Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: công nghệ

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Hiển thị các bài đăng có nhãn công nghệ. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn công nghệ. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Tư, 27 tháng 4, 2011

>> Việt Nam thử nghiệm kính ngắm MS



MS là kính ngắm quang học đa năng do Việt Nam phát triển giúp nâng cao tốc độ, độ chính xác khi bắn.

Kính ngắm quang học đa năng MS là đề tài khoa học cấp bộ, do Bộ môn Khí tài quang học (Khoa Vũ khí, Học viện Kỹ thuật Quân sự) triển khai thực hiện từ năm 2007. Đề tài đang trong giai đoạn áp dụng thử nghiệm.

Kính ngắm quang học đa năng MS dùng cho súng tiểu liên AK báng gập, nhằm nâng cao tốc độ (nhờ lấy đường ngắm nhanh) và độ chính xác khi bắn, rất thích hợp khi được trang bị cho lực lượng đặc nhiệm, chống khủng bố…

MS là loại kính ngắm có thể sử dụng cả khi bắn găm, bắn gần và bắn các mục tiêu ở cự ly xa, nhờ sử dụng dấu ngắm màu đỏ kết hợp với chỉ thị mục tiêu bằng tia laze.



Cán bộ Bộ môn Khí tài quang học giới thiệu tính năng, tác dụng kính ngắm quang học đa năng MS.


Ngoài AK báng gập, kính ngắm quang học đa năng MS có thể được sử dụng cho súng AR-15 và nhiều loại súng bộ binh khác.

“Trước đây chúng ta vẫn phải nhập ngoại súng Microuzi để có được các tính năng tương tự. Đặc biệt, chúng ta phải nhập ngoại đạn của loại súng này, dẫn đến sự lệ thuộc rất lớn trong quá trình khai thác súng Microuzi”, Đại úy, Thạc sĩ Lê Duy Tuấn, Trưởng Phòng Thí nghiệm, bộ môn Khí tài quang học cho hay.

Qua nhiều lần thử nghiệm, kính quang học đa năng MS được đánh giá có kết cấu chắc chắn, tin cậy, sử dụng đơn giản, thao tác lắp kính nhanh (không quá 10 giây).

Ngoài ra, cường độ sáng của dấu ngắm được tự động điều chỉnh và từ phía mục tiêu không nhìn thấy dấu ngắm; kính ngắm có thể hoạt động cả trong điều kiện ngày và đêm.

Kính ngắm quang học đa năng MS vừa được trưng bày, phục vụ tham quan tại Trung tâm huấn luyện Miếu Môn trong kỳ tập huấn điều lệnh toàn quân năm 2011, được các thành phần tham dự tập huấn đánh giá cao…


[BDV news]


Thứ Ba, 26 tháng 4, 2011

>> Brazil tiết lộ dự án UAV đình đám



Quan chức Brazil vừa hé lộ về cuộc thử nghiệm đầu tiên dành cho Avibras Falcao, dự án UAV tham vọng nhất của đất nước Nam Mỹ trong quý II/2011.

Chuyến bay đầu tiên của Falcao đánh dấu cho giai đoạn 2 của dự án VANT (tên viết tắt của UAV theo tiếng Bồ Đào Nha).

Theo đó, UAV Falcao sẽ được lắp đặt và thử nghiệm hệ thống cất cánh/hạ cánh tự động do Phòng công nghệ và khoa học hàng không thuộc Không quân Brazil (CTA) phát triển.

Flavi Araripe, giám đốc dự án VANT không tiết lộ chi tiết công nghệ tự động sử dụng cho Falcao, gồm có các thiết bị đo độ cao, radar với các thiết bị GPS khác nhau.

Falcon có thể chở được 150 kg, lắp đặt hệ thống ăng ten vệ tinh, cảm biến điện - quang… Nhờ thế, Falcao có thể hoạt động trong phạm vi 2.500 km.

Falcon được giới thiệu có khả năng hoạt động liên tục trong 15 giờ ở độ cao 4.570 m, có thể sử dụng cho nhiệm vụ trinh sát.



Mô hình đúng kích cỡ của UAV Falcao tại trụ sở của Avibras. CTA đang thiết kế Falcao có các chức năng khác phục vụ không quân.


Trước đó, giai đoạn 1 kéo dài 2 năm, Phòng công nghệ và khoa học hàng không thuộc Không quân Brazil CTA đã tiến hành 59 cuộc bay thử với UAV Harpia nhằm kiểm nghiệm phần mềm điều khiển chuyển động trung tâm của UAV Falcao.

Không quân Brazil đang sử dụng UAV khác là Hermes 450. Theo Araripe, phi đội UAV đầu tiên của không quân sẽ thành lập vào cuối tháng 4 với 2 chiếc Hermes.

Tuy nhiên, các giới lãnh đạo quân sự quan ngại về tầm hoạt động của UAV Hermes, bởi đây là một trong những yêu cầu tối quan trọng đối với đất nước rộng lớn như Brazil. Hermes chỉ có tầm hoạt động là 150 km, trong khi Không quân cần con số gấp 10 lần.

Công ty quốc phòng AEL (sản xuất Hermes 450) và Embraer đã liên doanh để cùng nghiên cứu giải quyết bài toán trên.


[BDV news]


Thứ Hai, 25 tháng 4, 2011

>> Mỹ phát triển trí tuệ nhân tạo cho UAV



Không quân Mỹ đang phát triển một phần mềm mới giúp UAV có khả năng tư duy như được điều khiển bởi một phi công thực thụ.

Phần mềm mới có tên là Get Closer. Giám đốc điều hành của chương trình phát triển phần mềm mới cố gắng đưa trí tuệ nhân tạo vào công việc điều khiển UAV, giúp phương tiện này có thể tư duy như con người.

Chương trình phát triển dựa trên các thuật toán dạng tìm kiếm và so sánh cho phép UAV có thể dự đoán đường bay của máy bay khác, giúp tránh tình huống tại nạn giữa máy bay không người lái và các máy bay có người lái.

Nếu chiếc UAV có thể dự đoán được hành động của viên phi công trên máy bay, nó có thể thiết lập quỹ đạo bay khác để tránh va chạm.



Các UAV tương lai sẽ có khả năng tư duy và xử lý các tình huống như phi công thực thụ.


Điều đó cũng tương tự như chúng ta đang chuẩn bị rẽ vào đường cao tốc, bên cạnh là hai chiếc SUV đang chạy. Chắc chắn lúc đó bạn cần phải suy nghĩ và phán đoán để có thể vào làn đường một cách hợp lý nhất, nhà khoa học Dick Stottler của công ty Stottler Henke Associates, giải thích.

Công ty đã nhận được một khoản kinh phí trị giá 100.000 USD để phát triển thí điểm hệ thống phân tích ý định, xác định mô hình các hành vi trong thực tế và dự báo tình huống như: cất cánh, cơ động, tiếp đất, tích hợp thông tin từ kiểm soát không lưu, tình trạng của các đường băng, dự báo các mối nguy hiểm.

Các thuật toán được giới thiệu là thông minh tới mức giúp UAV nhận định về một máy bay bị hư hỏng, hoặc một máy bay đang trong tình huống khó khăn, dự đoán các hành vi có thể đi chệch khỏi các mô hình tiêu chuẩn.

Tuy nhiên, Dick Stottler thừa nhận, các thuật toán sẽ không nhận định được các hành vi sai trái. Hiện tại, chương trình đang xây dựng ở mức độ để tránh va chạm, chưa phát triển cho các mục đích khác trong chiến đấu.


[BDV news]


Thứ Năm, 14 tháng 4, 2011

>> Bắn cháy xuồng bằng tia laser



[BDV news] Một tia laser năng lượng cao phóng đi từ tàu chiến Hải quân Mỹ ngoài khơi California đã bắn cháy một chiếc xuống ở gần đó.

Các nhà nghiên cứu đã sử dụng một khẩu pháo laser năng lượng cao để tiêu diệt chiếc xuồng trên biển.

Các thử nghiệm tương tự đã được tiến hành trên mặt đất, tuy nhiên, độ ẩm không khí cao trên biển đã làm giảm hiệu suất và phạm vi của tia laser.

Hải quân Mỹ cho biết, pháo laser năng lượng cao này có thể được sử dụng để bảo vệ tàu chiến trước các cuộc tấn công của các tàu nhỏ, tốc độ cao.



Hệ thống pháo laser năng lượng cao HEL bố trí trên tàu chiến Hải quân Mỹ. (HEL high-energy laser: Laser năng lượng cao.)


Hải quân Mỹ đã theo đuổi việc phát triển vũ khí laser năng lượng cao từ năm 1970. Các hệ thống laser ban đầu dựa trên các phản ứng hóa học, khối lượng của hệ thống khá đồ sộ và tiềm ẩn nhiều nguy cơ.

Gần đây các nhà khoa học đã phát triển hệ thống laser năng lượng cao kết hợp với các máy phát tia nhỏ gọn, tương tự như nguyên tắc hoạt động của đèn LED.

Hệ thống pháo laser trên tàu chiến Hải quân Mỹ kết hợp một hệ thống phát điện cao tần và một hệ thống laser bán dẫn được gắn trên boong tàu.


Hình ảnh chiếc xuồng thử nghiệm bị bắn cháy bởi pháo laser năng lượng cao.


Đến nay, việc phát triển của laser năng lượng cao nhằm bắn hạ các tên lửa hoặc các mục tiêu khác trên đất liền.

Ông Peter Morrison, Văn phòng nghiên cứu Hải quân Mỹ cho biết: “Thử nghiệm này cung cấp một cơ sở quan trọng cho việc tiến tới sử dụng năng lượng dẫn hướng trên các tàu chiến. Còn nhiều việc phải làm để hệ thống hoạt động một cách an toàn và hiệu quả”

Hệ thống pháo laser năng lượng cao hiện nay được phát triển để trang bị trên các tàu chiến. Tuy nhiên, các nhà vận tải hàng hóa đường biển cũng bày tỏ sự quan tâm đến hệ thống này, để bảo vệ cho các tàu hàng trước nạn cướp biển.

Trước đó, BAE System đã sử dụng một khẩu súng laser có khả năng làm mờ mắt của bọn cướp biển trong năm 2010.

Các nhà khoa học cho rằng, pháo laser năng lượng cao vẫn đang trong giai đoạn thử nghiệm, còn quá sớm để nói về khả năng thương mại hóa của hệ thống này.



Thứ Sáu, 8 tháng 4, 2011

>> Vũ khí “tia sét” trị ác mộng mìn tự tạo



[Vietnamdefence news] Bom mìn tự tạo (IEDs) là vũ khí gây thương vong nhiều nhất cho lính Mỹ và liên quân tại Iraq và Afghanistan thời gian qua. Quân đội Mỹ đang đau đầu đối phó với mối đe dọa phi đối xứng này.





IEDs là ác mộng đối với binh lính Mỹ, NATO tại Iraq và Afghanistan (wired.com)


Trong nhiều năm qua, Lầu Năm góc và Tổng thống Mỹ đã trách móc các nhà báo về việc tiết lộ thông tin về một loại vũ khí thần diệu dùng để phá hủy các bom mìn tự tạo bằng sét nhân tạo. Năm 2006, TT Mỹ George Bush kêu ca việc các nhà báo đăng tải “thông tin chi tiết về các công nghệ chống mìn tự tạo mới” và rằng “chúng tôi không thể cho phép kẻ thù biết được những gì chúng tôi đang làm để không cho kẻ thù có được ưu thế”.

Mặc dù vũ khí này chưa thể sử dụng chiến đấu và thất bại trong hàng loạt thử nghiệm, Mỹ tiếp tục chi tiền cho chương trình mật này. Các nhà thiết kế đã thuyết phục được Bộ Quốc phòng Mỹ chi 30 triệu USD để tiếp tục nghiên cứu chế tạo “thiết bị vô hiệu hóa mìn tự tạo” JIN (Joint IED Neutralizer). JIN sử dụng các xung laser cực ngắn tạo ra trong không khí các kênh dẫn điện. Một dòng điện được đưa vào các kênh này và kích nổ mìn tự tạo từ khoảng cách an toàn.

JIEDDO (Joint IED Defeat Organization), cơ quan chuyên trách về chống mối đe dọa mìn tự tạo (IEDs) của Lầu Năm góc cũng đã đưa ra tuyên bố tương tự về công nghệ xử lý bom mìn bằng tia sét.

Điều này thật lạ bởi vì cho đến lúc này, công nghệ này đã thất bại trong hàng loạt thử nghiệm. Các nhà khoa học tham gia các vụ thử đã nói rằng, thiết bị này sẽ vô dụng trong đất ẩm ướt và bụi.



Một xe quân sự Mỹ trúng mìn tự tạo (wired.com)


Năm 2006, JIN cũng đã được triển khai ở Afghanistan, nhưng các thử nghiệm thực chiến cũng thất bại thảm hại. Xe vận tải lắp JIN đã rất khó khăn khi chạy trên địa hình núi non, được bảo vệ kém, thậm chí có tin nói rằng, thiết bị còn “tự ý” phóng ra các tia sét, ngay cả khi công tắc trên bàn điều khiển đã ngắt. JIN đã không thể hoàn thành chức năng chính của nó vì để kích nổ bom mìn, người ta đã phải đưa thiết bị gần như sát vào thiết bị nổ, điều đó làm cho việc sử dụng JIN trở nên hầu như vô nghĩa.

Tuy nhiên, việc tiết lộ về JIN đến nay không hề bị Lầu Năm góc chỉ trích, còn tiền thì tiếp tục được chi ra. JIEDDO, Thủy quân lục chiến Mỹ (USMC) và các nhà đầu tư quốc gia đã chi tổng cộng gần 2 triệu USD để tích hợp JIN với dàn bánh xe phá mìn vốn đang được sử dụng rộng rãi và hiệu quả ở Afghanistan. Sự kết hợp này được gọi là JOLLER và từ tháng 10.2010, USMC đã sử dụng thử “thiết bị kích nổ bằng tia sét” này.


Hệ thống JOLLER của USMC (wired.com)


Bức ảnh chụp vào tháng 5.2009 và được USMC giới thiệu cho thấy cấu tạo của JOLLER gồm thiết bị tạo tia sét giống như quả cầu của Nikola Tesla và một dàn bánh lăn phá mìn.

Toàn bộ các thiết bị được lắp trên khung gầm một xe tải quân sự, máy phát được lắp trên thùng xe. Chắc chắn, thiết bị này sẽ lại bị các chuyên gia JIEDDO đang làm việc ở Afghanistan chỉ trích. Trước hết, đó là vì kíp xe và các thiết bị của xe không được bảo vệ đúng mức, còn kích nổ bom dưới quả cầu có lẽ sẽ làm hỏng cả hệ thống đắt tiền.

Tuy vậy, những nhược điểm của JIN có lẽ đã được khắc phục nên giới quân sự Mỹ hy vọng thiết bị công nghệ cao dị kỳ này sẽ giải quyết được vấn đề mìn tự tạo mà phiến quân Afghanistan cài tới 1.300 quả/tháng.

Hiểm họa bom mìn tự tạo là một đặc điểm chính của các cuộc chiến tranh của Mỹ ở Iraq và Afghanistan. Loại vũ khí tiêu hao gây khiếp đảm này đang được Taliban sử dụng hiệu quả chống lính Mỹ và NATO tại Afghanistan.

Trong tháng 7, 8, 9.2010 tổng số vụ nổ bom tự tạo là 1.374-1.391 quả, so với tháng 6.2010 là 1.314 quả. Theo thống kê của Mỹ, chỉ trong 8 tháng đầu năm 2010 đã xảy ra 1.063 vụ tấn công thành công bằng bom tự tạo nhằm vào lính Mỹ, liên quân, so với 820 vụ trong 8 tháng đầu năm 2009. Riêng trong tháng 11.2010, 1.508 quả bom tự tạo đã phát nổ, giết hại 24 lính Mỹ, NATO, lính chính phủ Afghanistan, làm bị thương 301 người; so với 1.415 quả trong tháng 10.2010, làm chết 52 lính và bị thương 297 người. Tháng 1.2011, có 1.344 quả bom bị phát hiện hoặc phát nổ ở Afghanistan.




Thứ Bảy, 2 tháng 4, 2011

>> Mỹ triển khai ‘robot bay khủng khiếp’ năm 2018



[BDV news]Hải quân Mỹ đang có kế hoạch triển khai máy bay trinh sát robot và máy bay ném bom không người lái cất cánh từ tàu sân bay.




Đây được xem là những loại máy bay robot giết người khủng khiếp nhất của Mỹ.


Những máy bay chiến đấu không người lái ngày nay, nổi tiếng như Predator và các biến thể của nó, được trang bị hoả lực mạnh, có khả năng chiến đấu cao. Tuy nhiên, đối với sự phát triển của các tình huống tác chiến trên không ngày nay, những loại máy bay này còn khá yếu ớt. Thay vì sử dụng động cơ đẩy phản lực siêu âm, các loại máy bay này thường sử dụng cánh quạt tương đối chậm, trang bị vũ khí cũng hạn chế.

Vào thời điểm hiện nay, trong thời gian chiến đấu ngắn, các máy bay có người lái sẽ dễ dàng đánh bại các phương tiện không chiến không người lái kể trên.

Tuy nhiên, điều này sẽ có thể thay đổi trong khoảng 7 năm tới. Ngày 29/3, Cơ quan trang bị không quân của Hải quân Mỹ đã đưa ra thông báo về việc, lực lượng này sẽ mở thầu để các hãng quốc phòng chứng minh khả năng triển khai Hệ thống máy bay Trinh sát và Tấn công không người lái trên tàu sân bay (UCLASS) vào năm 2018.

Chương trình UCLASS cho phép các liên đội không quân hải quân triển khai máy bay trinh sát – ném bom robot trong khoảng thời gian trên, và có thể triển khai hoạt động trên các tàu sân bay hạt nhân (CVN).

Hoạt động của các hệ thống trên cho phép một tàu sân bay duy trì khả năng hoạt động 24/7 ngay cả khi tiến hành hoạt động 12 giờ liên tục trên boong. Hệ thống này cũng có thể yêu cầu khả năng tiếp nhiên liệu trên không.

Nhìn chung, kế hoạch trên của Hải quân Mỹ chủ yếu tập trung vào chương trình máy bay X-47B hiện tại.

Trước đó, tháng 2/2011, chiếc máy bay X-47B đầu tiên đã cất cánh từ một đường băng trên bộ bình thường. Dự kiến, máy bay X-47B sẽ được triển khai hoạt động vào cuối năm 2013.



Thứ Ba, 29 tháng 3, 2011

>> Nga trang bị hệ thống rocket phóng loạt thế hệ mới Tornado



[VietnamDefence news] Năm 2011, Lục quân Nga sẽ mua một số hệ thống rocket phóng loạt Tornado-G, đại diện cục báo chí Bộ Quốc phòng Nga về Lục quân Sergei Vlasov cho biết.





Hình ảnh được cho là của hệ thống rocket phóng loạt Tornado


Theo ông Vlasov, Tornado-G sẽ thay thế các hệ thống Grad và có "hiệu quả hơn nhiều các loại trước đó nhờ tăng uy lực đạn đối với mục tiêu, áp dụng các hệ thống dẫn và ngắm tự động hóa, trắc đặc và đạo hàng, cho phép hoạt động độc lập”.


Hình ảnh được cho là của hệ thống rocket phóng loạt Tornado





Chưa rõ cụ thể khi nào hệ thống mới được nhận vào trang bị. Hiện có rất ít thông tin về Tornado-G.

Hệ thống này dùng để tiêu diệt và chế áp sinh lực, tăng-thiết giáp, các trận địa pháo/cối và sở chỉ huy của đối phương. Dự đoán, Tornado-G là hệ thống rocket 2 cỡ, có khả năng bắn đạn 122 mm và 300 mm, lắp trên khung gầm ô tô MAZ-543M.

Các hình ảnh được cho là của hệ thống rocket phóng loạt Tornado

Cũng có nguồn tin nói rằng, hệ thống Tornado hiện có 2 biến thể Tornado-G bắn đạn 122 mm và có hiệu quả chiến đấu cao hơn 2,5-3 lần so với hệ Grad, và Tornado-S bắn đạn 300 mm và có hiệu quả chiến đấu cao hơn hệ Smerch 3-4 lần.

Thứ Ba, 25 tháng 1, 2011

>> Nga trả nợ Hàn Quốc bằng vũ khí và công nghệ



Trang bị phòng không Nga là đối tượng quan tâm
của Hàn Quốc (RIA Novosti)

Các quan chức quốc phòng Hàn Quốc và Nga đã bắt đầu giai đoạn đàm phán thứ ba về khả năng chuyển giao cho Seoul các hệ thống và công nghệ quốc phòng trong khuôn khổ thanh toán nợ nhà nước của Nga, hãng Yonhap cho hay.

Đại diện Cơ quan chương trình mua sắm quốc phòng DAPA thuộc Bộ Quốc phòng Hàn Quốc xác nhận, việc đàm phán về vấn đề chuyển giao công nghệ đã diễn ra và sẽ tiếp tục trong thời gian tới, nhưng không nói rõ là các công nghệ nào của Nga. Trị giá thương vụ ước 400 triệu USD.

Hãng tin Yonhap (Hàn Quốc) dẫn nguồn không nêu tên trong quân đội nước này cho biết, trong danh sách các công nghệ chuyển giao có công nghệ đài radar phát hiện tầm xa và hệ thống bảo vệ chống xung điện từ.

Trong số các trang thiết bị khác mà Hàn Quốc quan tâm có acquy tàu ngầm và động cơ máy bay.

Khoản tín dụng cấp cho Nga ban đầu năm 1991 trị giá 1 tỷ USD, nhưng tính cả lãi nay đã lên tới 1,3 tỷ USD. Hiện tại, khoản nợ của Nga chưa thanh toán cho Hàn Quốc được cho là 560 triệu USD.

Trong hai giai đoạn trước của dự án, Nga đã thanh toán gần 740 triệu USD bằng cung cấp cho Hàn Quốc các xe tăng chủ lực Т-80U, hệ thống tên lửa chống tămng Metis-M, trực thăng Ка-32, các vũ khí khác, nhôm và uranium làm giàu để dùng làm nhiên liệu hạt nhân. Ngoài ra, Hàn Quốc cũng đang hợp tác với Hàn Quốc tiến hành các chương trình vũ trụ.

Tuy nhiên theo tờ Dni (Nga), thì Hàn Quốc muốn nhận được từ Nga các công nghệ quốc phòng tiên tiến để trừ khoản nợ 1,3 tỷ USD mà Nga nợ họ trong 20 năm qua.

Khoản tín dụng Hàn Quốc cấp cho Nga trong thập niên 1990 trong khuôn khổ hiệp định hợp tác kinh tế đến năm 2025 là 1,5 tỷ USD.

Đầu những năm 2000, hai bên thỏa thuận khoản nợ sẽ được thanh toán vào năm 2010, một nửa trong số đó, Nga sẽ trả bằng tiền mặt, phần còn lại bằng công nghệ quân sự và hàng quân sự thành phẩm.

Nga đã sử dụng phương thức thanh toán này 2 lần. Năm 1998, Nga đã đề nghị thanh toán cho Hàn Quốc một phần khoản tín dụng bằng tàu ngầm diesel Varshavyanka và hệ thống tên lửa phòng S-300.

Năm 2001, nợ tín dụng của Nga tính cả lãi đã lên tới gần 2 tỷ USD. Hai bên đã ký hợp đồng chuyển giao công nghệ quân sự Nga và trong vài năm sau đó, Hàn Quốc đã nhận được vũ khí Nga trị giá 267 triệu USD.

Sau đó, hai nước còn thực hiện một thương vụ nữa, theo đó Seoul đã nhận được các xe tăng Т-80U, xe chiến đấu bộ binh BMP-3, tên lửa phòng không vác vai Igla, trực thăng Ка-32, máy bay Il-103 và các hệ thống tên lửa chống tăng Metis-M.

Hàn Quốc quan tâm nhất là các thành phần của hệ thống phòng không. Seol đang muốn Nga chuyển giao các radar phát hiện tầm xa và hệ thống chống tấn công điện từ.

Một phương án trả nợ khác được xem xét là Nga đầu tư hiện đại hóa đường sắt liên Triều và sau đó liên kết nó với tuyến đường xuyên Siberia.

(vtc news)

Thứ Năm, 20 tháng 1, 2011

>> Điểm lại thành tựu CNQP Indonesia



Indonesia không chỉ có quân đội mạnh ở Đông Nam Á mà còn là nước đi đầu trong lĩnh vực chế tạo vũ khí nội địa.

Indonesia là quốc gia quần đảo lớn nhất thế giới, nằm ở 2 bờ Bắc – Nam của một đoạn xích đạo, với 17.508 đảo. Trong đó 6.000 đảo không có người ở, diện tích 1.904.569 km2, dân số hơn 250 triệu người, đứng thứ 4 thế giới sau Trung Quốc, Ấn Độ, Mỹ.

Để bảo vệ đất nước và người dân, Indonesia phải có một quân đội tương xứng.

Hiện tại, lực lượng quân thường trực của Indonesia có hơn 580.000 người, gồm chủ lực 300.000 người (lục quân đông nhất, hơn 230.000 người, kế tiếp là hải quân 45.000 người, không quân 24.000 người) và 280.000 quân địa phương. Trang bị lực lượng vũ trang nước này gồm hơn 900 xe tăng, thiết giáp, hơn 200 pháo, 835 dàn rocket, 900 cối, hơn 400 tên lửa chống tăng, gần 500 máy bay các loại với nòng cốt là 72 máy bay chiến đấu; gần 200 tàu, trong đó có tới 80 tàu chiến đấu.

Để có một đội quân với trang bị như vậy, nhiệm vụ lại rất nặng nề trong bảo vệ biên giới, vùng trời, vùng biển, an ninh nội địa lẫn ứng phó kịp thời với những thảm họa thiên nhiên khôn lường (ít nhất 150 núi lửa đang hoạt động, cơn sóng thần năm 2004 tàn phá kinh khủng và cuốn đi hàng vạn nhân mạng, cháy rừng là nỗi lo thường xuyên trên một đất nước đa dạng sinh học thứ 2 trên thế giới), chức năng của ngành công nghiệp quốc phòng Indonesia rất đa dạng.


Xe thiết giáp chở quân APS-3 do tập đoàn PT Pindad thiết kế chế tạo.

Cuối năm 1945, Quân đội An ninh nhân dân (tên gọi quân đội Indonesia lúc đó) có 27.300 súng trường, 600 súng máy, 700 cối, 56 pháo, 30 súng phun lửa, 43 triệu viên đạn nhưng không đủ trang bị, phải thêm các “vũ khí lạnh”: giáo, mác, thậm chí cả gậy gộc.

Cùng với đà phát triển kinh tế, lãnh đạo Indonesia chủ trương trang bị cho quân đội từ 2 nguồn: mua sắm có chọn lọc trang bị tiên tiến, phù hợp từ bên ngoài và tự chế tạo trong nước dựa trên nguồn nhân tài, vật lực của mình. Trong sự chỉ đạo chung, chiến lược phát triển ngành công nghiệp quốc phòng Indonesia được hoạch định khá sớm, chú ý đến khả năng “lưỡng dụng” (cho thời chiến và thời bình, cho quân sự và dân sự, kết hợp kinh tế - quốc phòng…).

Qua mấy chục năm phát triển, nay nhìn lại, thấy từng bước đi của ngành công nghiệp quốc phòng Indonesia là đúng hướng, thiết thực, hiệu quả. Kết quả, Indonesia đã chế tạo được tàu chiến loại nhỏ có tốc độ nhanh trang bị tương đối hiện đại, tuần tra ven biển bảo vệ nhiều đảo và các tuyến giao thông gần; Lắp ráp được các loại máy bay theo thiết kế nhập khẩu; Từng bước chế tạo nhiều chi tiết, phụ tùng máy bay, chọn ngành hàng không làm mũi nhọn.

Nước này còn có các cơ sở chuyên sản xuất máy bay vận tải quân sự và máy bay lên thẳng đa năng, không chỉ đáp ứng nhu cầu trong nước mà còn xuất khẩu ra nước ngoài; Chế tạo được máy bay lên thẳng đỗ trên tàu phục vụ hải quân đánh bộ. Hàng chục nhà máy đóng tàu, sửa chữa tàu đang hoạt động ngày đêm phụ vụ quân đội và đất nước.


Súng tiểu liên SS2-V1 do PT Pindad phát triển.

Indonesia là đất nước giàu tài nguyên, khoáng sản, ngay từ những bước đi ban đầu, đã thể chế hóa trong các luật, pháp lệnh, nghị định liên quan đến công nghiệp quốc phòng. Từ đó, có cơ cấu tổ chức và những con người đủ khả năng, quyền hạn để triển khai các kế hoạch. Hội đồng Công nghiệp quốc phòng cấp Nhà nước do đích thân tổng thống Indonesia đứng đầu và gồm đủ thành phần: công nghiệp, giao thông, thông tin, ngoại giao, kế hoạch, tài chính, quốc phòng…

Các kế hoạch của ngành công nghiệp quốc phòng luôn có sự tham gia của nhiều tập đoàn, tổng công ty của các ngành như: hàng không, khai khoáng, luyện kim, cơ khí, thuốc nổ, điện tử, viễn thông, đóng tàu… Trong đó, hoạt động R&D (nghiên cứu và phát triển) luôn có sự kết hợp chặt chẽ giữa các cơ quan nhà nước, các trường viện và các cơ sở khoa học của các tập đoàn, tổng công ty.

Không chỉ phát huy nguồn nhân lực và tài nguyên trong nước, quốc phòng Indonesia còn kết hợp với chất xám, kinh nghiệm quản lý của các nước có nền công nghiệp quốc phòng tiên tiến từ Mỹ sang Âu, Á qua nhiều hình thức đa dạng: mua toàn bộ, chuyển giao công nghệ, liên doanh sản xuất…

Vì vậy, công nghiệp quốc phòng Indonesia đã đáp ứng phần lớn nhu cầu trang bị vũ khí của các binh chủng trong lục quân, một phần của hải quân và không quân.

Chiến hạm KRI AJAK 635.01 do Indonesia tự chế tạo.

Có thể kể ra sự tham gia của một số tập đoàn chủ yếu: Tập đoàn PT Boma Bisma, chuyên về luyện kim và cơ khí, sản xuất máy chính xác và các vũ khí bộ binh hạng nặng;

Tập đoàn PT Dahana chuyên sản xuất thuốc nổ cho các loại vũ khí, đạn dược dùng cho cả 3 quân chủng và dân sự, đã hoạt động hơn 40 năm;

Tập đoàn Pindad (ra đời từ 1808) sản xuất vũ khí cho bộ binh và trang bị trên các xe bọc thép chở quân. Cũng phải nhớ rằng, nhờ công nghệ luyện kim, Indonesia phát triển trong những năm gần đây, tập đoàn này đưa vào biên chế của quân đội một số xe bọc thép chở quân tương đối hiện đại;

Tập đoàn PAL Indonesia (đến nay đã có lịch sử 111 năm) chuyên sản xuất tàu và thiết bị hải quân, xưởng đóng tàu lớn nhất nằm ở thành phố càng Surabaya xây dựng, đóng tàu tuần tiễu tốc độ nhanh và tàu chở dầu;

Tập đoàn hàng không vũ trụ IPTN ra đời khoảng hơn 30 năm nay, lắp ráp máy bay huấn luyện, máy bay chiến đấu, nâng cấp máy bay vận tải cỡ lớn, sản xuất các chi tiết, phụ tùng máy bay;

Tập đoàn PT Centronix chuyên về điện tử, viễn thông. Cùng chức năng có các tập đoàn PTINTI, LEN LIPI…;

Tập đoàn Barahat Indonesia sản xuất các thiết bị kỹ thuật hạng nặng, máy lớn, các máy phục vụ xây dựng công trình cảng, sân bay.

Máy bay tuần thám biển CN-235 do tập đoàn hàng không IPTN và CASA Tây Ban Nha hợp tác nghiên cứu thiết kế.

Cũng cần phải nhấn mạnh rằng nhiều tập đoàn trên tuy phát triển mạnh mẽ chỉ trong giai đoạn gần đây nhưng sự phôi thai đã có từ rất lâu, do người Indonesia ý thức được hiện trạng của quốc gia – hải đảo và thiên nhiên rất đa dạng.

Lấy ví dụ điển hình là tập đoàn hàng không vũ trụ IPTN (Industri Pesawat Terbang Nurtanio) chính thức thành lập từ năm 1976, 34 năm trước bởi tiến sĩ BJ Hbibie (sau này thành Bộ trưởng công nghệ, rồi tổng thống) có một quá trình thai nghén từ rất nhiều năm trước mà có thể tổng kết thành các yếu tố: có mơ ước, có kiến thức, có đội ngũ, có nguồn vật chất và tình thế cho phép.

Ý định sơ khai xuất hiện từ 1936, nhưng phải trải qua vài thế hệ mới thực hiện được ước mơ (từ 1936 đến 1976 là 40 năm). Qua 34 năm, kể từ 1976 đến nay, IPTN đã có khả năng trong chuyển giao công nghệ mới và có ý nghĩa nhất, đương nhiên từ các nước tiên tiến. IPTN, đặc biệt, đã làm chủ được việc thiết kế máy bay, phát triển và chế tạo máy bay cỡ vừa và cỡ nhỏ cho cộng đồng khu vực.

Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang