Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: Tàu khu trục 054

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Hiển thị các bài đăng có nhãn Tàu khu trục 054. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Tàu khu trục 054. Hiển thị tất cả bài đăng

Chủ Nhật, 23 tháng 6, 2013

>> Đọ sức Lan Châu 170 của Hải quân Trung Quốc và Su-30KM2 của Việt Nam trên biển Đông

Trong những năm vừa qua, Việt Nam liên tục đưa vào trang bị các loại máy bay hiện đại Su-30MK2, Su-30MK2V để nâng cao sức mạnh trên bầu trời biển Đông. Hãy xem Trung Quốc dùng quân bài nào với lực lượng Không quân Việt Nam và chúng ta dùng cách nào để đối phó lại.

>> Khu trục hạm Type 052C của Hải quân Trung Quốc




Trong những năm vừa qua, Việt Nam liên tục đưa vào trang bị các loại máy bay hiện đại Su-30MK2, Su-30MK2V để nâng cao sức mạnh bảo vệ chủ quyền đất nước. Trung Quốc thì liên tục quấy phá, gia tăng căng thẳng ở Biển Đông, xâm phạm vùng biển đảo Việt Nam. Hãy xem Trung Quốc dùng gì để đối phó với lực lượng Không quân Việt Nam và chúng ta dùng cách nào để đối chọi lại.
Lan Châu 170 - 'Át chủ bài' của phòng không Trung Quốc trên biển Đông

Để bảo vệ đội hình tàu chiến của Hạm đội Nam Hải khỏi những đòn đánh trên không của các tiêm cường kích Su-30MK2, Su-30MK2V của Việt Nam khi tiến hành xâm chiếm Biển Đông, phía Trung Quốc đã đưa vào trang bị cho hạm đội Nam Hải tàu Lan Châu 170 thuộc lớp Type 052C Lữ Dương II.


Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Tàu Lan Châu (170) thuộc lớp Type 052C Lữ Dương II tham gia tâp trận ở khu vực Biển Đông và Tây Thái Bình Dương.

Lan Châu 170 có lượng giãn nước 7.000 tấn, dài 155m, trang bị hệ thống pháo – tên lửa tầm xa, sức công phá mạnh, có khả năng tiêu diệt mọi mục tiêu trên không, trên biển, trên đất liền. Vũ khí chính tạo nên sức mạnh phòng không "khủng" của Lan Châu 170 là hệ thống tên lửa tầm cao HHQ-9 (48 quả trong bệ phóng thẳng đứng) đạt tầm bắn 200km độ cao tối đa 30km. Theo công bố, đạn tên lửa HHQ-9 cũng có khả năng đánh chặn tên lửa đạn đạo ở tầm xa 30km.


Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Hệ thống vũ khí trên tàu Lan Châu 170



Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Các ống phóng chứa tên lửa phòng không trên tàu

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Theo công bố hệ thống có thể tiêu diệt đồng thời nhiều mục tiêu trên nhiều hướng khác nhau

Lớp tàu Type 052C Lữ Dương II, được coi là "chiến hạm Aegis của Trung Quốc" với năng lực phòng không tầm xa, tầm cao. Sở dĩ con tàu được gọi là “chiến hạm Aegis” một phần vì kiểu thiết kế hệ thống anten radar mạng pha đa chức năng được lắp ở tháp điều khiển. Tất cả các tàu chiến Aegis của Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc đều có nét thiết kế này. Tất nhiên, Type 052C chỉ có đặc điểm giống về hình thức, còn xét “bản chất” thì con tàu không được trang bị hệ thống chiến đấu nào tương đương với Aegis của Mỹ.
Dù vậy, Type 052C vẫn được đánh giá là một trong những chiến hạm tiên tiến trên thế giới với hệ thống hỏa lực mạnh có khả năng tiêu diệt mọi mục tiêu trên không, trên biển, trên đất liền.

Mục đích thiết kế ban đầu của Type 052C là dành cho nhiệm vụ phòng không tầm xa để hộ tống tàu sân bay, tàu chiến trong hạm đội.
Đạn tên lửa HHQ-9 được đặt trong hệ thống ống phóng thẳng đứng (6 cụm, 48 ống) nằm ở boong tàu phía trước. Tên lửa sẽ bắn theo nguyên tắc “phóng lạnh”, tức là quả đạn sẽ được đẩy ra khỏi ống phóng rồi động cơ mới kích hoạt ở độ cao thấp. Phương pháp phóng đạn này giúp giảm thiểu thiệt hại cho cấu trúc thân tàu khi động cơ rocket khởi động.

Với hệ thống HHQ-9, Type 052C Lữ Dương II được xem là chiến hạm đầu tiên của Hải quân Trung Quốc có khả năng phòng không tầm cao, tầm xa. Trước đó, hầu hết các chiến hạm của Trung Quốc đều chỉ có năng lực phòng không tầm thấp, tầm trung.

Trong tác chiến chống tàu mặt nước, Type 052C được trang bị hệ thống tên lửa hành trình chống tàu YJ-62 (8 ống phóng đặt ở giữa thân tàu). YJ-62 đạt tầm bắn xa tới 280km, trong pha cuối tiếp cận mục tiêu, quả đạn chỉ bay cách mặt biển 7-10m gây khó khăn cho vũ khí đánh chặn của đối phương.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Lan Châu 170 khai hỏa hệ thống phòng không

Theo một số nguồn tin không chính thức, YJ-62 được cho là có khả năng tấn công mục tiêu trên đất liền ở tầm bắn tương tự.
Ngoài 2 hệ thống vũ khí chính trên, Type 052C còn trang bị pháo hạm 100mm dùng để tiêu diệt các mục tiêu trên không (máy bay, tên lửa) và mặt biển, tốc độ bắn 90 viên/phút.

Type 052C cũng trang bị 2 hệ thống pháo phòng không tầm gần Type 730 có tốc độ bắn 4.600-5.800 viên/phút, tầm bắn 3.000m. Đây được xem là “lá chắn” cuối cùng chống mục tiêu tên lửa (hoặc máy bay) của đối phương nếu HHQ-9 thất bại trong đánh chặn.
Cuối cùng, hỏa lực săn tàu ngầm của Type 052C trang bị 6 máy phóng ngư lôi và một trực thăng săn ngầm Ka-27 hoặc Z-9C đậu ở đuôi tàu.

Trong tương lai, Hạm đội Nam Hải còn được tiếp nhận tàu khu trục tên lửa Type 052D tiên tiến hơn. Hiện Trung Quốc vẫn trong quá trình hoàn thiện con tàu đầu tiên.

Như vậy có thể thấy rằng phía Trung Quốc cũng đã chuẩn bị những vũ khí đối trọng với Su-30MK2, Su-30MK2V của Việt Nam khi chiến sự nổ ra ở Biển Đông.

Vỏ quýt dày thì móng tay phải nhọn

Giả sử các thông số kỹ thuật của Type 052C phía Trung Quốc công bố đều là thật thì phía Việt Nam cũng không phải quá lo lắng. Thực tế chiến tranh đã chứng minh cách sử dụng vũ khí mới là yếu tố quyết định nhất.

Việt Nam có thể sử dụng lực lượng Không quân bố trí dọc bờ biển, bí mật bất ngờ lao ra đánh phủ đầu lực lượng tàu chiến của địch, đặc biệt là tiêu diệt lực lượng tàu phòng không tầm xa.

Không quân Việt Nam cũng có thể tiến hành bay với quỹ đạo sát mặt biển, khi đó hệ thống radar phát hiện mục tiêu trên tàu sẽ rất khó phát hiện do bị nhiễu bởi tín hiệu phản xạ từ mặt biển. Khi đến cự ly tác chiến hiệu quả sẽ tiến hành phóng các tên lửa chống hạm tiêu diệt các tàu này.

Yếu tố bí mật bất ngờ đã giúp Không quân Việt Nam giành thắng lợi trong cuộc đối đầu với Mỹ trong trận Điện Biên Phủ trên không. Mà so với Trung Quốc, lực lượng Không quân Mỹ hiện đại và có trình độ tác chiến cao hơn nhiều.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Su-30MK2 của Không quân Việt Nam xuất kích tuần tra trên biển

Bên cạnh đó, Không quân Việt Nam cũng cần được trang bị những loại vũ khí chống hạm tầm xa như Yakhont/BrahMos tầm bắn 300 km, Kh-35UE tầm bắn 260 km, Moskit P-270 3M80 tầm bắn 250 km…

Khi có những vũ khí này, các loại máy bay như Su-30MK2 có thể đứng ngoài vùng hỏa lực phòng không đối phương rồi tung đòn tiêu diệt, làm tê liệt hệ thống phòng không của hạm đội tàu địch, sau đó sẽ lần lượt tiêu diệt các tàu còn lại.

Như vậy, chúng ta thấy, phía Trung Quốc đã tính đến phương án đối phó với các loại máy bay Su-30MK2, Su-30MK2V của Việt Nam. Và chúng ta chắc chắn cũng đã đề ra cách thức để chống lại việc xâm chiếm trên biển Đông.

Vũ khí là yếu tố quan trọng nhưng con người và cách thức sử dụng vũ khí mới là điều quyết định đến kết quả cuộc chiến. Thực tiễn các cuộc chiến tranh giành độc lập và bảo vệ Tổ quốc của Việt Nam đã minh chứng hùng hồn cho chân lý ấy.


(Tổng hợp nguồn Quân Sự Soha, BVO, GDQP)

Thứ Tư, 11 tháng 7, 2012

>> Khu trục Type-54A của Trung Quốc sẽ được xuất ngoại ?

Trung Quốc kỳ vọng có thể cho các nước thuộc thế giới thứ ba chiến hạm tiên tiến Type-54A.



http://nghiadx.blogspot.com
Tàu hộ vệ diệt hạm Type-054A.

Đảm bảo được ưu thế về giá cả, đồng thời trang bị hệ thống ống phóng tên lửa thẳng đứng phù hợp với tiêu chuẩn của các loại khí tài tiên tiến, Trung Quốc có ý định dùng tàu hộ vệ Type-054A để thâm nhập vào trị trường vũ khí hải quân thế giới.

Tạp chí Kanwa có bài bình luận cho rằng, đây là một trong những thủ đoạn mà Trung Quốc "phô diễn" trình độ kĩ thuật quân sự cũng như gia tăng tầm ảnh hưởng quốc tế của mình.

Xuất khẩu vũ khí chủ lực

Trước đây, hàm lượng công nghệ của Trung Quốc trong các sản phẩm quân sự mà họ bán ra rất thấp. Các loại súng trường cá nhân, pháo phản lực chủ yếu hấp dẫn các quốc gia thế giới thứ ba nhờ vào ưu thế giá rẻ. Tuy nhiên, một vài năm trở lại đây, việc xuất khẩu vũ khí của nước này có một số thay đổi.

Trước tiên, chủng loại vũ khí được mở rộng, gồm xe tăng chủ lực, pháo, các hệ thống phòng không tầm xa, các tàu chiến hạng vừa và nhỏ, tàu ngầm, các máy bay tiêm kích... đều có tên trong danh mục xuất khẩu vũ khí, như tiêm kích JF-17 mà nước này xuất khẩu sang Pakistan, xe tăng chủ lực MBT-2000 hay pháo tự hành PLZ-45... Tạp chí Kanwa cho rằng, sắp tới có thể tàu hộ vệ Type-054A của Trung Quốc sẽ trở thành sản phẩm tiếp theo được xem xét xuất khẩu rộng rãi.

Theo giới thiệu của Trung Quốc, Type-054A có khả năng tàng hình, được trang bị hệ thống phóng tên lửa thẳng đứng tiên tiến và hệ thống phòng không tầm gần. Đây là sản phẩm của xu thế nâng cấp lực lượng phòng không mặt nước của Hải quân Trung Quốc. Tàu này được giới thiệu là có khả năng đánh chặn đạn tên lửa chống hạm. Cộng với ưu thế về giá, Type-054A được kỳ vọng có thể cạnh tranh trên thị trường vũ khí quốc tế.

Phương thức đóng tàu đặc biệt của Trung Quốc

Tạp chí Kanwa tiết lộ, biến thể khẩu của Type-054A sẽ không khác nhiều về hình dạng bên ngoài so với bản nội địa đang biên chế trong Hải quân Trung Quốc, lượng giãn nước tối đa 4.200 tấn, tốc độ hành trình 33 km/h và có thể di chuyển liên tục trong phạm vi 4.000 hải lí.

Tuy nhiên, do Type-054A vẫn là chiến hạm xung kích chủ lực của Hải quân Trung Quốc nên chắc hẳn có những thay đổi về thông số kĩ thuật, năng lực tác chiến của hệ thống radar, thiết bị điện tử và hệ thống vũ khí ở bản xuất khẩu. Ngoài ra, các khách hàng cũng có thể lựa chọn cấu hình vũ khí khí tài chiến đấu của các nước phương Tây. Xét về tổng thể, bản xuất khẩu của Type-054A sẽ theo nguyên tắc bảo đảm bí mật công nghệ mà vẫn phù hợp với yêu cầu của khách hàng.

>> Tàu khu trục hiện đại nhất hải quân Trung Quốc

Theo báo cáo, bản xuất khẩu của Type-054A sẽ do các xưởng đóng tàu ở Thượng Hải, Quảng Châu thuộc Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Trung Quốc (CSSC) đóng và do xưởng tàu ở Đại Liên thuộc Tập đoàn Công nghiệp nặng tàu thủy Trung Quốc (CSIC) chịu trách nhiệm xuất khẩu. Việc phân chia này không ảnh hưởng đến tiến độ đóng tàu cho Hải quân Trung Quốc mà vẫn đảm bảo được yêu cầu mua sắm của khách hàng.

Việc đóng tàu chiến của Trung Quốc và các nước phương Tây có nhiều điểm khác nhau. Một xưởng đóng tàu của các nước phương Tây chịu trách nhiệm thiết kế và đóng mới tàu, còn các xưởng của Trung Quốc sẽ được phân công cụ thể để làm nhiệm vụ thiết kết và đóng mới phân biệt.

Đối với thói quen tôn trọng quyền sở hữu như ở các nước phương Tây, việc phân công này là hết sức kỳ lạ, nhưng nó có ưu điểm là có thể tập trung thời gian và nhân công để có thể cho ra sản phẩm một cách nhanh nhất.

Trang bị hệ thống vũ khí khí tài của phương Tây

Theo Defense News, tư duy trong việc thiết kế tàu của Type-054A của Trung Quốc khá mới mẻ khi nó có thể thay thế các hệ thống vũ khí khí phương Tây trên thân tàu. Bắc Kinh đã học tập kinh nghiệm của phương Tây khi đóng tàu hộ vệ cho Thái Lan và vì thế, việc thay đổi hệ thống vũ khí phù hợp theo yêu cầu của khách hàng không phải là một điều gì quá khó khăn với họ.

Ngoài ra, với hệ thống ống phóng tên lửa thẳng đứng, Type-054A rất được các khách hàng quan tâm. Hệ thống ống phóng này có thể được dùng để phóng đạn tên lửa phòng không và tên lửa chống ngầm. Mỹ cũng có hệ thống tương tự (MK-41) nhưng việc xuất khẩu của người Mỹ được kiểm soát rất nghiêm ngặt. Đây cũng là một ưu thế cạnh tranh của Type-054A.

Hiện tại đã có không ít quốc gia bày tỏ sự quan tâm tới tàu hộ vệ diệt hạm Type-054A của Trung Quốc. Nước có khả năng mua lớn nhất chính là Pakistan.

Cách đây hai năm, Tổng Tham mưu trưởng Quân đội Pakistan, Thượng tướng Pervaiz Kayani thừa nhận, rất chú ý đến Type-054A và bày tỏ hy vọng Trung Quốc có thể có một số thiết kế mới về hệ thống khí tài chiến đấu cho phù hợp với yêu cầu tác chiến của Hải quân Pakistan. Defense News nhận định, nếu Pakistan mua Type-054A, khả năng tác chiến xa bờ của nước này sẽ được nâng cao.

(Nguồn :: BDV)

Thứ Năm, 8 tháng 3, 2012

>> Chiến hạm đổ bộ 071 Trung Quốc có sức mạnh đa năng


Tàu vận tải đổ bộ tổng hợp lớp 071 có nhiều ưu thế trong việc bảo vệ quyền lợi biển cũng như thực hiện các nhiệm vụ khác.



http://nghiadx.blogspot.com
Tàu vận tải đổ bộ lớp 071 Côn Lôn Sơn - Hải quân Trung Quốc.


Đầu năm nay, chiếc tàu vận tải đổ bộ tổng hợp lớp 071 thứ tư của Hải quân Trung Quốc đã hạ thủy ở nhà máy đóng tàu Hỗ Đông-Thượng Hải.

Tàu vận tải đổ bộ tổng hợp đầu tiên lớp 071 Côn Lôn Sơn hạ thủy tháng 12/2006, tàu đổ bộ lớp 071 thứ hai Tỉnh Cương Sơn hạ thủy ngày 18/11/2010. Chiếc tàu đổ bộ tổng hợp lớp 071 thứ ba hạ thủy ngày 26/9/2011.

http://nghiadx.blogspot.com
Tàu vận tải đổ bộ lớp 071 Tỉnh Cương Sơn - Hải quân Trung Quốc.


Có tờ báo quốc tế bình luận, loại tàu chiến này sẽ trở thành hạt nhân của lực lượng đổ bộ Hải quân Trung Quốc, không chỉ là vũ khí lợi hại bảo vệ quyền lợi biển,mà còn có vai trò to lớn thực hiện nhiệm vụ nhân đạo trong thời bình. Hãng Reuters thậm chí cho rằng, Hải quân Trung Quốc dự kiến triển khai tới 8 tàu vận tải đổ bộ lớp 071.

Vũ khí ngang với tàu sân bay

Về bản chất, tàu vận tải đổ bộ 071 là một loại tàu chiến có khả năng hoạt động ở biển xa, có thể mang theo tàu đổ bộ lưỡng thê và tàu đổ bộ đệm khí.

Nó có 1 khoang cỡ lớn chứa tàu đổ bộ lưỡng thê, khi tác chiến, đuôi tàu trút nước mở khoang để tàu đổ bộ lưỡng thê, tàu đổ bộ đệm khí ra vào.

Đồng thời, tàu vận tải đổ bộ hiện đại còn có kho chứa máy bay trực thăng và đường băng cất/hạ cánh, có thể mang theo máy bay trực thăng vận tải, tiến hành tấn công thẳng đứng dọc tuyến bờ biển của đối phương.

So với tàu đổ bộ truyền thống, tàu vận tải đổ bộ chắc chắn là một sự phát triển mang tính cách mạng về phương thức tác chiến và khả năng tác chiến.

Tàu vận tải đổ bộ đã áp dụng mô hình đổ bộ “kiểu mẹ con”, tàu mẹ có thể không nhất thiết đến gần bờ, ở cự ly cách khá xa bờ biển có thể phóng tàu đổ bộ và máy bay trực thăng vận tải để phát động tác chiến đổ bộ, tính an toàn của nơi đổ bộ đã được bảo đảm nhất định.

Tàu vận tải đổ bộ có lượng choán nước rất lớn, vì vậy nó có không gian trong tàu và khả năng chạy liên tục mà các tàu đổ bộ truyền thống không thể so sánh, điều này mang lại hai lợi ích lớn: Khả năng chạy liên tục lớn và các thuyền viên cảm thấy thoải mái.

Khả năng chạy liên tục giúp cho tàu vận tải đổ bộ có thể tiến hành triển khai ở biển xa, thời gian triển khai trên biển cũng dài hơn, tàu vận tải đổ bộ như vậy sẽ có thể tiến hành răn đe liên tục đến vài tháng đối với khu vực điểm nóng.

Trong chiến tranh hải quân hiện đại, không có gì thay thế 2 loại mô hình sau: chiến tranh hạn chế trong tranh chấp lãnh thổ trên biển và chiến tranh trên biển quy mô lớn. Mà tàu vận tải đổ bộ có thể đảm nhiệm rất tốt vai trò của mình.

Trong “chiến tranh hạn chế” cường độ thấp, lực lượng lính thủy đánh bộ quy mô cấp tiểu đoàn của tàu vận tải đổ bộ hoàn toàn có thể đảm đương được nhiệm vụ đoạt lấy mục tiêu mà đối phương chiếm đóng.

Tàu vận tải đổ bộ được lắp đặt hạm pháo và vũ khí áp chế tầm gần với số lượng nhất định, có thể cung cấp chi viện nhất định cho lực lượng chiến đấu trên bộ.

Do khả năng vận tải rất lớn, sau khi chiếm lại các đảo đá bị đối phương chiếm đóng, có thể sử dụng dụng cụ và vật tư trên tàu, nhanh chóng xây dựng công sự và cột mốc chủ quyền trên đảo, đá, đưa quân đồn trú lên đảo, tích trữ vật tư và đạn dược cần thiết cho phòng thủ lâu dài.

http://nghiadx.blogspot.com
Tàu vận tải đổ bộ lớp 071 - Hải quân Trung Quốc.


Trong các cuộc chiến tranh trên biển quy mô lớn tương lai, tác chiến đổ bộ là một khâu không thể xem nhẹ, do việc bố trí chống đổ bộ trên bờ của đối phương kết hợp với kế hoạch hỏa lực, hơn nữa còn kết hợp với các chướng ngại vật nhân tạo và chướng ngại vật tự nhiên, kết hợp giữa bố trí sớm và bố trí lâm thời, tạo thành hệ thống chướng ngại vật cực kỳ dày đặc.

Trong tình hình đó, phương thức tác chiến trực tiếp đoạt bến đổ bộ trước đây đã từng bước nhường chỗ cho sử dụng phương thức tác chiến ba chiều (lập thể) của tàu đổ bộ lưỡng thê, tàu đổ bộ đệm khí cỡ lớn, máy bay trực thăng tiến hành đổ bộ thẳng đứng, đồng thời ra sức phát triển các phương tiện đổ bộ kiểu mới như tàu đệm khí, máy bay bay thấp (sát mặt đất/mặt nước) cỡ lớn, máy bay trực thăng, phá vỡ hình thức tác chiến đổ bộ truyền thống, phát triển khả năng tác chiến đổ bộ liên hợp nhất thể hóa.

Ngoài ra, tàu vận tải đổ bộ giúp cho Trung Quốc triển khai quân đội và trang bị trong thời chiến, hoặc thực hiện nhiệm vụ trong các tình huống bất trắc của thời bình, chẳng hạn bảo vệ hơn 800.000 công dân Trung Quốc làm việc ở nước ngoài.

Chuyên gia vấn đề hàng hải Kopeck Collins cho rằng: “Nói về vai trò phi chiến đấu, chúng có ý nghĩa hơn so với tàu sân bay. Chúng có thể vận chuyển máy bay trực thăng, binh sĩ, tàu đệm khí, thậm chí xe bọc thép”.

http://nghiadx.blogspot.com
Máy bay trực thăng Z-8 trên tàu Côn Lôn Sơn.


Có ưu thế rõ rệt so với Nhật Bản, Hàn Quốc

Trước khi tàu vận tải đổ bộ của Trung Quốc đi vào hoạt động, tàu vận tải đổ bộ lớp Osumi của Nhật Bản, lớp Dokdo của Hàn Quốc đều đã được trang bị.

Mặc dù đều là tàu vận tải đổ bộ, loại tàu của Nhật Bản và Hàn Quốc lại hiện đại hơn, có đường băng thẳng và thang máy, nhìn bên ngoài rất giống tàu sân bay hạng nhẹ, vì vậy những chiếc tàu này thường được gọi là “nửa tàu sân bay”.

Tuy nhiên, tàu lớp Osumi chỉ có lượng choán nước 14.000 tấn, không thể đồng thời mang theo nhiều máy bay và tàu đệm khí, đường băng thẳng thực ra là không quan trọng.

Trong khi đó, do thiết lập đường băng thẳng, tàu lớp Osumi ngược lại thiếu có không gian để bố trí kho chứa máy bay, khả năng mang theo máy bay thực sự là con số không, thấp hơn một bậc so với tàu vận tải đổ bộ lớp 071 của Trung Quốc và lớp San Antonio của Mỹ - những loại tàu có thể mang theo cả máy bay và tàu thuyền.

http://nghiadx.blogspot.com
Tàu vận tải lưỡng thê Osumi - Nhật Bản.


Ngoài ra, còn có tàu tấn công lưỡng thê lớp Dokdo của Hàn Quốc. Tàu này đồng thời có đường băng thẳng, kho chứa máy bay và tàu đệm khí LCAC, nhưng do trọng tải quá nhỏ (lượng choán nước 18.000 tấn), kho chứa máy bay trực thăng và kho chứa xe chỉ có thể dồn với nhau, không có khả năng mang theo đồng thời LCAC, xe tăng và máy bay trực thăng; khi đã mang theo nhiều máy bay trực thăng thì không thể mang theo xe tăng nữa.

Nhưng, là một nước nhỏ, việc thiết kế tàu đa năng này của Hải quân Hàn Quốc cũng có tính hợp lý, mỗi một loại vũ khí tác chiến đều có thể mang theo một ít, hơn nữa đều không cần quá nhiều, một mặt đã tăng cường khả năng thông thường, mặt khác đã giảm được giá thành sử dụng.

Tàu vận tải đổ bộ nội địa là sự thử nghiệm lần đầu tiên tàu tác chiến lưỡng thê viễn dương của Trung Quốc, về công nghệ áp dụng thiết kế bảo thủ là phù hợp, đồng thời là một tàu vận tải đổ bộ, mô-đun chức năng chính của nó (khoang chứa và hệ thống cất/hạ cánh máy bay trực thăng) đều đã đầy đủ, đã có khả năng tác chiến cơ bản nhất, vì vậy về thiết kế là tương đối thành công.

Là một mắt khâu trong tác chiến lưỡng thê (cả trên biển và đổ bộ) của Hải quân Trung Quốc, tàu vận tải đổ bộ chủ yếu nổi trội về khả năng mang theo tàu đệm khí, còn máy bay chỉ là trang bị hỗ trợ, hơn nữa 2-3 máy bay và đường băng bay cỡ lớn là đã rất ấn tượng.

http://nghiadx.blogspot.com
Tàu tấn công đổ bộ Dokdo - Hàn Quốc.


http://nghiadx.blogspot.com
Tàu vận tải đổ bộ lớp San Antonio của Mỹ.


Thứ Sáu, 25 tháng 11, 2011

>> Trung Quốc đã có khả năng đánh chặn X-47B



Hiện nay, công nghệ do thám vũ khí bay tàng hình và công nghệ đánh chặn tên lửa tàng hình của Trung Quốc đã có bước phát triển quan trọng.

Tờ “Văn Hối” Hồng Kông cho biết, quân đội Trung Quốc vừa tổ chức tập trận ở biển Hoàng Hải, vũ khí cảnh báo sớm trên không của Hải quân Trung Quốc đã dẫn đường cho máy bay chiến đấu đánh chặn thành công tên lửa tàng hình. Đây là lần đầu tiên quân đội Trung Quốc tiết lộ tập trận đánh chặn như vậy.

Chuyên gia vấn đề quốc tế nổi tiếng, Phó Tổng thư ký Hội Nghiên cứu Khoa học Quân sự Trung Quốc, Thiếu tướng Lạc Viện cho biết, điều này đã phản ánh khả năng phòng thủ tên lửa của Trung Quốc đã được cải thiện rất lớn, đã có khả năng nắm bắt, nhận biết và tấn công nhất định đối với các mục tiêu tác chiến tàng hình như máy bay chiến đấu thế hệ thứ tư (có tính năng tàng hình).

Lần đầu tiên thử nghiệm thành công cho thấy, Trung Quốc còn có ưu thế phát triển đi sau nhất định.


http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa HQ-9 của quân đội Trung Quốc


Vậy tên lửa tàng hình là gì? Đối với vấn đề này, Lạc Viện cho biết, tên lửa hàng hình chủ yếu là tàng hình radar, tàng hình hồng ngoại, tàng hình tiếng ồn và tàng hình tần số nhìn.

Lạc Viện cho rằng, tên lửa tàng hình sở dĩ có khả năng trên, cốt lõi là đã giảm tiết diện tán xạ của radar, thường áp dụng các phương pháp sau:

Một là, ở lớp ngoài quét thêm lớp sơn có thể hấp thu hoặc phân tán sóng radar.

Hai là, kỹ thuật ngoại hình và bố cục khí động học độc đáo của vũ khí trang bị tàng hình.

Ba là, loại vũ khí trang bị tàng hình này có thể đã áp dụng vật liệu composit mới, chứ không phải là vật liệu kim loại bình thường.

Tất cả những điều này đều có thể làm giảm hoặc tránh né sự theo dõi phát hiện của radar.



http://nghiadx.blogspot.com
Tàu khu trục 054 của Trung Quốc đã áp dụng rất nhiều công nghệ tàng hình


Thử nghiệm lần đầu thành công do có ưu thế phát triển đi sau

Lạc Viện cho biết, cuộc tập trận đánh chặn lần này thành công cho thấy, hiện nay Trung Quốc đã có công nghệ chế tạo tên lửa tàng hình và có khả năng tấn công tên lửa tàng hình, phản ánh hệ thống phòng thủ tên lửa của Trung Quốc đã có khả năng đánh chặn và đáp trả nhất định đối với tên lửa tiên tiến.

Ông cho rằng, khi đã có khả năng đáp trả tên lửa tàng hình, thì đối với những mục tiêu tác chiến tàng hình tương đối lớn, tốc độ bay tương đối chậm như máy bay chiến đấu thế hệ thứ tư, khả năng phòng không và phòng thủ tên lửa của Trung Quốc đã tiếp cận trình độ tiên tiến của thế giới.


http://nghiadx.blogspot.com
Máy bay chiến đấu tàng hình F-22 của quân đội Mỹ


Nhưng chuyên gia quân sự này cũng nhắc nhở, mặc dù Trung Quốc lần đầu tiên tiết lộ đã thành công, gián tiếp phản ánh thời gian thí nghiệm đã rút ngắn so với Mỹ, nhưng điều này hoàn toàn không có nghĩa là Trung Quốc hiện đã hoàn toàn đạt được trình độ của Mỹ vốn phải trải qua nhiều năm tháng.

Do đây là lần đầu tiên quân đội Trung Quốc tiết lộ loại cuộc tập trận như vậy, cho nên rất có thể công nghệ này của Trung Quốc vẫn còn nằm trong giai đoạn đầu, còn đòi hỏi phải tiếp tục nghiên cứu và hoàn thiện.

Vũ khí lợi hại ngăn chặn đối thủ trong tác chiến

Ngoài ra, ngày 22/11, dân mạng Trung Quốc cũng có bài viết cho rằng, máy bay chiến đấu tàng hình của Mỹ khiến rất nhiều nước bị tấn công trong tình trạng bị động, cơ bản không có khả năng đánh trả, hơn nữa trong các cuộc chiến tranh ở nước ngoài do Mỹ tiến hành trước đây, ngoài máy bay chiến đấu F117 bị bắn rơi trong chiến tranh Kosovo, còn các máy bay chiến đấu tàng hình hầu như không có ghi chép nào cho thấy bị tấn công.

Lần này, quân đội Trung Quốc tập trận thành công, một mặt phản ánh công nghệ do thám đối với vũ khí bay tàng hình của Trung Quốc đã tương đối hoàn thiện và tiên tiến (có thể phát hiện vũ khí bay tàng hình nhỏ hơn), mặt khác cho thấy công nghệ đánh chặn đối với tên lửa tàng hình của quân đội Trung Quốc đã có đột phá quan trọng. Việc đánh chặn thành công cho thấy hệ thống phòng thủ tên lửa khu vực chiến lược của Trung Quốc đã bước vào giai đoạn ứng dụng cho chiến đấu thực tế.


http://nghiadx.blogspot.com
Máy bay ném bom tàng hình không người lái X-47B của Hải quân Mỹ


Bài viết cho rằng, gần đây Mỹ đưa ra khái niệm tác chiến tích hợp không-hải quân, nhân vật chính là máy bay không người lái X-47B. X-47B không chỉ là loại “máy bay phản lực không người lái, không có cánh đuôi”, hoàn toàn do máy tính điều khiển đầu tiên trong lịch sử loài người, mà còn là chiếc máy bay ném bom tàng hình đầu tiên có thể cất cánh từ trên tàu sân bay và tự đáp xuống.

Cuộc tập trận đánh chặn lần này thành công của quân đội Bắc Kinh cho thấy, quân đội Trung Quốc đã có “bài” để đối phó với X-47B, là sự đáp trả mạnh mẽ của tích hợp hải-không quân Trung Quốc đối với tích hợp không-hải quân của Mỹ.


Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang