Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: Tên lửa chống tăng

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Hiển thị các bài đăng có nhãn Tên lửa chống tăng. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Tên lửa chống tăng. Hiển thị tất cả bài đăng

Chủ Nhật, 29 tháng 4, 2012

>> "Đồ" của Nga bị Nato cướp trong cuộc chiến Lybia


Năm 2011, nhiều người sửng sốt khi nhìn thấy xe chiến đấu Khrizantema-S trong đội hình chiến đấu của quân nổi dậy ở Libya.


Năm 2010, quân đội Libya đã nhận được 3 xe chiến đấu (theo các nguồn khác là 4) này và 150 tên lửa đi kèm.

Trong một thời gian dài, không ai biết gì về số phận của các hệ thống Khrizantema-S của Libya. Còn đây là một trong các hệ thống ‘lộ diện’ trong giao tranh.



http://nghiadx.blogspot.com

http://nghiadx.blogspot.com

Chỉ có thể phỏng đoán điều gì đã xảy ra với các xe chiến đấu khác.

Có lẽ, hiện nay, các chuyên gia quân sự từ các nước NATO tham chiến chống chế độ Gaddafi đã đang nghiên cứu cặn kẽ hệ thống này. Chắc chắn, họ không bỏ qua cơ hội hiếm có để khám phá hệ thống vũ khí chống tăng tối tân nhất của Nga hiện nay.

Mặc dù, các hệ thống Khrizantema-S xuất khẩu thường có tính năng bị bớt xén so với các biến thể dành cho quân đội Nga.
Hệ thống Khrizantema-S (phương Tây gọi là AT-15 Springer) do Viện Thiết kế Chế tạo máy Kolomna (KBM) phát triển trong thập niên 1990 dưới sự lãnh đạo của tổng công trình sư lừng danh S.P. Nepobedimy.

Khrizantema-S dùng để tiêu diệt các loại tăng-thiết giáp hiện đại và tương lai, kể cả xe tăng được trang bị giáp phản ứng nổ, cũng như lô cốt, công sự, mục tiêu mặt nước, mục tiêu bay tốc độ thấp và sinh lực đối phương.

Các đặc điểm khác biệt của hệ thống tên lửa chống tăng có điều khiển này là: khả năng hoạt động mọi thời tiết, hệ thống điều khiển kết hợp tự động theo tia vô tuyến và bán tự động theo tia laser, khả năng đồng thời bắn 2 mục tiêu và tốc độ bắn cao.

Hệ thống 9К123 Khrizantema-S được sản xuất loạt tại hãng “Nhà máy thiết bị Saratov”.

Bệ phóng mang 2 ống phóng và các phương tiện của hệ dẫn được lắp trên xe chiến đấu 9P157-2 được chế tạo dựa trên khung gầm BMP-3.

Nhờ đó, vừa bảo đảm được tính chuẩn hóa, vừa tạo cho xe khả năng cơ động và việt dã cao, khả năng vượt vật cản nước, khả năng bảo vệ tốt và khả năng không vận.

Kíp xe gồm 2 người là lái xe và xạ thủ.

Cơ số đạn của hệ thống gồm 15 tên lửa chống tăng thuộc 4 biến thể: 9М123 với phần chiến đấu xuyên lõm tandem (2 lượng nổ) dẫn bằng tia laser; 9М123-2 với phần chiến đấu xuyên lõm tandem dẫn theo kênh vô tuyến điện; 9М123F với phần chiến đấu nhiệt áp dẫn bằng tia laser; 9М123F-2 với phần chiến đấu nhiệt áp dẫn theo kênh vô tuyến điện.

Ngoài các xe chiến đấu 9P157-2, trong thành phần hệ thống Khrizantema-S còn có: xe chỉ huy đại đội 9P157-4, xe kiểm tra 9V945, xe kiểm tra 9V990 và thiết bị tập 9F852.

Xe chiến đấu 9P157-2 của hệ thống tên lửa chống tăng đa năng tự hành Khrizantema-S được giới thiệu rất thành công tại triển lãm vũ khí quốc tế lần thứ VIII “Nizhny Tagil-2011” (REA-2011). Và bất chấp “tình huống rắc rối ở Libya”, Khrizantema-S vẫn rất được quan tâm.

Dưới đây là một số hình ảnh về hệ thống Khrizantema:

http://nghiadx.blogspot.com

http://nghiadx.blogspot.com

http://nghiadx.blogspot.com

http://nghiadx.blogspot.com

http://nghiadx.blogspot.com

http://nghiadx.blogspot.com


Tính năng kỹ-chiến thuật cơ bản của 9К123 Khrizantema-S

Xe chiến đấu 9P157-2
Trọng lượng chiến đấu, tấn: gần 20
Kíp xe, người: 2
Cơ số đạn tên lửa chở theo xe, quả: 15
Công suất động cơ, mã lực: 660
Tốc độ trên đường nhựa, km/h: 70
Tốc độ bơi, km/h: 10
Dự trữ hành trình trên đường nhựa, km: 600

Tên lửa 9М123

Tầm bắn tối đa của tên lửa 9М123(F), m: 5000
Tầm bắn tối đa của tên lửa 9М123(F)-2, m: 6000
Tầm bắn tối thiểu, m: 400
Trọng lượng phóng của tên lửa, kg: 46
Trọng lượng phần chiến đấu xuyên lõm, kg: 8
Chiều dài x đường kính x sải cánh, mm: 2040 x 152 x 310
Tốc độ bay trung bình, m/s: gần 400

Thứ Sáu, 20 tháng 1, 2012

>> Tên lửa chống tăng siêu nhỏ của Trung Quốc


Trước xu thế sử dụng UAV cho các nhiệm vụ khó khăn và nguy hiểm trên thế giới, Trung Quốc quyết tâm không tụt hậu.


Mới đây, họ đã thể hiện một bước tiến dài khi giới thiệu loại tên lửa chống tăng cỡ siêu nhỏ chuyên dành để trang bị cho các UAV tấn công (UCAV)

Đi kèm với việc giới thiệu các loại UAV tấn công mặt đất CH-3 hay Wing Loong, Trung Quốc giới thiệu loại tên lửa chống tăng có thể trang bị cho các UAV này.

Năm 2009, Trung Quốc cũng đã giới thiệu tên lửa chống tăng AR-1 dành cho UAV. Tuy nhiên, loại tên lửa dẫn đường laser này có khối lượng tới 45 kg, do đó, chỉ có thể mang được với số lượng hạn chế trên UCAV cỡ lớn như Pterodactyl-I hay Wing Loong.

Để giải quyết bài toán tải trọng vũ khí, mới đây, Trung Quốc cho ra lò tên lửa chống tăng TH MPAM (Mini Precise Attack Missile - Tên lửa tấn công mặt đất chính xác cỡ nhỏ).


http://nghiadx.blogspot.com
UCAV Pterodactyl-I, một trong những UAV tấn công được Trung Quốc đặt nhiều kỳ vọng có thể cạnh tranh với vũ khí tương tự của phương Tây


Tên lửa TH MPAM được thiết kế với mục đích chủ yếu chống lại các mục tiêu di chuyển chậm trên mặt đất như xe bọc giáp nhẹ, binh lính đối phương; công trình nhà cửa,...

Nhờ thiết kế siêu nhỏ và nhẹ, TH MPAM có thể mang trên UCAV cỡ nhỏ, mang trong ống phóng rocket của trực thăng tấn công hay thậm chí sử dụng như một loại tên lửa vác vai.

http://nghiadx.blogspot.com
Hình ảnh tên lửa TH-MPAM trong bản giới thiệu của CASC TH-MPAM có chiều dài 635 mm, đường kính 57 mm tương thích với cả các ống phóng rocket S-5 tiêu chuẩn trên trực thăng hệ Nga - Liên Xô. Toàn bộ khối lượng phóng của loại tên lửa này chỉ nặng 3 kg, thích hợp gắn trên cả các loại UCAV cỡ nhỏ nhất.


Tuy có kích thước nhỏ, TH-MPAM cũng được trang bị đầy đủ các bộ dẫn đường quán tính (INS) và dẫn đường tv nhờ một camera CCD giúp xạ thủ có thể bắn ở chế độ “bắn và quên”.

Tầm bắn tối đa của loại tên lửa này đạt đến 3,2 km với tốc độ tối đa 277m/s (Mach 0,8) nhờ một động cơ nhiên liệu rắn.

Theo số liệu của nhà sản xuất, Tập đoàn Công nghiệp Hàng không Trung Quốc (CASC), TH-MPAM có xác suất tiêu diệt mục tiêu rất cao, lên tới 80% và nếu phóng hai tên lửa liên tiếp xác suất này tăng đến 96%.

Độ chính xác CEP khi bắn mục tiêu xe cộ đang chạy với vân tốc 40 km/h trong vòng 1 km của TH-MPAM đạt 0,8 mét và 3 mét ở tầm bắn tối đa.

http://nghiadx.blogspot.com
UCAV cỡ nhỏ CH-3 được giới thiệu tại triển lãm hàng không Chu Hải, đối tượng sử dụng chính của TH-MPAM


Đầu nổ của TH-MPAM chỉ có khối lượng 0,5 kg nhưng được thiết kế với rất nhiều loại phục vụ cho nhiều nhiệm vụ khác nhau. Đối với các mục tiêu “mềm” như binh sĩ đối phương, xe không bọc giáp, tên lửa sử dụng đầu đạn phá mảnh để đạt được hiệu quả tối đa. Với xe cộ bọc giáp nhẹ, đầu đạn HEAT sẽ giúp TH-MPAM xuyên thủng và phá hủy mục tiêu.

TH-MPAM đang trong giai đoạn hoàn thành nốt các thử nghiệm cuối cùng trước khi đưa vào trang bị trong Quân đội Trung Quốc và có thể chào hàng xuất khẩu ra nước ngoài.

Thứ Năm, 8 tháng 9, 2011

>> Hàn Quốc mua Spike NLOS đối phó tăng Triều Tiên



Hàn Quốc đã đạt được thỏa thuận mua các tên lửa tiên tiến của Israel nhằm nâng cao khả năng phòng thủ của nước này trước sự đe dọa của Triều Tiên.

Một quan chức quân đội Hàn Quốc cho biết hôm 6/9, giá trị của hợp đồng cung cấp tên lửa chống tăng (ATGM) Spike NLOS là 43 triệu USD.

Hệ thống tên lửa này dự định chủ yếu để bảo vệ các khu vực tiền tiêu bị Triều Tiên tấn công năm 2011 nhanh nhất có thể.

Các quan chức Hàn Quốc từ chối tiết lộ thêm về bản hợp đồng này. Chỉ có một người cho biết hợp đồng đã hoàn thành trong tháng 7/2011, và một người khác xác thực thông tin này.

Theo công ty quốc phòng Rafael của Isreal , đối tác thực hiện hợp đồng thì các tên lửa ATGM có tầm bắn khoảng 24 km) và tiêu diệt được các mục tiêu ẩn náu. Thời gian qua Hàn Quốc đã phải vật lộn tìm ra cách phát hiện các trận địa pháo ven biển của Triều Tiên khi bị tấn công.


http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa chống tăng (ATGM) Spike NLOS.

Hàn Quốc thúc đẩy quá trình mua vũ khí bảo vệ các hòn đảo gần với Triều Tiên sau những lời chỉ trích dữ dội rằng các quan chức quốc phòng nước này đã phản ứng không đủ mạnh mẽ và nhanh chóng sau cuộc nã pháo cuối năm 2010.

Hiện tại Hàn Quốc triển khai pháo tự hành, pháo cao tốc, các tổ hợp tên lửa, radar và các vũ khí hiện đại khác cùng với hàng ngàn lính thủy quân lục chiến trên các hòn đảo có nguy cơ bị tấn công.

Trong tháng 6/2011, nước này đã thiết lập một lệnh phòng thủ đặc biệt trên các đảo này.

Đụng độ thường xảy ra trên biển Hoàng Hải. Từ năm 1999 đã xảy ra ít nhất 3 lần, làm cho hàng chục người chết. Đường hàng hải chia cắt Nam - Bắc Triều được Liên Hợp Quốc, mà thực chất do Mỹ chủ trì, đưa ra khi kết thúc chiến tranh Triều Tiên 1950-1953 mà không có sự đồng ý của Bình Nhưỡng. (>> chi tiết)

Đường chia cắt thực ra chỉ kết quả của một thỏa thuận ngừng bắn chứ không phải một hiệp ước hòa bình, do đó trên bán đảo Triều Tiên về vẫn trong tình trạng chiến tranh. Bình Nhưỡng thường xuyên lập luận rằng đường chia cắt này lẽ ra phải chạy xuống phía Nam xa hơn nữa.

Hàn Quốc đang tăng cường khả năng quốc phòng của mình song song với đối thoại cùng Triều Tiên.

Từ tháng 7/2011, các nhà ngoại giao 2 nước và Mỹ đã gặp nhau để tìm cách nối lại các cuộc đàm phán về giải trừ hạt nhân lâu nay bị ngưng trệ. Tuy nhiên tiến độ vẫn chưa được cải thiện.

Trong một dấu hiệu nhằm giảm bớt căng thẳng, một phái đoàn tôn giáo của Seoul tuần này đã tới Triều Tiên để tham dự sự kiện Phật giáo tôn vinh một di tích lịch sử được coi là thiêng liêng với cả hai nước.

Hôm 4/9, một chuyến hàng viện trợ từ Hàn Quốc cũng đã đến Triều Tiên để hỗ trợ nước này khắc phục hậu quả lũ lụt và mưa lớn.


Thứ Tư, 13 tháng 7, 2011

>> 3 'mũi giáo' chống tăng hiện đại của Nga



Trực thăng chiến đấu ngày càng tỏ ra là những vũ khí chống tăng cực kỳ nguy hiểm. Trong số đó, "mũi giáo" chống tăng của trực thăng Nga chính là những quả ATGM đầy uy lực.


Dưới đây là một số "mũi giáo" như vậy:

AT-6 Spiral

Tên lửa chống tăng 9M114 Shturm (cơn bão) là tên lửa chống tăng thế hệ 3 của Nga, được NATO đặt mật danh là AT-6 “Spiral”.

Nó được phát triển tại cục thiết kế KBM, là thế hệ nối tiếp sau 3M6 (AT-1) và 9M14 (AT-3).



Mi-35 xuất khẩu với AT-6


Tên lửa 9M114 là thành phần trung tâm của hệ thống chiến đấu 9K113 Shturm-V (V – trực thăng), tích hợp trên trực thăng Mi-24V “Hind-E”.

Lúc đầu nó dự định được gắn trên trực thăng Mi-24D “Hind-D” nhưng việc phát triển đã bị đình lại và chiếc Mi-24D gắn loại tên lửa cũ hơn 9M17M (AT-2).

AT-6 vượt qua các buổi kiểm tra tính năng năm 1972 và được thấy xuất hiện trên những chiếc Mi-24V từ năm 1976. Tuy nhiên, tình báo phương Tây không tìm được gì nhiều về loại tên lửa mới này cho đến những năm 1980.



2 quả AT-6 troe trên cánh trực thăng.


AT-6 có tốc độ nhanh hơn và tầm bắn xa hơn nhiều mẫu AT-2, đây là mẫu ATGM đầu tiên đạt tầm bắn 5km trên thế giới, thiết kế của nó đặt trong ống phóng, giúp dễ dàng sử dụng và bảo quản hơn các dòng ATGM đời trước.

Dù đã ra đời khá lâu nhưng AT-6 vẫn là 1 tùy chọn gắn trên các trực thăng chiến đấu Mi-24, kể các các mẫu mới như Mi-24P “Hind-F” và mẫu Mi-35 xuất khẩu.

AT-6 sử dụng hệ dẫn đường bán chủ động, tầm bắn từ 400 – 5.000m với khả năng xuyên 600mm RHA, ngoài ra nó còn có phiên bản đầu đạn mới chuyên chống các mục tiêu gắn ERA. Các phiên bản mới hơn sau này đã được tăng tầm bắn, với 9M117M1 tầm bắn 6.000m và 9M117M2 với tầm bắn 7.000m.

AT-9 Ataka

Tên lửa 9M120 (AT-9 “Spiral-2”) của những năm 1990 là biến thể cải tiến từ mẫu tên lửa 9M114 AT-6 những năm 1970 tại cục thiết kế KBM.

Về cơ bản, cả AT-9 và AT-6 đều tương tự nhau nhưng Ataka có đầu đạn hiện đại hơn, nhanh hơn và tầm bắn xa hơn, nó cũng được dẫn đường bằng song vô tuyến nhưng đã được cải tiến so với AT-6.



So sánh giữa AT-6 và AT-9 (9M120).


Ngoài chức năng chính là chống tăng khi gắn trên máy bay trực thăng, Ataka còn có thể sử dụng cho mục đích không chiến với những mục tiêu bay tốc độ thấp, ví dụ như những chiếc trực thăng khác.

Vì là mẫu cải tiến từ AT-6, dĩ nhiên AT-9 có thể được bắn trên các máy bay Mi-24 đang sử dụng tên lửa AT-6, chúng đều sử dụng chung ống phóng và hệ thống điều khiển giống nhau, với tầm bắn 6.000m và 3 loại đầu đạn chuyên dung cho 3 mục đích khác nhau, đầu đạn HEAT chuyên dụng tiêu diệt các loại xe tăng có gắn giáp ERA, đầu đạn nhiệt áp chuyên diệt xe bọc thép hay bộ binh, đầu đạn đặc biệt chuyến dùng để không chiến. AT-9 có thể xuyên 600mm giáp thép.

Các máy bay có thể mang AT-9 Ataka là Mi-24 và Mi-28.



AT-9 trên Mi-28 Havoc.


AT-16 Vikhr

AT-16 Vikhr là loại tên lửa dẫn đường bằng laser đời mới của Nga, phát triển tại cục thiết kế KBP, được trang bị cho những chiếc Ka-50 và Ka-52.

Tầm bắn trên những chiếc Kamov này là 8km, ngoài ra AT-16 cũng có thể được sử dụng trên các máy bay cường kích Su-25/39 với tầm bắn thậm chí là 10km.



Vikhr trên Kamov


Không như AT-6/9 sử dụng chung hệ thống điều khiển, AT-16 sử dụng hệ thống riêng là Vikhr-M bao gồm: Hệ thống điều khiển tên lửa đến mục tiêu, máy vi tính kỹ thuật số, một hệ thống ổn định và nhắm tên lửa đi theo tia laser dẫn đường.

Máy ngắm tự động sẽ bắt dính mục tiêu và xác nhận mục tiêu họat động cả ngày và lẫn đêm để tự động nhắm tên lửa đến mục tiêu. Vì nó nhận sóng trực tiếp từ hệ thống phóng nên tránh được bị đối phương nhiễu sóng.

Cấu tạo của tên lửa AT-16 Vikhr , bao gồm một đầu đạn HEAT chống tăng được tích hợp với 1 thiết bị điều khiển tên lửa nổ khi gần chạm đích, một hệ thống điều khiển tên lửa, bảng mạch điều khiển, hệ thống nhận tia laser.

Việc sử dụng đầu đạn nổ gần mục tiêu nó có thể đến gần mục tiêu cỡ 5m rồi mới nổ giúp cho tên lửa có thể tham gia vào 1 cuộc không chiến với một mục tiêu đang bay ở tốc độ 500m/giây.





Ka-52 với Vikhr.


AT-16 hoàn hảo hơn AT-9 ở một điểm nữa là AT-9 có tới 3 loại đầu đạn cho mỗi mục tiêu riêng biệt, như vậy sẽ rất khó sử dụng trên chiến trường, còn AT-16 thì chỉ sử dụng một loại đầu đạn duy nhất cho cả 3 loại nhiệm vụ.

Tốc độ bay rất nhanh, 600m/giây hay Mach 1,8 khiến cho Vikhr ngoài khả năng tiêu diệt tất cả các loại xe tăng trên thế giới, thậm chí, có thể diệt luôn các hệ thống tên lửa phòng không cơ động của NATO như Chapparal, Rapier hay Roland.

[BDV news]


Thứ Bảy, 7 tháng 5, 2011

>> Tên lửa chống tăng mới Karakal



Belarus đã ký hợp đồng đầu tiên bán các hệ thống tên lửa cơ động mới Karakal, Chủ tịch Ủy ban công nghiệp quốc phòng nhà nước Belarus, ông Sergei Gurulev cho hay.



“Hệ thống này do Belarus và Ukraine sản xuất, song nền tảng là Belarus”, - ông Gurulev nói, nhưng không tiết lộ khối lượng bán, giá trị và khách hàng.

Hệ thống Karakal lắp trên ô tô bọc thép nhẹ, gồm 2 khoang tách biệt, một dành cho kíp xe gồm 2 người, 1 cho module chiến đấu.




Hệ thống tên lửa chống tăng Karakal (armyrecognition.com)


Trong thành phần của Karakal gồm có bệ phóng lắp 4 tên lửa chống tăng sẵn sàng phóng. Karakal đã được công ty Beltech của Belarus trưng bày tại triển lãm vũ khí IDEX-2011 diễn ra ở Abu Dhabi, Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) vào tháng 2.2011. Hợp đồng xuất khẩu đầu tiên đã được ký chính tại đây.

Tại triển lãm, một đại diện của Beltech cho biết, Karakal được chế tạo dựa trên hệ thống tên lửa chống tăng mang vác Skif.

Khi trang bị đầy đủ, hệ thống có thể mang tới 12 tên lửa chống tăng và một hệ thống nạp đạn tự động.

Tại IDEX-2011, Belarus cũng tìm được khách hàng cho hệ thống tên lửa chống tăng Skif. Dự kiến, hợp đồng bán Skif sẽ được ký vào tháng 9.2011. Khách hàng mùa Skif vẫn chưa được tiết lộ.

Tên lửa chống tăng Skif dẫn bằng tia laser, tự động bám mục tiêu. Hệ thống cũng được trang bị khí tài ảnh nhiệt, cho phép tác chiến ban đêm. Skif có thể tiêu diệt mục tiêu ở tầm từ 100 m đến 5.000 m ban ngày và từ 100 m đến 3.000 m ban đêm. Tên lửa Skif có đường kính 130 mm.

[VietnamDefence news]


Thứ Bảy, 23 tháng 4, 2011

>> Hệ thống tên lửa chống tăng mới Stugna-P của Ukraine



Hệ thống tên lửa chống tăng mới Stugna-P đã được nhận vào trang bị của quân đội Ukraine theo sắc lệnh số 203 của Bộ trưởng Quốc phòng Mikhail Ezhel.

Hiện chưa rõ số lượng Stugna-P sẽ được cung cấp cho quân đội.

Ngoài Stugna-P, quân đội Ukraine còn nhận được các hệ thống tổng đài thông tin viễn thông cố định và các bộ đầu cuối hội nghị video của hệ thống chỉ đạo hoạt động hàng ngày của quân đội.

Tháng 10.2010, Bộ Quốc phòng Ukraine đã đặt hàng Viện thiết kế Luch ở Kiev 10 hệ thống Stugna-P để thử nghiệm. Việc thử nghiệm dự kiến kết thúc trong năm 2011.

Hệ thống Stugna-P dùng để tiêu diệt các mục tiêu thiết giáp cơ động hoặc tĩnh tại, các mục tiêu nhỏ như các hỏa điểm kiên cố, trực thăng bay treo.

Stugna-P và tên lửa được phát triển với sự tài trợ của Viện Luch và công ty Ukrspetsexport.


Hệ thống tên lửa chống tăng có điều khiển Stugna-P (kiev.prostogorod.com)


Theo thông tin từ Bộ Quốc phòng Ukraine, Stugna-P có tính năng chiến-kỹ thuật không thua kém, thậm chí có một số thông số vượt trội so với các mẫu của nước ngoài và là sản phẩm có sức cạnh tranh trên thị trường vũ khí thế giới.

Các tên lửa có điều khiển của Stugna-P được chế tạo dựa trên tên lửa Stugna vốn dùng để phóng qua nòng pháo tăng. Các tên lửa này được sản xuất với cỡ 100 và 125 mm.

Stugna-P cho phép bắn ở cự ly từ 100 m đến 4.000 m. Tên lửa Stugna-P có khả năng xuyên giáp dày đến 800 mm. Tên lửa được dẫn bằng tia laser hoặc kênh truyền hình từ vị trí ẩn nấp được chuẩn bị sẵn.


[VietnamDefence news]


Thứ Bảy, 16 tháng 4, 2011

>> Qatar cấp tên lửa cho quân nổi dậy Libya?



[BDV news] Chính quyền Libya cáo buộc Qatar cung cấp cho phe đối lập các tên lửa chống tăng MILAN do Công ty Euromissile của Pháp sản xuất.

Tuyên bố này được Thứ trưởng Ngoại giao Libya Khaled Khaim đưa ra ngày 13/4 trong cuộc họp báo tại Tripoli.

Quan chức ngoại giao Libya cũng tuyên bố rằng, Qatar đã gửi các cố vấn quân sự tới thành phố Benghazi, nơi tập trung lực lượng chính của phe nổi dậy.

Trước đó, có thông tin rằng, Qatar dự định gửi các tên lửa chống tăng cho lực lượng nổi dậy tại Libya, tuy nhiên không công bố chính xác loại tên lửa nào.




Tên lửa chống tăng Milan. Ảnh army-technology.com


Lãnh đạo phe nổi dậy Abdel Fattah Younes một vài ngày trước cũng thông báo, Qatar đã gửi các cố vấn quân sự tới Benghazi để huấn luyện cho quân nổi dậy cách dùng tên lửa chống tăng và các loại vũ khí khác.

MILAN (Missile d'Infanterie Leger Antichar) là tên lửa chống tăng vác vai do Công ty Euromissile (Pháp) sản xuất. Những biến thể khác nhau của MILAN đang được biên chế cho quân đội nhiều nước trên thế giới.

Tên lửa MILAN cũng có trong trang bị của lực lượng trung thành với ông Gaddafi. Pháp và Libya đã ký thỏa thuận cung cấp loại tên lửa này vào năm 2007.


Thứ Bảy, 9 tháng 4, 2011

>> Trực thăng 'cá sấu' chính thức tới Peru



[BDV news] Nga đã bàn giao hai máy bay trực thăng tấn công Mi-35P Hind E cho phía Peru.

Đây là một phần của hợp đồng mua bán vũ khí nhằm tăng cường sức mạnh của Không quân Peru để đối phó với các băng đảng ma túy và khủng bố.

Những chi tiết riêng biệt của trực thăng được chuyển tới Peru bằng máy bay không vận An-124-100 condor.

“Quá trình lắp ráp các máy bay đang được các kỹ thuật viên người Nga tiến hành. Những trực thăng này sẽ có chuyến bay thử đầu tiên vào vài ngày nữa, sau đó sẽ chính thức được chuyển giao cho Không quân Peru,” ông Igor Korotchenko – giám đốc trung tâm phân tích mua bán vũ khí của Nga cho biết.

Trực thăng đã được sơn màu truyền thống dành cho Không quân Peru, phần đầu của máy bay giống hàm cá mập. Thường thì như những máy bay Su-22 và Su-25 của Nga hiện đang trang bị cho Không quân Peru cũng có hình con thú được cách điệu hóa ở phần đầu của máy bay.



Máy bay trực thăng Mi-35P mà Nga chuyển giao cho Peru.


Mi-35 là bản nâng cấp của trực thăng chiến đấu Mi-24 nổi tiếng với hỏa lực mạnh và khả năng chuyên chở tốt.

Mi-24 là loại máy bay ít có khả năng chiến đấu hiệu quả vào ban đêm, còn máy bay Mi-35P hiện đại hơn có khả năng tấn công hiệu quả hơn vào ban đêm.

Tập đoàn xuất khẩu vũ khí Rosoboronexport của Nga và bộ quốc phòng Peru đã kí hợp đồng trị giá 108 triệu USD. Nội dung của hợp đồng này là 6 trực thăng đa nhiệm Mi-171 Hip H và 2 trực thăng Mi-35 vào tháng 6/2010.

Những máy bay này được sử dụng để chống khủng bố và buôn lậu ma túy tại thung lũng sông Apurimac và Ene. Chính phủ Peru đã đặt khu vực này là vùng chiến sự vào tháng 8/2009 sau khi giao tranh giữa chính phủ và quân du kích Sendero Luminoso trở nên nghiêm trọng.

Sendero Luminoso bị Chính phủ Peru coi là một tổ chức khủng bố có liên hệ mật thiết với các nhóm buôn bán ma túy.

Mi-35 là trực thăng tấn công đa chức năng có thể tiêu diệt các mục tiêu trên mặt đất và trên không, hỗ trợ hỏa lực cho các đơn vị bộ binh với vận tốc tối đa lên tới 330 km/h, tầm hoạt động 500km, trần bay thực tế - 5700m. Mi-35 có thể thực hiện nhiệm vụ cả ban đêm và trong điều kiện thời tiết phức tạp.

Hiện tại, Peru đang lên kế hoạch thực hiện chương trình hiện đại hóa hạm đội tàu mua từ thời Liên Xô.


Máy bay trực thăng Mil Mi-24D.


Năm 2005 Peru cũng đã ký kết với công ty Rosoboronexport để nâng cấp 13 máy bay trực thăng Mi-17. Tổng giá trị của hợp đồng nâng cấp lên tới 13 triệu đô la.

Vào năm 2007, Peru đã tiến hành hiện đại hóa 70 máy bay trực thăng, 21 máy bay tiêm kích, 50 máy bay ném bom do Liên Xô sản xuất. Chương trình hiện đại hóa các hạm đội dự kiến sẽ hoàn thành vào cuối năm 2011.

Mi-35P là trực thăng vũ trang hiện đại nhất của Nga được phát triển liên tục từ các thế hệ của dòng Mi hiện được Không quân nhiều nước ưa chuộng. Theo ghi nhận, hiện tại ít nhất có 53 quốc gia sử dụng trực thăng vũ trang dòng Mi trong huấn luyện và tác chiến.

Hỏa lực và các tính năng chiến thuật của trực thăng vũ trang MI-35P được phát triển và nâng cấp từ nền tảng hỏa lực, tính năng chiến thuật của phiên bản Mi- 24, Mi-28 và các loại trực thăng vũ trang hiện đại của Nga hiện nay.

Theo đánh giá của các chuyên gia quân sự Nga, Mi-35P đã đánh bại các đối thủ là trực thăng vũ trang hiệu TIGER của châu Âu và dòng Mangusta hiện đại của Italy có hàng loạt đơn đặt hàng của các nước

Trên phương diện phòng thủ, khoang lái của Mi-35P được thiết kế theo bố cục trục dọc và được bảo vệ bởi kính chống đạn.

Mi-35P được trang bị pháo hai nòng 30mm được bố trí phí bên phải của buồng lái thay cho súng máy hạng nặng 4 nòng 12,7mm

Ngoài ra, hai cánh phụ của Mi-35P có trang bị tên lửa chống tăng AT-9 có độ xuyên giáp lên tới 80 cm. Bên cạnh đó, Mi-35P còn được trang bị ống phóng tên lửa và ống phóng lựu tự động.


Chủ Nhật, 3 tháng 4, 2011

>> Trực thăng Rooivalk 'chào đời' sau 27 năm 'thai nghén'



[BDV news] Sau 27 năm phát triển, chương trình trực thăng tấn công của Nam Phi đã chính thức được ra mắt


Bộ Quốc phòng Nam Phi đã chính thức nhận vào trang bị máy bay trực thăng tấn công mới Rooivalk của Hãng Denel vào ngày 1/4/2011.

Đây là chương trình phát triển vũ khí kéo dài tới 27 năm. Việc ra mắt trực thăng tấn công thế hệ mới này là niềm tự hào của công nghiệp quốc phòng quốc gia này.

Chương trình phát triển máy bay trực thăng vũ trang Rooivalk tiêu tốn một khoản kinh phí khổng lồ lên đến 613.000 tỷ Rand (tương đương với 91 tỷ USD).



Rooivalk được thiết kế khá hiện đại.


Khởi xướng vào năm 1984, chương trình phát triển trực thăng tấn công này luôn bị chỉ trích là quá tốn kém, lãng phí tiền bạc. Tuy nhiên, các nhà lãnh đạo của Không quân Nam Phi và các nhà thầu quốc phòng lại có một cái nhìn hoàn toàn khác. Với họ, sự kiện bàn giao trực thăng tấn công mới ngày 1/4/2011 là một cột mốc đáng nhớ, một ngày đáng tự hào với công nghiệp quốc phòng Nam Phi, dấu hiệu báo trước của một nền công nghiệp quốc phòng mạnh mẽ.

Antonie Visser giám đốc chương trình mua sắm trang thiết bị của Bộ Quốc phòng Nam Phi tuyên bố một cách hồ hởi: “Sự thành công của chương trình chứng minh rằng, Nam Phi đủ khả năng thiết kế, sản xuất các loại vũ khí có tính cạnh tranh toàn cầu. Từ đó, xây dựng hình ảnh của Nam Phi”.

Rooivalk hay còn gọi là Denel AH-2A là trực thăng tấn công tiên tiến thế hệ mới được sản xuất bởi Tập đoàn Denel của Nam Phi. Máy bay được thiết kế với hai chỗ ngồi với phi công phía trước chịu trách nhiệm điều khiển máy bay, trong khi phi công ngồi phía sau chịu trách nhiệm vận hành vũ khí.


Deenel AH-2A với các loại vũ khí có trong trang bị.


Rooivalk sử dụng hệ thống điện tử được sản xuất bởi Tập đoàn Thales của Pháp, mũ bảo hiểm tích hợp TopOwl, kết hợp với màn hình hiển thị HUD cung cấp các thông tin cho chuyến bay.

TopOwl kết hợp với một hệ thống đo lường tích hợp sử dụng để điều khiển và bắn pháo, hoặc kết hợp với hệ thống chỉ thị và nhắm mục tiêu ảnh nhiệt FLIR để điều khiển các tên lửa không đối không, hoặc tên lửa chống tăng.

Hệ thống chiến tranh điện tử tích hợp HEWSPS, giúp phi hành đoàn đối phó hiệu quả với các mối nguy hiểm. Rooivalk có một hệ thống quan sát và thu nhận mục tiêu TDATS gắn trước mũi.

Máy bay còn được trang bị bộ cảm biến quang truyền hình cấp thấp, hệ thống chuyển tiếp hình ảnh, hệ thống chỉ thị và nhắm mục tiêu ảnh nhiệt FLIR, máy đo xa laser kiêm chỉ thị mục tiêu bằng laser cho tên lửa chống tăng.


Buồng lái của chiếc Rooivalk


Rooivalk có cấu trúc chống va chạm và khả năng bị phát hiện bằng radara thấp, độ bộc lộ hồng ngoại và âm thanh tương đối thấp. Ống xã của Rotor chính được hướng lên trên nhằm giảm tiếng ồn và bức xạ hồng ngoại khi hoạt động.

Rooivalk được vũ trang một pháo nòng kép 20mm, tốc độ bắn 740 viên/phút, 4 điểm treo ở hai bên cánh có khả năng mang các tên lửa chống tăng dẫn bằng laser bán chủ động Mokopa tầm bắn 8,5km, hoặc tên lửa không đối không tầm ngắn Mistral, rocket không điều kiển 70mm.

Thông số cơ bản: Dài 18,73m, đường kính cánh quạt chính 15,58m, chiều cao 5,19m, trọng lượng rỗng 5.730kg, trọng lượng cất cánh tối đa 8.750kg. Tốc độ tối đa 309km/h, tốc độ hành trình 278km/h, tầm hoạt động 740km, tối đa 1.335km với thùng nhiên liệu gắn ngoài, trần bay 6.100 mét.


Thứ Tư, 30 tháng 3, 2011

>> Sức mạnh tên lửa chống tăng Spike của Israel



[BDV news] Quân đội Israel có một loại vũ khí chống tăng hiện đại do Hãng Rafael nghiên cứu, chế tạo mà trong suốt một thời gian dài không ai biết, kể cả Mỹ.

Tên lửa chống tăng có điều khiển Spike NLOS của Israel đã được giữ bí mật trong nhiều năm liền.

Đó chính là tên lửa chống tăng có điều khiển Spike NLOS, biến thể mới nhất thuộc dòng tên lửa Spike hiện đang có mặt trong biên chế của nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Chile, Columbia, Croatia, Ecuador, Phần Lan, Pháp, Đức, Ý, Newzealand, Peru, Ba Lan, Rumania, Singapore, Slovenia, Tây Ban Nha và Thổ Nhĩ Kỳ.
Khác với các tên lửa cùng lớp thế hệ trước, Spike NLOS (Non Line Of Sight) không được giới thiệu rộng rãi trong triển lãm vũ khí mặc dù đã xuất xưởng từ vài năm trước.

Trong suốt một thời gian dài Israel đã giữ bí mật về loại tên lửa mới này, cất giữ nó trong kho vũ khí chuyên dụng. Chỉ mới cách đây một tuần Israel mới chính thức tiết lộ.

Ngay đến cả đồng minh thân cận như Mỹ cũng không được biết đến loại tên lửa này trong suốt một thời gian dài. Sau đó, Mỹ cũng đã phát hiện ra sự hiện diện của Spike NLOS nhờ bản đồ vệ tinh.

Thậm chí ngay đến tên của tên lửa này cũng được bảo mật khi cất giữ trong kho vũ khí chuyên dụng. Ở đây tên lửa Spike NLOS được gọi là Tamuz và chỉ có sỹ quan mới biết có sự hiện diện của nó trong kho.


Ngay từ khi xuất hiện trên thị trường vũ khí thế giới, Spike NLOS đã được nhiều nước ưu chuộng và tin dùng.

Spike NLOS lần đầu tiên được thử nghiệm trong điều kiện tác chiến vào năm 2006 khi diễn ra chiến tranh Lebanon lần hai. Khi đó, Spike NLOS đã được sử dụng để tiêu diệt nhóm tay súng Hezbollah.

Sau khi thử nghiệm thành công, Israel đã quyết định cho triển khai Spike NLOS tại biên giới dải Gaza, đồng thời giới thiệu và xuất khẩu loại vũ khí này ra nước ngoài, đặc biệt là giới thiệu cho Ả Rập như một “món quà đặc biệt” phòng thân trong trường hợp xảy ra chiến tranh.


Cận cảnh hệ thống phóng tên lửa chống tăng Spike NLOS.

Spike NLOS lần đầu tiên được biết đến trên thị trường vũ khí thế giới vào cuối năm 2009 tại triển lãm vũ khí tổ chức tại Singapore.

Tuy nhiên, khi đó, Israel vẫn chưa chính thức khẳng định đã trang bị loại tên lửa hiện đại này cho quân đội của mình.

Theo tuyên bố của các nhà chế tạo, Spike NLOS là hệ thống tên lửa điện quang đa năng, đa dụng, có thể ứng dụng trên nhiều phương tiện tác chiến khác nhau (trên bộ, trên không, trên biển).

Tên lửa loại này có bán kính hoạt động 25 km, trọng lượng 71 kg, rất nhẹ mà giá thành lại rẻ cả trong bảo dưỡng lẫn khai thác, sử dụng nên vừa mới xuất hiện trên thị trường vũ khí thế giới đã được nhiều quốc gia ưa chuộng, tin dùng.


Dòng tên lửa chống tăng có điều khiển Spike thế hệ thứ 3.


Spike NLOS có thể mang nhiều loại đầu đạn khác nhau: nổ phá mảnh, xuyên phá, thông minh, đa năng,…Nó có thể tích hợp với hệ thống dẫn đường vệ tinh hoặc máy bay không người lái, có hệ thống định vị mục tiêu riêng kết hợp điều khiển từ xa. 

[Vitinfo news] Ấn Độ chi 1 tỷ đôla mua tên lửa Spike của Israel
Theo thông tin của đại diện Bộ Quốc phòng Ấn Độ, thỏa thuận này xem xét việc cung cấp 321 máy phóng, 8356 tên lửa, 15 thiết bị huấn luyện và thiết bị khác. Hợp đồng có tổng trị giá là 1 tỷ đôla.

Rafael là công ty duy nhất tham gia vụ đấu thầu được tuyên bố vào tháng 6/2010. Công ty General Dynamics và Raytheon của Mỹ, MBDA của châu Âu và Rosoboronexport của Nga không tham gia đấu vì Ấn Độ đòi hỏi thực hiện một phần đơn hàng tại các doanh nghiệp quốc phòng nước này. Về phần mình, tập đoàn Rafael đã bày tỏ sẵn sàng chuyển một phần hợp đồng cho tập đoàn quốc doanh Bharat Dynamics của Ấn Độ.

Theo thông tin hiện có, cản trở chính đối với các công ty tham gia là yêu cầu chuyển giao công nghệ. Tuy nhiên, Defense News không tiết lộ các công ty không tham gia đấu thầu có từ chối chuyển giao công nghệ của mình cho ngành công nghiệp quốc phòng Ấn Độ hay không cũng như quan điểm của Rafael về vấn đề này.

Lực lượng Lục quân Ấn Độ nhận tổ hợp tên lửa chống tăng Spike ở những dạng khác nhau gồm dạng tên lửa sẵn sàng sử dụng được lắp ráp tại Israel, dạng tên lửa được lắp ráp một phần, còn khâu lắp ráp cuối cùng sẽ diễn ra tại Ấn Độ và một số bộ phận tên lửa sẽ được sản xuất tại tập đoàn quốc doanh Bharat Dynamics của Ấn Độ.

Bộ Tư lệnh Lực lượng Lục quân Ấn Độ dự định trang bị tên lửa chống tăng Spike này cho trang thiết bị bọc thép hiện có do Nga sản xuất. Theo tuyên bố của Bộ Quốc phòng Ấn Độ, việc thử nghiệm tổ hợp tên lửa chống tăng trong điều kiện chiến đấu đã hoàn tất, đặc điểm tên lửa phù hợp với tất cả các yêu cầu của Lực lượng Lục quân Ấn Độ bao gồm tầm xa tiêu diệt mục tiêu không được dưới 2,5km trong điều kiện cả ban ngày và ban đêm và độ chính xác là 90%.

Việc Ấn Độ mua tổ hợp tên lửa chống tăng thế hệ 3 của nước ngoài xuất phát từ sự chậm trễ đưa tổ hợp tên lửa chống tăng Nag nội địa vào trang bị và từ dự định tiếp cận được những công nghệ hiện đại sản xuất tên lửa chống tăng.

Hiện nay, Lục quân Ấn Độ được trang bị tổ hợp tên lửa chống tăng Milan-2 – đây là hệ thống thế hệ 2 được sản xuất vào thập niên 70. Tổ hợp tên lửa chống tăng Milan-2 được sản xuất tại công ty Bharat Dynamics Limited từ đầu thập niên 80 theo thỏa thuận cấp phép về chuyển giao công nghệ với MBDA.

Tên lửa Spike đặt trên ô tô, tàu biển và trực thăng được trang bị 2 đầu đạn chiến đấu và hệ thống tự dẫn đường nâng cao tính chính xác khi bắn những mục tiêu di chuyển của kẻ địch. Theo nhiều thông số, tên lửa này giống với tên lửa FGM-148 Javelin của Mỹ. Tên lửa Spike có nhiều phiên bản khác nhau như tên lửa tầm ngắn, tầm trung, tầm xa và tầm xa hạng nặng cũng như phiên bản Spike NLOS (Non Line Of Sight).


Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang