào sở hữu 2 loại radar này thì đừng nói là F-35 “Lightning II” ngay đến cả F-22 “Raptor” cũng chẳng thể thoát được” Hệ thống Tomb Stone 30N6, "mắt thần" của S-300PMU1. Nhìn chung, Việt Nam được khá nhiều ưu ái khi mua S-300PMU1 mà có cả hệ thống Tomb Stone, trong khi các phiên bản bán cho người hàng xóm Trung Quốc thì không có. Các loại đầu đạn mà S-300 PMU-1 có thể sử dụng. S-300 PMU1 (tiếng Nga: C-300ПМУ-1, và được NATO định danh là SA-20 “Gargoyle”) được giới thiệu lần đầu vào năm 1992, sử dụng các tên lửa 48N6, đây là loại tên lửa lớn hơn cả loại tên lửa sử dụng trong phiên bản đầu tiên S-300P và phiên bản S-300V (SA-12). S-300PMU-1 đóng vai trò là chốt chặn trên biển trước các mối đe dọa đến từ ngoài khơi. Ngoài ra, nó được nâng cấp khá nhiều từ tốc độ triển khai hệ thống, tốc độ tên lửa, tầm hoạt động, hệ thống dẫn đường mới nhất TVM và một điểm mới nhất và cũng là điểm cộng sáng giá cho nó là Khả năng đánh chặn tên lửa đạn đạo cấp chiến thuật và cấp chiến dịch (ABM). Nhìn chung, với những khả năng mới hiện đại như vậy thì khó có một kẻ đich nào tấn công được phạm vi nó bảo vệ, bởi nó có thể theo sát bất kỳ mối đe dọa nào trên không. Trọng lượng đầu đạn là 143kg, sử dụng nhiên liệu rắn, do đó, rất dễ dàng trong công tác bảo trì hệ thống và cả tên lửa. Sau đó, vào năm 1999, một phiên bản nâng cấp khác của S-300PMU-1 lại được cho ra mắt và có thể sử dụng được nhiều loại tên lửa trong cùng một ống phóng. Đây là một trong những nâng cấp khá hay từ Almaz vì trên thực tế nếu có thể sử dụng được nhiều đầu đạn cùng một ống phóng thì sẽ phát huy tác dụng tốt hơn trong tính cơ động và thời gian tác chiến. Đầu đạn chuẩn 48N6E2 của S-300PMU-1. Tên lửa 9M96E1 và 9M96E2 mới của S-300PMU-1. Loại ống phóng này sử dụng được tất cả là 5 loại đầu đạn mới và đủ kích cỡ: 5V55R, 48N6E (loại đầu đạn chuẩn), 48N6E2 và 2 loại mới được bổ sung là 9M96E1, 9M96E2 sử dụng trong các nhiệm vụ tác chiến chống tên lửa đạn đạo cỡ lớn. Tuy nhiên, trong cả 4 ống phóng thì luôn được nạp sẵn 2 loại chính là 48N6E và 48N6E2, ngoài ra còn có thêm một xe hậu cần di chuyển theo và một xe chở đầu đạn khác đi theo để có thể thay đôi tên lửa liên tục và nhanh chóng. Phạm vi tác chiến của 9M96E1 là từ 1 đến 40km và loại thứ 2 9M96E2 thuộc loại tầm xa lên đến 120km. So sánh phạm vi tấn công của các loại tên lửa mà S-300PMU-1 sử dụng. S-300PMU-1 sử dụng hệ thống chỉ huy và điều khiển 83M6E, tuy nhiên hệ thống này tương thích ngược với 2 hệ thống khác là Baikal-1E và Senezh-M1E CSS cũ. Đây là một điểm mới, vì hầu hết các phiên bản mới thường không hỗ trợ để tương thích ngược với các phiên bản cũ tuy nhiên nó lại giải quyết được triệt để điểm này ... (Tổng hợp) |
Thứ Bảy, 23 tháng 3, 2013
>> Tên lửa S-200 : Rồng lửa canh trời của Triều Tiên
Không quân Mỹ - Hàn có lý do phải e sợ trước “rồng sát thủ” – hệ thống tên lửa đối không tầm xa chiến lược S-200 của Triều Tiên. >> Uy lực hệ thống tên lửa Pechora-2M Việt Nam mới nâng cấp >> Lưới lửa phòng không của Nga Nếu một cuộc xung đột lớn xảy ra trên bán đảo Triều Tiên, lực lượng Mỹ - Hàn có thể sử dụng ưu thế của mình với sức mạnh không quân hiện đại mở cuộc không kích ồ ạt vào Triều Tiên. Nhưng họ sẽ không dễ dàng gì đột phá được mạng lưới phòng không đa tầng dày đặc của Triều Tiên. Đặc biệt nhất, không quân ném bom chiến lược mà Mỹ thường xuyên sử dụng trong các cuộc chiến tranh có lý do lo ngại trước S-200 – “át chủ bài” của phòng không Triều Tiên. Đây là loại tên lửa có khả năng bắn hạ máy bay ở tầm xa tới vài trăm km, độ cao hàng chục km. "Rồng sát thủ" S-200 rời bệ phóng. Năm 1987, Triều Tiên đã nhận từ Liên Xô khoảng 4 tiểu đoàn S-200 (NATO định danh là SA-5). S-200 được chính quyền Triều Tiên bố trí gần khu phi quân sự (DMZ) và mở rộng về phía Bắc bao bọc thủ đô Bình Nhưỡng. Hệ thống tên lửa đối không tầm xa S-200 do Liên Xô phát triển từ những năm 1960 được thiết kế nhằm bảo vệ các mục tiêu chiến lược khỏi máy bay ném bom của Mỹ và Phương Tây. S-200 thường được biên chế theo cấp tiểu đoàn, trong đó có: 6 bệ phóng tên lửa, đài radar điều khiển hỏa lực cùng nhiều thành phần hỗ trợ khác. Trên trận địa, đài radar điều khiển hỏa lực 5N62 có tầm hoạt động 270km sẽ được đặt ở giữa. Xung quanh bố trí 6 bệ phóng 5P27, mỗi bệ được hỗ trợ một đường ray 5Yu24 để kéo đạn lên bệ phóng. Hình ảnh minh họa trận địa tên lửa S-200. Hệ thống S-200 được trang bị đạn tên lửa 5V21 có kích cỡ rất lớn, nặng tới 7,1 tấn, dài 10,8m. Quả đạn được thiết kế với 4 động cơ rocket nhiên liệu rắn gắn ở phần đuôi và động cơ chính 5D67 nhiên liệu lỏng. Khi bắn, 4 động cơ rocket phụ sẽ khởi động trước đưa tên lửa rời khỏi bệ phóng, cháy hết nhiên liệu (từ 3-5,1 giây) nó sẽ tự động tách khỏi thân tên lửa. Sau đó, động cơ chính được kích hoạt đưa tên lửa bay tới mục tiêu (thời gian cháy 51-150 giây). Tên lửa sử dụng hệ chiếu vô tuyến pha giữa để hiệu chỉnh đường bay. Ở pha cuối dùng đầu tự dẫn radar bán chủ động tấn công mục tiêu. Mỗi quả đạn lắp đầu đạn nổ phân mảnh nặng 217kg (chứa bên trong 16.000 mảnh nhỏ loại 2g và 21.000 mảnh nhỏ 3,5g) cho bán kính sát thương rất lớn. Thậm chí, biến thể phục vụ trong quân đội Liên Xô còn trang bị đầu đạn hạt nhân 25 kiloton. Ở các biến thể đời đầu, đạn tên lửa S-200 chỉ đạt tầm bắn 160km, biến thể sau này thì tầm bắn được tăng 250-300km. Tương tự, độ cao tiêu diệt mục tiêu ban đầu chỉ là 20km, sau tăng lên 29-40km. Hiện không rõ phòng không Triều Tiên sở hữu biến thể nào của hệ thống S-200. Đạn tên lửa S-200 trong một cuộc duyệt binh của Quân đội Triều Tiên. Theo một số đánh giá, S-200 tồn tại điểm yếu đó là chỉ có khả năng tiêu diệt mục tiêu ở tầm bắn tối thiểu 60km. Nghĩa là nếu mục tiêu lọt vào tầm nhỏ hơn 60km thì S-200 không có khả năng đánh chặn. Ngoài ra, tuy có tầm bắn lớn nhưng S-200 chỉ có thể tiêu diệt mục tiêu không có tính cơ động cao (như máy bay ném bom chiến lược). Hệ thống radar điều khiển của S-200 được thiết kế từ những năm 1960 nên có khả năng kháng nhiễu điện tử thấp. Tuy nhiên, trong chiến tranh thì không thể nói trước được điều gì. Trong chiến đấu, ngoài yếu tố vũ khí, thì con người mới là quyết định. Nếu Triều Tiên có một chiến thuật, cách đánh phù hợp họ hoàn toàn có thể dùng S-200 bắn hạ máy bay ném bom tối tân nhất của Mỹ. Ngoài hệ thống S-200 kể trên còn phải nhắc tới những hệ thống tên lửa khác đang được biên chế trong quân đội Triều Tiên, có khả năng bắn hạ máy bay B-52 của Mỹ như hệ thống tên lửa S-75 Dvina, S-125 Pechora, và 2K11 Krug. Dưới đây xin giới thiệu 1 vài hình ảnh của những hệ thống tên lửa kể trên: Hệ thống tên lửa phòng không tầm trung – cao 2K11 Krug (NATO định danh là SA-4) Tên lửa phòng không S-75 Dvina (NATO định danh là SA-2) Tên lửa S-125 Pechora (NATO định danh SA-3) Mạng lưới phòng không Triều Tiên được bố trí dày đặc, từ tầm thấp tới tầm cao, từ tầm ngắn tới tầm xa. Trang bị chủ yếu các loại tên lửa, pháo đều do Liên Xô cung cấp từ trước những năm 1990. Và một phần nhỏ nước này tự chế tạo sau này. Trong đó, lớp phòng không tầm cao trang bị: 240 bệ phóng tên lửa S-75 Dvina (tầm bắn 45km), 2K11 Krug (tầm bắn 55km), 24-40 bệ phóng S-200. Lớp phòng không tầm trung gồm: 128 bệ phóng tên lửa S-125 Pechora (tầm bắn 35km), 2K12 Kub (tầm bắn 24km). Lớp phòng không tầm thấp gồm: hệ thống tên lửa tầm thấp tự hành 9K35 Strela-10; hệ thống tên lửa vác vai đối không (9K32 Strela 2; 9K34 Strela 3; 9K38 Igla) và khoảng 11.000 pháo – súng máy phòng không đủ các loại cỡ nòng (từ cỡ 14,5mm, 23mm tới cỡ 100/130mm). |
Thứ Tư, 20 tháng 3, 2013
>> Tàu ngầm Kilo Việt Nam có tên lửa phòng không?
Ít ai biết bằng, tàu ngầm Kilo ngoài khả năng tấn công tiêu diệt mọi mục tiêu trên, dưới mặt biển còn có thể bắn hạ máy bay. >> Bí mật tác chiến tàu ngầm Kilo trên biển Đông >> Sức mạnh tàu ngầm Kilo và các biến thể Tàu ngầm tấn công Kilo có khả năng tiêu diệt mục tiêu trên biển, dưới biển và trên không. Ảnh minh họa Kilo là loại tàu ngầm chạy động cơ điện - diesel được Cục Thiết kế Trung ương Rubin chế tạo và đưa vào sử dụng từ năm 1982. Đây là một trong những tàu ngầm phi hạt nhân chạy êm nhất thế giới hiện nay. Tàu được phát triển với hai biến thể chính: Project 877EKM và Project 636. Điểm khác biệt chủ yếu của hai biến thể, Kilo 636 lớn hơn về kích cỡ và trang bị hệ thống điện tử hiện đại hơn cùng vũ khí mạnh mẽ với tên lửa chống tàu siêu thanh Klub. Mặc dù nhiệm vụ chính của tàu ngầm là thực hiện các hoạt động tấn công dưới nước, nhưng các nhà thiết kế vẫn tính đến khả năng phải đối đầu với các mục tiêu đường không trong trường hợp đang nổi lên. Vì thế, các nhà thiết kế đã trang bị cho Kilo tổ hợp tên lửa phòng không tầm thấp. >> Tàu ngầm SMX-26 : Sự bổ sung hoàn hảo cho Kilo 636 Việt Nam Theo thông tin từ nhà sản xuất, cả hai biến thể tàu ngầm Kilo có thể trang bị tên lửa phòng không tầm thấp 9K34 Strela-3 (NATO định danh cho biến thể hải quân là SA-N-8 Gremlin) và 9K83 Igla (NATO định danh là SA-N-10 Gimlet). Tên lửa đối không được sử dụng để đối phó với các mục tiêu máy bay cánh cố định, trực thăng, UAV bay thấp trong trường hợp tàu đang nổi lên thì bị phát hiện. Hệ thống này mang tính phòng vệ nhiều hơn là tấn công. 9K34 Strela-3 Tên lửa 9K34 Strela-3 vốn là loại vũ khí phòng không vác vai trên bộ được phát triển từ những năm 1970. Hệ thống này trang bị đạn tên lửa 9M36 nặng 10,3kg, dài 1,47m, lắp đầu đạn nổ phân mảnh nặng 1,17kg. Đạn tên lửa 9M36 của 9K34 Strela-3 lắp đầu tự dẫn hồng ngoại, làm việc dựa trên nguyên lý điều chế FM, phương pháp này ít bị ảnh hưởng bởi nhiễu hay mồi bẫy nhiệt (phóng từ máy). Tên lửa có cơ chế làm mát đầu dẫn đường hồng ngoại, tăng khả năng phân biệt nguồn nhiệt mục tiêu hay bẫy hồng ngoại. Đạn 9M36 đạt tầm bắn tối đa 4,1km, hạ mục tiêu ở độ cao từ 30m tới 2,3km. Tên lửa đối không tầm thấp 9K38 Igla. Tương tự 9K34 Igla, 9K38 Igla trang bị cho tàu ngầm Kilo cũng là vũ khí phòng không trên bộ từ những năm 1980. Hệ thống này trang bị đạn tên lửa 9M39 nặng 10,8kg, dài 1,5m, lắp đầu đạn nổ phân mảnh nặng 1,17kg. Đạn tên lửa 9M39 lắp đầu tự hồng ngoại 2 phổ có khả năng lọc mục tiêu trong điều khiển đối phương thả nhiễu hồng ngoại (mồi bẫy nhiệt). Đặc biệt, tên lửa có khả năng phân biệt được máy bay địch và máy bay ta. Điều này giúp giảm rủi ro “bắn nhầm” quân mình. Tên lửa có khả năng tiêu diệt mục tiêu ở tầm bắn tối đa 5,2km, độ cao bắn hạ 10m tới 3,5km. Giá phóng của hệ thống tên lửa này được bố trí trên đài điều khiển bên trong một khoang kín nước. Giá phóng sẽ được đưa lên bằng một hệ thống thủy lực để nhắm mục tiêu. Tất nhiên đó là lúc con tàu sẽ phải nổi lên, tên lửa không thể bắn từ dưới mặt nước. Trên thực tế, khả năng tấn công đối không của tàu ngầm chỉ là thứ yếu. Bởi nếu đối chọi với các máy bay theo kiểu “tay đôi” không phải là lợi thế của tàu ngầm. Nhưng trong trường hợp bất khả kháng thì nó cung cấp cho tàu ngầm một lợi thế nhất định. Tàu ngầm tấn công Kilo của Việt Nam liệu có được trang bị tên lửa phòng không tầm thấp? Nhiều khả năng, Nga không muốn chia sẻ vũ khí này trên biến thể xuất khẩu. Vì thông thường, vũ khí xuất khẩu luôn luôn “thiếu hụt” một vài công nghệ so với mẫu nguyên gốc. Hoặc một khả năng rất thấp, các khách hàng không yêu cầu vũ khí phòng không. Hiện, không rõ liệu tàu ngầm Kilo 636 cung cấp cho Hải quân Nhân dân Việt Nam có trang bị hệ thống phòng không. Vấn đề này tùy thuộc vào thỏa thuận giữa hai bên. Dự kiến, trong năm 2013, phía Nga sẽ chuyển giao cho Việt Nam 02 tàu ngầm Kilo 636 đầu tiên. Hiện, nhà máy đóng tàu Nga đã khởi đóng chiếc tàu Kilo cuối cùng trong hợp đồng 6 tàu cung cấp cho Việt Nam. |
Thứ Tư, 14 tháng 3, 2012
>> Nga sắp có hàng loạt tên lửa phòng không mới
Bộ Quốc phòng Nga vừa ký hợp đồng 3 năm với nhà sản xuất Almaz-Antei, để trang bị nhiều hệ thống tên lửa phòng không S-300V4 cho quân đội nước này.
Hệ thống tên lửa phòng không S-300. Ảnh: RIA Novosti Bộ trưởng Quốc phòng Nga Anatoly Serdyukov và giám đốc hãng sản xuất hệ thống tên lửa phòng không Almaz-Antei, Vladislav Menshchikov đã ký thỏa thuận về việc giao nhận các hệ thống S-300V4 (SA-12 Giant/Gladiator). "Theo hợp đồng này, 3 tiểu đoàn S-300V4 sẽ được giao và được đưa tới hoạt động tại quân khu phía nam của nước Nga", RIA Novosti dẫn lời Bộ Quốc phòng Nga. S-300 là một tổ hợp các hệ thống tên lửa phòng không tầm xa có khả năng đối phó với tất cả các mối đe dọa từ trên không, gồm cả các máy bay không người lái, trực thăng và chiến đấu cơ, cũng như các tên lửa hành trình và tên lửa đạn đạo. Hệ thống S-300 nổi tiếng là một trong những hệ thống tên lửa phòng không giàu năng lực nhất trên thế giới. S-300V4 là biến thể hiện đại hóa đời mới nhất của mẫu S-300V và có khả năng hoạt động tốt hơn, nhờ vào việc sử dụng các thiết bị được nâng cấp. S-300V4 có thể được Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) đặt tên tương đương là SA-23. Quân đội Nga gần đây có những động thái cho thấy việc tăng cường hiện đại hóa vũ khí khí tài. Trong một bài viết được đăng trên nhật báo chính phủ Rossiiskaya Gazeta trước cuộc bầu cử tổng thống, Thủ tướng kiêm tổng thống đắc cử Vladimir Putin cho hay: "Trong vòng một thập kỷ tới, các lực lượng vũ trang Nga sẽ nhận được hơn 400 tên lửa đạn đạo liên lục địa với cả bệ phóng trên biển cũng như trên bộ, 8 tàu ngầm phóng tên lửa đạn đạo, khoảng 20 tàu ngầm tấn công, hơn 50 chiến hạm và khoảng 100 máy bay quân sự". |
Chủ Nhật, 19 tháng 2, 2012
>> IDAS : Tên lửa phòng không cho tàu ngầm của Hải quân Đức
Tại triển lãm Singapore Airshow 2012, Công ty Diehl Defense (Đức) đã giới thiệu nhiều hệ thống quốc phòng có ý nghĩa lớn đối với các khách hàng châu Á, đặc biệt đáng quan tâm là hệ thống phòng không bảo vệ tàu ngầm IDAS (Interactive Defence and Attack System for Submarines).
Tên lửa IDAS IDAS là hệ thống phòng không, được trang bị các tên lửa phòng không dưới âm, dùng để tiêu diệt các mục tiêu bay thấp, tốc độ nhỏ, chủ yếu là trực thăng chống ngầm đang thả phao thủy âm tại khu vực tàu ngầm đang hoạt động. Ở trạng thái đó, các trực thăng thường bay ở độ cao nhỏ với tốc độ thấp và dễ bị tổn thương trước tên lửa tấn công từ bên dưới mặt nước. 4 tên lửa phòng không bố trí trong tàu ngầm được phóng ra từ các ống phóng lôi tiêu chuẩn cỡ 533 mm như các ngư lôi, sau đó bung các cánh lái, khi lên khỏi mặt nước, động cơ tên lửa khởi động và tên lửa lao đến mục tiêu. Một trong những khó khăn chủ yếu là phát triển động cơ cho tên lửa có khả năng chuyển động dưới mặt nước và trên mặt nước, đạt tốc độ dưới âm trong không trung và có tầm bắn 20 km. Người ta cũng đã giải quyết thành công bài toán chế tạo kênh sợi quang điều khiển tên lửa phòng không. Các nhà thiết kế lo ngại, kênh sợi quang có thể làm việc khác nhau khi ở dưới mặt nước và trong không trung, nhưng những lo ngại đã tan biến trong quá trình thử nghiệm. Ban đầu, các nhà thiết kế dự định trang bị hệ dẫn ảnh nhiệt cho tên lửa, nhưng sau đó họ đã đi đến ý kiến cho rằng, hệ dẫn kiểu đó là quá phức tạp và thừa đối với một tên lửa phòng không có điều kiện kiểu này với chức năng tiêu diệt các mục tiêu có tốc độ tương đối nhỏ. Kênh dẫn sợi quang được kết hợp với hệ thống thủy âm của tàu ngầm là đủ cho nhiệm vụ đánh chặn trực thăng. Phóng thử IDAS từ tàu ngầm đang lặn Ban đầu, IDAS được phát triển để trang bị cho các tàu ngầm lớp Type 212 của Đức, nhưng chương trình đã bị đóng băng do Đức cắt giảm ngân sách quốc phòng. Hệ thống từng được dự định đưa vào trang bị cho Hải quân Đức vào năm 2014, nhưng nay sẽ ít có khả năng đáp ứng thời hạn này. Công ty Diehl cho biết, hải quân nước ngoài rất quan tâm đến hệ thống phòng không này. Để phát triển IDAS, công ty Diehl đã hợp tác với công ty đóng tàu ngầm HDW, vốn là công ty thành viên của hãng Thyssen-Krupp Marine Systems (TKMS). Năm 2008, công ty đã thực hiện các vụ phóng thử tên lửa từ tàu ngầm U33 lớp Type 212. Các vụ thử này đã cho phép nghiên cứu hành vi của tên lửa hoạt động ở cả hai môi trường. Tên lửa rời khỏi mặt nước với các tín hiệu bộc lộ cực nhỏ, sau đó nó chuyển sang chế độ leo cao thẳng đứng cùng với động cơ tên lửa được khởi động. Các vụ thử tiếp sau sẽ cho phép hoàn thành đầy đủ các nhiệm ụ như chỉ thị mục tiêu ổn định và dẫn tên lửa trên suốt đường bay và đánh giá hiệu quả bắn. |
Thứ Tư, 28 tháng 12, 2011
>> Pháo phòng không 'hồi sinh' (kỳ 2)
Kỳ 2: Sánh vai cùng tên lửa
Tên lửa phòng không gặp nhiều khó khăn khi đối phó với tên lửa hành trình bởi chúng có diện tích phản xạ sóng radar nhỏ, trần bay thấp, khó bị phát hiện. Tuy nhiên, ưu điểm lại khiến chúng trở thành “mồi ngon” trước hỏa lực pháo phòng không.
Ngày nay, thay vì tiếp tục phát triển cỡ nòng lớn hay tầm bắn xa, các nhà kỹ thuật quân sự tập trung nâng cao khả năng tự hành, tốc độ bắn cũng như tích hợp khí tài trinh sát hiện đại, thậm chí “lai ghép” với tên lửa nhằm “hồi sinh” vị thế của pháo phòng không. Nhanh và chính xác hơn Theo đó, một số pháo phòng không được đưa khung gầm xe thiết giáp như hệ thống ZSU-23-4 Shilka do Liên Xô chế tạo từ những năm 1960. ZSU-23-4 được đặt trên xe bánh xích bọc thép GM-575, có 4 nòng pháo cỡ 23mm đạt tốc độ bắn 3.400 phát/phút, tầm bắn 2.500m. Không chỉ vậy, hệ thống còn được trang bị radar theo dõi và bám bắt mục tiêu RPK-2 có khả năng đối phó tốt với gây nhiễu điện tử đối phương. Đối thủ của ZSU-23-4 là M163 Vulcan do Mỹ chế tạo. Pháo đặt trên khung thân xe thiết giáp M113, lắp pháo quay 6 nòng cỡ 20mm M168, đạt tốc độ bắn 3.000 viên/phút. M163 bị cho là kém hơn so với ZSU-23-4 ở một số điểm như không có radar, pháo thủ phải phải ngồi trong tháp pháo mở… Do đó, M162 bị hạn chế khả năng đánh đêm, và pháo thủ tuy quan sát bên ngoài tốt hơn nhưng chịu nhiều nguy hiểm trong tác chiến. Pháo phòng không tự hành ZSU-23-4 của Việt Nam tham gia diễn tập bắn đạn thật TB1. Ở Ba Lan, các nhà kỹ thuật quân sự phát triển pháo phòng không Loara dùng 2 pháo cỡ 35mm, với radar có tầm phát hiện 24km, theo dõi và nhận diện đồng thời 64 mục tiêu, tác chiến tốt trong môi trường chế áp gây nhiễu điện tử. Đặc biệt nhất, năm 2009 Thụy Sỹ trình làng pháo phòng không không cần pháo thủ Skyranger, trang bị tháp pháo cỡ nòng 35mm. Tháp pháo của Skyranger lắp cảm biến quang điện tự động theo dõi mục tiêu hoặc chịu điều phối từ trung tâm chỉ huy. “Lai ghép” pháo – tên lửa Ngoài pháo phòng không tự hành cơ động cao, tốc độ bắn nhanh, độ chính xác lớn. Một xu thế nữa đang phát triển, kết hợp pháo - tên lửa vừa đảm bảo tạo màn đạn dày, vừa tăng tầm tiêu diệt mục tiêu, tiêu diệt mục tiêu bay tốc độ cao vì nhiều loại tên lửa hành trình ngày nay đạt tốc độ siêu thanh. Điển hình là hệ thống pháo – tên lửa phòng không 2S6 Tunguska do Nga thiết kế sản xuất. Tháp pháo 2S6 trang bị 2 pháo cỡ 30mm đạt tốc độ bắn cực nhanh 5.000 phát/phút (tầm bắn 4km, xác suất trúng mục tiêu 80%) và 8 tên lửa 9M331 có thể tiêu diệt mục tiêu bay tốc độ 500m/giây (tầm bắn 8km, xác suất đánh trúng 65%). Radar của 2S6 phát hiện mục tiêu bay ở cự ly 17km và theo dõi ở tầm 11-16km. Hệ thống pháo - tên lửa phòng không Pantsyr S1 phóng tên lửa. Cải tiến 2S6, người Nga cho ra đời hệ thống Pantsyr S1, đặt trên khung thân xe vận tải bánh lốp, vũ trang 2 pháo siêu tốc 30mm cùng 12 tên lửa đối không 57E6 đạt tốc độ 1.000m/giây, tầm bắn xa 20km. Pantsyr S1 lắp radar theo dõi bám bắt mục tiêu đa băng tần (phát hiện 30km, theo dõi từ 24km). Được thiết kế tiêu chuẩn hiện đại, hệ thống có khả năng kháng nhiễu cao. Không chịu thua kém Nga, phương Tây cũng phát triển loại vũ khí phòng không hiệu quả này. Hãng Thales (Pháp) giới thiệu hệ thống pháo – tên lửa GMS trang bị 2 pháo 40mm và 6 tên lửa Starstreak có tốc độ 1.190m/giây đủ sức đánh chặn mục tiêu bay vượt âm, tầm bắn 7km. Tuy sức mạnh hỏa lực của pháo phòng không phương Tây không bằng hệ thống của Nga, nhưng khí tài trinh sát của họ rất mạnh. Cụ thể, GMS lắp radar SHIKRA-60 phát hiện mục tiêu xa tới 80km vượt trên radar của 2S6 và Pantsyr S1. “Tự lực cánh sinh” Với điều kiện kinh tế đất nước, Việt Nam chủ trương khai thác, sử dụng tối đa trang bị hiện có, tự lực cải tiến đáp ứng tình hình mới. Trong những năm qua, chúng ta bắt đầu cải tiến một phần, khẩu đội pháo được trang bị khí tài đánh đêm, máy nạp đạn tự động, hệ thống thông tin liên lạc lắp tới từng khẩu đội,... Đặc biệt với việc áp dụng “cò điện” sẽ giảm hiện tượng các khẩu đội bắn không đồng loạt, sẽ tạo ra mật độ hỏa lực dày, nâng cao xác suất trúng mục tiêu. Đối với việc tự hành pháo, Viện Kỹ thuật Cơ giới quân sự đã triển khai đề tài “Nghiên cứu lắp đặt pháo 2 nòng 37mm lên xe vận tải bánh lốp”. Theo phương án bố trí pháo trên xe, toàn bộ được đặt trên sàn công tác và nâng hạ bằng 4 chân chống thủy lực. Sau một thời gian nghiên cứu, cán bộ viện đã hoàn thành công trình, chế tạo thiết bị tự động điều khiển sàn công tác cho tổ hợp pháo phòng không 37mm hai nòng lắp trên xe Ural-375D. Qua thử nghiệm, thiết bị điều khiển sàn công tác hoạt động ổn định, bảo đảm độ cứng vững, tự động điều khiển lấy thăng bằng sàn công tác sau mỗi phát bắn, rút ngắn thời gian triển khai và thu hồi tổ hợp. Đặc biệt, thời gian tự động triển khai không quá 3 phút, tự động thu hồi không quá 2 phút, thời gian tự lấy thăng bằng sau mỗi loạt bắn không quá 30 giây. Khi tác xạ ở các tư thế khác nhau đều đạt độ chụm tương đương với pháo bắn trên mặt đất. Ngoài pháo 37mm, Việt Nam đã cải tiến thành công đưa súng máy phòng không 14,5mm lên xe thiết giáp BTR-152. Pháo phòng không xe kéo ngày nay gần như không còn phát triển. Tuy nhiên, gần đây Iran giới thiệu hệ thống pháo xe kéo Mesbah-1 chuyên trị tên lửa hành trình. Có lẽ do hạn chế kỹ thuật chưa đủ khả năng thiết kế pháo siêu tốc nên họ đã dùng tới 8 nòng pháo 23mm, qua đó tốc độ bắn đạt 4.000 phát/phút. Mesbah-1 được hỗ trợ dẫn bắn từ radar điều khiển. Ảnh phụ chú: Pháo phòng không "hỏa thần" 6 nòng M163. Pháo phòng không tự hành Otomatic 76mm của Italia. Pháo phòng không tự hành Gepard của Đức. Pháo phòng không tự hành Loara của Ba Lan. Pháo phòng không tự hành Skyranger của Thụy Sỹ. Hệ thống pháo - tên lửa phòng không 2S6 Tunguska. |
Thứ Bảy, 17 tháng 12, 2011
>> Tên lửa HQ-9 TQ khó cạnh tranh với Mỹ, Nga
Thổ Nhĩ Kỳ sẽ đấu thầu 72 hệ thống phòng không tên lửa tầm xa, thu hút sự cạnh tranh giữa Mỹ, Nga và Trung Quốc.
Ngày 12/12, trang mạng “Russian military-industrial complex” cho biết, chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố sẽ đấu thầu mua sắm 72 hệ thống tên lửa phòng không tầm xa để trang bị cho 13 đại đội.
Hiện nay, hệ thống phòng không tham gia đấu thầu bao gồm tên lửa S-300 và S-400 của Nga, tên lửa HQ-9 của Trung Quốc và tên lửa Patriot của Mỹ. Các nguồn tin từ chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ tiết lộ, Thổ Nhĩ Kỳ sẽ thảo luận vấn đề này tại hội nghị Uỷ ban Quân sự cấp cao được tổ chức vào tuần tới, đồng thời sẽ tuyên bố người trúng thầu cuối cùng vào cuối tháng này. Hệ thống tên lửa đất đối không Patriot của Mỹ Báo Nga cho biết, trước đây NATO đã quyết định xây dựng hệ thống phòng thủ tên lửa ở Thổ Nhĩ Kỳ, đồng thời triển khai radar cảnh báo sớm phóng tên lửa X-band ở miền đông nước này. Tuy NATO chưa từng cho biết chính thức mối đe doạ tên lửa trong tương lai đến từ đâu, nhưng các chuyên gia phổ biến cho rằng, mục đích triển khai radar cảnh báo sớm ở Thổ Nhĩ Kỳ chủ yếu là để phòng ngừa Iran. Báo Nga cho biết, cùng với việc xây dựng hệ thống phòng không thống nhất với NATO, Thổ Nhĩ Kỳ hiện còn tìm cách xây dựng hệ thống phòng không quốc gia của họ để phòng ngừa các mối đe doạ trên không bao gồm máy bay và tên lửa đạn đạo. Nhưng, xét tới hai hệ thống phòng thủ có thể tiến hành hợp tác ở mức độ nhất định, vì vậy Mỹ và các nước NATO khác luôn phản đối Thổ Nhĩ Kỳ mua vũ khí phòng không của Nga và Trung Quốc, cho rằng hành động đó sẽ gây trở ngại cho sự tích hợp giữa hệ thống phòng không quốc gia Thổ Nhĩ Kỳ với hệ thống phòng thủ tên lửa của NATO. Hệ thống tên lửa phòng không S-400 của Nga Báo Nga cho rằng, về tính năng của các hệ thống phòng không tham gia đấu thầu lần này, S-400 của Nga chắc chắn có ưu thế nhất định. Chuyên gia Nga chỉ ra, so với tên lửa phòng không của hai nước Trung Quốc và Mỹ, S-400 đều có ưu thế rõ rệt cả về tầm phóng, độ chính xác lẫn tính thông dung và khả năng chống nhiễu. Công ty Hệ thống Phòng không “Diamond - Aetna” Nga cho biết, S-400 là hệ thống phòng không duy nhất trên thế giới có thể phóng nhiều loại tên lửa, có thể phóng đến 8 loại tên lửa, trong đó bao gồm 48N6DM, 9M96E, 9M96M, 48N6 và 40N6. Đặc biệt là, tầm phóng của 40N6 có thể đạt 400 km, khoảng cách lớn nhất của mục tiêu như tên lửa đạn đạo là 50-60 km. Như vậy, sử dụng S-400 có thể xây dựng được mạng lưới phòng không đa tầng hiệu quả cao. Tên lửa phòng không HQ-9 của Trung Quốc Báo Nga viết, đem ra so sánh thì tên lửa HQ-9 của Trung Quốc chỉ là hàng nhái dòng S-300. Tuy nó đã được cải tiến một phần và có ưu thế về giá cả, nhưng tính năng tổng thể thì không thể so sánh với S-400. Còn hệ thống Patriot của Mỹ, ưu thế lớn nhất của nó chắc chắn là về mặt chính trị. Theo báo chí Thổ Nhĩ Kỳ, các nhân sĩ chính giới Thổ Nhĩ Kỳ hiện nghiêng nhiều hơn về việc mua hệ thống Patriot - hoàn toàn có thể tích hợp với hệ thống phòng thủ tên lửa của NATO, đồng thời mua trang bị này còn có thể tránh bị sức ép từ chính phủ Mỹ. Tên lửa phòng không S-300 của Nga |
Thứ Bảy, 1 tháng 10, 2011
>> 'Rồng lửa' từ mặt đất (kỳ 2)
S-300 là hệ thống tên lửa đất đối không cực mạnh, có thể ngăn chặn bất cứ nguy cơ nào đến từ máy bay và tên lửa hành trình của đối phương. Để đối phó những cuộc tiến công đường không ngày càng tinh vi về tính năng kỹ chiến thuật, Liên Xô đã quyết định phát triển hệ thống phòng không mới có thể đánh chặn các mục tiêu ở bất cứ độ cao và tốc độ nào. Không những thế, nó phải linh hoạt về khả năng triển khai, với hệ thống điện tử tích hợp ứng dụng rộng rãi. Đa chức năng với nhiều biến thể Trước đòi hỏi đó, Tổng công ty Almaz đã nghiên cứu và phát triển thành công hệ thống tên lửa đất đối không S-300. Đây là hệ thống vô cùng tinh vi, giúp lực lượng phòng không có thể ngăn chặn các loại máy bay và tên lửa hành trình. S-300 (SA-20) được coi là hệ thống tên lửa chống máy bay mạnh nhất thế giới, có thể cùng lúc theo dõi khoảng 100 mục tiêu, và bắn hạ các mục tiêu cách xa 150 km ở độ cao 27 km, với thời gian triển khai cực nhanh (chỉ 5 phút). S-300 là hệ thống đa chức năng với rất nhiều biến thể có công dụng khác nhau: S-300V sử dụng trong lục quân, S-300F dành cho hải quân, và S-300P dùng cho phòng không. Đây cũng là 3 nhánh chính của “gia phả” họ S-300. Các phiên bản cải tiến được trang bị tên lửa khác nhau, trong khi hệ thống radar cũng được “tân trang” để theo kịp những bước phát triển của chiến tranh điện tử. Hệ thống S-300PMU-1. Chỉ sau một năm chính thức được triển khai (1979), các tiểu đoàn S-300PMU đầu tiên đã gánh vác trọng trách bảo vệ bầu trời Moskva, các khu công nghiệp, khu vực quốc phòng, biên giới và ven biển. Dù chưa một tổ hợp tên lửa S-300 nào khai hỏa trong thực chiến, nhưng nó vẫn được coi là hệ thống phòng không rất có năng lực, được nhiều quốc gia trên thế giới sử dụng. “Điểm đến” của S-300 là các nước Đông Âu, Trung Đông, Trung Quốc, Việt Nam… “Đại nhảy vọt” Tên lửa trong hệ thống S-300 được dẫn hướng bằng radar 30N6 Flap Lid, hoặc radar hải quân 3R41 Volna, và được điều khiển bằng radar dẫn đường bán chủ động giai đoạn cuối. Các phiên bản sau này sử dụng radar 30N6 B hay Tomb Stone. 30N6 A có khả năng đồng thời theo dõi 24 mục tiêu, dẫn 4 tên lửa tới 4 mục tiêu, còn 30N6 B có khả năng dẫn 2 tên lửa, với tốc độ Mach 2.5 và Mach 8.5 cho các biến thể sau này. Tính năng cùng một lúc dẫn nhiều tên lửa tới nhiều mục tiêu so với khả năng dẫn mỗi lần 3 tên lửa cho 1 mục tiêu duy nhất của SAM-2, thì quả là bước nhảy vọt. Các đầu đạn tên lửa của S-300 nặng khoảng 100 - 143 kg cho từng loại, tất cả được trang bị một kíp nổ tiếp cận và một kíp nổ tiếp xúc. Để gia tăng tính năng, các tên lửa được phóng thẳng đứng, sau khi rời khỏi bệ phóng mới kích hoạt động cơ để tăng tốc và hướng về mục tiêu. S-300 khai hỏa. Phiên bản nguyên thuỷ của S-300 sử dụng tổ hợp radar Doppler sóng liên tục 76N6 để quan sát mục tiêu, và radar 30N6 để quan sát, dẫn hướng. Đối với S-300 đánh chặn tên lửa đạn đạo hay tên lửa hành trình thì sử dụng radar 64N6 Big Bird có khả năng phát hiện tên lửa hành trình ở khoảng cách 300 km, còn đối với tên lửa đạn đạo là 1.000 km, tương đương tên lửa Patriot của Mỹ. Là nhánh được biên chế cho lục quân, sử dụng radar kênh 9S32-1, S-300V (SA-12) có khả năng chống lại các mục tiêu trên không với tầm tối đa là 100 km, đầu đạn nặng 150 kg với 7 biến thể từ S-300VM đến S-300VMD. Được bố trí trên xe bánh xích MT-1, S-300V có tính cơ động cao, băng đồng tốt hơn loại được bố trí trên xe bánh lốp. Trong khi đó, S-300F (SA-N-6) là phiên bản dùng trong hải quân có tên lửa 5V55RM tầm hoạt động 7-90 km. Radar của tổ hợp S-300F là dạng Top Sail, Top Steer, Top Pair và 3R41 dẫn hướng điều khiển với phương thức bán chủ động giai đoạn cuối. Phiên bản cuối của hải quân là S-300FM với tính năng kỹ chiến thuật được nâng cao, như tên lửa mới 48N6 có tốc độ Mach 6 (khi áp sát mục tiêu lên đến Mach 8.5). Ngoài ra, hệ thống dẫn hướng kiểu TVM có khả năng đánh chặn tên lửa đạn đạo tầm ngắn. Phiên bản này được Trung Quốc mua và trang bị trên tàu khu trục Type 051C. Cả 2 phiên bản của hải quân đều có đầu dò hồng ngoại giai đoạn cuối kiểu như tên lửa Standar của Mỹ. “Quả đấm thép” của phòng không Việt Nam S-300P (SA-10) là phiên bản nguyên thuỷ của S-300, bắt đầu được triển khai từ năm 1978. Tổ hợp S-300PT có sử dụng radar quan sát 36D6, radar kiểm soát bắn 30N6 và các bệ phóng 5P85-1, ngoài ra cũng có radar quan sát tầm thấp 76N6. Hệ thống được cải tiến đáng kể với việc sử dụng radar mạng pha và có khả năng tác chiến với nhiều mục tiêu trên cùng một hệ thống kiểm soát bắn. Tuy nhiên, hệ thống này phải mất hơn một giờ để sẵn sàng khai hoả, và phương pháp phóng nóng thẳng nên bệ phóng rất nhanh bị hư hỏng. Những biến thể của S-300P như S-300PT-1 và S-300PT-1A với tên lửa 5V55KD phóng lạnh và giảm thời gian triển khai xuống còn 30 phút. Hệ thống S-300PMU-2. S-300PMU-1 (SA-20) là biến thể của S-300PMU được giới thiệu vào năm 1999, có thể tích hợp được trên tàu hải quân, hoặc tác chiến độc lập. Nó có khả năng tiêu diệt máy bay, tên lửa hành trình chiến lược, tên lửa chiến thuật hiện đại và các mục tiêu trên không với tốc độ lên đến 2.800m/giây so với 2.200m/giây của Patriot. Hiện S-300PMU-1 đang được biên chế trong lực lượng phòng không Việt Nam. S-300PMU-1 sử dụng hệ thống chỉ huy và điều khiển 83M6E được tích hợp radar quan sát và phát hiện 64N6E, radar kiểm soát phóng, điểm hỏa và dẫn hướng 30N6E1. Tên lửa 48N6E được bố trí trong thùng hình trụ có tốc độ Mach 6 và tốc độ tiếp cận mục tiêu tối đa lên đến Mach 8.5, có trần bắn tối đa 27 km và tầm bắn 5-150 km, xa hơn 1,5 lần so với Patriot, 1,2 với Hồng Kỳ 9 của Trung Quốc. Ngoài ra, S-300PMU-1 có thể sử dụng tên lửa mới 9M96E1 và 9M96E2 có đầu đạn chỉ nặng 24 kg, nhưng khả năng tiêu diệt mục tiêu tốt hơn rất nhiều. |
Thứ Ba, 20 tháng 9, 2011
>> Đạn S-300 hết hạn được dùng làm bia tập bắn
Các quả tên lửa đã hết hạn sẽ đóng vai các máy bay và tên lửa hiện đại nhất của NATO, điều đó cho thấy Nga vẫn coi NATO là đối tượng tác chiến. Hệ thống mục tiêu (bia) mới Favourite M sẽ được tạo ra trên cơ sở một trong những biến thể đầu tiên của tổ hợp tên lửa phòng không S–300PS. Đạn tên lửa 5V55 (của hệ thống S-300) đã bị loại khỏi trang bị sẽ được dùng làm mục tiêu tập bắn. Giới quân sự đã "bắn một phát trúng hai mục tiêu": vừa huỷ các tên lửa cũ và vừa huấn luyện cho các chiến sĩ phòng không bắn hạ các máy bay và tên lửa Mỹ hiện đại. Tên lửa của tổ hợp S–300 có tốc độ đến 2km/giây – không có máy bay hoặc tên lửa có cánh nào có tốc độ nhanh như vậy. Và nếu các chiến sĩ phòng không có thể bắn hạ tên lửa này, thì họ đảm bảo sẽ bắn hạ những tên lửa và máy bay bay “chậm hơn” của đối phương. Nguyên Tham mưu trưởng binh chủng tên lửa chiến lược Viktor Esin cho rằng việc chuyển đổi các tên lửa S– 300 cũ thành mục tiêu tập bắn là bước đi hợp lý của quân đội. Esin nhận định: “Làm như vậy có ích hơn thanh lý bình thường. Tính năng của tên lửa cho phép tạo ra mục tiêu (bia) hạng nhất, cho dù tên lửa đã được sản xuất từ lâu và đã hết hạn đảm bảo”. Theo ông này, việc dùng S–300 làm mục tiêu chỉ có thể thực hiện sau khi đã đưa S–400 vào sản xuất hàng loạt. Esin nói rõ hơn: “Nên giữ lại trong trang bị các hệ thống S–300PM hiện đại hơn và sản xuất S–400, còn các tổ hợp cũ thì chuyển làm mục tiêu”. Việc đem đạn tên lửa S-300 làm mục tiêu tập bắn giúp Nga bớt khoản kinh phí không nhỏ để hủy đạn hết hạn. Bộ Quốc phòng Nga tiết lộ với Izvestia, quá trình chuyển đổi chính bao gồm: Loại bỏ đầu đạn và thay vào đó máy phát nhiễu. Ngoài ra chương trình mô phỏng cuộc tấn công của tên lửa sẽ được đưa vào hệ thống điều khiển của tổ hợp tên lửa. Đáng lưu ý là tên lửa của các tổ hợp S–300 cũ vẫn điều khiển được, điều này hết sức quan trọng đối với mục tiêu, vì nó phải mô phỏng hoạt động của các loại tên lửa khác nhau. Tuy nhiên các chuyên gia vẫn lo ngại không rõ S–300 có khả năng mô phỏng loại vũ khí ghê gớm nhất hiện nay như tên lửa đạn đạo chiến thuật hay không. Một cựu sĩ quan tên lửa, Thiếu tướng Vladimir Dvorkin giải thích với Izvestia là S–300 không đủ khả năng mô phỏng hoạt động của tên lửa đạn đạo chiến thuật Mỹ ATACMS – tương tự như Iskander. “Mô phỏng quỹ đạo của tên lửa đạn đạo là hết sức phức tạp, tôi không hình dung nổi S–300 sẽ đáp ứng yêu cầu này như thế nào”, ông Dvorkin nói. Trong khi đó biên tập viên trang mạng Tin tức phòng không Said Aminov khẳng định tốc độ và độ cao của tên lửa 5V55 hoàn toàn đủ để mô phỏng tên lửa đạn đạo. Aminov nói: “Tên lửa ATACMS có tốc độ 1,5km/giây, còn 5V55–2 km/giây. Vì vậy tên lửa Nga hoàn toàn có thể mô phỏng được tên lửa Mỹ”. Hiện Quân chủng Không quân (trong đó có bộ đội phòng không) Nga có hơn 100 tổ hợp S–300 trực chiến, trong đó 70% là biến thể S–300PS, số còn lại 30% thuộc biến thể S–300PM có tầm bắn đến 200Km do đã được cải tiến. S–300PM được sản xuất trong thời gian 1982–1993 thực tế đã hết niên hạn (thời hạn đảm bảo của loại tên lửa này là 25 năm) và trong 10–12 năm tới sẽ được thay bằng S–400. |
Nhãn:
S-300,
Tên lửa Nga,
Tên lửa phòng không
Chủ Nhật, 21 tháng 8, 2011
>> Tổ hợp tên lửa phòng không Tracked Rapier của Anh
Tổ hợp tên lửa phòng không tự hành bánh xích Tracked Rapier (TRLV - Tracked Rapier Launch Vehicle) ban đầu được chế tạo bởi công ty Matra BAe Dynamics theo đơn đặt hàng của quân đội Iran.
Nhưng năm 1979, Chính phủ mới của Iran đã hủy bỏ đơn đặt hàng này. Chính vì vậy, dựa trên các kết quả đánh giá thử nghiệm Bộ Tư lệnh Quân đội Anh đã thông qua quyết định mua 50 tổ hợp Tracked Rapier. Việc chuyển giao lô hàng đầu tiên được thực hiện năm 1983. Xe cơ sở của Tracked Rapier là xe vận tải cải tiến bánh xích M548 do Mỹ sản xuất. Xe được trang bị cabin bọc thép đủ cho 3 người ngồi. Ở phía đuôi xe bố trí khối ống phóng gồm 8 tên lửa phòng không có điều khiển Rapier (mỗi bên 4 tên lửa). Ngoài ra, xe còn được bố trí trạm radar phát hiện và theo dõi mục tiêu với cự ly hoạt động 11,5km, thiết bị tính toán, thiết bị nhận biết “địch - ta”. Ngay phía trước thân xe bố trí 2 khối gồm 6 súng phóng lựu đạn khói, phía sau bố trí 2 khối, mỗi khối gồm 4 lựu đạn khói. Điều này cho phép khi cần có thể tạo các màn khói ngụy trang dày đặc bảo vệ xe. Tracked Rapier là một trong những tổ hợp tên lửa phòng không tự hành hiện đại nhất một thời của Anh Tên lửa phòng không có điều khiển Rapier được đồng nhất tuyệt đối với các tên lửa được sử dụng trong tổ hợp tên lửa phòng không kéo, có khả năng tiêu diệt hiệu quả các mục tiêu ở cự ly từ 0,5 – 7km, độ cao từ 227m – 6.858m. Anten của hệ thống chỉ huy dẫn hướng được lắp đặt trên giá, có thể nâng lên cabin. Điều này cho phép tiến hành bắn vòng tròn (mẫu thử nghiệm đầu tiên dải bắn bị hạn chế). Tất cả các thiết bị của hệ thống tên lửa phòng không tự hành đều được bọc thép. Xe được trang bị động cơ 6 xi lanh 6V53 do công ty Detroit Diezel sản xuất. Khi quay 2.800 vòng/ phút, động cơ có thể tăng công suất 154kW, điều này cho phép xe có thể cơ động trên đường gồ gề với tốc độ 48km/h. Tracked Rapier có khả năng cơ động nhanh và dễ dàng vượt qua các chướng ngại vật dưới nước Tổ hợp Tracked Rapier có thể lội nước và vượt qua các chướng ngại vật dưới nước. Dưới địa hình lội nước, xe có thể tăng tốc đến 5,6km/h. Cabin của tổ hợp được trang bị thiết bị quan sát đặt trên nóc, các phương tiện liên lạc, nhưng không có hệ thống bảo vệ trước các vụ tấn công bằng vũ khí hủy diệt hàng loạt. Tuy nhiên, kíp chiến đấu có thể thực hiện các nhiệm vụ tác chiến khi mặc các tổ hợp bảo vệ hóa học cá nhân. Cabin bọc thép có thể bảo vệ kíp chiến đấu trước các mảnh đạn văng và đầu đạn. Theo cách bố trí, lái xe ngồi bên trái, chỉ huy ngồi giữa và trắc thủ ngồi bên phải. Khi cần, lái xe và chỉ huy có thể sử dụng thiết bị quan sát đêm và thiết bị cứu hỏa. ... và được trang bị các hệ thống hiện đại và có độ bền cao Trong thành phần của tổ hợp Tracked Rapier còn có thể gồm trạm radar Blindfire với chức năng theo dõi các mục tiêu trên không và dẫn hướng tên lửa. Radar này được lắp đặt trên cơ sở xe bọc thép chở quân M113. Trên thùng xe có 4 tên lửa phòng không có điều khiển đặt trong khí tài chuyên dụng. Mệnh lệnh chỉ huy và liên lạc được truyền đến thiết bị phóng theo cáp chuẩn. Radar có thể sử dụng trong điều kiện quan sát kém, thậm chí trong đêm tối. Thời gian triển khai vào vị trí chiến đấu chỉ mất 30 phút. Trong quá trình chiến đấu, xe yểm trợ M548 được trang bị 20 tên lửa phòng không có điều khiển sẽ hộ tống tổ hợp Tracked Rapier. Xe yểm trợ kỹ thuật FAST (Forward Area Support Team) bảo đảm cung cấp các thiết bị và phụ tùng. Tổ hợp tên lửa phòng không tự hành Tracked Rapier khai hỏa Cho đến nay, tổ hợp đã nhiều lần được cải tiến nhằm mục đích bảo đảm khả năng tác chiến trong mọi điều kiện thời tiết ban ngày cũng như ban đêm. Phiên bản Tracked Rapier được trang bị thiết bị quan sát nhiệt dùng để phát hiện và theo dõi mục tiêu có tên gọi là SP Mk.1B. Việc cung cấp các tổ hợp tên lửa phòng không SP Mk.1B cho các lực lượng vũ trang Anh được tiến hành từ năm 1993. Tổ hợp Tracked Rapier của phiên bản SP Mk.1B được trang bị hệ thống phát hiện cải tiến TOTE (Tracked Optical Thermally Enhanced), có thể được sử dụng trong bất kỳ thời gian nào, ban ngày cũng như ban đêm. Hệ thống phát hiện cải tiến TOTE gồm thiết bị quan sát nhiệt với cự ly hoạt động đến 10km, thiết bị điện tử bổ trợ và hệ thống làm mát. Xem tổ hợp Tracked Rapier tiêu diệt máy bay ở 2 chế độ (tự động và điều khiển bằng tay): |
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)
Chuyên mục Quân Sự
Hải quân Trung Quốc
(263)
Hải quân Mỹ
(174)
Hải quân Việt Nam
(171)
Hải quân Nga
(113)
Không quân Mỹ
(94)
Phân tích quân sự
(91)
Không quân Nga
(83)
Hải quân Ấn Độ
(54)
Không quân Trung Quốc
(53)
Xung đột biển Đông
(50)
Không quân Việt Nam
(44)
tàu ngầm
(42)
Hải quân Nhật
(33)
Không quân Ấn Độ
(16)
Tàu ngầm hạt nhân
(15)
Hải quân Singapore
(12)
Xung đột Iran - Israel
(12)
Không quân Đài Loan
(9)
Siêu tên lửa
(8)
Quy tắc ứng xử ở Biển Đông
(7)
Tranh chấp biển Đông
(7)
Xung đột Trung - Mỹ
(4)
Xung đột Việt-Trung
(2)