Trực thăng chiến đấu ngày càng tỏ ra là những vũ khí chống tăng cực kỳ nguy hiểm. Trong số đó, "mũi giáo" chống tăng của trực thăng Nga chính là những quả ATGM đầy uy lực. Dưới đây là một số "mũi giáo" như vậy: AT-6 Spiral Tên lửa chống tăng 9M114 Shturm (cơn bão) là tên lửa chống tăng thế hệ 3 của Nga, được NATO đặt mật danh là AT-6 “Spiral”. Nó được phát triển tại cục thiết kế KBM, là thế hệ nối tiếp sau 3M6 (AT-1) và 9M14 (AT-3). Mi-35 xuất khẩu với AT-6 Tên lửa 9M114 là thành phần trung tâm của hệ thống chiến đấu 9K113 Shturm-V (V – trực thăng), tích hợp trên trực thăng Mi-24V “Hind-E”. Lúc đầu nó dự định được gắn trên trực thăng Mi-24D “Hind-D” nhưng việc phát triển đã bị đình lại và chiếc Mi-24D gắn loại tên lửa cũ hơn 9M17M (AT-2). AT-6 vượt qua các buổi kiểm tra tính năng năm 1972 và được thấy xuất hiện trên những chiếc Mi-24V từ năm 1976. Tuy nhiên, tình báo phương Tây không tìm được gì nhiều về loại tên lửa mới này cho đến những năm 1980. 2 quả AT-6 troe trên cánh trực thăng. AT-6 có tốc độ nhanh hơn và tầm bắn xa hơn nhiều mẫu AT-2, đây là mẫu ATGM đầu tiên đạt tầm bắn 5km trên thế giới, thiết kế của nó đặt trong ống phóng, giúp dễ dàng sử dụng và bảo quản hơn các dòng ATGM đời trước. Dù đã ra đời khá lâu nhưng AT-6 vẫn là 1 tùy chọn gắn trên các trực thăng chiến đấu Mi-24, kể các các mẫu mới như Mi-24P “Hind-F” và mẫu Mi-35 xuất khẩu. AT-6 sử dụng hệ dẫn đường bán chủ động, tầm bắn từ 400 – 5.000m với khả năng xuyên 600mm RHA, ngoài ra nó còn có phiên bản đầu đạn mới chuyên chống các mục tiêu gắn ERA. Các phiên bản mới hơn sau này đã được tăng tầm bắn, với 9M117M1 tầm bắn 6.000m và 9M117M2 với tầm bắn 7.000m. AT-9 Ataka Tên lửa 9M120 (AT-9 “Spiral-2”) của những năm 1990 là biến thể cải tiến từ mẫu tên lửa 9M114 AT-6 những năm 1970 tại cục thiết kế KBM. Về cơ bản, cả AT-9 và AT-6 đều tương tự nhau nhưng Ataka có đầu đạn hiện đại hơn, nhanh hơn và tầm bắn xa hơn, nó cũng được dẫn đường bằng song vô tuyến nhưng đã được cải tiến so với AT-6. So sánh giữa AT-6 và AT-9 (9M120). Ngoài chức năng chính là chống tăng khi gắn trên máy bay trực thăng, Ataka còn có thể sử dụng cho mục đích không chiến với những mục tiêu bay tốc độ thấp, ví dụ như những chiếc trực thăng khác. Vì là mẫu cải tiến từ AT-6, dĩ nhiên AT-9 có thể được bắn trên các máy bay Mi-24 đang sử dụng tên lửa AT-6, chúng đều sử dụng chung ống phóng và hệ thống điều khiển giống nhau, với tầm bắn 6.000m và 3 loại đầu đạn chuyên dung cho 3 mục đích khác nhau, đầu đạn HEAT chuyên dụng tiêu diệt các loại xe tăng có gắn giáp ERA, đầu đạn nhiệt áp chuyên diệt xe bọc thép hay bộ binh, đầu đạn đặc biệt chuyến dùng để không chiến. AT-9 có thể xuyên 600mm giáp thép. Các máy bay có thể mang AT-9 Ataka là Mi-24 và Mi-28. AT-9 trên Mi-28 Havoc. AT-16 Vikhr AT-16 Vikhr là loại tên lửa dẫn đường bằng laser đời mới của Nga, phát triển tại cục thiết kế KBP, được trang bị cho những chiếc Ka-50 và Ka-52. Tầm bắn trên những chiếc Kamov này là 8km, ngoài ra AT-16 cũng có thể được sử dụng trên các máy bay cường kích Su-25/39 với tầm bắn thậm chí là 10km. Vikhr trên Kamov Không như AT-6/9 sử dụng chung hệ thống điều khiển, AT-16 sử dụng hệ thống riêng là Vikhr-M bao gồm: Hệ thống điều khiển tên lửa đến mục tiêu, máy vi tính kỹ thuật số, một hệ thống ổn định và nhắm tên lửa đi theo tia laser dẫn đường. Máy ngắm tự động sẽ bắt dính mục tiêu và xác nhận mục tiêu họat động cả ngày và lẫn đêm để tự động nhắm tên lửa đến mục tiêu. Vì nó nhận sóng trực tiếp từ hệ thống phóng nên tránh được bị đối phương nhiễu sóng. Cấu tạo của tên lửa AT-16 Vikhr , bao gồm một đầu đạn HEAT chống tăng được tích hợp với 1 thiết bị điều khiển tên lửa nổ khi gần chạm đích, một hệ thống điều khiển tên lửa, bảng mạch điều khiển, hệ thống nhận tia laser. Việc sử dụng đầu đạn nổ gần mục tiêu nó có thể đến gần mục tiêu cỡ 5m rồi mới nổ giúp cho tên lửa có thể tham gia vào 1 cuộc không chiến với một mục tiêu đang bay ở tốc độ 500m/giây. Ka-52 với Vikhr. AT-16 hoàn hảo hơn AT-9 ở một điểm nữa là AT-9 có tới 3 loại đầu đạn cho mỗi mục tiêu riêng biệt, như vậy sẽ rất khó sử dụng trên chiến trường, còn AT-16 thì chỉ sử dụng một loại đầu đạn duy nhất cho cả 3 loại nhiệm vụ. Tốc độ bay rất nhanh, 600m/giây hay Mach 1,8 khiến cho Vikhr ngoài khả năng tiêu diệt tất cả các loại xe tăng trên thế giới, thậm chí, có thể diệt luôn các hệ thống tên lửa phòng không cơ động của NATO như Chapparal, Rapier hay Roland. [BDV news] |
Hiển thị các bài đăng có nhãn Mi-35P. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Mi-35P. Hiển thị tất cả bài đăng
Thứ Tư, 13 tháng 7, 2011
>> 3 'mũi giáo' chống tăng hiện đại của Nga
Nhãn:
AT-16 Vikhr,
Không quân Nga,
Máy bay cường kích Su-25/39,
Mi-35P,
Quân đội Nga,
Tên lửa chống tăng,
Trực thăng Ka-52,
Trực thăng tấn công Mi-35P
Thứ Bảy, 9 tháng 4, 2011
>> Trực thăng 'cá sấu' chính thức tới Peru
[BDV news] Nga đã bàn giao hai máy bay trực thăng tấn công Mi-35P Hind E cho phía Peru.
Đây là một phần của hợp đồng mua bán vũ khí nhằm tăng cường sức mạnh của Không quân Peru để đối phó với các băng đảng ma túy và khủng bố. Những chi tiết riêng biệt của trực thăng được chuyển tới Peru bằng máy bay không vận An-124-100 condor. “Quá trình lắp ráp các máy bay đang được các kỹ thuật viên người Nga tiến hành. Những trực thăng này sẽ có chuyến bay thử đầu tiên vào vài ngày nữa, sau đó sẽ chính thức được chuyển giao cho Không quân Peru,” ông Igor Korotchenko – giám đốc trung tâm phân tích mua bán vũ khí của Nga cho biết. Trực thăng đã được sơn màu truyền thống dành cho Không quân Peru, phần đầu của máy bay giống hàm cá mập. Thường thì như những máy bay Su-22 và Su-25 của Nga hiện đang trang bị cho Không quân Peru cũng có hình con thú được cách điệu hóa ở phần đầu của máy bay. Máy bay trực thăng Mi-35P mà Nga chuyển giao cho Peru. Mi-35 là bản nâng cấp của trực thăng chiến đấu Mi-24 nổi tiếng với hỏa lực mạnh và khả năng chuyên chở tốt. Mi-24 là loại máy bay ít có khả năng chiến đấu hiệu quả vào ban đêm, còn máy bay Mi-35P hiện đại hơn có khả năng tấn công hiệu quả hơn vào ban đêm. Tập đoàn xuất khẩu vũ khí Rosoboronexport của Nga và bộ quốc phòng Peru đã kí hợp đồng trị giá 108 triệu USD. Nội dung của hợp đồng này là 6 trực thăng đa nhiệm Mi-171 Hip H và 2 trực thăng Mi-35 vào tháng 6/2010. Những máy bay này được sử dụng để chống khủng bố và buôn lậu ma túy tại thung lũng sông Apurimac và Ene. Chính phủ Peru đã đặt khu vực này là vùng chiến sự vào tháng 8/2009 sau khi giao tranh giữa chính phủ và quân du kích Sendero Luminoso trở nên nghiêm trọng. Sendero Luminoso bị Chính phủ Peru coi là một tổ chức khủng bố có liên hệ mật thiết với các nhóm buôn bán ma túy. Mi-35 là trực thăng tấn công đa chức năng có thể tiêu diệt các mục tiêu trên mặt đất và trên không, hỗ trợ hỏa lực cho các đơn vị bộ binh với vận tốc tối đa lên tới 330 km/h, tầm hoạt động 500km, trần bay thực tế - 5700m. Mi-35 có thể thực hiện nhiệm vụ cả ban đêm và trong điều kiện thời tiết phức tạp. Hiện tại, Peru đang lên kế hoạch thực hiện chương trình hiện đại hóa hạm đội tàu mua từ thời Liên Xô. Máy bay trực thăng Mil Mi-24D. Năm 2005 Peru cũng đã ký kết với công ty Rosoboronexport để nâng cấp 13 máy bay trực thăng Mi-17. Tổng giá trị của hợp đồng nâng cấp lên tới 13 triệu đô la. Vào năm 2007, Peru đã tiến hành hiện đại hóa 70 máy bay trực thăng, 21 máy bay tiêm kích, 50 máy bay ném bom do Liên Xô sản xuất. Chương trình hiện đại hóa các hạm đội dự kiến sẽ hoàn thành vào cuối năm 2011. Mi-35P là trực thăng vũ trang hiện đại nhất của Nga được phát triển liên tục từ các thế hệ của dòng Mi hiện được Không quân nhiều nước ưa chuộng. Theo ghi nhận, hiện tại ít nhất có 53 quốc gia sử dụng trực thăng vũ trang dòng Mi trong huấn luyện và tác chiến. Hỏa lực và các tính năng chiến thuật của trực thăng vũ trang MI-35P được phát triển và nâng cấp từ nền tảng hỏa lực, tính năng chiến thuật của phiên bản Mi- 24, Mi-28 và các loại trực thăng vũ trang hiện đại của Nga hiện nay. Theo đánh giá của các chuyên gia quân sự Nga, Mi-35P đã đánh bại các đối thủ là trực thăng vũ trang hiệu TIGER của châu Âu và dòng Mangusta hiện đại của Italy có hàng loạt đơn đặt hàng của các nước Trên phương diện phòng thủ, khoang lái của Mi-35P được thiết kế theo bố cục trục dọc và được bảo vệ bởi kính chống đạn. Mi-35P được trang bị pháo hai nòng 30mm được bố trí phí bên phải của buồng lái thay cho súng máy hạng nặng 4 nòng 12,7mm Ngoài ra, hai cánh phụ của Mi-35P có trang bị tên lửa chống tăng AT-9 có độ xuyên giáp lên tới 80 cm. Bên cạnh đó, Mi-35P còn được trang bị ống phóng tên lửa và ống phóng lựu tự động. |
Nhãn:
An-124-100 condor,
Bộ Quốc phòng Nga,
Hải quân Nga,
Không quân Peru,
Máy bay không vận,
Mi-24,
Mi-35P,
Mi-35P Hind E,
Peru,
Russia,
Tên lửa chống tăng,
Trực thăng tấn công
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)
Chuyên mục Quân Sự
Hải quân Trung Quốc
(263)
Hải quân Mỹ
(174)
Hải quân Việt Nam
(171)
Hải quân Nga
(113)
Không quân Mỹ
(94)
Phân tích quân sự
(91)
Không quân Nga
(83)
Hải quân Ấn Độ
(54)
Không quân Trung Quốc
(53)
Xung đột biển Đông
(50)
Không quân Việt Nam
(44)
tàu ngầm
(42)
Hải quân Nhật
(33)
Không quân Ấn Độ
(16)
Tàu ngầm hạt nhân
(15)
Hải quân Singapore
(12)
Xung đột Iran - Israel
(12)
Không quân Đài Loan
(9)
Siêu tên lửa
(8)
Quy tắc ứng xử ở Biển Đông
(7)
Tranh chấp biển Đông
(7)
Xung đột Trung - Mỹ
(4)
Xung đột Việt-Trung
(2)