Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: MBDA Exocet

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Hiển thị các bài đăng có nhãn MBDA Exocet. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn MBDA Exocet. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Hai, 3 tháng 10, 2011

>> Béo bở thị trường nâng cấp HTPK Liên Xô



Việc nâng cấp các hệ thống tên lửa phòng không lạc hậu của Liên Xô đang là một thị trường đầy tiềm năng.

Ngoài việc nâng cấp các hệ thống tên lửa phòng không Liên Xô với các công nghệ tương thích sẵn của Nga hay Ukraina, các công ty quốc phòng phương Tây cũng không bỏ lỡ cơ hội béo bở này.

Các hệ thống tên lửa phòng không được các nước phương Tây chú ý đến nhất phải kể đến như S-125 Pechora (SA-3 Goa), 2K12 Kub (SA-6 Gainful) và 9K33 Osa (SA-8 Gecko). Đã có nhiều công ty phương Tây giới thiệu sản phẩm nâng cấp của họ đối với những hệ thống này trên thị trường quốc tế.

Đầu tiên có thể kể đến các dự án nâng cấp hệ thống phòng không 2K12 Kub của Raytheon hợp tác với công ty WZU (Wojskowe Zaklady Uzbrojenia) của Ba Lan.

Chương trình này gồm 2 bước: Bước thứ nhất, Raytheon sẽ thay thế các thiết bị điện tử và hệ thống kiểm soát bắn của các hệ thống Kub cũ theo tiêu chuẩn phương Tây. Sau đó, Raytheon sẽ thay thế các tên lửa Nga cũ (sẽ hết hạn sử dụng trong giai đoạn 2015 - 2018) trên hệ thống bằng tên lửa của mình.


http://nghiadx.blogspot.com
Minh họa biến thể nâng cấp hệ thống phòng không 2K12 Kub sử dụng tên lửa AIM-120 SLAMRAAM.


Trước đó, Raytheon dự tính sử dụng biến thể phóng từ mặt đất của tên lửa tầm trung AIM-120 SLAMRAAM và tên lửa RIM-7M Sea Sparrow để lắp đặt trên hệ thống 2K12 Kub tương tự như mô hình lắp đặt SLAMRAAM trên hệ thống 9K33 Osa trước đó.

Tuy nhiên, do vấn đề tương thích, giá thành (giá thành một quả tên lửa SLAMRAAM từ 300.000 - 700.000 USD tùy phiên bản còn tên lửa Sea Sparrow có giá 165.000 USD/quả, Raytheon đã quyết định sử dụng tên lửa ESSM (Evolved Sea Sparrow) lắp đặt trên hệ thống 2K12 Kub và coi đây là trọng tâm trong thị trường nâng cấp các hệ thống phòng không Nga của mình.

Tên lửa ESSM bản nâng cấp của Raytheon sử dụng cả hai chế độ radar bán chủ động và radar chủ động, có tầm bắn hơn 50 km và có tốc độ tới 1.361 m/giây (Mach 4), vượt xa tên lửa cũ trang bị trên hệ thống Kub, chỉ có tầm bắn 24 km và tốc độ 953 m/giây (Mach 2,8).

Raytheon cho biết hệ thống tích hợp tên lửa ESSM trên Kub sẽ được thử nghiệm vào tháng 6/2012 và sẽ sản xuất hàng loạt vào năm 2014.


http://nghiadx.blogspot.com
Biến thể nâng cấp hệ thống Kub sử dụng tên lửa Evolved Sea Sparrow của Raytheon sẽ sản xuất hàng loạt từ năm 2014.


Cạnh tranh với Raytheon là liên minh Retia (Séc) và Tập đoàn tên lửa châu Âu (MBDA). Bản nâng cấp của liên mình này thậm chí còn sâu và đắt đỏ hơn bản nâng cấp của Raytheon và WZU.

Kết quả của phiên bản này là nâng cấp toàn diện thiết bị radar, điều khiển của SA-6 theo tiêu chuẩn châu Âu như lắp đặt mới hoàn toàn các thiết bị tiếp nhận và truyền dẫn thông tin, lắp đặt các khí tài quan sát quang điện tử, thay hệ thống điều khiển cũ bằng các màn hình tinh thể lỏng đa năng, lắp đặt thiết bị nhận biết bạn thù Mark XII và thiết bị chống nhiễu mới.

http://nghiadx.blogspot.com
Thiết bị điện tử của Kub được MBDA nâng cấp toàn bộ.


Ngoài ra, MBDA cũng vũ trang lại toàn bộ xe phóng của SA-6 với tên lửa Aspide 2000 của MBDA.
Tên lửa này sử dụng hệ thống dẫn đường radar bán chủ động, có tầm bắn từ 0,7 - 25 km, có khả năng tấn công các mục tiêu bay đến tốc độ Mach 2.


http://nghiadx.blogspot.com
Phiên bản nâng cấp hệ thống Kub của MBDA hợp tác với Retia (Séc) sử dụng tên lửa Aspide-2000.


Hệ thống SA-6 nâng cấp này đã được thử nghiệm thành công các hạng mục vào những năm 2001, 2007, 2009 và đã sẵn sàng đi vào sản xuất hàng loạt.

Ngoài ra, liên minh này cũng đã tiến hành các nâng cấp về thiết bị điện tử với hàng loạt hệ thống tên lửa 9K35 Strela (SA-13 Gopher) và 9K33 Osa (SA-8 Gecko).

Trong đó, hệ thống phòng không 9K35 Strela được trang bị hệ thống thông tin liên lạc hoàn toàn mới, cơ chế phóng tên lửa tự động hoàn toàn khi phát hiện mục tiêu, hệ thống kiểm soát bắn mới, định vị vệ tinh GPS kết hợp dẫn đường quán tính INS và hệ thống phân biệt địch/ta Mark XII.

Các nâng cấp của 9K35 Strela sẽ khắc phục được các yếu điểm chính của hệ thống như khả năng thông tin liên lạc, chia sẻ mmục tiêu cũng như cơ chế vận hành bằng tay chậm chạp.

http://nghiadx.blogspot.com
Hệ thống 9K35 Strela đã được nâng cấp toàn bộ thiết bị điện tử tương thích với châu Âu.


Tương tự, hệ thống 9K33 Osa cũng được cải tiến với nhiều nâng cấp như trang bị lại các thiết bị thông tin liên lạc, nhận diện bạn/thù, kiểm soát bắn, chống nhiễu cũng như lắp đặt các khí tài điện tử theo tiêu chuẩn châu Âu.

http://nghiadx.blogspot.com
Bản nâng cấp thiết bị điện tử trên 9K33 Osa của MBDA.


Các chương trình nâng cấp hệ thống phòng không Liên Xô của phương Tây không những đem lại những khoản lợi nhuận khổng lồ về kinh tế, mà từng bước, nó tạo dựng lên những ràng buộc quân sự khó có thể tách rời của phương Tây đối với các nước thuộc phe Xô Viết trước đây.

Không những thế, nó có thể làm giảm nguy cơ tác chiến của không quân những nước này nếu xảy ra các cuộc xung đột như tại Libya hiện nay vì những nhà sản xuất đã hiểu quá rõ cách chống lại tên lửa phòng không do chính mình sản xuất.

Thứ Hai, 14 tháng 3, 2011

>> 'Sát thủ' diệt hạm ở Đông Nam Á



Tên lửa hành trình diệt hạm là một loại vũ khí cực kỳ hiệu quả trong tác chiến chống hạm trên biển.

Hầu hết các quốc gia Đông Nam Á đều có vùng biển lớn vì vậy sức mạnh hải quân luôn luôn được chú trọng. Trong những năm qua, một số nước như Malaysia, Thái Lan, Indonesia, Singapore, Brunei, Việt Nam… đầu tư mạnh ngân sách để hiện đại hóa lực lượng tàu chiến. Nhiều chiến hạm cỡ lớn được mua từ những công ty đóng tàu quân sự có uy tín trên thế giới. Tên lửa diệt hạm lựa chọn trang bị cho các tàu chiến chủ lực ở Đông Nam Á đều là mẫu thiết kế có tiếng. Sau đây là một số thông tin về tên lửa diệt hạm cũng như lớp tàu trang bị ở Đông Nam Á:  


MBDA Exocet


Exocet là “nhãn hiệu” tên lửa đối hạm hàng đầu của nước Pháp. Ra đời từ những năm 1960 nhưng phải đến năm 1982 nó mới vang danh thế giới trong trận chiến ở quần đảo Falklands. Khi đó, Exocet được quân đội Argentina sử dụng rộng rãi đã gây hư hỏng, đánh chìm nhiều chiến hạm của hải quân Anh. Đông Nam Á là nơi khá ưa chuộng dòng tên lửa diệt hạm Exocet. Hầu hết các chiến hạm hiện đại của Brunei, Malaysia, Indonesia, Thái Lan đều trang bị các biến thể của dòng Exocet. Các biến thể Exocet tương tự nhau về hình dáng chỉ khác về kích thước và trọng lượng. Giữa thân tên lửa có 4 cánh tam giác, đuôi tên lửa có 4 cánh định hướng. Tất cả các tên lửa Exocet đều lắp đầu đạn thuốc nổ mạnh nặng 165 kg.



Tên lửa hành trình đối hạm Exocet MM40 Block II.

Phương thức dẫn đường của dòng Exocet giống nhau. Sau khi rời bệ phóng, tên lửa sẽ ổn định hướng tới mục tiêu cùng với độ cao bay phù hợp (vừa đủ để tránh bị đối phương phát hiện, vừa đủ để đầu dò radar chủ động bám bắt mục tiêu).

Ở pha giữa, tên lửa sử dụng hệ thống định vị quán tính cho phép bay lướt theo quỹ đạo nhắm tới mục tiêu. Radar chủ động tự dẫn ở pha cuối.

Ba biến thể Exocet được dùng ở Đông Nam Á là MM-38, MM-40 Block II và SM-39. Trong đó:

- Tên lửa hành trình đối hạm MM-38 có tầm bắn 40km trang bị cho các tàu cao tốc lớp Perdana (hải quân Malaysia); tàu cao tốc lớp Rajcharit (hải quân Thái Lan); tàu tuần tra mang tên lửa lớp Waspada (hải quân Brunei).

- Tên lửa hành trình đối hạm MM-40 Block II có tầm bắn 70km trang bị cho khinh hạm lớp Lekiu (hải quân Malaysia); hộ vệ hạm lớp Kapitan Patimura (hải quân Indonesia); hộ vệ hạm lớp Nakhodam Ragam (hải quân Brunei).

- Tên lửa đối hạm SM-39 trang bị cho các tàu ngầm Scorpene của hải quân Malaysia. Biến thể này đặt trong công te nơ bảo quản, có thể được bắn từ máy phóng ngư lôi cỡ 533mm. Sau khi rời khỏi mặt nước ở độ cao 30m, tên lửa “tách vỏ” bay tới mục tiêu. SM-39 có tầm bắn ngắn 50 km.

Boeing Harpoon

Harpoon là tên hiệu của loại tên lửa hành trình đối hạm tầm ngắn do tập đoàn Boeing (Mỹ) phát triển. Harpoon có ba biến thể chính là: AGM-84 (phóng từ trên máy bay), RGM-84 (phóng từ chiến hạm nổi), UGM-84 (phóng từ tàu ngầm).

Trong đó, RGM-84 được sử dụng khá nhiều cho các tàu chiến của hải quân các nước Đông Nam Á. RGM-84 trang bị cho các hai khinh hạm lớp Knox của hải quân Thái Lan, khinh hạm hiện đại bậc nhất Đông Nam Á lớp Formidable của Singapore, khinh hạm Van Speijk của Indonesia.

Biến thể RGM-84 Harpoon có chiều dài 4,64m, đường kính thân 0,34m, trọng lượng khi phóng 682kg. Nó được bắn từ hệ thống ống phóng Mk 131, Mk 10 hoặc Mk 112 (thường để bắn tên lửa chống ngầm RUR 5 ASROC).



Tên lửa hành trình chống hạm RGM-84 Harpoon.


Tên lửa UGM-84 phóng từ tàu ngầm.

RGM-84 trang bị hai động cơ, động cơ rocket nhiên liệu rắn hoạt động trong giai đoạn phóng, khi tên lửa đạt trạng thái ổn định, hết nhiên liệu động cơ sẽ tự tách bỏ. Ở giai đoạn bay chính tên lửa dùng động cơ tuốc bin phản lực cánh quạt đẩy.

Hệ thống dẫn đường quán tính (INS) sẽ hướng dẫn tên lửa trong pha giữa, radar chủ động sẽ hoạt động ở pha cuối. RGM-84 lắp đầu đạn thuốc nổ mạnh nặng 222kg, tầm bắn xa 130km.

Phiên bản phóng từ tàu ngầm UGM-84 chỉ có duy nhất tàu ngầm lớp Cakra của Indonesia sử dụng. Đặc điểm tính năng biến thể này hoàn toàn tương tự RGM-84, loại tên lửa này sẽ được phóng qua máy bắn ngư lôi.

Tên lửa chống hạm từ nước Nga

Việt Nam là quốc gia duy nhất ở Đông Nam Á trang bị các loại tên lửa hành trình chống hạm trên các chiến hạm nổi của mình.

Tên lửa P-15M (NATO gọi là SS-N-2C) trang bị cho các tàu hộ vệ project 1241.1 và tàu tên lửa cỡ nhỏ OSA-II. P-15M dài 6,5m, đường kính thân 0,76m và tổng trọng lượng phóng là 2.500kg. Tên lửa được radar chủ động dẫn đường trong pha cuối. Tên lửa lắp động cơ nhiên liệu lỏng, tầm bắn 80km, lắp đầu đạn thuốc nổ mạnh nặng 513kg.



Hộ vệ hạm Project 1241.1 phóng tên lửa P-15M.

Tên lửa Kh-35 Uran (NATO gọi là SS-N-25) trang bị tàu hộ vệ project 1241.8 và khinh hạm Gepard 3.9. Tên lửa Uran được thiết kế với 4 cánh định hướng tam giác đặt giữa thân, 4 cánh điều khiển ở đuôi.

Uran dài 4,2m, đường kính thân 0,42m, trọng lượng khi phóng 630kg. Hệ thống định vị quán tính dẫn đường ở pha giữa và radar chủ động điều khiển ở pha cuối. Tên lửa trang bị hai động cơ: động cơ đẩy nhiên liệu rắn và động cơ tuốc bin phản lực cánh quạt đẩy. Tên lửa có tầm bắn 130kg, lắp đầu đạn thuốc nổ mạnh xuyên giáp nặng 145kg.

Tương lai không xa, một cái tên danh tiếng nữa trong đại gia đình tên lửa diệt hạm Nga có thể xuất hiện ở Đông Nam Á là hệ thống tên lửa hành trình Novator Club-S (SS-N-27) bắn tên lửa 3M54E1 (tầm bắn xa 220km, đầu đạn 450kg). SS-N-27 theo thiết kế của Nga sẽ trang bị trên các tàu ngầm tiến công lớp Kilo. Hải quân Việt Nam và Indonesia đã đặt mua một số tàu ngầm Kilo Type 636.

Tên lửa chống hạm từ Trung Quốc

Trung Quốc cũng sản xuất rất nhiều mẫu tên lửa hành trình chống hạm, tuy nhiên thiết kế duy nhất được sử dụng nhiều ở Đông Nam Á là loại C-802 (tên gọi phiên bản xuất khẩu của YJ-82).

C-802 có mặt nhiều nhất trong thành phần trang bị chiến hạm của hải quân Myanmar. Cụ thể, C-802 được vũ trang cho khinh hạm chủ lực lớp Azung Zeya, hộ vệ hạm lớp Nawarat, tàu cao tốc tên lửa lớp Houxin (Type 037IG) cùng một số tàu cỡ nhỏ khác.

Ngoài ra, hải quân Indonesia cũng lựa chọn trang bị cho tàu cao tốc FPB-57 Nav V. Hải quân Thái Lan ký hợp đồng với phía Trung Quốc mua C-802 cho các khinh hạm lớp Phraya.



Tên lửa C-802 rời bệ phóng.

Tên lửa hành trình đối hạm siêu âm C-802 dài 6,3m, đường kính thân 0,36m, trọng lượng phóng 715kg. Tên lửa được cấu tạo các cánh định hướng điểu khiển và cửa hút khí dành cho động cơ phản lực.

C-802 sử dụng hai động cơ, khi phóng động cơ nhiên liệu rắn làm việc và đẩy vận tốc tên lửa lên tới Mach 0,9. Sau khi cháy hết nhiên liệu, động cơ này sẽ tách khỏi thân tên lửa, động cơ tuốc bin phản lực bắt đầu khởi động cho hành trình bay hướng tới mục tiêu.

Hệ thống định vị quán tính hoạt động từ pha giữa, radar chủ động đảm nhiệm pha cuối. Tên lửa C-802 có tầm bắn xa 120km, lắp đầu đạn thuốc nổ mạnh 165kg.

Theo tạp chí Globalsecurity, tên lửa diệt hạm C-802 có diện tích phản xạ radar nhỏ, khi cách mục tiêu vài km nó sẽ hạ xuống độ cao 5-7m so với mặt nước biển, hệ thống dẫn đường chống nhiễu tốt, tàu mục tiêu khó có khả năng đánh chặn được tên lửa. Xác suất đánh trúng của C-802 là 98%.

Một số loại khác

Ít tiếng hơn so với các thiết kế Harpoon, Exocet, P-15M, Kh-35 Uran E, C-802 còn có 2 loại tên lửa tới từ Italia và Israel.

Hộ vệ hạm Laksamana của hải quân Malaysia trang bị 4 tên lửa hành trình chống hạm tầm xa Otomat MkII. Tên lửa do tập đoàn Oto Melara Italia và Matra Pháp hợp tác chế tạo. Otomat Mk II được dẫn đường bằng hệ thống định vị quán tính và radar chủ động.



Tên lửa diệt hạm Otomat MkII.

Nếu so với các loại tên lửa chống hạm trang bị trên tàu chiến nổi ở Đông Nam Á, thì Otomat MKII là tên lửa có tầm bắn xa nhất lên tới 180km.

Một vài tàu cao tốc tên lửa của Thái Lan lại trang bị tên lửa chống hạm tầm ngắn Gabriel của Israel. Gabriel có hai biến thể chính là: Mk I (tầm bắn 20km, đầu đạn nặng 430kg), Mk II (tầm bắn 36km, đầu đạn 522kg). Không rõ tàu Thái Lan trang bị phiên bản nào.
(bdv news)

Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang