Military Channel mới đây đã công bố bảng xếp hạng 10 trực thăng hàng đầu thế giới, trong đó có các trực thăng từng tham chiến tại Việt Nam. >> Top 10 trực thăng hàng đầu thế giới (Kỳ 1) Hiện nay, trực thăng đang được sử dụng một cách phổ biến trong quân đội hầu hết các nước trên thế giới. Nó là một thành phần rất quan trọng của lực lượng Không quân nói riêng và quân đội nói chung: vừa là loại máy bay vận tải thuận tiện vừa là loại máy bay chiến đấu rất hiệu quả, nhất là trong các nhiệm vụ đổ bộ đường không, tấn công cơ động, thọc sâu và yểm trợ, tấn công mặt đất. Mới đây, Kênh Military thuộc Hãng truyền thông Discovery của Mỹ - một kênh truyền hình mới dành cho quân đội đã đưa ra một ma trận gồm các điểm như mức độ hoàn thiện kỹ thuật thiết kế, số lượng sản xuất, tính năng kỹ chiến thuật, hiệu quả sử dụng, lịch sử chiến đấu, xu hướng phát triển…để xếp hạng 10 trực thăng hàng đầu thế giới. 5. “Thiên mã” CH-53E Super Stallion Xếp ở vị trí thứ 5 trong bảng xếp hạng 10 trực thăng hàng đầu thế giới theo bình chọn của Military Channel là trực thăng vận tải hạng nặng CH-53E Super Stallion - loại trực thăng lớn nhất, nặng nhất từng được nghiên cứu, sản xuất và sử dụng trong quân đội Mỹ. Trực thăng vận tải hạng nặng CH-53E Super Stallion Chuyến bay đầu tiên: 1974 Số lượng sản xuất: 115 chiếc Tải trọng: 13 tấn trọng tải hàng hóa hoặc 14,5 tấn treo bên ngoài, hoặc 55 binh lính. CH-53E là một biến thể hiện đại hóa của máy bay trực thăng nổi tiếng CH-53 Sea Stallion được tạo ra vào năm 1964 để đáp ứng các yêu cầu chiến đấu của Hải quân, Thủy quân lục chiến và lực lượng phòng thủ bờ biển của Quân đội Hoa Kỳ. CH-53 Super Stallion chủ yếu được Lực lượng thuỷ quân lục chiến Mỹ sử dụng trong các chiến dịch đổ bộ, thực trực thăng vận nhằm vận chuyển và di rời các trang thiết bị vũ khí hạng nặng phục vụ nhiệm vụ chiến đấu. Loại máy bay này còn có một nhiệm vụ khá quan trọng là chuyên chở các máy bay phản lực hoặc trực thăng chiến đấu bị hư hỏng trên các tàu sân bay hạng nặng của Hải quân Mỹ. CH-53 đã từng tham chiến tại Iraq và Afghanistan giúp quân đội Mỹ vận chuyển hàng ngàn tấn hàng hóa và binh lính ra chiến trường đồng thời hỗ trợ chiến đấu cho các lực lượng mặt đất, góp phần tạo nên những chiến tích oanh liệt của Quân đội Hoa Kỳ và Đồng minh tại các chiến trường này. 4. “Ác điểu” UH-1 Trực thăng đa năng Bell UH-1 Chuyến bay đầu tiên: 1956 Số lượng sản xuất: 16.000 chiếc Tải trọng: 1,5 tấn hoặc 14 binh lính. Đây là loại trực thăng quân sự đa năng, nổi tiếng vì được sử dụng nhiều trong chiến tranh Việt Nam. Nó thường được biết dưới tên (dùng trong thủy quân lục chiến Mỹ) là Huey. Mặc dù tổn thất rất lớn (3.305 chiếc UH-1 bị mất trong chiến đấu), nhưng Huey vẫn được xem là một trong những trực thăng thành công nhất mà Mỹ từng chế tạo. Theo số liệu từ các số liệu thống kê, trong suốt 11 năm tham chiến tại Việt Nam, máy bay trực thăng UH-1 đã thực hiện không dưới 36 triệu phi vụ, một con số quá khủng khiếp. Trước khi Cobra ra đời, Huey đã trải qua một cuộc “đại phẫu” với việc trang bị thêm cặp súng máy 12,7 mm và 48 quả tên lửa không điều khiển. Và cũng từ đó nó được mệnh danh là “ác điểu” trên bầu trời. Huey được sử dụng một cách rộng rãi và có mặt trong lực lượng vũ trang của hơn 70 quốc gia trên thế giới (nhiều hơn cả số quốc gia sử dụng súng trường tấn công Kalashnikov của Liên Xô/Nga). 3. Trực thăng đa nhiệm Mi-8 Chuyến bay đầu tiên: 1961 Số lượng sản xuất: 17.000 chiếc Tải trọng: 3 tấn hoặc 24 người Vũ khí: 2-3 súng máy và 6 giá treo vũ khí có thể mang đến 1,5 tấn vũ khí bao gồm tên lửa không điều khiển 57 mm, bom và tổ hợp tên lửa đối hạm Phalang. Khoảng 17.000 chiếc máy bay trực thăng đa chức năng Mi-8 (định danh NATO Hip) đã được sản xuất với hơn 3.000 chiếc được xuất khẩu và chúng hiện phục vụ trong lực lượng không quân hơn 50 quốc gia trên thế giới trong đó có Ấn Độ, Trung Quốc và Iran. Các máy bay trực thăng Mi-8 được chế tạo bởi công ty sản xuất máy bay trực thăng Mil Moscow Helicopter JSC ở Moskve, công ty Kazan JSC ở Kazan và công ty hàng không Ulan-Ude. Chúng gồm các biến thể dùng trong dân sự và quân sự. Các biến thể quân sự gồm Mi-8T vận tải, chuyên chở quan chức cao cấp, chiến tranh điện tử, trinh sát, phiên bản Mi-8TV có trang bị vũ khí và phiên bản tìm kiếm và cứu hộ Mi-8MPS. Mi-8 là một máy bay trực thăng đơn giản, nhưng hiệu quả, có độ tin cậy cao và có khả năng hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết - từ sa mạc Sahara đến khu vực Bắc Cực. Trực thăng đa chức năng Mi-8 đã tham chiến tại nhiều nơi trên thế giới trong đó có các cuộc xung đột quân sự tại Afghanistan, Chechnya và Trung Đông. Hiện Mi-8 vẫn đang được Bộ quốc phòng Nga tiếp tục trọng dụng và có kế hoạch sản xuất với số lượng lớn. 2. “Hung thần” AH-64 Apache Xếp ở vị trí thứ 2 trong bảng xếp hạng những trực thăng hàng đầu thế giới của Military Channel là trực thăng AH-64 Apache - máy bay trực thăng tấn công của Lục quân Hoa Kỳ, là thế hệ kế tiếp của máy bay trực thăng Bell AH-1 Cobra. Nó được thiết kế bởi hãng Hughes, sau đó được phát triển bởi hãng McDonnell Douglas và hiện tại được sản xuất bởi hãng Boeing. Trực thăng tấn công Boeing AH-64 Apache Chuyến bay đầu tiên: 1975 Số lượng sản xuất: 1.174 chiếc Vũ khí: Pháo M230 30 mm (tốc độ bắn 625 phát/phút, cơ số đạn lên đến 1.200 viên ), tên lửa AGM-114 Hellfire, AIM-92 Stinger, AIM-9 Sidewinder , AGM-122 Sidearm, rocket Hydra 70. AH-64 là loại máy bay trực thăng hiện đại vẫn đang được sử dụng hiện nay. Với thiết kế để có thể hoạt động ở mọi địa hình, nó có khả năng hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết cả ngày lẫn đêm. Apache được sử dụng trong chiến đấu lần đầu tiên là vào năm 1989 trong chiến tranh Panama. AH-64A Apache và AH-64D Apache đã đóng vai trò quan trọng trong một số cuộc chiến tranh ở Trung Đông, gồm Chiến tranh Vùng Vịnh, Chiến dịch Tự do bền vững ở Afghanistan, và cuộc chiến tranh Iraq năm 2003. Các máy bay trực thăng Apache đã chứng tỏ chúng là các thợ săn xe tăng tuyệt vời và cũng đã phá hủy hàng trăm các loại xe bọc thép (chủ yếu của quân đội Iraq). Vào mùa thu năm 2011, trong cuộc chạy đua tại Ấn Độ, Apache đã vượt lên trên “đại kình địch” Mi-28N “Thợ săn đêm” của Nga để giành chiến thắng trong gói thầu cung cấp máy bay trực thăng tấn công cho Quân đội nước này. 1. “Diều hâu đen” Sikorsky UH-60 Black Hawk UH-60 Black Hawk là một máy bay trực thăng đa dụng bốn cánh quạt, hai động cơ hạng trung do Sikorsky Aircraft chế tạo. UH-60 đi vào phục vụ trong Lục quân năm 1979, thay thế loại UH-1 Iroquois trở thành máy bay trực thăng vận tải chiến thuật của Lục quân. Trực thăng đa năng Sikorsky UH-60 Black Hawk Chuyến bay đầu tiên: 1974 Số lượng sản xuất: 3.000 chiếc Trọng tải: 1,5 tấn hàng hóa và 4 tấn treo bên ngoài hoặc 14 binh lính. Vũ khí: 2× M240H 7.62 mm hay 2× M134 minigun 7.62 mm hay 2× GAU-19 12.7 mm, rocket 70 mm Hydra 70, tên lửa dẫn đường bằng laser AGM-114 Hellfire. UH-60 đi vào phục vụ trong Sư đoàn Không vận số 101 của Lục quân Hoa Kỳ tháng 6 năm 1979. Lục quân Hoa Kỳ lần đầu sử dụng UH-60 trong chiến đấu trong cuộc xâm lược Grenada năm 1983, và một lần nữa trong cuộc xâm lược Panama năm 1989. Trong cuộc Chiến tranh Vùng Vịnh năm 1991, UH-60 đã tham gia vào chiến dịch tấn công đường không lớn nhất trong lịch sử Lục quân Hoa Kỳ với hơn 300 chiếc trực thăng tham gia. Năm 1993, Black Hawk trở nên nổi bật trong cuộc tấn công vào Mogadishu ở Somalia. Những chiếc Black Hawk cũng hoạt động tại Balkan và Haiti trong thập niên 1990. Những chiếc UH-60 vẫn tiếp tục phục vụ ở Afghanistan và Iraq. Các chuyên gia của Military Channel nhận định rằng “Diều hâu đen” Sikorsky UH-60 Black Hawk là trực thăng của thế kỷ XXI, mặc dù nó đã được tạo ra cách đây 40 năm. Trực thăng Black Hawk mang đầy đủ những tính năng ưu việt của những trực thăng tốt nhất thế giới. Nó có thể thực hiện nhiều kiểu nhiệm vụ, gồm cả vận tải chiến thuật với lính, thiết bị chiến tranh điện tử, và giải cứu đường không. Một biến thể chở VIP được gọi là VH-60N được dùng để chuyên chở các quan chức quan trọng của chính phủ (ví dụ, Nghị viện, các cơ quan Hành pháp) với dấu hiệu máy bay là Marine One khi chở Tổng thống Hoa Kỳ. Trong các cuộc tấn công đường không nó có thể chở một đội 14 lính chiến hay mang một bích kích pháo 105 mm M102 howitzer với 30 viên đạn và khẩu đội 4 người chỉ trong một chuyến.[12] Black Hawk được trang bị các thiết bị điện tử tiên tiến để có khả năng và tính năng tồn tại tốt như Hệ thống định vị toàn cầu. Ngoài các biến thể trên bộ cơ bản, UH-60 còn có các biến thể nổi bật như 2 biến thể chống ngầm SH-60B Sea Hawk và SH-60F Ocean Hawk (được trang bị 1 từ kế và sonar), biến thể HH-60 Rescue Hawk để tìm kiếm cứu hộ và tham gia các hoạt động đặc biệt, cũng như biến thể hiện đại MH-60 Knighthawk. Chính vì có những tính năng ưu việt, chi phí thấp, bảo trì đơn giản, MH-60 (biến thể hiện đại của UH-60) đang được Quân đội Hoa Kỳ lên kế hoạch để trở thành loại máy bay trực thăng duy nhất cho tất cả các lực lượng vũ trang bao gồm hải, lục không quân và Thủy quân Lục chiến. |
Hiển thị các bài đăng có nhãn Trực thăng Black Hawk. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Trực thăng Black Hawk. Hiển thị tất cả bài đăng
Thứ Bảy, 28 tháng 4, 2012
>> Top 10 trực thăng hàng đầu thế giới (Kỳ 2)
Thứ Ba, 5 tháng 7, 2011
>> Mỹ có thể nâng cấp F-16 cho Đài Loan
Hôm 3/7, một nhà lập pháp Đài Loan tiết lộ Mỹ sẽ giúp Đài Loan nâng cấp máy bay F-16A/B hiện tại hơn là việc cho phép Đài Loan mua F-16C/D tiên tiến. Theo các chuyên gia phân tích, thì việc chuyển sang hình thức nâng cấp F-16A/B sẽ tốt hơn là Mỹ bán F-16C/D hiện đại cho Đài Loan chắc chắn sẽ gặp phải phản ứng gay gắt từ phía Trung Quốc. “Đây là thỏa thuận mang tính thỏa hiệp,” ông Lâm Ngọc Phương, thành viên của Ủy ban Quốc phòng Quốc hội Đài Loan nói. Ông Lâm cũng là người mà trong hai năm qua đã tới Mỹ để thảo luận các vấn đề mua bán vũ khí. Chính quyền Đài Loan liên tục đề nghị với phía Mỹ đề nghị bán chiến đấu cơ đa năng F-16C/D tiên tiến nhằm đối phó với sức mạnh quân sự Trung Quốc tăng một cách nhanh chóng. Nhưng việc này chắc chắn gây ra sự tức giận đối với Trung Quốc, điển hành là vụ việc tháng 1/2010 khi chính quyền Obama tuyên bố cung cấp gói vũ khí trị giá 6,4 tỷ USD gồm: hệ thống tên lửa Patriot, trực thăng Black Hawk và chiến đấu cơ F-16. Điều này ngay lập tức làm cho chính quyền Trung Quốc giận dữ. Chiến đấu cơ F-16A/B gói 20 của Đài Loan rất có thể sẽ được Mỹ nâng cấp lên chuẩn mới. Trong tháng trước, các nhà lập pháp Mỹ cũng lên tiếng kêu gọi chính quyền của Tổng thống Obama thông qua việc bán F-16 cho Đài Loan. Đồng thời, họ cũng cáo buộc chính quyền ngày càng hy sinh lợi ích đồng minh để "vuốt ve" Trung Quốc. “Dự kiến, chính phủ Mỹ sẽ đưa ra quyết định chính thức về việc này trong vòng vài tháng tới. Chính quyền Tổng thống Obama chắc chắn không muốn thấy hợp đồng mua bán vũ khí này trở thành vấn đề trong cuộc vận động tranh cử tổng thống nhiệm kỳ 2,” ông Lâm cho biết. Hôm 30/6, Đài Loan chính thức giới thiệu biến thể nâng cấp mới của chiến đấu cơ nội địa Kinh Quốc F-CK-1. Đây là cứu cánh tạm thời cho Đài Loan trong điều kiện F-16C/D có thể không bao giờ được Mỹ đáp ứng. Kể từ khi ông Mã Anh Cửu lên làm Tổng thống Đài Loan năm 2008 thì mối quan hệ Trung – Đài cải thiện khá nhiều. Mặc dù vây, chính quyền Đài Loan vẫn nhiều lần "nài nỉ" Mỹ bán F-16 với lý do là tăng cường khả năng phòng thủ của hòn đảo này. Hiện nay, Không quân Đài Loan đang sở hữu khoảng 145 chiếc F-16A/B gói 20. Biến thể F-16 này tích hợp radar xung – doppler AN/APG-66, lắp động cơ tuốc bin phản lực cánh quạt đẩy Pratt & Whitney F100-PW-200. Hệ thống vũ khí của F-16A/B gói 20 có thể mang tên lửa chống radar AGM-45 hoặc AGM-88, tên lửa chống hạm AGM-84 Harpoon. Hệ thống điện tử của F-16A/B gói 20 dành cho Đài Loan mạnh hơn, tốt hơn các gói 1/5/15 thuộc biến thể F-16A/B. [BDV news] |
Nhãn:
Bộ Quốc phòng Đài Loan,
Chính phủ Mỹ,
Không quân Đài Loan,
Tên lửa chống radar AGM-45,
Tiêm kích F-16A/B,
Tổng thống Obama,
Trực thăng Black Hawk
Chủ Nhật, 3 tháng 7, 2011
>> Đài Loan giới thiệu biến thể mới của chiến đấu cơ nội địa
Vào ngày 30/6, Đài Loan đã giới thiệu phiên bản nâng cấp của máy bay chiến đấu “cây nhà lá vườn” do chính quốc gia này chế tạo. Đây là một nỗ lực của chính phủ Đài Loan nhằm nâng cao khả năng chiến đấu của không quân sau khi bị Mỹ từ chối bán chiến đấu cơ F16. Đài Loan bắt đầu quá trình nâng cấp kể từ năm 2009, sau khi Mỹ tạm ngưng quá trình đánh giá yêu cầu mua chiến đấu cơ mới của Đài Loan vì e ngại phản ứng của Trung Quốc. Máy bay chiến đấu IDF do chính Đài Loan tự chế tạo. “Tôi hi vọng rằng máy bay chiến đấu IDF sẽ đáp ứng được khả năng chiến đấu của không quân”, Tổng thống Đài Loan Mã Anh Cửu nói khi đang ngồi thử vào ghế phi công của IDF". Theo Bộ quốc phòng Đài Loan, họ sẽ nâng cấp 71 chiến đấu cơ IDF (chiếm khoảng 1/2 số lượng IDF mà không quân Đài Loan sở hữu). Thời gian và kinh phí của quá trình nâng cấp theo ước tính là 4 năm và 587 triệu USD. Những máy bay IDF có radar nâng cấp, hệ thống chiến đấu điện tử và máy tính hỗ trợ. Về vũ khí, IDF sẽ có 4 tên lửa không đối không do Đài Loan tự chế tạo (gấp đôi so với hiện tại) cùng với nhiều tên lửa không đối đất và bom. Tổng thống Mã Anh Cửu đã nhiều lần thúc giục Mỹ bán cho chính quyền Đài Loan máy bay chiến đấu F16C/D và cho rằng đây là nhân tố rất quan trọng giúp Đài Loan có đủ khả năng phòng thủ trước Trung Quốc. Vào năm 2010, Mỹ đã thông qua hợp đồng vũ khí trị giá 6,4 tỷ USD dành cho Đài Loan, bao gồm tên lửa Patriot, máy bay trực thăng Black Hawk. [BDV news] |
Nhãn:
Chính phủ Mỹ,
Đảo Ba Bình - Việt Nam,
Hải quân Đài Loan,
Không quân Đài Loan,
Máy bay chiến đấu IDF,
Tên lửa Patriot PAC-3,
Trực thăng Black Hawk
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)
Chuyên mục Quân Sự
Hải quân Trung Quốc
(263)
Hải quân Mỹ
(174)
Hải quân Việt Nam
(171)
Hải quân Nga
(113)
Không quân Mỹ
(94)
Phân tích quân sự
(91)
Không quân Nga
(83)
Hải quân Ấn Độ
(54)
Không quân Trung Quốc
(53)
Xung đột biển Đông
(50)
Không quân Việt Nam
(44)
tàu ngầm
(42)
Hải quân Nhật
(33)
Không quân Ấn Độ
(16)
Tàu ngầm hạt nhân
(15)
Hải quân Singapore
(12)
Xung đột Iran - Israel
(12)
Không quân Đài Loan
(9)
Siêu tên lửa
(8)
Quy tắc ứng xử ở Biển Đông
(7)
Tranh chấp biển Đông
(7)
Xung đột Trung - Mỹ
(4)
Xung đột Việt-Trung
(2)