Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: Máy bay AWACS KJ-2000

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Hiển thị các bài đăng có nhãn Máy bay AWACS KJ-2000. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Máy bay AWACS KJ-2000. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Sáu, 10 tháng 8, 2012

>> Nhờ có KJ-2000 quân đội TQ sẽ chuyển hướng sang tác chiến tấn công?

Máy bay cảnh báo sớm KJ-2000 có khả năng tích hợp sức mạnh tác chiến, giúp PLA xây dựng khả năng tác chiến hệ thống, mang tính tấn công.

>> Tìm hiểu 'Thần biển' P-8A Poseidon của Hải quân Mỹ

http://nghiadx.blogspot.com
Máy bay cảnh báo sớm KJ-2000 cất cánh tập luyện.

Tờ “Thanh niên Trung Quốc” gần đây có bài viết cho rằng, máy bay cảnh báo sớm KJ-2000 do Trung Quốc tự nghiên cứu phát triển, bắt đầu xuất hiện tại Lễ duyệt binh năm 2009, luôn thu hút sự quan tâm rất lớn của dư luận bên ngoài.

Sự quan tâm này không chỉ về tính năng kỹ chiến thuật của nó, so sánh với máy bay cảnh báo sớm cùng loại của các nước Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ và Israel, mà còn quan tâm đến vị trí, vai trò của nó trong Không quân Trung Quốc cũng như hiệu quả thực tế của nó.

Ngày 10/3/2010, tờ báo quân đội “Giải phóng quân” Trung Quốc cũng có bản tin ngắn về máy bay cảnh báo sớm KJ-2000, cho rằng loại máy bay này đã tăng cường rất lớn khả năng tác chiến hệ thống của Quân đội Trung Quốc.

Thăm dò cảnh báo sớm từ “mặt đất” đến “bầu trời”

Trung Quốc chế tạo thành công và đưa vào sử dụng máy bay cảnh báo sớm KJ-2000 không chỉ đưa Trung Quốc bước lên con đường tự chủ hóa thể chế, tích hợp hóa thiết bị, đa dạng hóa công năng về công nghệ, mà còn bước lên con đường từ “lấy trên bộ làm chính” đến “kết hợp trên bộ-trên không” về cảnh báo sớm phòng không.

Điều này có ý nghĩa cột mốc thúc đẩy sự Không quân Trung Quốc chuyển đổi từ “phòng không lãnh thổ” sang “tấn công và phòng thủ đầy đủ”. - báo chí Trung Quốc tuyên truyền.

Theo báo Trung Quốc, chức năng cơ bản của KJ-2000 là cảnh báo sớm trên không. KJ-2000 trang bị radar quét mảng pha điện tử Type H/LJG-346 SAPAR do Viện 14 tại Nam Kinh phát triển; sử dụng ăng-ten hình đĩa kiểu cố định.

Radar này có thể tiến hành bám theo mục tiêu liên tục với tốc độ nhanh và tỷ lệ chính xác cao, có thể đo vẽ bản đồ.


http://nghiadx.blogspot.com
Máy bay cảnh báo sớm cỡ lớn KJ-2000 do Trung Quốc tự sản xuất.

Hơn nữa, radar của KJ-2000 có công suất mạnh, đường kính ăng-ten lớn, sử dụng máy tính tốc độ cao và công nghệ giảm tiếng ồn chuyên dụng, diện dò mục tiêu của nó có thể đạt 3600, có thể bám theo, dò tìm hàng trăm mục tiêu trên không, trên mặt đất, trên biển, dẫn đường cho hàng chục nhóm mục tiêu, khoảng cách dò tìm, độ phân giải có thể đứng vị trí dẫn đầu thế giới.

Lấy radar quét cơ giới của máy bay cảnh báo sớm E-3 làm ví dụ, ăng-ten của nó chuyển 5-6 vòng/phút, chu kỳ quét một mục tiêu khoảng 10s, xác định một mục tiêu và lập ra đường theo dõi mất 3-6 lần quét, mất 30-60s.

Trong khi đó, KJ-2000 chỉ cần vài giây, tỷ lệ thay thế số liệu tình hình trên không tương ứng vượt xa máy bay cảnh báo sớm E-3.

Do máy bay cảnh báo sớm áp dụng linh kiện chính cố định, kết cấu trang bị đơn giản mà thực dụng, hoạt động có độ tin cậy tương đối cao.

Trong ứng dụng tác chiến, hiệp đồng hoạt động với radar mặt đất tầm xa, tầm trung và tầm gần, cùng tạo nên mạng lưới cảnh báo sớm phòng không nhất thể hóa (ba chiều), bổ sung có hiệu quả cho những điểm mù dò tìm khoảng cách xa, tầng trời thấp và siêu thấp, giúp cho Không quân Trung Quốc từ mạng lưới trinh sát, cảnh báo sớm tĩnh trên bộ trước đây, đã chuyển sang mạng lưới trinh sát, cảnh báo sớm kết hợp trên không-trên bộ, kết hợp cả trạng thái tĩnh và động, đã mở rộng không gian cảnh báo sớm chiến lược, đã kéo dài thời gian cảnh báo sớm chiến lược.

Tác chiến chỉ huy từ “mặt phẳng” đến “ba chiều” - báo quân sự TQ tuyên truyền

Việc nghiên cứu chế tạo thành công và đưa vào sử dụng KJ-2000 không những giúp Trung Quốc khắc phục lỗ hổng về dò tìm cảnh báo sớm trên không trong chức năng hệ thống vũ khí trang bị, hơn nữa đã thực hiện bước nhảy từ “mặt phẳng” đến “ba chiều” về chỉ huy tác chiến phòng không.

Điều này có ý nghĩa “vạch thời đại” đối với phòng không từ “dựa trên lãnh thổ” (trong biên giới) chuyển sang “dựa trên ngoài lãnh thổ”.

http://nghiadx.blogspot.com

Nhiệm vụ tác chiến chủ yếu của KJ-2000 chính là chỉ huy trên không. Là một trang bị chỉ huy cơ động trên không, KJ-2000 có thể nắm toàn diện tình hình trên không trong phạm vi tương đối lớn, tiến hành theo dõi chiến trường, tổng hợp, xử lý, phân tích, phán đoán các loại thông tin, kịp thời cung cấp phán đoán tình hình cho chỉ huy các cấp và các lực lượng tác chiến, đồng thời chịu trách nhiệm dẫn đường cho lực lượng tác chiến đến vị trí chiến thuật có lợi, nhằm tạo điều kiện phát hiện địch trước, tấn công địch trước.

Đặc biệt là trong tác chiến đường không tầm trung và xa, thông báo tình hình theo thời gian thực và dẫn đường chỉ huy chính xác của máy bay cảnh báo sớm có vai trò quan trọng giúp lực lượng tác chiến kịp thời phát hiện mục tiêu, liên tục bám theo mục tiêu, cơ động chiến thuật chính xác, tập trung ưu thế hỏa lực.

Hệ thống trinh sát điện tử của KJ-2000 có thể dò tìm nguồn bức xạ điện tử ngoài khoảng cách dò tìm của radar dò tìm cảnh báo sớm, chặn được mục tiêu từ xa, thông qua đo đạc nhanh chóng, xử lý và so sánh các thông số về mục tiêu, nâng cao tỷ lệ chặn được mục tiêu trong điều kiện môi trường điện từ phức tạp.

Radar dò tìm cảnh báo sớm có thể dùng các phương thức làm việc khác nhau, có được các thông tin như phương vị, khoảng cách, độ cao và tốc độ của mục tiêu theo thời gian thực, tạo được sự theo dõi liên tục đối với các mục tiêu có tính chất khác nhau, loạt khác nhau.

Sau khi hệ thống tiến hành nhận biết địch-ta đối với mục tiêu, tiếp tục do hệ thống xử lý tin tức tiến hành xử lý, phân tích và tổng hợp các thông tin về mục tiêu. Thông tin được tổng hợp vừa có thể trực tiếp hiển thị ở đài kiểm soát chỉ huy của máy bay cảnh báo sớm, vừa có thể thông qua liên kết dữ liệu, dùng các cách thức như âm thanh, video, văn bản hoặc các hình thức như bản đồ tình hình tác chiến, chỉ lệnh tác chiến, phân phát cho các đài chỉ huy trên không, trên bộ hoặc trên biển, tiến hành chỉ huy, dẫn đường cho lực lượng tác chiến lục, hải, không quân tiến hành tấn công đối phương.

http://nghiadx.blogspot.com

Đồng thời, khi hệ thống thông tin bị gây nhiễu phá hoại hoặc khoảng cách thông tin đến một đơn vị tác chiến vượt phạm vi tác dụng tốt đa, thiết bị thông tin của máy bay cảnh báo sớm KJ-2000 còn có thể thực hiện truyền tin trên không, để duy trì kết nối thông tin giữa chỉ huy và vũ khí. Như vậy, tác chiến phòng không có thể thực hiện được “phòng” thì có chuẩn bị trước, “công” thì trực tiếp hướng vào bộ phận quan trọng.

Khi phân tích về ảnh hưởng của KJ-2000 đối với tác chiến phòng không của Trung Quốc, một quan chức cấp cao của Không quân Mỹ cho rằng, hệ thống vũ khí trang bị của Trung Quốc đã được lấp một lỗ hổng, đem lại sự thay đổi vạch thời đại cho chỉ huy tác chiến phòng không của Trung Quốc.

Bởi vì, mặc dù chỉ trang bị 4 máy bay cảnh báo sớm KJ-2000, trong một cuộc chiến tranh cục bộ, Trung Quốc cũng có khả năng cảnh báo sớm phòng không và tác chiến chỉ huy trên toàn bộ lãnh thổ 24/24 giờ.

Theo đó, Trung Quốc có thể từ bỏ sự chỉ đạo tác chiến “dụ địch thâm nhập” được thực hiện phổ biến trước đây, chuyển sang thực hiện tác chiến ở thế tấn công. Cùng với quy mô trang bị tiếp tục mở rộng, tính năng kỹ chiến thuật tiếp tục nâng cao, kinh nghiệm sử dụng tiếp tục phong phú, quy trình tác chiến tiếp tục được tối ưu hóa, các lực lượng tiếp tục được phối hợp nhịp nhàng, không chỉ không gian tác chiến trên thế tấn công của Trung Quốc sẽ tiếp tục mở rộng ra ngoài lãnh thổ, khả năng tác chiến thế tấn công tương ứng cũng sẽ tiếp tục phát triển theo hướng nhất thể hóa (ba chiều).

http://nghiadx.blogspot.com

Hệ thống lực lượng từ “phân tán” đến “dung hợp”

Việc nghiên cứu chế tạo thành công và triển khai sử dụng KJ-2000 không chỉ giúp cho Trung Quốc đã tăng thêm yếu tố mới vào cấu thành sức mạnh quân sự, mà còn đã thực hiện bước nhảy từ “phân tán” đến “dung hợp” trong hệ thống lực lượng.

Điều này có ý nghĩa mang tính thúc đẩy đối với việc đẩy nhanh hình thành khả năng tác chiến hệ thống dựa trên hệ thống thông tin.

KJ-2000 tích hợp trinh sát cảnh báo sớm, dẫn đường thông tin, tập hợp thông tin tình báo, chỉ huy kiểm soát thành một thể thống nhất, là nút hệ thống thông tin và đầu mối trọng yếu của chiến trường trên không, không chỉ có chức năng dò tìm cảnh báo sớm, chỉ huy kiểm soát, mà còn có nhiều chức năng tích hợp sức mạnh tác chiến.

Liên kết dữ liệu thông dụng được nó trang bị vừa có thể truyền các thông tin dò tìm, định vị, nhận biết, bám theo mục tiêu theo thời gian thực cho các bộ phận chỉ huy và vũ khí, vừa có thể thu nhận thông tin có liên quan các bộ phận chỉ huy và vũ khí trong hệ thống thông tin chiến trường, dựa vào nhu cầu của người sử dụng, sinh ra thông tin với cách thức mới, hình thức mới và nội dung mới, truyền tới người sử dụng riêng.

Sự kết nối và chia sẻ thông tin theo hình sợi (tia) này đã mở ra con đường công nghệ cho việc tích hợp sức mạnh tác chiến kiểu phân tán với các chiều hướng khác nhau vào một hệ thống tác chiến nhất thể hóa.

Chẳng hạn, KJ-2000 có thể đem thông tin nhiều loạt mục tiêu có vị trí khác nhau, độ cao khác nhau, khoảng cách khác nhau phân phán cho các phương tiện tác chiến của lục, hải, không quân ở khu vực khác nhau, không phận khác nhau, độ cao khác nhau và loại hình khác nhau, làm cho nó dựa vào chỉ thị của máy bay cảnh báo sớm, thực hiện tấn công chính xác, thực hiện được tích hợp hỏa lực, tích hợp hệ thống sức mạnh.

Trên thực tế, bất cứ quân đội nước nào trên thế giới, gồm cả Trung Quốc, từ nghiên cứu chế tạo, mua sắm, trang bị đến sử dụng thực tế máy bay cảnh báo sớm, đều sẽ xem xét dùng máy bay cảnh báo sớm để thúc đẩy sự tích hợp của toàn bộ hệ thống tác chiến, đồng thời theo đó thúc đẩy xây dựng mạng thông tin và liên kết dữ liệu, nâng cấp tổ chức chỉ huy, cải tạo vũ khí, thay đổi phương thức huấn luyện, đổi mới hình thức tác chiến.

Trong chiến dịch không kích Libya do Pháp dẫn đầu năm 2011, dưới sự quản lý và điều khiển thống nhất của máy bay cảnh báo sớm, về cơ bản đã hợp nhất được các loại vũ khí trang bị của các nước thành một chỉnh thể.

Điều này cho thấy, sở hữu KJ-2000 có chức năng tương tự, cũng có thể đóng vai trò thúc đẩy đối với việc tích hợp sức mạnh cho Quân đội Trung Quốc, đồng thời thông qua đó, kết nối các điểm biệt lập trên chiến trường truyền thống thành các nút của hệ thống.

Mà các nút hệ thống này có các loại “con mắt” giúp nó nhìn, các loại “tai” giúp nó nghe, các loại “não” giúp nó tính toán, các loại “tay” giúp nó làm, khả năng tác chiến của nó sẽ tăng lên gấp bội. Đây là ý nghĩa của sự tích hợp, tăng lên gấp bội khả năng tác chiến cho Quân đội.

Bức xạ cao, cơ động thấp tồn tại rủi ro dễ bị tấn công

Giống với máy bay cảnh báo sớm khác, KJ-2000 mặc dù áp dụng các biện pháp triển khai phía sau, yểm trợ kèm theo, nhưng về khách quan, cũng tồn tại rủi ro dễ bị tấn công. Nếu ngoại hình cơ thể lớn, thì cường độ bức xạ của radar trên máy bay sẽ cao.

Đồng thời, loại máy bay cảnh báo sớm này thường hoạt động ở độ cao tương đối cố định là 7.000-10.000 m, dễ bị phát hiện. cộng với tốc độ tuần tra chậm, tính cơ động nhỏ, không có vũ khí mang tính tấn công, khả năng phòng thủ tương đối yếu.

Nó không chỉ dễ bị đối phương dò được và gây nhiễu, mà còn dễ bị tên lửa chống bức xạ tấn công, đặc biệt là sự tấn công của tên lửa siêu thanh đang được cạnh tranh phát triển hiện nay.

http://nghiadx.blogspot.com

Ngoài ra, giống như khi Mỹ tập kích đường không Iraq năm 1991, nhà thầu Pháp đã cung cấp cho Mỹ về chi tiết kỹ thuật mạng phòng không của Iraq, cũng được cho là rủi ro trong nghiên cứu phát triển, sử dụng máy bay cảnh báo sớm.

Bởi vì, đối thủ tiềm tàng một khi lắp “cửa sau” trong hệ thống thông tin của máy bay cảnh báo sớm, hoặc thông qua đồng minh của họ dò được chi tiết công nghệ liên quan, khi cần thiết, họ sẽ thông qua “cửa sau” tiến hành phá hoại đối với máy bay cảnh báo sớm.

Cựu Tư lệnh Không quân Nga Yakovlev có một câu nói nổi tiếng: Muốn làm chủ nhân của bầu trời, bạn không chỉ cần sở hữu nhiều kiếm sắc, càng cần phải có tai mắt xa hơn. Ở đây, “kiếm sắc” là máy bay tác chiến, “tai mắt” là máy bay cảnh báo sớm.

Đạo lý chỉ có “tai thính mắt tinh” mới có thể “tay chân linh hoạt” này không phải là chỉ có tướng lĩnh Nga mới hiểu rõ. Ngay từ thập niên 1960, Trung Quốc đã nghiên cứu chế tạo thành công máy bay cảnh báo sớm KJ-1, nhưng do nhiều nguyên nhân, cuối thập niên 1970 loại máy bay này đã chấm dứt phát triển.

Cuối thập niên 1990, Trung Quốc cùng với Nga, Israel đã hợp tác nghiên cứu chế tạo ra một loại máy bay cảnh báo sớm khác, nhưng do sự can thiệp nước khác, năm 2000 buộc phải chấm dứt. Như vậy, “chủ nghĩa bá quyền” hoàn toàn không muốn nước khác (Trung Quốc) “tai thính mắt tinh”.

http://nghiadx.blogspot.com

http://nghiadx.blogspot.com

Trên cơ sở đó, Trung Quốc mới tập trung tự nghiên cứu phát triển máy bay cảnh báo sớm KJ-2000. Báo Trung Quốc khoe khoang rằng, hững năm gần đây, ứng dụng thực tế của lực lượng tác chiến đã chứng minh, KJ-2000 không chỉ sánh ngang với máy bay cảnh báo sớm hiện có của các nước khác về tính tiên tiến của công nghệ, mà còn thúc đẩy chuyển đổi chiến lược và gia tăng gấp bội khả năng tác chiến cho Không quân Trung Quốc.

Việc cải tiến và ứng dụng thực tế trong tương lai sẽ tiếp tục khẳng định vị thế độc lập tự chủ, tự lực cánh sinh phát triển vũ khí trang bị của Trung Quốc, đồng thời thúc đẩy tích hợp hệ thống nâng cao khả năng tác chiến cho Quân đội Trung Quốc.

(Nguồn :: Báo Giáo Dục VN)

Thứ Tư, 3 tháng 8, 2011

>> Hồ sơ cụm tàu sân bay chiến đấu Trung Quốc (kỳ 3)



Trong biên chế hoạt động một nhóm tác chiến tàu sân bay, không thể thiếu vai trò của trinh sát, tác chiến điện tử và công tác hậu cần.

Trinh sát và tác chiến điện tử

Trong bối cảnh bùng nỗ của khoa học công nghệ, tác chiến công nghệ cao đang trở thành một phương hướng chủ đạo của chiến tranh hiện đại. Ưu thế luôn nghiêng về bên nào sở hữu được nhiều công nghệ cao hơn.

Ngày nay, vũ khí công nghệ cao luôn được các cường quốc sử dụng làm đòn đánh đầu tiên trong tác chiến hiện đại, để phát huy tối đa năng lực của vũ khí. Trong đó, bộ phận tác chiến điện tử có một vai trò cực kỳ quan trọng và luôn là lực lượng đi tiên phong.


http://nghiadx.blogspot.com
Cụm tác chiến tàu sân bay Trung Quốc thiếu vai trò của một máy bay tác chiến điện tử chuyên dụng như E/A-18G của Hải quân Mỹ.

Khi bộ phận tác chiến điện tử "ra đòn" có thể làm “mù” các hệ thống trinh sát điện tử của đối phương, vừa tăng cường năng lực phòng thủ, phát hiện, ngăn chặn sớm sự xuất hiện, cũng như chống trả những đòn phản công điện tử của đối phương. Làm suy yếu và mất tính chính xác của các hệ thống vũ khí có dẫn đường của đối phương.

Trong biên chế nhóm tác chiến tàu sân bay của Mỹ luôn có một phi đội chuyên đảm đương nhiệm vụ trinh sát và tác chiến điện tử, bao gồm các máy bay trinh sát P-3C Orion, máy bay chỉ huy và cảnh báo sớm AEW&C E-2C/D Harkeyes, máy bay tác chiến điện tử E/A-6B và E/A-18G.

http://nghiadx.blogspot.com
Việc không thể triển khai hoạt động máy bay AWACS KJ-2000 là một bất lợi lớn của tàu sân bay Thi Lang và cụm tác chiến của nó.


Cụm tàu sân bay chiến đấu tương lai của Trung Quốc sẽ không nằm ngoài ngoại lệ này. Do đó, Trung Quốc cũng đã có những bước chuẩn bị tích cực cho việc xây dựng và hình thành lực lượng trinh sát và tác chiến điện tử.

Điển hình là Trung Quốc đã phát triển thành công máy bay chỉ huy và cảnh báo trên không KJ-2000. Đây là loại máy bay AWACS được phát triển trên cở sở bộ khung của máy bay vận tải IL-76 của Nga.

Ngày 7/6/2006, một chiếc KJ-2000 đã bị rơi trong khi đang thử nghiệm làm toàn bộ phi hành đoàn 40 người thiệt mạng, vụ tại nạn này đã làm gián đoạn nỗ lực xây dựng lực lượng AWACS của Trung Quốc.

Hiện tại, Trung Quốc gặp phải nhiều khó khăn trong việc xây dựng năng lực trinh sát và tác chiến điện tử cho cụm tác chiến tàu sân bay tương lai.

Trung Quốc chưa có máy bay nào được thiết kế cho nhiệm vụ tác chiến điện tử chuyên dụng như E/A-6B hay E/A-18G của Hải quân Mỹ và thiếu máy bay trinh sát điện tử chuyên dụng như P-3C Orion của Mỹ.

Một khó khăn nữa là tàu sân bay đang được cải tạo Thi Lang với đường băng kiểu nhảy cầu không cho phép triển khai hoạt động các máy bay cánh cố định tải trọng lớn.

Do đó, tàu sân bay này không có khả năng triển khai hoạt động các máy bay trinh sát, chỉ huy và cảnh báo trên không như Y-8X hay KJ-2000.

Để bù lại khuyết điểm này, Trung Quốc đã phát triển một trực thăng đảm đương nhiệm vụ chỉ huy và cảnh báo sớm trên không cho tàu sân bay Thi Lang là Z-8AEW, tương tự như trực thăng Ka-31 của Nga.

Tuy nhiên sự hạn chế về trần bay, tầm bay năng lực của radar so với các máy bay AEW&C cánh cố định là điều không phải bàn cãi. Loại trực thăng này phát huy vai trò cảnh báo sớm đường biển và dẫn đường cho tên lửa chống hạm hiệu quả hơn là cảnh báo sớm và chỉ huy tác chiến đường không. Như vậy, trong tương lai gần, cụm tàu sân bay chiến đấu của Trung Quốc sẽ đối mặt với vấn đề vừa thiếu, vừa yếu về năng lực trinh sát và tác chiến điện tử.

Trong bối cảnh tại châu Á xuất hiện ngày càng nhiều hệ thống tên lửa chống hạm hiện đại của Nga và một số nước khác, nếu không có một hệ thống tác chiến điện tử đủ mạnh. Cụm tác chiến tàu sân bay tương lai của Trung Quốc sẽ gặp nhiều bất lợi nếu có một cuộc đụng độ xảy ra.

Dịch vụ hậu cần

Để đảm đương công tác hậu cần phục vụ nhu yếu phẩm, tiếp tế nhiên liệu, vũ khí đạn được cho cụm tác chiến tàu sân bay này là một vấn đề hoàn toàn không đơn giản. Đặc biệt, trong trường hợp tác chiến xa bờ ở những nơi không có các căn cứ thường trực.

Tuy nhiên có vẻ đây không phải là vấn đề quá lớn, công nghiệp hàng hải Trung Quốc đủ khả năng để phát triển một đội tàu hậu cần hùng hậu cho cụm tác chiến này. Nhưng có một khó khăn khác, hiện nay Trung Quốc gần như không có căn cứ hoặc cơ sở hải quân nào ở nước ngoài.

Nếu nhìn vào những vấn đề hiện tại của tàu sân bay Thi Lang, cụm tàu sân bay chiến đấu tương lai của Trung Quốc chỉ có thể "lởn vởn" ở các vùng biển gần Trung Quốc. Chừng nào vấn đề động cơ cho tàu sân bay Thi Lang chưa được giải quyết, con tàu này sẽ khó lòng mà thực hiện được những chuyến công du xa bờ.

Tóm lại với 3 trở ngại lớn đang gặp phải về hệ thống động lực cho tàu sân bay, tiêm kích trên hạm, năng lực trinh sát và tác chiến điện tử, cụm tàu sân bay chiến đấu tương lai của Trung Quốc còn quá nhiều điểm yếu cần phải khắc phục.

Chẳng vậy mà Tham mưu trưởng liên quân Mỹ, Đô đốc Mike Mullen tỏ ý nghi ngờ khả năng triển khai hoạt động một cách hiệu quả của tàu sân bay Thi Lang cùng với cụm tác chiến của nó.

Tuy rằng, cụm chiến đấu tàu sân bay của Trung Quốc chỉ yếu khi đem so sánh với cụm chiến đấu tàu sân bay của Hải quân Mỹ.



[BDV news]


Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang