Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: Mi-24

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Hiển thị các bài đăng có nhãn Mi-24. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Mi-24. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Bảy, 9 tháng 4, 2011

>> Trực thăng 'cá sấu' chính thức tới Peru



[BDV news] Nga đã bàn giao hai máy bay trực thăng tấn công Mi-35P Hind E cho phía Peru.

Đây là một phần của hợp đồng mua bán vũ khí nhằm tăng cường sức mạnh của Không quân Peru để đối phó với các băng đảng ma túy và khủng bố.

Những chi tiết riêng biệt của trực thăng được chuyển tới Peru bằng máy bay không vận An-124-100 condor.

“Quá trình lắp ráp các máy bay đang được các kỹ thuật viên người Nga tiến hành. Những trực thăng này sẽ có chuyến bay thử đầu tiên vào vài ngày nữa, sau đó sẽ chính thức được chuyển giao cho Không quân Peru,” ông Igor Korotchenko – giám đốc trung tâm phân tích mua bán vũ khí của Nga cho biết.

Trực thăng đã được sơn màu truyền thống dành cho Không quân Peru, phần đầu của máy bay giống hàm cá mập. Thường thì như những máy bay Su-22 và Su-25 của Nga hiện đang trang bị cho Không quân Peru cũng có hình con thú được cách điệu hóa ở phần đầu của máy bay.



Máy bay trực thăng Mi-35P mà Nga chuyển giao cho Peru.


Mi-35 là bản nâng cấp của trực thăng chiến đấu Mi-24 nổi tiếng với hỏa lực mạnh và khả năng chuyên chở tốt.

Mi-24 là loại máy bay ít có khả năng chiến đấu hiệu quả vào ban đêm, còn máy bay Mi-35P hiện đại hơn có khả năng tấn công hiệu quả hơn vào ban đêm.

Tập đoàn xuất khẩu vũ khí Rosoboronexport của Nga và bộ quốc phòng Peru đã kí hợp đồng trị giá 108 triệu USD. Nội dung của hợp đồng này là 6 trực thăng đa nhiệm Mi-171 Hip H và 2 trực thăng Mi-35 vào tháng 6/2010.

Những máy bay này được sử dụng để chống khủng bố và buôn lậu ma túy tại thung lũng sông Apurimac và Ene. Chính phủ Peru đã đặt khu vực này là vùng chiến sự vào tháng 8/2009 sau khi giao tranh giữa chính phủ và quân du kích Sendero Luminoso trở nên nghiêm trọng.

Sendero Luminoso bị Chính phủ Peru coi là một tổ chức khủng bố có liên hệ mật thiết với các nhóm buôn bán ma túy.

Mi-35 là trực thăng tấn công đa chức năng có thể tiêu diệt các mục tiêu trên mặt đất và trên không, hỗ trợ hỏa lực cho các đơn vị bộ binh với vận tốc tối đa lên tới 330 km/h, tầm hoạt động 500km, trần bay thực tế - 5700m. Mi-35 có thể thực hiện nhiệm vụ cả ban đêm và trong điều kiện thời tiết phức tạp.

Hiện tại, Peru đang lên kế hoạch thực hiện chương trình hiện đại hóa hạm đội tàu mua từ thời Liên Xô.


Máy bay trực thăng Mil Mi-24D.


Năm 2005 Peru cũng đã ký kết với công ty Rosoboronexport để nâng cấp 13 máy bay trực thăng Mi-17. Tổng giá trị của hợp đồng nâng cấp lên tới 13 triệu đô la.

Vào năm 2007, Peru đã tiến hành hiện đại hóa 70 máy bay trực thăng, 21 máy bay tiêm kích, 50 máy bay ném bom do Liên Xô sản xuất. Chương trình hiện đại hóa các hạm đội dự kiến sẽ hoàn thành vào cuối năm 2011.

Mi-35P là trực thăng vũ trang hiện đại nhất của Nga được phát triển liên tục từ các thế hệ của dòng Mi hiện được Không quân nhiều nước ưa chuộng. Theo ghi nhận, hiện tại ít nhất có 53 quốc gia sử dụng trực thăng vũ trang dòng Mi trong huấn luyện và tác chiến.

Hỏa lực và các tính năng chiến thuật của trực thăng vũ trang MI-35P được phát triển và nâng cấp từ nền tảng hỏa lực, tính năng chiến thuật của phiên bản Mi- 24, Mi-28 và các loại trực thăng vũ trang hiện đại của Nga hiện nay.

Theo đánh giá của các chuyên gia quân sự Nga, Mi-35P đã đánh bại các đối thủ là trực thăng vũ trang hiệu TIGER của châu Âu và dòng Mangusta hiện đại của Italy có hàng loạt đơn đặt hàng của các nước

Trên phương diện phòng thủ, khoang lái của Mi-35P được thiết kế theo bố cục trục dọc và được bảo vệ bởi kính chống đạn.

Mi-35P được trang bị pháo hai nòng 30mm được bố trí phí bên phải của buồng lái thay cho súng máy hạng nặng 4 nòng 12,7mm

Ngoài ra, hai cánh phụ của Mi-35P có trang bị tên lửa chống tăng AT-9 có độ xuyên giáp lên tới 80 cm. Bên cạnh đó, Mi-35P còn được trang bị ống phóng tên lửa và ống phóng lựu tự động.


Thứ Sáu, 11 tháng 3, 2011

>> Tên lửa Malyutka, 'cậu nhỏ' kiên cường chống xe tăng



Tên lửa chống tăng AT-3, còn được gọi là Malyutka (cậu nhỏ), vượt trội so với các thế hệ trước nhờ hình dáng nhỏ gọn và tính linh hoạt trong chiến đấu.

Trong những năm 1950, các loại xe tăng đã có bước tiến vượt bậc về công nghệ, nhất là tiến bộ về vỏ giáp, khiến cho các vũ khí chống tăng thông thường như súng trường chống tăng, lựu đạn chống tăng... trở nên kém hiệu quả, thậm chí là vô dụng.

Chính vì lẽ đó, tên lửa chống tăng được chế tạo để bổ sung cho kho vũ khí “sát thủ” xe tăng, thiết giáp. Thời kỳ đầu, Liên Xô cho ra mắt các loại tên lửa chống tăng như 3M6 Shmel (định danh NATO là AT-1 Snapper) và 3M11 Falanga (AT-2 Swatter), nhưng chúng có kích thước cồng kềnh, không phù hợp để trang bị cho bộ binh.



Tên lửa chống tăng HJ-73, phiên bản AT-3 của Trung Quốc.

Vì thế, năm 1961, tên lửa 9K11 Malyutka ra đời. Malyutka, được NATO gọi tên là AT-3 Sagger, nhanh chóng có tiếng tăm nhờ thành tích trong các cuộc chiến tranh sau đó.

Điểm đáng kể nhất của hệ thống chống tăng AT-3 là nó chỉ có khối lượng 21 kg, dễ dàng mang vác với tổ xạ thủ ba người. Cả hệ thống phóng tên lửa AT-3 được đựng trong một vali làm bằng sợi thủy tinh. Trong đó, phần chính đạn tên lửa dài 0,86 m, nặng 10,1 kg, có đường kính 12,5 cm và sải cánh 39,3 cm.

AT-3 có tầm bắn xa nhất lên tới 3 km, nhưng do khối lượng tương đối lớn nên tên lửa thường mất đến 25 giây để bay đến cự ly xa nhất. Nhược điểm đó khiến các loại xe tăng hiện đại có thời gian bỏ chạy hoặc tung màn khói mù để thoát thân.


AT-3 gắn trên xe thiết giáp tấn công BMP-1 của Ba Lan.

Sau đó, AT-3 được người bắn trực tiếp điều khiển đường bay bằng bảng điều khiển gắn với tên lửa bằng dây dẫn. Nhờ vậy, hiệu quả của mỗi phát bắn được nâng lên, nhưng dây nối lại hay bị đứt. "Trong cái rủi, có cái may", việc điều khiển bằng dây dẫn cũng làm cho AT-3 “miễn dịch” với tất cả thiết bị đối kháng điện tử của các xe tăng hiện đại hay các hệ thống phóng mồi bẫy.

Đầu nổ lõm nặng 2,6 kg của Malyutka loại cũ chỉ có thể xuyên thủng 400 mm giáp đồng nhất ở góc chạm 60 độ. Tuy nhiên với các cải tiến của Malyutka sau này như Malyutka-2, Malyutka-2F và mới nhất là Malyutka-2M, chúng có thể xuyên được 720 mm giáp thép đồng nhất trong trường hợp có giáp phản ứng nổ bảo vệ. Sở dĩ làm được điều này là vì Malyutka được trang bị đầu nổ tandem (đầu nổ phụ để phá giáp phản ứng nổ).


Tên lửa AT-3 gắn trên xe thiết giáp trinh sát BRDM-2.



Tên lửa AT-3 gắn trên trực thăng Mi-2 Hoplite.

Không những được mang theo người, Malyutka còn được gắn trên các xe bọc thép chiến đấu như BRDM, BRDM-2, BMD1 hoặc gắn trên máy bay trực thăng như Mi-2, Mi-8 hoặc Mi-24.

Tên lửa Malyutka tham gia khá nhiều cuộc chiến, trong đó đáng kể nhất là chiến tranh Việt Nam và chiến tranh Ai Cập - Israel. Trên chiến trường Việt Nam, Malyutka tham gia trận đầu vào tháng 4/1972 tại Tân Cảnh (Kon Tum) với cái tên B-72. Đại đội 29 của quân đội giải phóng đã sử dụng loại tên lửa B-72 và đánh bại hầu hết xe tăng phản kích, thậm chí còn hạ gục hai khẩu DKZ cùng một ổ hỏa điểm trên tháp canh của đối phương.


Tổ pháo thủ AT-3 trong chiến tranh Việt Nam

Còn trong cuộc chiến tranh giữa liên quân Ai Cập - Siri và Israel (chiến tranh Yom Kippur), Malyutka cũng góp phần tiêu diệt tới 800 xe tăng trong tổng số 1.063 xe tăng bị bắn cháy của Israel (theo thống kê của Ai Cập).

Sau khi các thế hệ tên lửa mới hơn như 9M113 Konkurs (NATO gọi là AT-5 Spandrel); 9K114 Shturn (NATO gọi là AT-6 Spiral), AT-3 đã bị quân đội Xô Viết cho nghỉ hưu. Tuy nhiên, các phiên bản cải tiến của Malyutka vẫn được các nước có tiềm lực tài chính hạn chế sử dụng hiệu quả, lập nhiều chiến công mới.

(bdv news)

Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang