Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: Hải quân Pakistan

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Hiển thị các bài đăng có nhãn Hải quân Pakistan. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Hải quân Pakistan. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Hai, 21 tháng 5, 2012

>> Tìm hiểu khu trục hạm F-22P của Hải quân Pakistan

Pakistan sẽ mua thêm 4 khinh hạm lớp F-22P được đóng mới tại nước này theo khuôn khổ chương trình hợp tác chuyển giao công nghệ với Trung Quốc.

http://nghiadx.blogspot.com
Khinh hạm lớp F-22P

Cuối tuần trước, tờ News Tribe đưa tin rằng, quân đội Pakistan đã lên kế hoạch mua thêm 4 khinh hạm lớp F-22P được đóng mới tại nước này theo khuôn khổ chương trình hợp tác chuyển giao công nghệ với Trung Quốc.

>> Tìm hiểu chiến hạm tàng hình USS Johnson của Hải quân Mỹ
>> Giương oai gần bờ

F-22P là lớp tàu khu trục nhỏ được Trung Quốc xây dựng để trang bị cho lực lượng vũ trang Pakistan. Tháng 4 năm 2005, quân đội Pakistan và Tập đoàn China Shipbuilding Trading Company (CSTC) đã ký hợp đồng đóng mới 4 chiếc khinh hạm lớp F22P đầu tiên (Type-053H3 Jiangwei-2).

Theo thỏa thuận trị giá 750 triệu USD này, CSTC sẽ chuyển giao công nghệ để phía Pakistan tự đóng chiếc khinh hạm lớp F22P cuối cùng trong hợp đồng.

http://nghiadx.blogspot.com
Khu trục hạm Saif (số hiệu 253)

Ba khinh hạm lớp F22P đầu tiên bao gồm Zulfiquar (số hiệu 251), Shamsheer (số hiệu 252) và Saif (số hiệu 253) đã được xây dựng tại nhà máy đóng tàu Hudong-Zhonghua ở Thượng Hải và đã được chuyển giao cho Hải quân Pakistan trong giai đoạn 2009-2010.

Cũng trong khuôn khổ của bản hợp đồng này, Trung Quốc đã cung cấp cho Pakistan 6 máy bay trực thăng chống ngầm Z-9EC.

http://nghiadx.blogspot.com
Khu trục hạm F-22P thứ hai mang số hiệu 252

Khu trục hạm F-22P thứ tư được khởi đóng tại Pakistan vào mùa xuân năm 2011. Dự kiến, khinh hạm này sẽ hoàn thành vào năm tới với cái tên Aslat (số hiệu 254).

Lịch sử phát triển của F-22P

Việc xây dựng các khu trục hạm cho Hải quân Pakistan đã được Trung Quốc và Pakistan thảo luận vào những năm 90 của thế kỷ trước. Tuy nhiên, mãi đến mùa xuân năm 2005, hợp đồng mới chính thức được ký kết.

Thực hiện theo những thỏa thuận trong bản hợp đồng, Trung Quốc đã chuyển giao cho Hải quân Pakistan 3 khu trục hạm lớp F-22P đầu tiên là Zulfiquar - ngày 30 tháng 7 năm 2009, Shamsheer - 23 tháng 11 năm 2010 và Saif – 15 tháng 12 năm 2010.

Ba tàu khu trục này đã được xây dựng tại nhà máy đóng tàu Hudong-Zhonghua, Thượng Hải. Khu trục hạm thứ 4 mang tên Aslat được khởi đóng vào ngày16 tháng 6 năm 2011tại nhà máy đóng tàu Karachi của Pakistan.

http://nghiadx.blogspot.com
Khinh hạm Zulfiquar thăm hải cảng Klang của Malaysia tháng 8 năm 2009

Khinh hạm F-22P đầu tiên Zulfiquar được hạ thủy vào mùa xuân năm 2008 và được chuyển giao cho Hải quân Pakistan vào cuối tháng 7 năm 2009.

Vào tháng 8 năm 2009, Zulfiquar đã có chuyến viếng thăm hải cảng Klang của Malaysia, và cảng Colombo của Sri Lanka vào đầu tháng 9.

Khu trục hạm thứ hai Shamsheer và thứ 3 - Saif được hạ thủy lần lượt vào tháng 10 năm 2008 và tháng 9 năm 2009 tại nhà máy đóng tàu ở Thượng Hải.

Thiết kế và trang bị vũ khí của F-22P

Trong quá trình xây dựng các tàu thuộc lớp F-22P, các chuyên gia Trung Quốc đã sử dụng các công nghệ hiện đại của khu trục hạm nội địa 054 chẳng hạn như công nghệ tàng hình.

Công nghệ này cho phép làm giảm diện tích phản xạ hiệu dụng sóng radar từ các đài radar trên tàu và máy bay của đối phương đến mức thấp nhất.
http://nghiadx.blogspot.com
Pháo hạm AK-176M 76,2 mm trên tàu khu trục F-22P

Ngoài ra, công nghệ này còn làm giảm khả năng dẫn hướng chính xác và khóa mục tiêu của các tên lửa chống ngầm của đối phương.

Các tàu khu trục lớp F22-P được trang bị pháo hạm AK-176M 76,2 mm , một loại pháo hạm vạn năng được Trung Quốc cải tiến từ pháo 76,2 mm của Liên Xô.

Sự khác biệt chính giữa các biến thể Trung Quốc so với nguyên mẫu đó là tháp pháo được thiết kế có khả năng “tàng hình” trước sóng radar. Pháo AK-176M được sử dụng để tiêu diệt các máy bay, máy bay không người lái, và các tên lửa chống hạm của đối phương.

Ngay trước pháo là 2 bệ phóng với rocket chống ngầm 6 nòng RDC-32 nhằm mục đích chống ngầm.

http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa chống tàu C-802

Tàu được trang bị 8 tên lửa chống tàu C-802 được lắp đặt trong 2 bệ phóng, mỗi bệ 4 tên lửa. Các bệ phóng này được bố trí ở giữa mũi tàu và phần thượng tầng của tàu.

Chúng có khả năng tương thích với các loại tên lửa chống ngầm khác nhau, được sử dụng để tiêu diệt các tàu mặt nước hay tàu ngầm của đối phương.

Về hệ thống phòng không, khu trục hạm F-22P được trang bị tổ hợp tên lửa phòng không tầm gần FM-90N (Hongqi-7, Hồng Kỳ 7 hay HQ-7) với 8 tên lửa hạm đối không.

Hongqi-7 sử dụng động cơ nhiên liệu rắn với tốc độ cực đại khoảng Mach 2.3, có khả năng tiêu diệt các tên lửa đối hạm hoặc máy bay không người lái từ khoảng cách 6 km, và các máy bay trực thăng từ khoảng cách lên đến 12 km.

http://nghiadx.blogspot.com
Tổ hợp tên lửa phòng không tầm gần FM-90N

Khinh hạm lớp F-22P được thiết kế với một pháo phòng thủ tầm cực gần (CIWS - Close in weapon system) Type 730 7 nòng cỡ 30mm, có tầm bắn tối đa 3 cây số.

Type 730 sử dụng radar điều khiển hỏa lực Type 347G với cảm biến quang điện OFC-3. Người ta cũng đã thử nghiệm lắp đặt tổ hợp tên lửa tầm gần hiện đại FL-3000N hoạt động theo nguyên tắc “bắn và quên” để thay thế cho tổ hợp pháo Type 730 và đã cho kết quả rất khả quan.

Tên lửa của FL-3000N được phát triển dựa trên tên lửa không-đối-không có điều khiển TY-90 vốn dùng để trang bị cho trực thăng.

FL-3000N có tầm bắn 9 km, sử dụng hệ dẫn kết hợp tự dẫn radar thụ động và tự dẫn ảnh nhiệt (RF/ImIR). Trên đầu tìm ảnh nhiệt được lắp một đầu tự dẫn bằng radar thụ động.

http://nghiadx.blogspot.com

http://nghiadx.blogspot.com
Type 730

Hệ thống điều khiển hỏa lực của FL-3000N có thể điều khiển đồng thời 2 bệ phóng và có thể tích hợp vào các hệ thống điều khiển khác trên tàu.

Về hệ thống hàng không trên tàu, F22-P được trang bị một máy bay trực thăng chống tàu ngầm Z-9EC, cất và hạ cánh ở sàn bay phía sau thân tàu.

Máy bay trực thăng Z-9 do Hafei, Trung Quốc sản xuất trên nền tảng AS-365 của Pháp. Z-9EC là loại máy bay trực thăng chống tàu ngầm hạng nhẹ 2 động cơ turbin Arriel-2C trang bị cho tàu chiến.

http://nghiadx.blogspot.com
Trực thăng chống ngầm Z-9EC

Trang bị của máy bay này có hệ thống sonar đã được cải tiến, radar dò tìm và ngư lôi chống tàu ngầm, đồng thời thực hiện nhiệm vụ tìm kiếm cứu hộ trên biển.

Hiện nay, máy bay trực thăng chống tàu ngầm Z-9EC đã trang bị cho hải quân hai nước Trung Quốc và Pakistan.

Ngoài ra, ở mỗi bên mạn tàu khu trục F-22P còn được trang bị thêm 3 ống phóng ngư lôi ET-52C.

http://nghiadx.blogspot.com

http://nghiadx.blogspot.com
Ngư lôi ET-52C

Các tính năng kỹ thuật cơ bản của khu trục hạm lớp F-22P:

Lượng giãn nước: 2.500 tấn.

Chiều dài: 123 m

Chiều rộng: 8,13 m

Mướn nước trung bình: 3,7 m.

Tốc độ tối đa: 54 km/h.

Tầm hoạt động: 7.500 km.

Thủy thủ đoàn: 170 người.

Vũ khí: ngư lôi - 2x3 ngư lôi ET-52C; pháo - 2 × 6-cell RDC-32; tên lửa phòng không tầm gần FM-90N; pháo Type 730.

Thứ Tư, 22 tháng 6, 2011

>> Ấn Độ chi 100 tỷ rupee mở rộng căn cứ hải quân





Hải quân Ấn Độ đã sẵn sàng chi khoảng 100 tỷ rupee cho dự án mở rộng căn cứ hải quân chiến lược Karwar tại bang Karnataka. Tàu sân bay INS Vikramaditya, tàu ngầm tấn công Scorpene các một số tàu chiến khác dự kiến sẽ được đặt tại căn cứ này trong tương lai.


Tuyên bố được đưa ra vào thời điểm Ấn Độ đang phải đối mặt với khả năng Trung Quốc có thể sử dụng cảng biển nước sâu Gwadar tại Pakistan làm nơi triển khai tàu chiến. Cảng Gwadar của Pakistan được Trung Quốc giúp đỡ xây dựng từ thập kỷ trước và kéo dài cho tới bây giờ.




Trước đó, thông tin này được Bộ trưởng Quốc phòng Pakistan Ahmed Mukhtar khẳng định khi công khai tuyên bố Islamabad đã yêu cầu Bắc Kinh xây một căn cứ hải quân tại Gwadar, tạo ra lối vào trực tiếp tới khu vực vùng Vịnh.

Mặc dù, Trung Quốc sau đó đã nhanh chóng phủ nhận không quan tâm gì đến việc thiết lập một căn cứ hải quân tại Gwadar, nhưng vai trò lo lớn của Bắc Kinh trong việc xây dựng các cảng ở Bangladesh, Myanmar và Sri Lanka lại khẳng định nỗ lực của Trung Quốc trong việc thực hiện chiến lược “chuỗi ngọc trai” của nước này tại khu vực Ấn Độ Dương.

Pakistan có 5 căn cứ hải quân và cảng biển lớn tại Gwadar, Ormara, Karachi, Pasni và Jiwani, trong khi đó căn cứ Karwar của Ấn Độ là căn cứ hải quân lớn thứ ba sau Mumbai và Visakhapatnam, thuộc bờ biển phía Đông.

“Sau một thời gian trì hoãn, Bộ quốc phòng đã chuẩn bị một báo cáo giải trình cho Ủy ban An ninh Nội các (CCS) về giai đoạn 2A của dự án “Seabird” tại Karwar sau khi điều chỉnh báo cáo dự án chi tiết”, một quan chức cho hay.

Dự án Seabird vẫn còn nhùng nhằng do sự trì hoãn lâu dài, và rắc rối khác liên quan đến vấn đề ngân sách kể từ khi được phê duyệt vào năm 1985 với chi phí ban đầu là 3,5 tỷ rupee. Giai đoạn 1 đã hoàn thành với tổng chi phí là 2,63 tỷ rupee, cho phép hải quân đặt 11 tàu chiến tại Karwar.

Trong gia đoạn 2, ngoài vai trò là cảng cho tàu neo và cập bến, Karwar còn là một căn cứ không quân, kho vũ khí, xưởng sửa chữa và đóng tàu, và hầm chứa tên lửa. Mục tiêu cuối cùng nhằm đặt khoảng 50 tàu chiến lớn tại Karwar sau khi giai đoạn 2B hoàn tất.

Sau khi hoàn tất công việc xây dưng, Hải quân Ấn Độ sẽ triển khai hai nhóm chiến đấu trên tàu sân bay INS Vikramaditya 44.570 tấn và tàu sân bay nội địa 40.000 tấn, dự kiến sẽ được biên chế vào 2015. Karwar là một căn cứ quan trọng cho hoạt động của lực lượng hải quân Ấn Độ tại Ấn Độ Dương và xa hơn nữa.


[Vitinfo news]


Chủ Nhật, 19 tháng 6, 2011

>> Hải quân Pakistan hạ thủy khinh hạm





Hôm 16/6, Hải quân Pakistan đã hạ thủy khinh hạm F-22P thứ tư – loại chiến hạm được chế tạo với sự giúp đỡ của Trung Quốc - tại Karachi.


Khinh hạm F-22P được chế tạo tại công ty Karachi Shipyard & Engeneering Works (KSEW). Ba khinh hạm F-22P khác của Pakistan - PNS Zulfiqar, PNS Shamsher và PNS Saif – được đóng tại Trung Quốc.



Khinh hạm lớp F-22P. Ảnh: wikipedia.org


Đô đốc Noman Bashir, tư lệnh hải quân Pakistan – vị khách mời quan trọng tại lễ hạ thủy ở KSEW - đã ca ngợi những nỗ lực tăng cường khả năng phòng thủ của chính phủ Pakistan.

Ông chúc mừng Công ty Đóng tàu Trung Quốc (CSSC), Công ty Thương mại và Đóng tàu Trung Quốc (CSTC), xưởng đóng tàu Hudong Zhongua và KSEW đã hoàn tất nhiệm vụ.

Trang thenews.com.pk dẫn lời đô đốc Bashir cho hay, việc hạ thủy chiến hạm trên là ví dụ khác cho thấy mối quan hệ thân thiết giữa Trung Quốc và Pakistan.

Ông khẳng định, nỗ lực này không chỉ đẩy mạnh mối quan hệ giữa hai quốc gia mà còn góp phần làm cho lễ kỉ niệm 60 năm quan hệ hữu nghị Pakistan – Trung Quốc thêm ý nghĩa. Ông nhấn mạnh sự cần thiết phải bảo vệ các tuyến đường giao thương trên biển sát với bờ biển của Pakistan.

Khinh hạm thuộc lớp F-22P (tên tiếng Anh – Thanh gươm) là dòng chiến hạm trang bị tên lửa chuyên thực hiện các nhiệm vụ “đối không” và “đối bờ”. Nó là phiên bản nâng cấp của dòng khinh hạm Type 053H3 thuộc hải quân Trung Quốc. Kết cấu thân của khinh hạm lớp F-22P sử dụng nhiều mặt cắt đa giác với tác dụng làm giảm thiểu khả năng bị phát hiện bởi radar của đối phương.

Trang bị vũ khí chính của chiến hạm lớp F-22P là 1 hải pháo AK–176M 76,2mm, 2 súng phóng không tầm ngắn Type 730B 30mm, tổ hợp tên lửa phòng không FM-90N, tên lửa đối hạm C-802 và các tổ hợp ngư lôi, chống ngầm khác. Đặc biệt, khinh hạm lớp F-22P còn mang theo 1 máy bay trực thăng chống ngầm Harbin Z-9EC.

Tổng trọng tải của khinh hạm lớp F-22P là 2.500 tấn và chiều dài thân tàu là 122m. Với tốc độ tối đa có thể đạt được là 29 hải lý/h, tầm hoạt động của khinh hạm lớp F-22P vào khoảng 4.000 hải lý.

[Vitinfo news]


Thứ Sáu, 3 tháng 6, 2011

>> Ấn Độ cam kết trợ giúp Afghanistan



Ấn Độ sẽ trợ giúp Afghanistan tăng cường lực lượng an ninh sau khi Mỹ rút khỏi quốc gia này.

Cam kết này đã được thông qua sau một cuộc gặp giữa Bộ trưởng Bộ Quốc phòng hai nước.

Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ AK Antony cho biết: “Chính phủ Ấn Độ sẳn sàng làm việc với chính phủ Afghanistan trong việc xây dựng khả năng của lực lượng an ninh nước này”.

Đầu tháng 5/2011, Ấn Độ đã cam kết một khoản viện trợ trị giá 500 triệu USD cho Afghanistan, nâng mức viện trợ của New Delhi lên mức 2 tỷ USD, chủ yếu dành cho các dự án phát triển.

Viện trợ quân sự của Ấn Độ chủ yếu giới hạn trong các hoạt động đào tạo nhân viên an ninh và các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng nhỏ. Hiện tại Ấn Độ chưa thể gia tăng các hoạt động viện trợ quốc phòng lớn cho Kabul, bởi điều này có thể làm gia tăng những căng thẳng với quốc gia láng giềng Pakistan.



Bộ trưởng BQP Afghanistan và người đồng nhiệm Ấn Độ trong chuyến thăm của ông đến New Delhi hồi đầu tháng 5/2011.


Chính quyền của Tổng thống Hamid Karzai đang tăng cường các hoạt động đào tạo nhân viên an ninh và quân đội, để theo kịp lộ trình rút quân của NATO vào năm 2014. Lực lượng quân đội Mỹ sẽ bàn giao lại quyền kiểm soát đất nước cho quân đội Afghanistan bắt đầu từ tháng 7/2011.

Bộ trưởng Quốc phòng Afghanistan Abdul Rahim Wardak cho biết: “Chúng tôi sẽ chào đón bất kỳ sự giúp đỡ quốc tế nào trong lĩnh vực đào tạo và giúp đỡ lực lượng an ninh để đảm bảo an ninh quốc gia. Chúng tôi cũng rất quan tâm đến việc tăng cường mối quan hệ giữa Ấn Độ và Afghanistan trong tất cả các lĩnh vực kể cả lĩnh vực quốc phòng”.

Ông Abdul Rahim Wardak đã có chuyến thăm chính thức đến Ấn Độ kể từ khi trùm khủng bố Osama bin Laden bị tiêu diệt. New Delhi đã tích tực tăng cường quan hệ với chính quyền của Tổng thống Hamid Karzai, sau khí Mỹ lật đổ chế độ Taliban vào năm 2001.

Trước đó, trong suốt hơn 2 thập kỷ Ấn Độ đã không có bất cứ quan hệ nào với Kabul dưới thời Taliban, lực lượng mà Ấn Độ cho là có mối quan hệ thân thiết với Pakistan.

Theo lộ trình đã được đề ra, NATO sẽ rút khỏi Afghanistan từ năm 2014, trong khi đó lực lượng an ninh và quân đội nước này vẫn chưa sẵn sàng để đảm đương nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia.

Đặc biệt, sau khi bin Laden bị tiêu diệt, Taliban và Al Qaeda đã có những tuyên bố cứng rắn thề trả thù cho bin Laden làm cho tình hình an ninh tại Afghanistan trở nên phức tạp hơn.

Chính quyền của Tổng thống Karzai cần sự trợ giúp từ nước ngoài để đảm bảo an ninh quốc gia và đây là cơ hội để Ấn Độ tăng cường quan hệ với Afghanistan.
[BDV news]


Thứ Bảy, 2 tháng 4, 2011

>> Pakistan hợp tác với Trung Quốc chế tạo tàu ngầm



[BDV news]Hiện Hải quân Pakistan không ngừng tăng cường sức mạnh của mình nhằm đối trọng với Hải quân Ấn Độ.


Theo thời báo Hindu, gần đây Pakistan tỏ ra rất thân thiện với Trung Quốc và nhập khẩu nhiều máy bay chiến đấu của Bắc Kinh. Hiện nay Pakistan còn nhập khẩu 6 tàu ngầm tiên tiến nhất của Trung Quốc nhằm nâng cao khả năng tác chiến trên biển.

Ngày 14/3, Bộ trưởng Quốc phòng Pakistan đã phê chuẩn kế hoạch nhập khẩu 6 tàu ngầm từ Trung Quốc, đồng thời bày tỏ mong muốn tiến hành một cuộc đàm phán với Bắc Kinh.

Bộ trưởng Bộ Truyền thông của Pakistan sau cuộc họp với Trung Quốc tuyên bố với giới báo chí rằng, Bắc Kinh đã đồng ý xuất khẩu sang Pakistan 6 tàu ngầm hiện đại và Bộ trưởng Quốc phòng Pakistan sẽ hội đàm với phía Trung Quốc.

Đồng thời, ông còn nhấn mạnh rằng, do kế hoạch đang trong giai đoạn chuẩn bị nên các tình tiết không được tiết lộ.



Tàu ngầm lớp Agosta của Pakistan được nhập khẩu từ Pháp.


Theo báo cáo của hãng thông tấn Pakistan, Bộ Quốc phòng Pakistan có kế hoạch mua từ Trung Quốc 6 tàu ngầm đồng thời cũng yêu cầu phía Trung Quốc kết hợp chế tạo động cơ tàu ngầm thông thường. Báo cáo cũng cho biết,tàu ngầm tiên tiến sẽ được trang bị hệ thống động cơ AIP (*)

(*) Air-Independent propulsion: Động cơ đẩy sử dụng không khí độc lập. Không khí để sử dụng cho động cơ được cung cấp qua một nguồn phụ trợ, không sử dụng ống thông hơi như các tàu ngầm cũ. Nguồn phụ trợ để tạo ra không khí dựa trên các phản ứng hóa học, thông qua các tế bào nhiên liệu chứa oxy hóa lỏng, hoặc sử dụng phản ứng hạt nhân.

Bộ Quốc phòng Pakistan cho biết, số lượng tàu ngầm và các tàu chiến đấu khác chưa đủ để phục vục nhu cầu của Pakistan. Do đó, Hải quân nước này phải đối mặt với sự “mất cân bằng quân sự” một cách nghiêm trọng.

Pakistan hiện có 5 tàu ngầm Diesel và 3 tàu ngầm loại nhỏ. Trong đó, có 3 tàu ngầm lớp SSK được nhập khẩu từ Đức, ngoài ra còn có 2 tàu ngầm gần giống với tàu ngầm lớp Agosta của Pháp.

Islamabad hy vọng việc sử dụng kĩ thuật tiên tiến AIP sẽ có thể cạnh tranh cùng với Hải quân Ấn Độ trên Ấn Độ Dương. Theo kế hoạch, năm 2013 Pakistan sẽ chế tạo được tàu ngầm lớp Scorpene, trang bị hệ thống AIP.

Quân đội Pakistan yêu cầu 6 tàu ngầm sử dụng động cơ AIP của Trung Quốc phải có khả năng "tác chiến trong điều kiện khí hậu nhiệt đới và trong môi trường có nhiều mối đe dọa", thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ khác nhau và cũng có khả năng phóng ngư lôi, tên lửa.

Quân đội Pakistan sẽ sớm giao dịch với Công ty Công nghiệp tàu thủy Trung Quốc để ký kết hợp tác phát triển sản xuất tàu ngầm và dự thảo các thỏa thuận liên quan khác. Pakistan hy vọng 4 tàu ngầm được chế tạo tại Trung Quốc, 2 chiếc còn lại sẽ được chế tạo tại Pakistan.


Kế hoạch mua 36 máy bay J-10 của Pakistan chính thức được triển khai.


Pakistan và Trung Quốc có những kế hoạch hợp tác phát triển kĩ thuật quân sự bí mật, Trung Quốc là quốc gia cung cấp phần lớn các loại vũ khí cho Islamabad.

Hiện nay, Hải quân Pakistan đã chính thức tiếp nhận tàu hộ vệ lớp F-22P do Trung Quốc và Pakistan hợp tác sản xuất, phía Trung Quốc còn bày tỏ mong muốn giúp đỡ Hải quân Pakistan chế tạo 2 tàu ngầm phóng tên lửa khác.

Mối quan hệ quân sự giữa Bắc Kinh và Islamabad còn phải kể tới hợp đồng mua 36 máy bay chiến đấu J-10 vừa được chính thức được triển khai. Các hợp đồng này có trị giá lên tới 140.000.000 USD.

Ngoài ra, Pakistan cũng có kế hoạch nhập khẩu nhiều loại máy bay chiến đấu khác từ Trung Quốc. Điển hình trong các thương vụ hợp tác phát triển máy bay chiến đấu JF-17.



Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang