Chuyên gia Nga nhận định, áp lực dân số, an ninh lương thực và năng lượng là nguyên nhân cơ bản để Trung Quốc tấn công quân sự với Nga. Ông Aleksandr Khramchikhin, Phó giám đốc Viện phân tích chính trị quân sự IPVA có một bài viết nhận định về khả năng có hay không một cuộc tấn công vào lãnh thổ Nga. Đối với vấn đề này, tác giả tin rằng, nếu có một cuộc tấn công vào lãnh thổ Liên bang Nga, 95-99% sẽ xuất phát từ Trung Quốc. Ông Aleksandr Khramchikhin. Dưới đây là nội dung bài viết của ông Aleksandr Khramchikhin: Nguồn gốc của vấn đề Việc đối mặt với áp lực quá tải dân số, sự tăng trưởng kinh tế chóng mặt của Trung Quốc đã tạo ra một tập hợp của các vấn đề phức tạp. Sự khan hiếm tài nguyên, diện tích đất canh tác ngày một thu hẹp, tạo áp lực rất lớn đến an ninh lương thực, an sinh xã hội. Đối mặt với những vấn đề này, mở rộng biên giới để nắm bắt các nguồn tài nguyên và vùng lãnh thổ là có thực tế. Ông Khramchikhin cũng bác bỏ khả năng mở rộng về phía Đông Nam Á của Trung Quốc, bởi tình về mặt lãnh thổ ở đây có vẻ đã an bài. Khu vực này có nhiều tài nguyên biển, song dân số ở đây cũng rất đông. Tuy nhiên tình hình có vẻ ngược lại tại vùng Viễn Đông của Nga, đây là vùng lãnh thổ rộng lớn, giàu tài nguyên và rất thưa thớt người. Đây chính là khu vực đầy tiềm năng nhất cho việc mở rộng lãnh thổ của Trung Quốc. Đơn cử như trường hợp Trung Quốc đang coi vùng lãnh thổ Zauralski của Nga là lãnh thổ của mình. Một vấn đề xã hội khá bức xúc tại Trung Quốc là tình trạng “thiếu cô dâu”, vì lợi ích lâu dài của dân tộc, không loại trừ khả năng các nhà lãnh đạo Trung Quốc sẽ chấp nhận hy sinh hàng chục thậm chí hàng trăm ngàn thanh niên cho vấn đề này. Áp lực dân số là nguyên nhân cơ bản để Trung Quốc gây xung đột với Nga. Trong ảnh hàng ngàn người đang xếp hàng để mua vé tàu. Các vấn đề tranh chấp biên giới giữa Nga và Trung Quốc sẽ là cội nguồn cho các xung đột nếu các vấn đề ở đây không được giải quyết một cách ổn thỏa. Sự “bành trướng hòa bình” vẫn là sách lược hàng đầu của Trung Quốc, nhưng không loại trừ một cuộc xung đột quân sự. Trong những năm gần đây, Trung Quốc đã tăng cường sức mạnh quân sự với tốc độ chóng mặt, và có nhiều vấn đề để lo lắng ở đây. Các cuộc tập trận của quân đội Trung Quốc ngày một gia tăng, với sự tham gia ngày càng nhiều của các quân binh chủng khác nhau, quy mô ngày càng mở rộng. Đó có thể coi như là một bài tập chuẩn bị cho các cuộc xâm lược. Một thực tế trớ trêu là đã từ lâu Nga không nhận ra rằng, Quân đội Nga đã mất không chỉ về số lượng mà còn về chất lượng các thiết bị quân sự so với Quân đội Trung Quốc. Sao chép công nghệ vũ khí: vấn nạn muôn thuở trong quan hệ Nga - Trung Quân đội Trung Quốc phụ thuộc vào Liên Xô rất nhiều trong những năm 1950-1960. Tuy nhiên, sau khi hâm nóng mối quan hệ với phương Tây, gián điệp công nghiệp của Trung Quốc đã tiếp cận được các mẫu công nghệ mới của Mỹ và châu Âu. Vào cuối những năm 1980, Trung Quốc đã tiếp cận được các công nghệ mới nhất của Liên Xô (Nga hiện nay). Từ cơ sở đó tạo ra bước nhảy vọt về công nghệ, "người Trung Quốc luôn có khả năng đặc biệt để đánh cắp công nghệ", ông Khramchikhin nhận xét. Năm 1980, tình báo Trung Quốc đã tiếp cận được bản vẽ của đầu đạn hạt nhân W-88 dành cho tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm Trident-2. một số lượng lớn chi tiết kỹ thuật của đầu đạn này đã bị đánh cắp. Không có một bằng chứng nào cho thấy Nga bán hệ thống rocket phóng loạt 9K58 Smerch, hoặc giấy phép sản xuất loại này cho Trung Quốc. Tuy nhiên, không lâu sau khi hệ thống 9K58 Smerch được giới thiệu, Trung Quốc đã cho ra đời hệ thống A-100 gần như giống hoàn toàn. Không lâu sau đó là hệ thống PHL-03, một bản sao hoàn chỉnh của 9K58 Smerch. Hệ thống pháo tự hành PLZ-05 cũng là bản sao của hệ thống pháo tự hành Msta. Tất cả chưa bao giờ bán hay xuất giấy phép cho phía Trung Quốc. Hệ thống MRLS A-100 đánh cắp toàn bộ công nghệ của 9K58 Smerch. Đối với vũ khí phòng không, người Nga đã không ngăn được việc hệ thống tên lửa đối không tầm xa S-300 bị sao chép thành HQ-9. Tương tự, người Pháp cũng bị đánh cắp công nghệ của hệ thống tên lửa phòng không tầm thấp Crotale, tên lửa chống hạm Exocet... Người Trung Quốc cũng rất thành công trong việc trong việc tổng hợp công nghệ nước ngoài và thêm vào chút ít công nghệ trong nước để tạo ra các hệ thống vũ khí mới. Ví dụ như pháo tự hành PLL-05, pháo chống tăng tự hành PTL-02 và còn rất nhiều hệ thống vũ khí khác nữa. Trung Quốc cũng đang dần thay đổi súng trường Kalashniskovs bằng một loại súng trường tự động mới dựa trên sự kết hợp AK và súng trường tự động FAMAS của Pháp. Thu hẹp sức mạnh quân sự Sự vượt trội về các loại vũ khí thông thường của Nga so với Trung Quốc đã là quá khứ, các hệ thống vũ khí có nguồn gốc từ Nga có mặt đầy rẫy ở Trung Quốc. J-11B một bản sao hoàn hảo của Su-27. Dù một số chuyên gia của Nga nhận định, Trung Quốc đang phụ thuộc vào Nga như là nhà cung cấp vũ khí chính. Vì thế, theo họ để tấn công Nga là điều không thể. Tuy nhiên, thực tế thì nhận định này đã là quá khứ của những huyền thoại. Trên thực tế, Trung Quốc đã có được một phần các công nghệ của Nga, chúng sẽ được dùng để chống lại Nga trong trường hợp xảy ra xung đột. Sau khi sản xuất được 95 chiếc Su-27 và đã đạt được các hiểu biết cơ bản về công nghệ. Trung Quốc đã từ chối gia hạn giấy phép sản xuất loại máy bay này để sao chép thành J-11B với 70% các công nghệ trong nước. Hợp tác quân sự giữa Nga và Trung Quốc trên bờ sụp đổ. Công nghiệp quốc phòng của Trung Quốc đang dần thoát khỏi sự phụ thuộc vào Nga và nền công nghiệp quốc phòng Nga mất dần khả năng kiểm soát Trung Quốc. "Xét về khả năng không chiến J-11B có thể tương đương với Su-27, khả năng của J-10 cũng tương đương với Mig-29. Như vậy khả năng chiếm ưu thế trên không của Nga gần như không có, và ưu thế về số lượng đang nghiêng về phía Trung Quốc. Trong khi đó khả năng của hệ thống phòng không tại vùng Viễn Đông là rất yếu kém", ông Aleksandr Khramchikhin nhận xét. Áp đảo về số lượng và khả năng triển khai nhanh Ông còn đánh giá rằng: Gần như không có khoảng cách đáng kể nào giữa những chiếc xe tăng tốt nhất của Nga là T-72B, T-80U và T-90S so với Type-96, Type-98 và Type-99 của Trung Quốc. "Bởi đây là những chiếc tăng chiến đấu chủ lực này là “họ hàng gần gũi nhau”, đặc điểm hiệu suất của chúng là tương tự nhau", ông Khramchikhin viết. Chuyên gia Aleksandr Khramchikhin đánh giá chất lượng tăng thiết giáp Trung Quốc hoàn toàn tương đương với Nga. Xét về mặt số lượng, tăng thiết giáp Trung Quốc đang vượt trội so với Nga, trong kho của Trung Quốc có đến 6.000 chiếc xe tăng cũ như Type-59 và Type-60. Trong trường hợp xảy ra xung đột những chiếc tăng này sẽ được sử dụng để áp đảo về số lượng. Xét về các hệ thống vũ khí hiện đại, khoảng cách giữa Nga và Trung Quốc đang được thu hẹp. Với tốc độ tăng trưởng như hiện tại, chỉ một thời gian ngắn nữa, ưu thế sẽ thuộc về Trung Quốc. Một thực tế bổ sung cho lập luận này, 2 trong số 7 đại quân khu mạnh nhất của Trung Quốc là Quân khu Bắc Kinh và Thẩm Dương được bố trí gần biên giới với Nga. Tương quan lực lượng tại đây là không thể so sánh, quân khu mạnh nhất của quân đội Nga được bố trí tận Kaliningrad. Việc điều quân tới đây trong trường hợp xảy ra xung đột là rất khó khăn. Về khả năng cơ động Trong huấn luyện chiến đấu tại các đơn vị, đặc biệt là trong các đơn vị hiện đại, tinh nhuệ, Trung Quốc đã vượt mặt Nga từ lâu, ông Khramchikhin nhận định. Khả năng hoạt động tác chiến của đơn vị pháo binh số 38 của đại quân khu Bắc Kinh gần như được tự động hóa hoàn toàn. Tuy còn kém so với Mỹ về khả năng chính xác nhưng đã vượt Nga. Đơn vị này có khả năng hành quân tác chiến với tốc độ 1.000km/tuần. Thật không may, xét về vũ khí hạt nhân chiến lược, Trung Quốc cũng có thừa khả năng này. Lực lượng tên lửa hạt nhân của họ đủ sức thổi bay tất cả các thành phố của Nga và châu Âu. Trong biên chế của lực lượng tên lửa chiến lược của Nga, không có tên lửa đạn đạo tầm trung mang đầu đạn hạt nhân nào, trong khi đó Trung Quốc có rất nhiều. Kết thúc bài viết, tác giả Aleksandr Khramchikhin nhấn mạnh đến khả năng tạo ra sự răn đe quân sự hợp lý đối với Trung Quốc và vấn đề này cần được xem xét một cách hết sức nghiêm túc tại điện Kremlin. [BDV news] |
Hiển thị các bài đăng có nhãn Pháo tự hành Msta-S. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Pháo tự hành Msta-S. Hiển thị tất cả bài đăng
Thứ Ba, 17 tháng 5, 2011
>> Trung Quốc đang vượt Nga?
Nhãn:
9K58 Smerch,
Aleksandr Khramchikhin,
Điện Kremlin,
Exocet,
Hệ thống MRLS A-100,
HQ-9,
Liên bang Nga,
Pháo tự hành Msta-S,
Quân đội Liên Xô,
Quân đội Nga,
Tiêm kích Su-27SM
Thứ Tư, 23 tháng 3, 2011
>> Nga biên chế pháo tự hành hiện đại Msta-S
Phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Nga cho biết, trong năm 2011 Nga sẽ biên chế cho lực lượng pháo binh và tên lửa pháo tự hành hiện đại 152 mm Msta-S.
Trung tá Sergei Vlasov, phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Nga, phát biểu ngày 21/3/2011, việc biên chế "Msta-S” nằm trong chương trình hiện đại hóa vũ khí để tăng cường đáng kể khả năng và hiệu quả chiến đấu của quân đội Nga, đặc biệt là Lục quân. Pháo tự hành “Msta-S” do Viện thiết kế UZTM phát triển dựa trên khung gầm tăng T-80, có tính năng chiến đấu tiên tiến với tầm bắn xa; pháo được trang bị hệ thống phòng xạ - sinh - hóa, tầm hoạt động lớn, khả năng cơ động cao. Các tổ hợp lựu pháo này được thiết kế nhằm bắn chế áp tiêu diệt các mục tiêu đối phương như trận địa pháo và cối, lực lượng tăng thiết giáp và phương tiện chống tăng, binh lực và vũ khí trang bị cả ở trong và ngoài công sự, trung tâm thông tin - chỉ huy, các trận địa phòng không và phòng thủ tên lửa, cũng như các phương tiện tác chiến điện tử. Ngoài ra, Msta-S còn dùng để tiêu diệt các phương tiện hạt nhân chiến thuật, các đại đội pháo, cối, cũng như phương tiện phòng không... Không những thế, các tổ hợp này còn sử dụng hỏa lực để củng cố trận địa hay chốt phòng ngự, hoặc bắn kiềm chế hướng vận động của bộ binh cơ giới và tăng thiết giáp đối phương trên chiến trường. Msta-S được trang bị hệ thống ngắm bắn đồng bộ gồm các thiết bị hiển thị biểu tượng số hoá, bộ kính ngắm đồng bộ dự phòng 1P22, bộ kính ngắm 1P23 dùng cho trực xạ, và bộ thiết bị thu tín hiệu định vị, dẫn đường vệ tinh. Hệ thống ngắm bắn đồng bộ cho phép xe cơ động phản pháo với các tham số tự động hiệu chỉnh về vị trí hiện thời của xe, hướng đường đạn điều chỉnh tương ứng tới mục tiêu, hướng xoay nâng pháo theo phần tử bắn hiệu chỉnh sau mỗi phát đạn trong loạt bắn ở tốc độ xạ kích tối đa mà không phải thiết lập lại đường ngắm. Pháo tự hành Msta-S có chiều dài khung xe là 6,04 m, chiều dài có tháp pháo 11,92m; chiều cao của toàn bộ pháo 2,99 m và chiều rộng đạt 3,58 m. Trọng lượng pháo lên tới 42.000 kg Msta-S có thiết bị nạp đạn tự động cho phép đạt tốc độ bắn cao. Pháo tự hành Msta-S có thể sử dụng đạn chính xác cao. Pháo có cỡ nòng 152 mm với 50 quả đạn pháo và được trang bị bổ sung súng máy phòng không 12,7 mm NSVT với cơ số 300 viên. Với tầm bắn tùy loại đạn sử dụng có thể đạt 50 km, Msta-S bắn được tất cả các loại đạn pháo 152 mm tiêu chuẩn, kể cả đạn pháo có điều khiển bằng Laser Krasnopol. Msta-S được trang bị động cơ V-84MS 840 mã lực, phạm vi hoạt động 500km với kíp điều khiển 5 người. Ông Sergei Vlasov cho biết, quân đội Nga sẽ tiếp tục tăng cường trang bị vũ khí hiện đại cho các lực lượng, trong đó chú trọng vào tăng cường sức mạnh cho lực lượng pháo binh và tên lửa, theo đó Nga sẽ tích cực mua sắm và trang bị những vũ khí hiện đại cho các lực lượng này. |
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)
Chuyên mục Quân Sự
Hải quân Trung Quốc
(263)
Hải quân Mỹ
(174)
Hải quân Việt Nam
(171)
Hải quân Nga
(113)
Không quân Mỹ
(94)
Phân tích quân sự
(91)
Không quân Nga
(83)
Hải quân Ấn Độ
(54)
Không quân Trung Quốc
(53)
Xung đột biển Đông
(50)
Không quân Việt Nam
(44)
tàu ngầm
(42)
Hải quân Nhật
(33)
Không quân Ấn Độ
(16)
Tàu ngầm hạt nhân
(15)
Hải quân Singapore
(12)
Xung đột Iran - Israel
(12)
Không quân Đài Loan
(9)
Siêu tên lửa
(8)
Quy tắc ứng xử ở Biển Đông
(7)
Tranh chấp biển Đông
(7)
Xung đột Trung - Mỹ
(4)
Xung đột Việt-Trung
(2)