Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: Kilo Type 636

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Hiển thị các bài đăng có nhãn Kilo Type 636. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Kilo Type 636. Hiển thị tất cả bài đăng

Chủ Nhật, 17 tháng 2, 2013

>> Tàu ngầm Kilo Việt Nam mạnh hơn tàu Kilo Trung Quốc

Tàu ngầm Project 636 (lớp Kilo) của Việt Nam có sự khác biệt đáng kể so với tàu ngầm Project 877 EKM của Trung Quốc, đặc biệt các thiết bị điện tử và hệ thống đám bảo sự sống cho thủy thủ đoàn rất hiện đại.

>> Tàu ngầm Kilo của Việt Nam mạnh nhất ở DNA ?
>> Con đường tầu ngầm Kilo về Việt Nam




Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Hai tàu ngầm Kilo đầu tiên sẽ được Nga bàn giao cho Việt Nam trong năm nay.
'
Trao đổi với hãng RIA Novosti ngày 16/2, ông Andrey Baranov, Phó tổng giám đốc phụ trách kinh tế đối ngoại và hợp tác kỹ thuật quân sự với nước ngoài của Viện thiết kế và đóng tàu Rubin, Nga cho biết, hai tàu ngầm Kilo đầu tiên, được đóng cho Hải quân Việt Nam, sẽ được gửi tới khách hàng trong năm 2013.

Ông Baranov lưu ý rằng, tàu ngầm Project 636 được cung cấp cho một khách hàng nước ngoài, có sự khác biệt đáng kể so với tàu ngầm Project 877 EKM mà Nga đã rất thành công trong việc xuất khẩu ra nước ngoài từ những năm 1980. Biến thể cũ của Project 877 EKM đã được Trung Quốc mua và biên chế trong hải quân nước này.

"Cấu trúc của tàu cũng như các đặc điểm kỹ thuật vẫn được giữ kín, nhưng "hạt nhân" là các thiết bị điện tử và hệ thống đảm bảo sự sống cho thủy thủ đoàn, nói chung là rất hiện đại", ông Baranov nói.

Trước đó cũng có nhiều phân tích cho rằng tàu ngầm Kilo của Việt Nam có những điểm khác biệt và hiện đại hơn so với tàu ngầm Kilo của Trung Quốc. Đa số tàu ngầm Kilo của Trung Quốc được mua từ những năm 90 của thế kỷ trước.

Tạp chí Bình luận Quân sự Hán Hòa số tháng 4/2011 dẫn nguồn tin là một chuyên gia quân sự Nga cho biết so với tàu ngầm Kilo 636 MK mà hải quân Trung Quốc sử dụng, tàu ngầm Kilo 636 MV mà Nga bán cho Việt Nam có nhiều điểm khác biệt, trong đó lớn nhất là về vũ khí trang bị, thậm chí tiên tiến hơn 10 năm.

Trước tiên, tàu ngầm Kilo của Việt Nam được lắp đặt tên lửa hành trình tấn công đối đất 3M-14E loại mới nhất, có tầm bắn 290 km. Loại tên lửa này chỉ được Nga bán cho Việt Nam và hai nước khác là Ấn Độ và Algeria.

Thứ hai, tàu ngầm Kilo Việt Nam còn được trang bị radar dẫn đường phức hợp đa tác dụng GE2-01 loại mới nhất. Loại radar này không được xuất khẩu cho Trung Quốc, có ưu điểm lớn nhất là giảm tối đa tạp âm trong môi trường nước và giúp đa dạng hóa biện pháp dẫn đường.

Thứ 3, về hệ thống sonar: tàu ngầm Kilo 636 MK của Trung Quốc chỉ được trang bị hệ thống sonar MGK 400E loại cơ bản. Trong khi đó, tàu ngầm Kilo 636 MV lại được lắp đặt hệ thống sonar MGK 400E loại cải tiến. Hai hệ thống sonar này có cùng cự ly thám trắc, nhưng hệ thống sonar MGK 400E loại cải tiến được trang bị bộ xử lý tín hiệu tốc độ cao nhiều công năng và có mức độ số hóa cao hơn.

Thứ 4, kính tiềm vọng: tuy tàu ngầm Kilo 636 MK và tàu ngầm Kilo 636 MV đều được trang bị hệ thống thám trắc quang học, nhưng kính tiềm vọng sử dụng cho nhiệm vụ tấn công của tàu ngầm Kilo 636 MV được lắp đạt thêm thiết bị đo cự ly bằng tia lade và hệ thống quan trắc TV, IR. Trong khi đó, tàu ngầm Kilo 636 MK chủ yếu sử dụng quang học ngắm bắn và không có thiết bị đo cự ly bằng tia lade. Điều đó có nghĩa năng lực tác chiến ban đêm và độ chính xác của đòn đánh của tàu ngầm Kilo 636 MV sẽ cao hơn tàu ngầm Kilo 636 MK.

Điểm khác biệt cuối cùng là hệ thống điều hòa mà tàu ngầm Kilo 636 MV sử dụng thích hợp hơn với khí hậu, địa hình nhiệt đới.

Thứ Ba, 17 tháng 5, 2011

>> Hệ thống huấn luyện Gepard, Kilo sắp về Việt Nam



Công ty R.E.T Kronshtadt (thuộc nhóm công ty Tranzas) đang hoàn tất lắp đặt hệ thống Laguna-11661.


Hệ thống này dùng để huấn luyện các thủy thủ đoàn, kíp chiến đấu trên các khinh hạm Gepard tại Việt Nam, Tổng giám đốc R.E.T Kronshtadt Yevgeny Komrakov cho hay. Trước đó, công ty này đã sản xuất cho Việt Nam hệ thống huấn luyện mô phỏng tổng hợp tàu tên lửa Molnya.




Dự kiến, năm 2012 hệ thống huấn luyện tàu ngầm Projekt 636 Kilo cho Việt Nam sẽ hoàn thành. Trong dự án này, R.E.T Kronshtadt tham gia với tư cách nhà thầu phụ của công ty Avrora, ông Komrakov tiết lộ.

Sắp tới, R.E.T Kronshtadt sẽ sản xuất hệ thống huấn luyện tổng hợp cho Hải quân Turkmenia, nước này đã đặt mua của Nga 2 tàu tên lửa Molnya và dự định đặt mua thêm 2 chiếc nữa.

Hãng Rosoboronoexport đã thống nhất với Turkmenia về hợp đồng mua bán hệ thống huấn luyện sẽ có hiệu lực trong vòng 6 tháng. Sau đó, R.E.T Kronshtadt sẽ hoàn thành công việc trong vòng 1 năm.

Hệ thống huấn luyện tổng hợp là hệ thống rất đắt tiền và tinh vi, đòi hỏi phỏng tạo được 100% vũ khí, trang thiết bị kỹ thuật trên tàu. “Chẳng hạn, hệ thống huấn luyện mà chúng tôi đang lắp đặt tại Việt Nam có 56 vị trí làm việc, 7 bộ phận tác chiến làm việc ở 3 chế độ”, - ông Yevgeny Komrakov cho hay.
[BDV news]


Thứ Sáu, 22 tháng 4, 2011

>> Tàu ngầm lớp Amur, 'vua' tàu ngầm động cơ diesel của Nga



Công nghiệp quốc phòng của Nga, đặc biệt là công nghệ đóng tàu ngầm còn tiến những bước dài. Tàu ngầm tiến công lớp Amur là một minh chứng.

>> Việt Nam sẽ mua vua tàu ngầm Amur của Nga ?

Amur là thế hệ tàu ngầm với tính năng chiến đấu vượt xa các loại tàu ngầm chạy bằng động cơ diesel của Nga trước đó.

Lịch sử phát triển


Đầu những năm 1990, sau khi dự án tàu ngầm diesel thế hệ thứ ba của Nga là tàu ngầm tiến công lớp Kilo đã đi vào sản xuất hàng loạt và bắt đầu có những đơn đặt hàng từ Trung Quốc hay một số quốc gia khác. Người Nga bắt đầu có những ý tưởng về một loại tàu ngầm tấn công thế hệ thứ tư vận hành bằng động cơ diesel, để luôn nắm lợi thế nếu chẳng may xảy ra xung đột với chính những khách hàng của mình trên biển.

Chính vì lẽ đó, một lần nữa, cha đẻ của tàu ngầm Kilo là Cục thiết kế hải quân Rubin, St.Peterburg lại được giao nhiệm vụ quan trọng này. Rubin đã không làm cho quân đội Nga thất vọng khi chỉ một thời gian ngắn sau, dự án tàu ngầm 677 lớp Lada (trong tiếng Nga, Lada có nghĩa là “hài hòa”,”cân đối” hoặc “hoàn hảo”) đã ra đời với nhiều tính năng vượt trội hoàn toàn thế hệ tàu ngầm Kilo trước đó.

Cuối những năm 1990, Nga quyết định chào hàng loại tàu ngầm này với một số khách hàng “thân thiện”, với một tên khác dành cho phiên bản xuất khẩu là tàu ngầm lớp Amur-1650.






Amur-1650: Tầu ngầm động cơ diesel hiện đại nhất dành cho xuất khẩu của Nga hiện nay.

Thiết kế "hài hòa", nhỏ gọn nhưng hiệu quả

Tàu ngầm tiến công lớp Amur-1650 có kích thước khá khiêm tốn, chỉ dài 66,8m, cao 7,1m với thủy thủ đoàn 34 người. Với kích thước này, cùng với việc được phủ một lớp bọc ngoài giảm phản xạ sóng âm hoàn toàn mới có tên” Molniya” (“tia chớp”) và chân vịt xoắn 7 cánh, Amur-1650 khó phát hiện hơn Kilo, vốn được NATO mệnh danh là “Lỗ đen” của đại dương.

Lượng choán nước khi nổi của Amur-1650 chỉ là 1.600 tấn, nhỏ hơn khá nhiều so với Kilo là 2.350 tấn nhưng khả năng hoạt động của Amur không hề thua kém, thậm chí là vượt trội.

Nhờ thiết kế động cơ điện hóa tiên tiến Kristall-27EP, hoạt động không cần nguồn cấp không khí từ bên ngoài, Amur-1650 có thể lặn liên tục dưới nước trong 45 ngày (với tốc độ tối đa khi lặn lên tới 39 km/h), gấp ba lần những tàu ngầm diesel thế hệ trước của Nga, nhờ đó nâng tầm di chuyển khi lặn liên tục của Amur-1650 lên tới 1.200 km, vượt hơn tàu ngầm Kilo tới 2 lần.

Tầm tuần tiễu với ống thông hơi của Amur-1650 cũng lên tới 12.000 km với tốc độ 18,5 km/h, không hề thua kém những loại tàu ngầm diesel lớn hơn nó.




Hệ thống điều khiển và buồng vận hành hiện đại của Amur-1650.

Đi kèm với thiết kế tân tiến, Amur-1650 cũng được trang bị hệ thống dò tìm phát hiện mục tiêu hiệu quả. Sonar loại LIRA được trang bị trên Amur-1650, được gắn kèm với những camera hồng ngoại, có khả năng phát hiện mục tiêu vượt trội so với loại MGK-400EM trang bị trên các tàu ngầm thế hệ ba như mẫu 877 (Kilo) hay 636 (Kilo cải tiến).

Hệ thống vũ khí vượt trội
Mặc dù có thiết kế ưu việt, các thiết bị dò tìm, quan sát hiện đại, nhưng trang bị vũ khí mới là điểm nổi bật nhất của Amur-1650. Trang bị vũ khí cơ bản của Amur-1650 vẫn là 6 ống phóng ngư lôi cỡ 533 mm với cơ số dự trữ 18 quả, có khả năng bắn cả loại ngư lôi siêu khoang VA-111 Shkval (loại ngư lôi khi di chuyển hình thành các bọt khí xung quanh, tạo ra một lớp không khí mỏng bao quanh thân ngư lôi triệt tiêu sức cản của nước, giúp nó có thể chuyển động với tốc độ siêu âm). Ngư lôi có thể bắn trong 15 giây và bắn loạt tiếp theo sau hai phút.

http://nghiadx.blogspot.com
 Ngư lôi VA-111 Shkval, loại ngư lôi hiện đại có thể phóng đi với tốc độ siêu âm trong nước nhờ vào cơ chế tạo bọt khí quanh thân, giảm sức cản của nước, có thể được sử dụng trên tầu ngầm lớp Amur-1650.

Điểm khác biệt so với các tàu ngầm diesel khác của Amur-1650 là nó được trang bị 10 ống phóng tên lửa thẳng đứng (VLS- Vertical Launch System), sử dụng loại tên lửa Novator Club-S (có tầm bắn 220 km, đầu nổ 450 kg) vốn được trang bị trên Kilo.

Tuy nhiên, khác với việc bắn từng quả tên lửa qua ống phóng ngư lôi như Kilo, Amur-1650 có thể bắn cả loạt 10 quả tên lửa vào nhiều mục tiêu khác nhau.

http://nghiadx.blogspot.com

Thiết kế nguyên bản của Amur-1650 với 10 ống phóng tên lửa thẳng đứng, có khả năng phóng loạt nhiều tên lửa vào nhiều mục tiêu khác nhau, sử dụng tên lửa Novator Club-S.

http://nghiadx.blogspot.com
 Tên lửa Novator Club-S, có tầm bắn tới 220 km và mang một đầu đạn loại 200 kg hoặc 450 kg. Thậm chí, trong một phiên bản chào hàng cho Ấn Độ, 10 ống phóng tên lửa Novator-Club-S đã được bỏ đi và thay bằng 8 ống phóng tên lửa BrahMos.

Tên lửa Brahmos là sản phẩm hợp tác của Nga và Ấn Độ, có tầm bắn lên tới 290 km, tốc độ gấp ba lần vận tốc âm thanh, với công nghệ dò tìm mục tiêu chuẩn xác hơn.

http://nghiadx.blogspot.com
Thiết kế Amur-1650 mang 8 tên lửa Brahmos trong phiên bản xuất khẩu dành cho Ấn Độ.


http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa chống hạm siêu âm Brahmos, sản phẩm hợp tác của Nga và Ấn Độ, với tầm bắn 290 km và đầu đạn 300 kg, Brahmos được coi là một trong những loại tên lửa chống hạm hiện đại nhất hiện nay.

Quân đội Nga mới sản xuất và vận hành khoảng ba chiếc Lada (tên bản nội địa của Amur-1650) mang tên St.Peterburg, Kronshtadt và Sevastopol. Tuy nhiên, Nga cũng có động thái xuất khẩu loại tàu ngầm này cho những bạn hàng quen thuộc và tin cậy, ít có khả năng xảy ra xung đột như Ấn Độ, hoặc Việt Nam.
[BDV news

Thứ Ba, 15 tháng 3, 2011

>> Hải quân Việt Nam nhận tàu chiến Nga?



Nhà máy đóng tàu Gorky của Nga vừa hoàn tất hợp đồng cung cấp hai tàu chiến Gepard cho Việt Nam, BBC dẫn tin từ hãng thông tấn Nga Ria Novosti.

Ria Novosti đưa tin từ Kazan, thủ phủ Cộng hòa Tatarstan của Nga, nhà máy đóng tàu Gorky vừa giao hàng chiếc thứ hai trong hợp đồng hai chiếc tàu chiến hạng Gepard-3.9.



Đây là thế hệ Gepard đời mới nhất của nhà máy Zelenodolsk, mất tới hai năm rưỡi để chế tạo từ mẫu đang hoạt động thuộc lớp Project 11661.

Hợp đồng cung cấp tàu Gepard 3.9 được ký từ cuối năm 2006 qua công ty Rosoboronexport, nhà xuất khẩu vũ khí hàng đầu của Nga.

Trước đó, một công ty Nga khác là RET Kronshtadt cũng được lựa chọn để cung cấp hệ thống huấn luyện thủy thủ đoàn cho các tàu chiến này. Công việc huấn luyện được thực hiện ngay trong năm nay.

Cũng theo BBC, công ty RET Kronshtadt tham gia huấn luyện thủy thủ đoàn cho các tàu ngầm hạng Kilo mà Việt Nam ký hợp đồng mua của Nga hồi cuối năm ngoái. Công ty này chuyên huấn luyện hoa tiêu cho tàu ngầm.

Ngoài ra, Nga thông báo sẽ xây căn cứ tàu ngầm bao gồm cả cơ sở sửa chữa và huấn luyện cho hải quân Việt Nam, tuy không nói rõ là ở địa điểm nào.

Gepard-3.9 (một số nguồn gọi Gepard-3.9 là tàu hộ tống), dùng để thực hiện các nhiệm vụ hộ tống, tuần tiễu, bảo vệ hải phận và vùng đặc quyền kinh tế, yểm trợ các hoạt động trên biển. Khi cần thiết, Gepard-3.9 có thể làm các nhiệm vụ săn tìm, theo dõi và tác chiến hiệu quả chống các mục tiêu tàu nổi, tàu ngầm và máy bay; tuần tiễu, hộ tống, rải lôi, chi viện hỏa lực cho lực lượng đổ bộ. Tàu có thể hoạt động tác chiến độc lập hoặc trong đội hình biên đội tàu chiến thuật.

Các tàu Gepard-3.9 đời mới được đóng tại Nhà máy đóng tàu Zelenodolsk mang tên Gorky có thiết kế tiên tiến, áp dụng công nghệ tàng hình, nhiều trang thiết bị trên boong được đưa vào trong tàu và được trang bị các loại vũ khí tiên tiến nhất của Nga hiện nay, trong đó có hệ thống phòng không Palma-SU, hệ thống tên lửa Uran và trực thăng Ka-28. Hệ thống bảo đảm sinh hoạt cho thủy thủ đoàn 103 người được cải tiến đáng kể, lắp đặt hệ thống điều hòa không khí mới.


Mô hình tàu khu trục Gepard 3.9 lớp 1166.1

Gepard-3.9 có lượng giãn nước 2.100 tấn; chiều dài 102,2 m; chiều rộng 13,1 m và mớn nước 3,8 m. Hệ thống động lực kết hợp diesel-turbine khí có tổng công suất 20.000 mã lực, cho phép tàu đạt tốc độ 28 hải lý một giờ (52 km một giờ), khả năng hoạt động độc lập 20 ngày đêm, cự ly hành trình gần 5.000 hải lý với tốc độ 10 hải lý một giờ. Ở đuôi tàu có sân đỗ cho một trực thăng Ка-27 (hoặc Ka-28, Ка-31). Nhiệm vụ chính của các loại trực thăng này là chống ngầm.


Trực thăng chống ngầm Ka-27 được trang bị cho Gepard 3.9


Vũ khí hiện đại, uy lực mạnh
Gepard-3.9 được trang bị tổ hợp vũ khí hiện đại gồm: hệ thống tên lửa chống hạm Uran gồm bốn bệ phóng x 4 ống phóng với 16 tên lửa chống hạm Kh-35E, một khẩu pháo 76,2 mm АК-176М ở mũi tàu dùng để tác chiến chống mục tiêu mặt nước, mặt đất và máy bay bay thấp, có tốc độ bắn 60-120 phát mỗi phút, tiêu diệt mục tiêu ở cự ly trên 15 km và bay cao 11,5 km; ba hệ thống tên lửa-pháo phòng không cao tốc Palma và hai súng máy 14,5 mm; hai hệ thống phóng lôi x hai ống phóng 533 mm và một bệ phóng có 12 ống phóng bom phản lực chống ngầm RBU-6000.

Vũ khí đáng sợ nhất của Gepard-3.9 là 3M24 (Kh-35) Uran, NATO gọi là SS-N-25 Switchblade (biến thể xuất khẩu là 3M24E (Kh-35E) Uran-E), loại tên lửa chống hạm dưới âm, bay sát mặt biển, sử dụng hệ dẫn quán tính giai đoạn bay giữa và radar chủ động giai đoạn cuối.


Tên lửa chống hạm Kh-35 Uran là vũ khí chủ lực của Gepard 3.9


Uran có hình dáng và tính năng tương tự loại tên lửa chống hạm chủ lực của Hải quân Mỹ là AGM-84 Harpoon. Tên lửa Uran có chiều dài 4,2 m; đường kính 0,42 m, trọng lượng 630 kg, đầu đạn 145 kg, tầm bắn 5-130 km, tốc độ tối đa 0,9M. Ngoài biến thể 3M24 Uran SS-N-25 Switchblade trang bị cho tàu chiến, Nga còn chế tạo các biến thể phòng thủ bờ biển 3K60 (3M24M) Bal/Bal-E (SSC-6 Stooge) và biến thể lắp trên máy bay Kh-35U (AS-20 Kayak).

Hệ thống tên lửa - pháo phòng không Palma có thể tác chiến chống máy bay và trực thăng, bom, tên lửa hành trình chống hạm, tàu nhỏ và mục tiêu nhỏ trên bờ. Palma gồm hai pháo tự động 6 nòng 30mm AO-18KD/6K30GSh và 8 tên lửa siêu vượt âm dẫn bằng laser Sosna-R (lắp trên hai cụm ống phóng 3R-99E).

Palma có thể đánh chặn đồng thời 6 mục tiêu ở cự ly 200-8.000 m và bay ở độ cao tối đa 3.500 m; thời gian phản ứng của hệ thống là 3-5 s. Các pháo AO-18KD 30mm có tầm bắn xa 200-4.000 m và bắn cao đến 3.000 m. Cơ số đạn 1.500 viên đạn xuyên giáp, phá-mảnh hoặc cháy. Các khẩu pháo có tốc độ bắn tối đa 10.000 phát một phút.

Hệ thống tên lửa Sosna có tầm bắn mục tiêu bay hiệu quả ở độ cao 2.000 - 3.500 m và cự ly 1.300 - 8.000 m. Hệ thống điều khiển hỏa lực của Palma gồm camera truyền hình 3V-89 và camera hồng ngoại, máy đo xa laser, hệ thống dẫn tên lửa bằng tia laser và radar bắt mục tiêu 3Ts-99.

(bbc news)

Thứ Hai, 14 tháng 3, 2011

>> 'Sát thủ' diệt hạm ở Đông Nam Á



Tên lửa hành trình diệt hạm là một loại vũ khí cực kỳ hiệu quả trong tác chiến chống hạm trên biển.

Hầu hết các quốc gia Đông Nam Á đều có vùng biển lớn vì vậy sức mạnh hải quân luôn luôn được chú trọng. Trong những năm qua, một số nước như Malaysia, Thái Lan, Indonesia, Singapore, Brunei, Việt Nam… đầu tư mạnh ngân sách để hiện đại hóa lực lượng tàu chiến. Nhiều chiến hạm cỡ lớn được mua từ những công ty đóng tàu quân sự có uy tín trên thế giới. Tên lửa diệt hạm lựa chọn trang bị cho các tàu chiến chủ lực ở Đông Nam Á đều là mẫu thiết kế có tiếng. Sau đây là một số thông tin về tên lửa diệt hạm cũng như lớp tàu trang bị ở Đông Nam Á:  


MBDA Exocet


Exocet là “nhãn hiệu” tên lửa đối hạm hàng đầu của nước Pháp. Ra đời từ những năm 1960 nhưng phải đến năm 1982 nó mới vang danh thế giới trong trận chiến ở quần đảo Falklands. Khi đó, Exocet được quân đội Argentina sử dụng rộng rãi đã gây hư hỏng, đánh chìm nhiều chiến hạm của hải quân Anh. Đông Nam Á là nơi khá ưa chuộng dòng tên lửa diệt hạm Exocet. Hầu hết các chiến hạm hiện đại của Brunei, Malaysia, Indonesia, Thái Lan đều trang bị các biến thể của dòng Exocet. Các biến thể Exocet tương tự nhau về hình dáng chỉ khác về kích thước và trọng lượng. Giữa thân tên lửa có 4 cánh tam giác, đuôi tên lửa có 4 cánh định hướng. Tất cả các tên lửa Exocet đều lắp đầu đạn thuốc nổ mạnh nặng 165 kg.



Tên lửa hành trình đối hạm Exocet MM40 Block II.

Phương thức dẫn đường của dòng Exocet giống nhau. Sau khi rời bệ phóng, tên lửa sẽ ổn định hướng tới mục tiêu cùng với độ cao bay phù hợp (vừa đủ để tránh bị đối phương phát hiện, vừa đủ để đầu dò radar chủ động bám bắt mục tiêu).

Ở pha giữa, tên lửa sử dụng hệ thống định vị quán tính cho phép bay lướt theo quỹ đạo nhắm tới mục tiêu. Radar chủ động tự dẫn ở pha cuối.

Ba biến thể Exocet được dùng ở Đông Nam Á là MM-38, MM-40 Block II và SM-39. Trong đó:

- Tên lửa hành trình đối hạm MM-38 có tầm bắn 40km trang bị cho các tàu cao tốc lớp Perdana (hải quân Malaysia); tàu cao tốc lớp Rajcharit (hải quân Thái Lan); tàu tuần tra mang tên lửa lớp Waspada (hải quân Brunei).

- Tên lửa hành trình đối hạm MM-40 Block II có tầm bắn 70km trang bị cho khinh hạm lớp Lekiu (hải quân Malaysia); hộ vệ hạm lớp Kapitan Patimura (hải quân Indonesia); hộ vệ hạm lớp Nakhodam Ragam (hải quân Brunei).

- Tên lửa đối hạm SM-39 trang bị cho các tàu ngầm Scorpene của hải quân Malaysia. Biến thể này đặt trong công te nơ bảo quản, có thể được bắn từ máy phóng ngư lôi cỡ 533mm. Sau khi rời khỏi mặt nước ở độ cao 30m, tên lửa “tách vỏ” bay tới mục tiêu. SM-39 có tầm bắn ngắn 50 km.

Boeing Harpoon

Harpoon là tên hiệu của loại tên lửa hành trình đối hạm tầm ngắn do tập đoàn Boeing (Mỹ) phát triển. Harpoon có ba biến thể chính là: AGM-84 (phóng từ trên máy bay), RGM-84 (phóng từ chiến hạm nổi), UGM-84 (phóng từ tàu ngầm).

Trong đó, RGM-84 được sử dụng khá nhiều cho các tàu chiến của hải quân các nước Đông Nam Á. RGM-84 trang bị cho các hai khinh hạm lớp Knox của hải quân Thái Lan, khinh hạm hiện đại bậc nhất Đông Nam Á lớp Formidable của Singapore, khinh hạm Van Speijk của Indonesia.

Biến thể RGM-84 Harpoon có chiều dài 4,64m, đường kính thân 0,34m, trọng lượng khi phóng 682kg. Nó được bắn từ hệ thống ống phóng Mk 131, Mk 10 hoặc Mk 112 (thường để bắn tên lửa chống ngầm RUR 5 ASROC).



Tên lửa hành trình chống hạm RGM-84 Harpoon.


Tên lửa UGM-84 phóng từ tàu ngầm.

RGM-84 trang bị hai động cơ, động cơ rocket nhiên liệu rắn hoạt động trong giai đoạn phóng, khi tên lửa đạt trạng thái ổn định, hết nhiên liệu động cơ sẽ tự tách bỏ. Ở giai đoạn bay chính tên lửa dùng động cơ tuốc bin phản lực cánh quạt đẩy.

Hệ thống dẫn đường quán tính (INS) sẽ hướng dẫn tên lửa trong pha giữa, radar chủ động sẽ hoạt động ở pha cuối. RGM-84 lắp đầu đạn thuốc nổ mạnh nặng 222kg, tầm bắn xa 130km.

Phiên bản phóng từ tàu ngầm UGM-84 chỉ có duy nhất tàu ngầm lớp Cakra của Indonesia sử dụng. Đặc điểm tính năng biến thể này hoàn toàn tương tự RGM-84, loại tên lửa này sẽ được phóng qua máy bắn ngư lôi.

Tên lửa chống hạm từ nước Nga

Việt Nam là quốc gia duy nhất ở Đông Nam Á trang bị các loại tên lửa hành trình chống hạm trên các chiến hạm nổi của mình.

Tên lửa P-15M (NATO gọi là SS-N-2C) trang bị cho các tàu hộ vệ project 1241.1 và tàu tên lửa cỡ nhỏ OSA-II. P-15M dài 6,5m, đường kính thân 0,76m và tổng trọng lượng phóng là 2.500kg. Tên lửa được radar chủ động dẫn đường trong pha cuối. Tên lửa lắp động cơ nhiên liệu lỏng, tầm bắn 80km, lắp đầu đạn thuốc nổ mạnh nặng 513kg.



Hộ vệ hạm Project 1241.1 phóng tên lửa P-15M.

Tên lửa Kh-35 Uran (NATO gọi là SS-N-25) trang bị tàu hộ vệ project 1241.8 và khinh hạm Gepard 3.9. Tên lửa Uran được thiết kế với 4 cánh định hướng tam giác đặt giữa thân, 4 cánh điều khiển ở đuôi.

Uran dài 4,2m, đường kính thân 0,42m, trọng lượng khi phóng 630kg. Hệ thống định vị quán tính dẫn đường ở pha giữa và radar chủ động điều khiển ở pha cuối. Tên lửa trang bị hai động cơ: động cơ đẩy nhiên liệu rắn và động cơ tuốc bin phản lực cánh quạt đẩy. Tên lửa có tầm bắn 130kg, lắp đầu đạn thuốc nổ mạnh xuyên giáp nặng 145kg.

Tương lai không xa, một cái tên danh tiếng nữa trong đại gia đình tên lửa diệt hạm Nga có thể xuất hiện ở Đông Nam Á là hệ thống tên lửa hành trình Novator Club-S (SS-N-27) bắn tên lửa 3M54E1 (tầm bắn xa 220km, đầu đạn 450kg). SS-N-27 theo thiết kế của Nga sẽ trang bị trên các tàu ngầm tiến công lớp Kilo. Hải quân Việt Nam và Indonesia đã đặt mua một số tàu ngầm Kilo Type 636.

Tên lửa chống hạm từ Trung Quốc

Trung Quốc cũng sản xuất rất nhiều mẫu tên lửa hành trình chống hạm, tuy nhiên thiết kế duy nhất được sử dụng nhiều ở Đông Nam Á là loại C-802 (tên gọi phiên bản xuất khẩu của YJ-82).

C-802 có mặt nhiều nhất trong thành phần trang bị chiến hạm của hải quân Myanmar. Cụ thể, C-802 được vũ trang cho khinh hạm chủ lực lớp Azung Zeya, hộ vệ hạm lớp Nawarat, tàu cao tốc tên lửa lớp Houxin (Type 037IG) cùng một số tàu cỡ nhỏ khác.

Ngoài ra, hải quân Indonesia cũng lựa chọn trang bị cho tàu cao tốc FPB-57 Nav V. Hải quân Thái Lan ký hợp đồng với phía Trung Quốc mua C-802 cho các khinh hạm lớp Phraya.



Tên lửa C-802 rời bệ phóng.

Tên lửa hành trình đối hạm siêu âm C-802 dài 6,3m, đường kính thân 0,36m, trọng lượng phóng 715kg. Tên lửa được cấu tạo các cánh định hướng điểu khiển và cửa hút khí dành cho động cơ phản lực.

C-802 sử dụng hai động cơ, khi phóng động cơ nhiên liệu rắn làm việc và đẩy vận tốc tên lửa lên tới Mach 0,9. Sau khi cháy hết nhiên liệu, động cơ này sẽ tách khỏi thân tên lửa, động cơ tuốc bin phản lực bắt đầu khởi động cho hành trình bay hướng tới mục tiêu.

Hệ thống định vị quán tính hoạt động từ pha giữa, radar chủ động đảm nhiệm pha cuối. Tên lửa C-802 có tầm bắn xa 120km, lắp đầu đạn thuốc nổ mạnh 165kg.

Theo tạp chí Globalsecurity, tên lửa diệt hạm C-802 có diện tích phản xạ radar nhỏ, khi cách mục tiêu vài km nó sẽ hạ xuống độ cao 5-7m so với mặt nước biển, hệ thống dẫn đường chống nhiễu tốt, tàu mục tiêu khó có khả năng đánh chặn được tên lửa. Xác suất đánh trúng của C-802 là 98%.

Một số loại khác

Ít tiếng hơn so với các thiết kế Harpoon, Exocet, P-15M, Kh-35 Uran E, C-802 còn có 2 loại tên lửa tới từ Italia và Israel.

Hộ vệ hạm Laksamana của hải quân Malaysia trang bị 4 tên lửa hành trình chống hạm tầm xa Otomat MkII. Tên lửa do tập đoàn Oto Melara Italia và Matra Pháp hợp tác chế tạo. Otomat Mk II được dẫn đường bằng hệ thống định vị quán tính và radar chủ động.



Tên lửa diệt hạm Otomat MkII.

Nếu so với các loại tên lửa chống hạm trang bị trên tàu chiến nổi ở Đông Nam Á, thì Otomat MKII là tên lửa có tầm bắn xa nhất lên tới 180km.

Một vài tàu cao tốc tên lửa của Thái Lan lại trang bị tên lửa chống hạm tầm ngắn Gabriel của Israel. Gabriel có hai biến thể chính là: Mk I (tầm bắn 20km, đầu đạn nặng 430kg), Mk II (tầm bắn 36km, đầu đạn 522kg). Không rõ tàu Thái Lan trang bị phiên bản nào.
(bdv news)

Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang