Trong khuôn khổ chuyến công du đến Bắc Kinh, đô đốc Mullen đã được mời thăm cơ sở của quân đoàn pháo binh số 2 Đô đốc Mullen đã được mời thăm trụ sở của quân đoàn pháo binh số 2 của Trung Quốc vào hôm chủ nhật 10/7/2011. Tại trụ sở của quân đoàn pháo binh số 2, ông đã có buổi gặp gỡ và trao đổi với chỉ huy của quân đoàn này tướng Jing Zhiyuan. Tướng Jing đã giới thiệu cho đô đốc Mullen đôi nét về sự hình thành và quá trình phát triển của quân đoàn pháo binh số 2. Đây là một trong những nỗ lực của Bắc Kinh nhằm công khai minh bạch về các chương trình phát triển quân sự của mình. Đô đốc Mullen hy vọng rằng sẽ có nhiều hơn nữa sự hợp tác giữa lực lượng tên lửa chiến lược của hai nước. Trong khi đó, tướng Jing cũng hy vọng hai bên nghiêm túc thực hiện sự đồng thuận , gia tăng đối thoại và trao đổi thông tin nhằm duy trì quan hệ quân sự tốt đẹp giữa hai nước. Trong biên chế của quân đội giải phóng nhân dân Trung Quốc, lực lượng tên lửa chiến lược được gọi một cái tên khá khiêm tốn “quân đoàn pháo binh số 2”. Sự phát triển, cơ cấu tổ chức, vũ khí trang bị của lực lượng này vẫn là một ẩn số đối với thế giới. Phòng điều khiển của "Vạn lý trường thành" trong lòng đất (ảnh: Clubchina) Căn cứ ngầm cho lực lượng tên lửa Theo một số thông tin rò rỉ trên các trang mạng quốc phòng Trung Quốc, nước này đã hoàn thành xây dựng một “Vạn lý trường thành” trong lòng đất cho quân đoàn pháo binh số 2. “Vạn lý trường thành” trong lòng đất này vừa là kho cất giữ và bảo quản các tên lửa đạn đạo liên lục địa mang đầu đạn hạt nhân của Trung Quốc. Cũng là nơi đặt các giếng phóng cố định trong lòng đất. Cơ sở trong lòng đất này đủ khả năng để chịu đựng một cuộc tấn công bằng hạt nhân của đối phương. Đây sẽ là điểm tựa để Trung Quốc tiến hành một cuộc đáp trả lại đợt tấn công bằng hạt nhân của đối phương. Đường hầm này được xây dựng bên trong lòng núi tại khu vực Bắc Trung Quốc. Đây được coi là một “mê cung trong lòng đất”. Đến nay, số lượng tên lửa được triển khai tại đây vẫn là một ẩn số vô cùng lớn. Cơ sở trong lòng đất này đủ sức chịu đựng một cuộc tấn công hạt nhân của đối phương (ảnh: Clubchina) Theo báo cáo được đăng tải bởi Nti.org, lực lượng tên lửa chiến lược Trung Quốc có khoảng 400 thiết bị phóng, cùng với khoảng 100 đầu đạn hạt nhân. Tầm tác chiến của đơn vị này đủ sức "vươn tới mọi nơi" trên toàn thế giới. Cùng ngày, Trung Quốc cũng công bố bản danh sách đầu tiên của các nhà cung cấp thiết bị quân sự cho quân đội Trung Quốc. Nhằm thể hiện sự cạnh tranh trong đấu thầu cung cấp trang thiết bị vũ khí cho quân đội. Tổng cộng có hơn 1.600 nhà thầu nằm trong danh sách. Đây cũng là một nỗ lực nữa của Trung Quốc nhằm "minh bạch hóa" hơn các chương trình mua sắm quân sự đúng vào dịp người bạn Mỹ tới thăm. Các chương trình lâu nay vẫn là một ẩn số với thế giới. Đường hầm được thiết kế cho cả xe lửa và xe cơ giới hoạt động (ảnh: Clubchina) Sự úp mở, không công khai và thiếu thông tin về các chương trình mua sắm quốc phòng của Trung Quốc vốn làm cộng đồng quốc tế, đặc biệt là các nước trong khu vực không khỏi lo lắng. Tuy nhiên, vấn đề được quan tâm ở đây là liệu các dự án mua sắm quốc phòng lớn của Trung Quốc có được công bố cách công khai và minh bạch như các dự án mua sắm quốc phòng của Mỹ hay không. Bởi đến nay, sự phát triển các hệ thống vũ khí của Trung Quốc đều được thực hiện theo “chiều dọc” tất cả đều nằm dưới sự chỉ đạo từ phía nhà nước. [BDV news] |
Hiển thị các bài đăng có nhãn Phó đô đốc Mỹ Bill Gortney. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Phó đô đốc Mỹ Bill Gortney. Hiển thị tất cả bài đăng
Thứ Ba, 12 tháng 7, 2011
>> Đô đốc Mỹ thăm căn cứ tên lửa Trung Quốc
Thứ Năm, 24 tháng 3, 2011
>> Tên lửa phòng không cơ động và vác vai của Libya còn sống sót
[Vietnamdefence news] Một số phương tiện chiến đấu của phòng không Libya, trong đó có các hệ thống tên lửa phòng không cơ động SA-6 (Kvadrat) và SA-8 (Osa) đã tránh khỏi bị tiêu diệt sau cuộc tấn công đầu tiên chống các hệ thống phòng không tĩnh tại.
Tuy nhiên, nhìn chung, hệ thống phòng không và radar báo động sớm của Libya đã bị tiêu diệt, Phó đô đốc Mỹ Bill Gortney cho biết. Ông cũng cho biết, đang có sự “suy giảm hoạt động đáng kể của các radar phát hiện mục tiêu bay của Libya”. Kinh nghiệm các chiến dịch quân sự trước đó cho thấy, việc phát hiện và tiêu diệt một số hệ thống phòng không cơ động có thể mất nhiều thời gian. Mặc dù, các hệ thống này đang không hoạt động ở chế độ chiến đấu, việc sử dụng các máy bay tác chiến điện tử EA-18G sẽ giúp chế áp, ngăn chặn sử dụng các hệ thống đó nếu như Libya cố sử dụng chúng. Phạm vi sử dụng sức mạnh quân sự khắt khe có lẽ sẽ tạo ra những hạn chế trong sử dụng tên lửa chống radar nhằm vào các đài radar và trong trường hợp này nhiễu sẽ được sử dụng. Việc triệu hồi các tiêm kích-bom Tornado GR4 của Không quân Anh đang thực hiện một cuộc tập kích tầm xa cho thấy mức độ hạn chế trong sử dụng sức mạnh quân sự. Lý do hủy bỏ cuộc tấn công là việc phát hiện có dân cư trong khu vực mục tiêu. Ông Gortney cũng cho biết, Libya còn một số lượng lớn tên lửa phòng không vác vai SA-7 (Strela). Trong khi đó, Qatar đã thông báo việc 4 tiêm kích Mirage 2000 của họ tham gia thiết lập vùng cấm bay ở Libya |
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)
Chuyên mục Quân Sự
Hải quân Trung Quốc
(263)
Hải quân Mỹ
(174)
Hải quân Việt Nam
(171)
Hải quân Nga
(113)
Không quân Mỹ
(94)
Phân tích quân sự
(91)
Không quân Nga
(83)
Hải quân Ấn Độ
(54)
Không quân Trung Quốc
(53)
Xung đột biển Đông
(50)
Không quân Việt Nam
(44)
tàu ngầm
(42)
Hải quân Nhật
(33)
Không quân Ấn Độ
(16)
Tàu ngầm hạt nhân
(15)
Hải quân Singapore
(12)
Xung đột Iran - Israel
(12)
Không quân Đài Loan
(9)
Siêu tên lửa
(8)
Quy tắc ứng xử ở Biển Đông
(7)
Tranh chấp biển Đông
(7)
Xung đột Trung - Mỹ
(4)
Xung đột Việt-Trung
(2)