Thực tế việc quân đội Mỹ tiến hành “đàm phán” với Taliban lại cho thấy rằng “Mỹ không hề tính đến chiến thắng” trong cuộc chiến ở đất nước Nam Á này. Kỳ 2: Không tìm chiến thắng? Trong 10 năm qua, Mỹ đã điều hàng trăm nghìn quân tới tham chiến tại Afghanistan với mục tiêu bảo vệ các lợi ích của Mỹ, làm cho thế giới an toàn hơn trước những kẻ khủng bố, nhưng thực tế có nhiều bằng chứng cho thấy điều ngược lại. Giờ đây, khi Tổng thống Mỹ Obama tuyên bố rút dần quân đội và dừng tham chiến tại đất nước này vào năm 2014, một câu hỏi vẫn chưa có lời giải đáp là Mỹ đã giành chiến thắng hay thất bại trong cuộc chiến này? Một bước tiến, hai bước lùi Nhân dịp 10 năm cuộc chiến Afghanistan, các phương tiện truyền thông phương Tây đã tiến hành phỏng vấn rất nhiều người Afghanistan, từ dân thường, quan chức chính phủ, các cựu thành viên và thành viên Taliban hiện thời, để tìm hiểu thực trạng về cuộc sống người dân ở đây. Và sự tương phản giữa những nhận xét lạc quan của quan chức Mỹ và thực tế cuộc sống của người dân Afghanistan rất rõ ràng. Tất nhiên là có những dấu hiệu của sự tiến bộ - quan trọng nhất là trường học đã được mở cửa trở lại. Hơn 6 triệu học sinh đã được đến trường với 1/3 là học sinh nữ - điều không thể có dưới thời Taliban. Các phương tiện truyền thông cũng đua nhau phát triển với khá nhiều nhật báo, tuần báo và có 10 kênh truyền hình đang hoạt động. Lính Mỹ bị thưong do bom cài ven đường của Taliban. Nhưng với người dân Afghanistan, 1 thập kỷ qua có 1 bước tiến và 2 bước lùi. Asif Khan đang ngồi trên một tấm chăn cáu bẩn trong một rạp xem phim bỏ hoang với vẻ rất tuyệt vọng. Ông không thể tìm việc làm cho đứa con lớn của mình vì không có tiền đút lót. Ông cũng không thể chi trả tiền đồng phục, sách bút cho 9 đứa con gái tới trường. Với hy vọng cuộc sống sẽ thay đổi sau khi Taliban bị lật đổ, ông đã kéo cả gia đình từ Pakistan về nước. Nhưng giờ đây ông ngậm ngùi thừa nhận: “Tôi chẳng có hy vọng nào nữa!”. Shahira Saidy, một cô gái 20 tuổi tại Kandahar, sống bằng nghề dạy học. Mẹ cô rất lo lắng mỗi khi cô ra khỏi nhà vì mới đây có 2 cô gái bị giết trên đường đến lớp. Shahira nói cô không biết là sợ ai nhất: Taliban, những người già trong bộ tộc, hàng xóm hay những chủ cửa hàng. Rất nhiều người ghét việc phụ nữ đến trường. Thầy, cô giáo và cha mẹ thường nhận được những lời đe doạ, bằng điện thoại hoặc thư tay. Shahira lo sợ rằng, với việc sự trở lại của Taliban, cơ hội các bé gái được đến trường sẽ ngày càng hẹp đi. Tiếng nói của dư luận Mỹ Tất nhiên, trong bất kỳ hoàn cảnh nào, Mỹ đều không thừa nhận thất bại trong cuộc chiến ở Afghanistan. Kế hoạch rút quân mà Tổng thống Obama gần đây phát biểu trước Quốc hội Mỹ lại hoàn toàn khác với những cam kết của ông trước đây 2 năm. Khi tăng 33.000 quân cho chiến trường Afghanistan vào năm 2009, Tổng thống Obama từng bảo đảm rằng, sẽ rút số quân này sau 18 tháng, song đến tháng 7 vừa qua, số binh sĩ Mỹ rời khỏi Afghanistan chỉ có khoảng 10.000 người, ít hơn nhiều so với kế hoạch. Trong bài phát biểu của mình, ông Obama vẫn lớn tiếng ca ngợi “binh sĩ Mỹ tại Afghanistan đã giáng những đòn mạnh mẽ vào Taliban, kiểm soát được các căn cứ của chúng, làm cho Afghanistan ngày càng ổn định hơn”. Song ông cũng không thể không thừa nhận rằng, “quân đội Mỹ ở Afghanistan đang phải đối mặt với những thách thức to lớn”. Cuộc gặp giữa TT Mỹ Obama (phải) và TT Afghanistan (trái) tại New York hôm 20/9. Tờ Văn Hối (Hongkong) số ra ngày 31/7 vừa qua đưa tin, có tới gần 70% người Mỹ được hỏi cho rằng “cuộc chiến ở Afghanistan không đáng để tiếp tục”. Một cuộc nghiên cứu do chương trình tin tức của đài CBS thực hiện mới đây, cũng cho thấy có hơn một nửa số người Mỹ được hỏi ý kiến không coi cuộc chiến tranh tại Afghanistan là thành công. Còn trong tác phẩm In the Graveyard of Empires phát hành gần đây, Seth Jones - nhà phân tích chính trị thuộc RAND Corporation, giáo sư ĐH Georgetown và Naval Postgraduate School chỉ ra, cuộc chiến của Mỹ tại Afghanistan chỉ mang lại tổn thất bởi nhiều yếu tố, từ việc các căn cứ quân sự Al-Qaeda nằm tại Pakistan (chứ không phải ở Afghanistan) đến căn bệnh tham nhũng với di chứng nghiêm trọng trong bộ máy chính quyền sở tại Afghanistan, từ vấn đề tôn giáo đến truyền thống sắc tộc phức tạp của nước này… Tất cả cho thấy một sự lượng định chuẩn xác để có thể đưa ra một chiến lược chuẩn xác cho Afghanistan là điều không dễ. Bí mật đàm phán với Taliban Tổng thống Afghanistan Hamid Karzai mới đây tiết lộ, quân đội Mỹ đã tiến hành đàm phán chính thức với Taliban. Sau vụ việc này, Đại sứ Mỹ tại Afghanistan Karl Eikenberry đã chỉ trích ông Karzai không biết “giữ mồm”. Tuy nhiên, tờ Văn Hối cho biết, cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates cũng từng xác nhận quân đội Mỹ đã tiến hành đàm phán với Taliban. Theo tiết lộ của báo chí phương Tây, Mỹ đã thiết lập đường dây liên lạc trực tiếp với những tay chân thân tín của thủ lĩnh Taliban Mullah Omar và đã tiến hành ít nhất 3 cuộc đàm phán với Taliban, lần đầu tiên ở Qatar và hai ở Đức. Đại diện phía Mỹ tham gia đàm phán với Taliban là các quan chức Chính phủ và cơ quan tình báo, trong khi đại diện cho Taliban là một thân tín của Omar. Phong trào phản đối sự có mặt của quân đội Mỹ ở Afghanistan, Iraq tăng cao. Các quan chức quân sự tham gia đàm phán cho biết vấn đề lớn nhất hiện nay không phải là “có cần đàm phán hay không”, mà là “đàm phán như thế nào”, “làm thế nào để tiến hành đàm phán mang tính thực chất với kẻ thù”. Mỹ xưa nay thường che giấu các cuộc đàm phán, song nay không thể không nói ra, điều này cho thấy “đàm phán” đã trở thành lựa chọn tất yếu mà quân đội Mỹ đang tìm kiếm để thoát khỏi vũng lầy cuộc chiến Afghanistan. Quân đội Mỹ đồn trú tại Afghanistan hiện đối mặt với tình thế tiến thoái lưỡng nan đầy khó khăn, cuộc chiến kéo dài đã 10 năm mà vẫn chưa giành chiến thắng, trong khi việc đàm phán với Taliban đồng nghĩa với việc tuyên bố với toàn thế giới rằng quân đội Mỹ đã thất bại. |
Hiển thị các bài đăng có nhãn Quân đội Afghanistan. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Quân đội Afghanistan. Hiển thị tất cả bài đăng
Thứ Ba, 11 tháng 10, 2011
>> Cuộc chiến Afghanistan: 10 năm nhìn lại (kỳ 2)
Thứ Bảy, 6 tháng 8, 2011
>> Nga, Mỹ có thêm nhiều hợp đồng sau thương vụ Mi-17V5
Theo phát biểu của phó giám đốc ủy ban hợp tác quân đội liên bang Nga vào ngày 4/8, Nga và Mỹ chuẩn bị ký kết thêm các hợp đồng và cam kết hợp tác quân sự. Vào tháng 5/2011, Mỹ đã ký hợp đồng mua 21 trực thăng Mi-17V5 của Nga để cung cấp cho quân đội Afghanistan. Mi-17V5 là trực thăng vận tải quân sự. “Chúng tôi sẽ ký kết thêm các hợp tác quân sự trong tương lai gần, kế hoạch hợp tác này sẽ mở rộng lớn hơn nhiều so với hợp đồng mua trực thăng vào tháng 5”, ông Vyacheslav Dzirkaln cho biết. Nga và Mỹ đang tận dụng mọi khả năng hợp tác quân sự để đem lại lợi ích chung cho cả 2 quốc gia. Ông Dzirkaln phủ nhận thông tin báo chí cho rằng Nga đang găp vấn đề trong việc thực hiện hợp đồng bán máy bay trực thăng và cho biết những chiếc Mi-17V5 đầu tiên sẽ được bàn giao cho quân đội Afghanistan vào cuối năm 2011. Theo thông tin đã công bố, hợp đồng này có trị giá lên tới 367,5 triệu USD. Mi-17V5 là trực thăng vận tải quân sự hạng nặng. Hợp tác quân sự giữa Nga và Mỹ đang rất nồng ấm. Mi-17 là phiên bản xuất khẩu của máy bay trực thăng Mi-8 Hip. Hiện tại, 2 nhà máy ở vùng Volga, Kazan và thành phố Ulan-Ude, vùng viễn đông của Nga đang chạy hết công suất để có thể cung cấp các máy bay trực thăng vào cuối năm nay. Phiên bản Mi-17V5 mà Nga bán cho Mỹ được trang bị hệ thống nâng hạ hàng hóa đặc biệt cùng với “mũi cá heo” và các cánh cửa phụ. |
Thứ Sáu, 8 tháng 7, 2011
>> 'Hàng nhái' C-RAM của Trung Quốc ế ẩm
Trung Quốc đã thất bại trong việc xuất khẩu hệ thống vũ khí phòng thủ tầm gần LD-2000. LD-2000 được cho là có thiết kế tương tự với hệ thống C-RAM * (viết tắt của cụm từ “Counter – Rocket and Missile”) của Mỹ. Nó được sử dụng để đối phó với các mục tiêu tầm thấp hoặc là bộ phận của hệ thống phòng không đa lớp cùng với pháo và tên lửa đối không. LD-2000 thiết kế với một pháo phòng thủ tầm cực gần (CIWS) Type 730 7 nòng cỡ 30mm, pháo có tầm độ bắn rất cao 4.600 – 5.800 viên/phút, tầm bắn tối đa 3.000m (hiệu quả tiêu diệt mục tiêu chỉ trong 1.000-1.500m). Hệ thống vũ khí phòng thủ tầm gần LD-2000. Trung Quốc cải tiến hỏa lực LD-2000 bằng việc thêm vào 6 tên lửa đối không tầm ngắn TY-90 (tầm bắn 300m – 6.000m) lắp hai bên tháp pháo chính. Trên nóc tháp pháo là radar theo dõi Type 347G cùng với hệ thống ngắm nhiệt và thiết bị đo xa laze. Toàn bộ vũ khí và radar đặt trên khung thân xe vận tải bánh hơi WS-2400 – sản phẩm sao chép loại xe MAZ543 của Nga. Hiện nay, Quân đội Trung Quốc mua một vài hệ thống LD-2000 và sử dụng rất hạn chế. Đối với việc xuất khẩu, Trung Quốc đưa LD-2000 ra quảng bá ở nhiều triển lãm quốc phòng trên thế giới nhưng các đối tác chỉ dừng ở việc “quan tâm” hơn là quyết định nhập khẩu. Trong thực tiễn chiến đấu, LD-2000 còn quá ít “kinh nghiệm” so với C-RAM "xịn" của Mỹ. Năm 2006, Mỹ đã đưa C-RAM tới Iraq để bảo vệ “Vùng xanh” (khu vực lớn ở thủ đô Baghdad nơi có nhiều căn cứ quân sự Mỹ). Tại đây, C-RAM đã khá thành công khi đánh chặn hàng trăm quả đạn cối và rocket nhắm vào “Vùng xanh”. (*) C-RAM được thiết kế nhằm làm nhiệm vụ chống đạn rocket và đạn cối bảo vệ căn cứ Quân đội Mỹ ở Afghanistan và Iraq – những nơi mà thường xuyên hứng chịu các cuộc tấn công hàng ngày hàng giờ của lực lượng chống đối. C-Ram gồm một pháo 6 nòng cỡ 20mm có tốc độ bắn 75 phát/giây kết hợp hệ thống kiểm soát hỏa lực cho phép đạt độ chính xác cao. [BDV news] |
Chủ Nhật, 19 tháng 6, 2011
>> Afghanistan sắp nhận 440 xe bọc thép mới
Mỹ sẽ chuyển giao cho quân đội Afghanistan 440 xe bọc thép MASV vào tháng 11 tới. Đây là loại xe bọc thép được tăng cường cho chiến xa hạng nhẹ Humvees Xe bọc thép MASV Các sĩ quan quân đội Afghanistan đòi hỏi loại xe bọc thép đa năng, có khả năng chở được 8 binh sĩ. Xe MASV dòng xe thiết giáp gồm 9 biến thể với thiết kế đặc biệt, đáp ứng các chức năng khác nhau của quân đội Afghanistan như chỉ huy, tuần tra, cứu thương, chiến đấu, sửa chữa, kĩ thuật, trinh sát... ”MASV dựa trên xe M117 của Mỹ – loại xe thiết giáp đã được kiểm chứng sức mạnh qua 2 cuộc chiến tranh tại Iraq và Afghanistan”, Đại tá David Bassett, Quản lý dự án phương tiện chiến thuật Mỹ cho biết. Trung tướng Gen. William Caldwell – Người đứng NATO về huấn luyện quân sự tại Afghanistan nói rằng: “Trang bị cho lực lượng an ninh quốc gia Afghanistan (ANSF) và xây dựng cơ sở hạ tầng chỉ là một phần của giải pháp quân sự. Bên cạnh đó phải khiến các binh sĩ có nghĩa vụ bảo quản, duy trì tốt các trang thiết bị cũ để chúng có thể sử dụng lâu dài”. Hợp đồng mua bán này được thực hiện bởi công ty Textron Marine & Land Systems – công ty Afghanistan đầu tiên đặt mua loại xe này. Thương vụ có trị giá khoảng 543 triệu USD và sẽ do lực lượng an ninh Afghanistan thanh toán. Các quan chức của công ty Textron tiết lộ phải mất 18 tháng để hoàn thành đơn hàng. 240 chiếc xe bọc thép đầu tiên sẽ đến vào Afghanistan vào tháng 6/2012. [BDV news] |
Nhãn:
Công ty Textron Marine vs Land Systems,
Dòng xe Humvees,
liên quân NATO,
Quân đội Afghanistan,
Trung tướng Gen. William Caldwell,
Xe M117,
Xe MASV
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)
Chuyên mục Quân Sự
Hải quân Trung Quốc
(263)
Hải quân Mỹ
(174)
Hải quân Việt Nam
(171)
Hải quân Nga
(113)
Không quân Mỹ
(94)
Phân tích quân sự
(91)
Không quân Nga
(83)
Hải quân Ấn Độ
(54)
Không quân Trung Quốc
(53)
Xung đột biển Đông
(50)
Không quân Việt Nam
(44)
tàu ngầm
(42)
Hải quân Nhật
(33)
Không quân Ấn Độ
(16)
Tàu ngầm hạt nhân
(15)
Hải quân Singapore
(12)
Xung đột Iran - Israel
(12)
Không quân Đài Loan
(9)
Siêu tên lửa
(8)
Quy tắc ứng xử ở Biển Đông
(7)
Tranh chấp biển Đông
(7)
Xung đột Trung - Mỹ
(4)
Xung đột Việt-Trung
(2)