Hôm 18/9, các binh sỹ Pakistan đã giao tranh với lực lượng chiến binh Taliban để giành lấy xác của chiếc máy bay do thám Predator của Mỹ bị rơi ở Tây Bắc nước này. Lực lượng Taliban tuyên bố họ đã bắn hạ chiếc máy bay do thám, tấn công Predator, tuy nhiên các quan chức Mỹ và lực lượng an ninh Pakistan lại nói rằng máy bay rơi do gặp sự cố kỹ thuật. Một chiếc UAV Predator của Mỹ. Các mảnh vỡ đầu tiên đã bị Taliban đưa đi, nhưng các binh sĩ Pakistan sau đó đã được điều tới để giành lại chúng. Theo nguồn tin Reuters, ít nhất 2 tay súng Taliban đã thiệt mạng trong cuộc giao tranh sau đó, trong khi một binh sĩ Pakistan cũng bị thương. Việc giao tranh dành xác UAV Predator đến từ 2 nguyên nhân chính. Thứ nhất, khi thu được xác UAV, Taliban sẽ trưng ra như một bằng chứng đánh vào uy thế quân sự Mỹ. Thứ hai, quan trọng hơn cả, Mỹ không muốn các mảnh vỡ UAV hiện đại này rơi vào tay quân du kích Taliban. Lực lượng này có thể bán công nghệ trang bị cho phương tiện bay không người lái này cho các đối thủ tiềm tàng của Mỹ. Các khu vực Nam và Bắc Waziristan thường xuyên bị tấn công bởi các máy bay do thám. Các cuộc tấn công bằng máy bay do thám đã tăng trong khu vực kể từ khi Tổng thống Mỹ Obama nhậm chức năm 2008. Hơn 100 cuộc tấn công bằng máy bay do thám đã xảy ra hồi năm 2010. Mỹ thường không xác nhận các chiến dịch do thám, nhưng các nhà phân tích cho hay chỉ có lực lượng Mỹ mới có khả năng triển khai các máy bay như vậy trong vùng. Pakistan đã công khai chỉ trích các vụ tấn công bằng máy bay do thám, bởi chúng đã giết hại thường dân vô tội và kích động sự ủng hộ của người dân đối với phiến quân Taliban. Tuy nhiên các nhà quan sát cho hay giới chức Pakistan đã bí mật cho phép các vụ tấn công, mặc dù có các dấu hiệu gần đây cho thấy họ muốn giới hạn quy mô của những vụ tấn công như vậy. |
Hiển thị các bài đăng có nhãn Pakistan – Trung Quốc. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Pakistan – Trung Quốc. Hiển thị tất cả bài đăng
Thứ Ba, 20 tháng 9, 2011
>> Giành xác 'Dã thú'
Chủ Nhật, 19 tháng 6, 2011
>> Hải quân Pakistan hạ thủy khinh hạm
Hôm 16/6, Hải quân Pakistan đã hạ thủy khinh hạm F-22P thứ tư – loại chiến hạm được chế tạo với sự giúp đỡ của Trung Quốc - tại Karachi. Khinh hạm F-22P được chế tạo tại công ty Karachi Shipyard & Engeneering Works (KSEW). Ba khinh hạm F-22P khác của Pakistan - PNS Zulfiqar, PNS Shamsher và PNS Saif – được đóng tại Trung Quốc. Khinh hạm lớp F-22P. Ảnh: wikipedia.org Đô đốc Noman Bashir, tư lệnh hải quân Pakistan – vị khách mời quan trọng tại lễ hạ thủy ở KSEW - đã ca ngợi những nỗ lực tăng cường khả năng phòng thủ của chính phủ Pakistan. Ông chúc mừng Công ty Đóng tàu Trung Quốc (CSSC), Công ty Thương mại và Đóng tàu Trung Quốc (CSTC), xưởng đóng tàu Hudong Zhongua và KSEW đã hoàn tất nhiệm vụ. Trang thenews.com.pk dẫn lời đô đốc Bashir cho hay, việc hạ thủy chiến hạm trên là ví dụ khác cho thấy mối quan hệ thân thiết giữa Trung Quốc và Pakistan. Ông khẳng định, nỗ lực này không chỉ đẩy mạnh mối quan hệ giữa hai quốc gia mà còn góp phần làm cho lễ kỉ niệm 60 năm quan hệ hữu nghị Pakistan – Trung Quốc thêm ý nghĩa. Ông nhấn mạnh sự cần thiết phải bảo vệ các tuyến đường giao thương trên biển sát với bờ biển của Pakistan. Khinh hạm thuộc lớp F-22P (tên tiếng Anh – Thanh gươm) là dòng chiến hạm trang bị tên lửa chuyên thực hiện các nhiệm vụ “đối không” và “đối bờ”. Nó là phiên bản nâng cấp của dòng khinh hạm Type 053H3 thuộc hải quân Trung Quốc. Kết cấu thân của khinh hạm lớp F-22P sử dụng nhiều mặt cắt đa giác với tác dụng làm giảm thiểu khả năng bị phát hiện bởi radar của đối phương. Trang bị vũ khí chính của chiến hạm lớp F-22P là 1 hải pháo AK–176M 76,2mm, 2 súng phóng không tầm ngắn Type 730B 30mm, tổ hợp tên lửa phòng không FM-90N, tên lửa đối hạm C-802 và các tổ hợp ngư lôi, chống ngầm khác. Đặc biệt, khinh hạm lớp F-22P còn mang theo 1 máy bay trực thăng chống ngầm Harbin Z-9EC. Tổng trọng tải của khinh hạm lớp F-22P là 2.500 tấn và chiều dài thân tàu là 122m. Với tốc độ tối đa có thể đạt được là 29 hải lý/h, tầm hoạt động của khinh hạm lớp F-22P vào khoảng 4.000 hải lý. [Vitinfo news] |
Nhãn:
Đô đốc Noman Bashir,
Hải pháo AK–176M,
Hải quân Pakistan,
Hải quân Trung Quốc,
Khinh hạm lớp F-22P,
KSEW,
Pakistan – Trung Quốc,
Trực thăng Harbin Z-9EC
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)
Chuyên mục Quân Sự
Hải quân Trung Quốc
(263)
Hải quân Mỹ
(174)
Hải quân Việt Nam
(171)
Hải quân Nga
(113)
Không quân Mỹ
(94)
Phân tích quân sự
(91)
Không quân Nga
(83)
Hải quân Ấn Độ
(54)
Không quân Trung Quốc
(53)
Xung đột biển Đông
(50)
Không quân Việt Nam
(44)
tàu ngầm
(42)
Hải quân Nhật
(33)
Không quân Ấn Độ
(16)
Tàu ngầm hạt nhân
(15)
Hải quân Singapore
(12)
Xung đột Iran - Israel
(12)
Không quân Đài Loan
(9)
Siêu tên lửa
(8)
Quy tắc ứng xử ở Biển Đông
(7)
Tranh chấp biển Đông
(7)
Xung đột Trung - Mỹ
(4)
Xung đột Việt-Trung
(2)