Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: HQ-9

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Hiển thị các bài đăng có nhãn HQ-9. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn HQ-9. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Hai, 18 tháng 6, 2012

>> HQ-9 Trung Quốc tranh thầu ở Thổ Nhĩ Kỳ

Mặc dù bị NATO cảnh báo, nhưng Thổ Nhĩ Kỳ vẫn đưa hệ thống phòng không tầm xa của Nga và Trung Quốc vào danh sách chọn mua.

>> HQ-9: Đứa con lai của S-300PMU và Patriot
>> Tên lửa HQ-9 TQ khó cạnh tranh với Mỹ, Nga



http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa phòng không tầm xa HQ-9 của Trung Quốc.

Mạng sina.com.cn vừa dẫn các nguồn tin cho biết, Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ sẽ bất chấp sự cảnh báo của NATO, đưa hệ thống tên lửa phòng không do Trung Quốc và Nga sản xuất vào danh sách chuẩn bị chọn mua cuối cùng.

Tân Hoa xã dẫn thông tin ngày 13/6 từ tờ “Thời đại” của Thổ Nhĩ Kỳ cho biết, Thổ Nhĩ Kỳ có kế hoạch bỏ ra 4 tỷ USD mua một hệ thống tên lửa phòng không tầm xa hoàn toàn mới nhằm ứng phó với sự thay đổi của tình hình khu vực.

Bài báo cho biết, sản phẩm trong danh sách chọn mua của Thổ Nhĩ Kỳ có 4 loại: hệ thống tên lửa Patriot PAC-3 của Mỹ, hệ thống tên lửa phòng không S-400 của Nga, hệ thống tên lửa SAMP-T do Pháp và Italia hợp tác nghiên cứu chế tạo, và hệ thống HQ-9 do Trung Quốc sản xuất.

Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan dự kiến chủ trì hội nghị Ủy ban Công nghiệp Quốc phòng vào ngày 4/7 tới để quyết định chọn đối tác cuối cùng cho đơn đặt hàng này.

Tờ “Thời đại” cho biết, chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ quyết định mua hệ thống tên lửa phòng không tầm xa là do khu vực quanh Thổ Nhĩ Kỳ triển khai dày đặc hệ thống tầm xa tương tự, Thổ Nhĩ Kỳ buộc phải đổi mới trang bị.

Trước đó, có quan chức phương Tây hiểu rõ hoạt động của NATO cho biết, NATO sẽ mạnh mẽ phản đối Thổ Nhĩ Kỳ mua hệ thống của Nga và Trung Quốc, nếu Thổ Nhĩ Kỳ mua thì họ sẽ không cho phép liên kết với hệ thống thông tin của NATO.





http://nghiadx.blogspot.com

http://nghiadx.blogspot.com
Trận địa tên lửa phòng không tầm xa S-400 của Quân đội Nga.

Rất nhiều quan chức và chuyên gia phương Tây cho rằng, hệ thống của Nga và Trung Quốc và hệ thống của NATO không thể tích hợp. Nhưng, mặc dù vậy, Thổ Nhĩ Kỳ vẫn không đưa hai nước này ra khỏi danh sách chọn mua.

Thổ Nhĩ Kỳ là một thành viên của NATO, nhưng những năm gần đây đã cải thiện quan hệ với Trung Quốc. Tháng 4/2012, Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan đã có chuyến thăm tới Trung Quốc.

Trong khi đó, những năm gần đây, Nga và NATO đã tranh cãi không dứt về hệ thống phòng thủ tên lửa, Tổng thống Nga Putin ngày 14/6 cho biết, Nga dự định tiếp tục tích cực tăng cường khả năng phòng thủ.

Ông nói, mặc dù Nga muốn Mỹ thay đổi kế hoạch triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa ở châu Âu, nhưng Nga vẫn có đủ cơ hội áp dụng các biện pháp đáp trả tương xứng với kế hoạch này.

Trước đó, NATO đã quyết định xây dựng hệ thống phòng thủ chống tên lửa ở Thổ Nhĩ Kỳ và triển khai radar cảnh báo phóng tên lửa sóng ngắn X tại miền đông nước này.

Mặc dù NATO còn chưa chính thức nói rõ mối đe dọa tên lửa trong tương lai chủ yếu đến từ đâu, nhưng các chuyên gia phổ biến cho rằng, mục đích triển khai radar cảnh báo ở Thổ Nhĩ Kỳ chủ yếu là để chống lại Iran.

Cùng với việc xây dựng hệ thống phòng không thống nhất với NATO, hiện nay Thổ Nhĩ Kỳ còn tìm cách xây dựng hệ thống phòng không quốc gia của mình để phòng bị các mối đe dọa trên không, trong đó có máy bay và tên lửa đạn đạo.

http://nghiadx.blogspot.com

http://nghiadx.blogspot.com
Hệ thống tên lửa phòng không SAMP-T do Pháp và Italia hợp tác nghiên cứu chế tạo.

http://nghiadx.blogspot.com

http://nghiadx.blogspot.com
Hệ thống tên lửa Patriot PAC-3 do Mỹ sản xuất.

Thứ Ba, 17 tháng 5, 2011

>> Trung Quốc đang vượt Nga?



Chuyên gia Nga nhận định, áp lực dân số, an ninh lương thực và năng lượng là nguyên nhân cơ bản để Trung Quốc tấn công quân sự với Nga.


Ông Aleksandr Khramchikhin, Phó giám đốc Viện phân tích chính trị quân sự IPVA có một bài viết nhận định về khả năng có hay không một cuộc tấn công vào lãnh thổ Nga.

Đối với vấn đề này, tác giả tin rằng, nếu có một cuộc tấn công vào lãnh thổ Liên bang Nga, 95-99% sẽ xuất phát từ Trung Quốc.


Ông Aleksandr Khramchikhin.


Dưới đây là nội dung bài viết của ông Aleksandr Khramchikhin:

Nguồn gốc của vấn đề

Việc đối mặt với áp lực quá tải dân số, sự tăng trưởng kinh tế chóng mặt của Trung Quốc đã tạo ra một tập hợp của các vấn đề phức tạp. Sự khan hiếm tài nguyên, diện tích đất canh tác ngày một thu hẹp, tạo áp lực rất lớn đến an ninh lương thực, an sinh xã hội.

Đối mặt với những vấn đề này, mở rộng biên giới để nắm bắt các nguồn tài nguyên và vùng lãnh thổ là có thực tế.

Ông Khramchikhin cũng bác bỏ khả năng mở rộng về phía Đông Nam Á của Trung Quốc, bởi tình về mặt lãnh thổ ở đây có vẻ đã an bài. Khu vực này có nhiều tài nguyên biển, song dân số ở đây cũng rất đông.

Tuy nhiên tình hình có vẻ ngược lại tại vùng Viễn Đông của Nga, đây là vùng lãnh thổ rộng lớn, giàu tài nguyên và rất thưa thớt người. Đây chính là khu vực đầy tiềm năng nhất cho việc mở rộng lãnh thổ của Trung Quốc. Đơn cử như trường hợp Trung Quốc đang coi vùng lãnh thổ Zauralski của Nga là lãnh thổ của mình.

Một vấn đề xã hội khá bức xúc tại Trung Quốc là tình trạng “thiếu cô dâu”, vì lợi ích lâu dài của dân tộc, không loại trừ khả năng các nhà lãnh đạo Trung Quốc sẽ chấp nhận hy sinh hàng chục thậm chí hàng trăm ngàn thanh niên cho vấn đề này.



Áp lực dân số là nguyên nhân cơ bản để Trung Quốc gây xung đột với Nga. Trong ảnh hàng ngàn người đang xếp hàng để mua vé tàu.


Các vấn đề tranh chấp biên giới giữa Nga và Trung Quốc sẽ là cội nguồn cho các xung đột nếu các vấn đề ở đây không được giải quyết một cách ổn thỏa. Sự “bành trướng hòa bình” vẫn là sách lược hàng đầu của Trung Quốc, nhưng không loại trừ một cuộc xung đột quân sự.

Trong những năm gần đây, Trung Quốc đã tăng cường sức mạnh quân sự với tốc độ chóng mặt, và có nhiều vấn đề để lo lắng ở đây.

Các cuộc tập trận của quân đội Trung Quốc ngày một gia tăng, với sự tham gia ngày càng nhiều của các quân binh chủng khác nhau, quy mô ngày càng mở rộng. Đó có thể coi như là một bài tập chuẩn bị cho các cuộc xâm lược.

Một thực tế trớ trêu là đã từ lâu Nga không nhận ra rằng, Quân đội Nga đã mất không chỉ về số lượng mà còn về chất lượng các thiết bị quân sự so với Quân đội Trung Quốc.

Sao chép công nghệ vũ khí: vấn nạn muôn thuở trong quan hệ Nga - Trung

Quân đội Trung Quốc phụ thuộc vào Liên Xô rất nhiều trong những năm 1950-1960. Tuy nhiên, sau khi hâm nóng mối quan hệ với phương Tây, gián điệp công nghiệp của Trung Quốc đã tiếp cận được các mẫu công nghệ mới của Mỹ và châu Âu. Vào cuối những năm 1980, Trung Quốc đã tiếp cận được các công nghệ mới nhất của Liên Xô (Nga hiện nay).

Từ cơ sở đó tạo ra bước nhảy vọt về công nghệ, "người Trung Quốc luôn có khả năng đặc biệt để đánh cắp công nghệ", ông Khramchikhin nhận xét.

Năm 1980, tình báo Trung Quốc đã tiếp cận được bản vẽ của đầu đạn hạt nhân W-88 dành cho tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm Trident-2. một số lượng lớn chi tiết kỹ thuật của đầu đạn này đã bị đánh cắp.

Không có một bằng chứng nào cho thấy Nga bán hệ thống rocket phóng loạt 9K58 Smerch, hoặc giấy phép sản xuất loại này cho Trung Quốc. Tuy nhiên, không lâu sau khi hệ thống 9K58 Smerch được giới thiệu, Trung Quốc đã cho ra đời hệ thống A-100 gần như giống hoàn toàn.

Không lâu sau đó là hệ thống PHL-03, một bản sao hoàn chỉnh của 9K58 Smerch. Hệ thống pháo tự hành PLZ-05 cũng là bản sao của hệ thống pháo tự hành Msta. Tất cả chưa bao giờ bán hay xuất giấy phép cho phía Trung Quốc.



Hệ thống MRLS A-100 đánh cắp toàn bộ công nghệ của 9K58 Smerch.


Đối với vũ khí phòng không, người Nga đã không ngăn được việc hệ thống tên lửa đối không tầm xa S-300 bị sao chép thành HQ-9. Tương tự, người Pháp cũng bị đánh cắp công nghệ của hệ thống tên lửa phòng không tầm thấp Crotale, tên lửa chống hạm Exocet...

Người Trung Quốc cũng rất thành công trong việc trong việc tổng hợp công nghệ nước ngoài và thêm vào chút ít công nghệ trong nước để tạo ra các hệ thống vũ khí mới. Ví dụ như pháo tự hành PLL-05, pháo chống tăng tự hành PTL-02 và còn rất nhiều hệ thống vũ khí khác nữa.

Trung Quốc cũng đang dần thay đổi súng trường Kalashniskovs bằng một loại súng trường tự động mới dựa trên sự kết hợp AK và súng trường tự động FAMAS của Pháp.

Thu hẹp sức mạnh quân sự

Sự vượt trội về các loại vũ khí thông thường của Nga so với Trung Quốc đã là quá khứ, các hệ thống vũ khí có nguồn gốc từ Nga có mặt đầy rẫy ở Trung Quốc.



J-11B một bản sao hoàn hảo của Su-27.

Dù một số chuyên gia của Nga nhận định, Trung Quốc đang phụ thuộc vào Nga như là nhà cung cấp vũ khí chính. Vì thế, theo họ để tấn công Nga là điều không thể. Tuy nhiên, thực tế thì nhận định này đã là quá khứ của những huyền thoại.

Trên thực tế, Trung Quốc đã có được một phần các công nghệ của Nga, chúng sẽ được dùng để chống lại Nga trong trường hợp xảy ra xung đột.

Sau khi sản xuất được 95 chiếc Su-27 và đã đạt được các hiểu biết cơ bản về công nghệ. Trung Quốc đã từ chối gia hạn giấy phép sản xuất loại máy bay này để sao chép thành J-11B với 70% các công nghệ trong nước.

Hợp tác quân sự giữa Nga và Trung Quốc trên bờ sụp đổ. Công nghiệp quốc phòng của Trung Quốc đang dần thoát khỏi sự phụ thuộc vào Nga và nền công nghiệp quốc phòng Nga mất dần khả năng kiểm soát Trung Quốc.

"Xét về khả năng không chiến J-11B có thể tương đương với Su-27, khả năng của J-10 cũng tương đương với Mig-29. Như vậy khả năng chiếm ưu thế trên không của Nga gần như không có, và ưu thế về số lượng đang nghiêng về phía Trung Quốc. Trong khi đó khả năng của hệ thống phòng không tại vùng Viễn Đông là rất yếu kém", ông Aleksandr Khramchikhin nhận xét.

Áp đảo về số lượng và khả năng triển khai nhanh

Ông còn đánh giá rằng: Gần như không có khoảng cách đáng kể nào giữa những chiếc xe tăng tốt nhất của Nga là T-72B, T-80U và T-90S so với Type-96, Type-98 và Type-99 của Trung Quốc. "Bởi đây là những chiếc tăng chiến đấu chủ lực này là “họ hàng gần gũi nhau”, đặc điểm hiệu suất của chúng là tương tự nhau", ông Khramchikhin viết.



Chuyên gia Aleksandr Khramchikhin đánh giá chất lượng tăng thiết giáp Trung Quốc hoàn toàn tương đương với Nga.


Xét về mặt số lượng, tăng thiết giáp Trung Quốc đang vượt trội so với Nga, trong kho của Trung Quốc có đến 6.000 chiếc xe tăng cũ như Type-59 và Type-60. Trong trường hợp xảy ra xung đột những chiếc tăng này sẽ được sử dụng để áp đảo về số lượng.

Xét về các hệ thống vũ khí hiện đại, khoảng cách giữa Nga và Trung Quốc đang được thu hẹp. Với tốc độ tăng trưởng như hiện tại, chỉ một thời gian ngắn nữa, ưu thế sẽ thuộc về Trung Quốc.

Một thực tế bổ sung cho lập luận này, 2 trong số 7 đại quân khu mạnh nhất của Trung Quốc là Quân khu Bắc Kinh và Thẩm Dương được bố trí gần biên giới với Nga.

Tương quan lực lượng tại đây là không thể so sánh, quân khu mạnh nhất của quân đội Nga được bố trí tận Kaliningrad. Việc điều quân tới đây trong trường hợp xảy ra xung đột là rất khó khăn.

Về khả năng cơ động

Trong huấn luyện chiến đấu tại các đơn vị, đặc biệt là trong các đơn vị hiện đại, tinh nhuệ, Trung Quốc đã vượt mặt Nga từ lâu, ông Khramchikhin nhận định.

Khả năng hoạt động tác chiến của đơn vị pháo binh số 38 của đại quân khu Bắc Kinh gần như được tự động hóa hoàn toàn. Tuy còn kém so với Mỹ về khả năng chính xác nhưng đã vượt Nga. Đơn vị này có khả năng hành quân tác chiến với tốc độ 1.000km/tuần.

Thật không may, xét về vũ khí hạt nhân chiến lược, Trung Quốc cũng có thừa khả năng này. Lực lượng tên lửa hạt nhân của họ đủ sức thổi bay tất cả các thành phố của Nga và châu Âu. Trong biên chế của lực lượng tên lửa chiến lược của Nga, không có tên lửa đạn đạo tầm trung mang đầu đạn hạt nhân nào, trong khi đó Trung Quốc có rất nhiều.

Kết thúc bài viết, tác giả Aleksandr Khramchikhin nhấn mạnh đến khả năng tạo ra sự răn đe quân sự hợp lý đối với Trung Quốc và vấn đề này cần được xem xét một cách hết sức nghiêm túc tại điện Kremlin.
[BDV news]


Thứ Tư, 20 tháng 4, 2011

>> Trung Quốc hoàn thiện mạng lưới tên lửa phòng không



Thượng tuần tháng 3.2011, phòng không của không quân Trung Quốc đã tiến hành tập trận tập dượt đánh trả tập kích đường không ồ ạt trong điều kiện nhiễu phức tạp.



Hệ thống tên lửa phòng không tối tân nhất của Trung Quốc HQ-9 được cho là làm nhái công nghệ của S-300 và Patriot


Trong quá trình tập trận, các hệ thống tên lửa phòng không các loại trong vòng hơn 10 s một chút đã phối hợp tạo ra một lưới hỏa lực ở tầm xa, trung bình và ngắn, trên độ cao lớn, trung bình và nhỏ, thể hiện khả năng gia tăng trong đối phó tiến công đường không.

Chuyên gia tên lửa phòng không của viện nghiên cứu vũ khí không quân Trung Quốc Zhu Zhuhua cho rằng, vũ khí tên lửa phòng không Trung Quốc đã đi qua con đường từ các hệ thống thế hệ 1 sản xuất theo mẫu nước ngoài đến các hệ thống thế hệ 2, 3 tự lực phát triển, và bắt đầu phát triển tên lửa phòng không thế hệ 4. Vũ khí hiện đại kết hợp được khả năng phòng không và phòng thủ tên lửa, cho phép tác chiến chống mục tiêu ở tầm ngắn, trung bình và xa, làm việc theo các nguyên lý kỹ thuật khác nhau. Trung Quốc đã đạt sự bứt phá lớn về vũ khí trang bị. Trong tương lai, các hệ thống tên lửa phòng không sẽ là không thể thay thế trong bảo đảm an ninh quốc gia và đấu tranh giành ưu thế trên không.

Khi luyện tập đối phó cuộc tấn công đường không ồ ạt vào thượng tuần tháng 3.2011, phòng không của không quân Trung Quốc đã sử dụng hệ thống chỉ huy chiến thuật do Trung Quốc phát triển, cho phép hợp nhất thông tin về tình trạng của tất cả các đơn vị, các hệ thống vũ khí thuộc quyền kiểm soát, tình hình trên không, cho phép bảo đảm sự phối hợp chặt chẽ của tất cả các đơn vị. Dữ liệu về các máy bay địch do các radar cung cấp được xử lý, dựa vào đó mệnh lệnh được đưa ra, tất cả chỉ mất gần 10 s, kết quả là các hệ thống khác nhau hỗ trợ nhau ngắm bắn các máy bay đối phương.

Hiện nay, phòng không của không quân và các đơn vị phòng không lục quân Trung Quốc đều được trang bị các đơn vị tên lửa phòng không. Các hệ thống tên lửa phòng không các loại có thể bao quát toàn bộ không phận.

HQ-9 là hệ thống phòng không thế hệ 3, tiên tiến nhất của Trung Quốc và cũng là hệ thống tên lửa phòng không đầu tiên của Trung Quốc có khả năng tác chiến chống tên lửa đường đạn chiến thuật. Tên lửa có chiều dài 9 m, đường kính 0,7 m, trọng lượng 1,3 tấn, tầm bắn tối đa 200 km, độ cao tác chiến tối đa 30 km.

HQ-9 đã nâng cao cơ bản khả năng phòng không và phòng thủ tên lửa của quân đội Trung Quốc. Nó có thể bắn hạ không chỉ máy bay tấn công ở tầm xa và trung bình, mà cả tên lửa không-đối-đất, tên lửa hành trình ở độ cao cực nhỏ và tên lửa đường đạn chiến thuật, và như vậy có thể bảo đảm phòng không cho các mục tiêu chiến lược và phòng không lục quân.

Ngoài ra, quân đội Trung Quốc còn có các hệ thống phòng không tầm xa HQ-15 (tên do Trung Quốc đặt cho S-300PMU2), tầm trung HQ-16 (là hệ thống tên lửa chế tạo với sự tham gia của Nga dựa trên Buk-М2), hệ thống tên lửa phòng không lục quân HQ-17 (Tor-М1) dùng khung gầm bánh xích, hệ thống tên lửa phòng không độ cao nhỏ PL-9 và các hệ thống khác. Ngoài ra, quân đội Trung Quốc còn có các hệ thống tên lửa phòng không vác vai FN-6 dùng hệ dẫn hồng ngoại, có khả năng đối phó các mục tiêu giả, cũng như nhiễu bề mặt địa hình. FN-6 nặng tổng cộng 17 kg, tên lửa dài 1,5 m, tầm bắn tối đa 5.500 m, độ cao tác chiến 3.800 m. Kết hợp lại, tất cả các hệ thống này tạo ra một lưới tên lửa phòng không khá hoàn chỉnh.


[VietnamDefence news]


Chủ Nhật, 20 tháng 3, 2011

>> Soi kế hoạch đóng Type-052C của Trung Quốc



Theo các thông tin từ trang mạng quốc phòng Trung Quốc, Hải quân nước này đang tiến hành đóng mới nhiều khu trục hạm Type-052C. .


Thời hạn đóng tàu 


Theo kế hoạch, 2 chiếc tàu khu trục Type-052C dự kiến ​​sẽ hạ thuỷ vào năm 2011, cách nhau khoảng 6 tháng. Theo đó, thân tàu thứ nhất của Type-052 đã được hạ thủy ngày 28/11/2010. Trong khi thân tàu thứ hai sẽ được hạ thuỷ trong tháng 5/2011, theo dự kiến. Ngoài ra, thân tàu thứ ba của Type-052C sẽ được hạ thủy vào tháng 11/2011, và thân tàu thứ tư dự kiến hạ thuỷ vào tháng 5/2012. Tất cả các thân tàu của Type 052 trên đều được đóng tại nhà máy đóng tàu Giang Nam (Thượng Hải, Trung Quốc).



Hai thân tàu Type-052C. Các phiên hiệu của 8 tàu Type-052C gồm: 107, 131-134, 162-164.

Rốt cuộc, nếu Hải quân Trung Quốc thực sự phát triển tổng số 8 chiếc tàu khu trục Type-052C trong giai đoạn 2010-2015, thì họ có thể thay thế tất cả các tàu lớp Luda không được nâng cấp trong khoảng thời gian 5 năm tới.

Ngoài ra, nhà máy đóng tàu hải quân Giang Nam thông báo sẽ thực hiện kế hoạch giai đoạn 2013-2015, với việc phát triển các tàu ngầm và tàu quét thủy lôi.

Đặc điểm kỹ thuật

Type-052C có chiều dài 154m, rộng 16m, lượng choán nước 7.000 tấn. Phần thân tàu thiết kế hoàn toàn giống “người anh” Type-052B nhưng xét hệ thống vũ khí, điện tử trang bị trên tàu thì khác biệt nhiều.

Lớp Luyang–II lắp radar mạng đa năng tương tự hệ thống radar AN/SPY–1 (bộ phận của hệ thống chiến đấu Aegis) tiên tiến trên các tuần dương, khu trục của Hải quân Mỹ.


Tàu khu trục Type-052C thiết kế cho mục đích phòng không hạm đội.

Type-052C được trang bị hệ thống động cơ kết hợp gồm hai động cơ tuốc bin khí DA80/DN80 và hai động cơ diesel Shaanxi, cho phép đạt tốc độ tối đa 30 hải lý/h.

Trang bị vũ khí

Type-052C có xu hướng thiên về khả năng phòng không hạm đội hơn là chống hạm mặc dù được trang bị các tên lửa đối hạm tầm xa.

Hệ thống phòng không Type-052C là tổ hợp tên lửa hải đối không tầm trung và tầm cao HQ-9 (tương tự như tên lửa phòng không S-300 của Nga). Tàu được trang bị 48 tên lửa HQ–9 đặt trong 8 cụm ống phóng thẳng đứng, mỗi cụm gồm sáu ống chứa tên lửa.

Tên lửa HQ–9 là sự kết hợp công nghệ của hai hệ thống tên lửa phòng không hàng đầu thế giới S–300 của Nga và Patriot của Mỹ.

Có nguồn tin, Trung Quốc đã “ăn cắp” công nghệ động cơ và hệ thống điều khiển từ tên lửa phòng không S–300, hệ thống dẫn đường từ Patriot để tạo nên sản phẩm “made in China” với tính năng không thua kém loại tên lửa đối không hiện đại của Nga và Mỹ.


Hệ thống ống phóng thẳng đứng chứa tên lửa đối không HQ-9 trên Type-052C.

HQ–9 được thiết kế để đánh chặn tên lửa đối hạm, máy bay đối phương. Tên lửa có tầm bắn 120km, trần bay 30.000m. Phương thức dẫn đường quán tính trong pha giữa và pha cuối sử dụng radar chủ động.

Vũ khí diệt hạm chủ lực của Type-052C là tổ hợp tên lửa hành trình chống tàu tầm xa YJ–62. Phương thức dẫn đường của tên lửa kết hợp hệ thống định vị toàn cầu (GPS), định vị quán tính (INS) và radar chủ động trong pha cuối. Trong hành trình bay tên lửa bay cách mặt biển 30m, cuối hành trình bay cách 7–10m, tầm bắn khoảng 280km.

Các loại vũ khí còn lại gồm pháo hạm 100mm, tổ hợp pháo phòng không tầm gần Type 730, ngư lôi chống ngầm cỡ 324mm. Boong tàu phía sau có bãi đáp trực thăng đáp ứng cất hạ cánh của các loại trực thăng Kamov Ka–28 và Harbin Z–9.

(theo bdv news )

Thứ Sáu, 18 tháng 3, 2011

>> HQ-9: Đứa con lai của S-300PMU và Patriot



Hệ thống tên lửa phòng không Trung Quốc HQ-9 là hệ thống phòng không chiến lược, cơ động hiện đại và có khả năng gần với hệ thống tương tự S-300PMU của Nga.




HQ-9 có tầm bắn 100 km, tức là lớn hơn so với S-300PMU (90 km), nhưng kém hơn S-300PMU-1 (150 km). Bệ phóng lắp 4 contenơ vận chuyển kiêm ống phóng chứa tên lửa, bề ngoài giống với contenơ của bệ phóng 5P85 của hệ thống S-300P.

Radar chỉ thị mục tiêu NT-233 với anten mạng pha lắp trên khung gầm bánh lốp giống như S-300PMU (radar 30N6 lắp trên khung gầm xe MAZ-7910). Có lẽ radar Trung Quốc nhờ có anten mạng pha nên có khả năng bảo đảm bắn đồng thời mấy mục tiêu bay.

Sự giống nhau giữa S-300PMU và HQ-9 có thể là do Trung Quốc làm nhái hệ thống của Nga. Trung Quốc không có kinh nghiệm phát triển các hệ thống phòng không chiến lược hiệu quả cao hiện đại và hoàn toàn có khả năng S-300 đã được Trung Quốc sử dụng làm mẫu nguyên bản để sao chép hay ít ra là làm mẫu về ý tưởng chế tạo một hệ thống có chức năng như vậy.

Gián điệp công nghiệp Trung Quốc cũng có thể đóng góp vào việc chế tạo HQ-9. Radar NT-233 có nét nào đó giống với radar AN/MPQ-53 của hệ thống tên lửa phòng không Patriot của Mỹ.

Nếu đúng là thế thì sự kết hợp công nghệ của các hệ thống tên lửa phòng không Nga và Mỹ có thể cho phép Trung Quốc chế tạo được một vũ khí phòng thủ rất đáng sợ.



Khả năng của HQ-9 tiêu diệt đồng thời mấy mục tiêu ở cự ly đến 100 km có nghĩa là Trung Quốc có thể triển khai một số lượng ít hơn các hệ thống này để bảo vệ không phận so với trước đây khi họ sử dụng các hệ thống phòng không kém hiệu quả hơn.

(asian-defence.blogspot.com)

Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang