"Washington không muốn Moscow xuất hiện kẻ mạnh. Sự trở lại của ông Putin sẽ trở thành chướng ngại lớn nhất của Mỹ và Châu Âu", học giả người Mỹ Frederick William Engdahl nhận định.
Giới truyền thông Nga không mấy quan tâm đến ngày Chiến tranh Lạnh chính thức kết thúc cách đây hơn 20 năm, nhưng giới truyền thông phương Tây và các tầng lớp xã hội Nga lại đặc biệt quan tâm đến cuộc bầu cử Tổng thống Nga sẽ diễn ra vào ngày 4/3 sắp tới. Tại sao vậy?
“Washington không muốn Moscow xuất hiện kẻ mạnh” Rõ ràng, sau khi bầu cử Tổng thống, Putin sẽ quay trở lại Điện Kremlin. Mỹ và Châu Âu thể hiện thái độ bất an một cách mập mờ về triển vọng này. Theo cách nói của học giả người Mỹ Frederick William Engdahl thì “Washington không muốn Moscow xuất hiện kẻ mạnh. Sự trở lại của Putin sẽ trở thành chướng ngại lớn nhất của Mỹ và Châu Âu”. Thủ tướng Nga Putin - ngôi sao sáng trên chính trường Nga hiện nay. Quỹ Dân chủ Mỹ (NED) có mặt trên khắp nước Nga Ông Engdahl tiết lộ, báo cáo năm do NED công bố vào tháng 8/2011 cho thấy, tổ chức này có mặt trên khắp đất nước Nga, giúp đỡ “trung tâm tin tức quốc tế” đặt tại Moscow; trong khi đó, hơn 80 tổ chức phi chính phủ xuyên quốc gia có thể tận dụng “trung tâm tin tức” này để tổ chức họp báo về các vấn đề. Tổ chức này còn là đơn vị tài trợ cho nhiều tổ chức thanh niên và các buổi thảo luận dưới nhiều hình thức khác nhau với mục đích “bồi dưỡng thế hệ lãnh đạo mới cho đất nước Nga”, “giúp đỡ giới trẻ tham gia vào các hoạt động chính trị”. Ước tính, chỉ trong 1 năm 2010, NED tiêu tốn 278.300 USD để tài trợ cho hàng chục chương trình như thế này trên khắp đất nước Nga. NED cũng là đơn vị tài trợ cho các cuộc “điều tra dân ý độc lập” trước kỳ bầu cử tại Nga và các nhân sĩ quan sát độc lập trong thời gian bầu cử. Trong thời gian bầu cử Duma Quốc gia (Hạ viện) lần này, NED trực tiếp tài trợ cho một tổ chức xã hội ở Nga có tên là Tiếng nói, chuyên thu thập chứng cứ về hành vi gian lận trong bầu cử. Quan hệ Nga - Mỹ vẫn tồn tại nhiều vấn đề... Tháng 9/2011, trước kỳ bầu cử Duma Quốc gia, NED tổ chức buổi thảo luận kín tại Washington, chỉ những người được mời mời có thể tham gia buổi thảo luận này. Được biết, nhận lời mời tham gia buổi thảo luận này có đại diện của Cơ quan Điều tra dân ý Levada, cơ quan điều tra dân ý nổi tiếng tại Nga. Trang web chính thức của NED chứng thực, NED trực tiếp tài trợ các hoạt động điều tra dân ý của Cơ quan điều tra dân ý Levada trên khắp đất nước Nga. Nội dung các cuộc điều tra dân ý bao gồm điều tra tình hình trên các trang web trước kỳ bầu cử, điều tra thái độ của người dân đối với các ứng cử viên và những chính sách liên quan… Nhận lời mời tham dự buổi thảo luận kín được tổ chức tại Washington vào tháng 9/2011 còn có đại diện của Tổ chức Phong trào đoàn kết nước Nga. Được biết, người này là “tác giả” chính của hàng loạt hoạt động biểu tình chống lại Putin. Các tổ chức phi chính phủ sao chép “cách mạng màu” NED còn tổ chức buổi thảo luận “Tính tích cực của thanh niên nước Nga: Thế hệ mới có thể thực hiện cải cách?” với sự tham gia của rất nhiều thanh niên, bao gồm cả các nhân viên đến từ Viện nghiên cứu dân chủ nước Mỹ. Đây rõ ràng là chuẩn bị ban đầu theo motiv “cách mạng màu” tại Georgia, Ukraine và bạo động tại Tunisia, Ai Cập. Nhiều người dân Nga biểu tình phản đối kết quả bầu cử Duma Quốc gia. Như vậy, với sự ủng hộ của các cơ quan điều tra dân ý cũng như các tổ chức thanh niên, các tổ chức phi chính phủ của Mỹ đang thâm nhập vào diễn biến chính trị ở Nga hiện nay. “Quan trọng nhất là lật đổ Putin” Ông Engdahl nhận định: “Đối với Washington, nước Nga có dân chủ thật sự hay không không quan trọng. Quan trọng nhất là phải lật đổ chướng ngại vật lớn nhất ngăn cản kế hoạch của Mỹ - Putin”. Bởi sau khi đắc cử Tổng thống, Putin sẽ áp dụng các biện pháp quân sự cứng rắn đối với Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), hơn nữa còn có thể tiếp tục dùng năng lượng như một thứ vũ khí ép các nước Đức, Pháp, Italy đầu hàng, buộc NATO phải áp dụng lập trường mềm dẻo hơn với Nga. Ngoài ra, nước Nga dưới quyền lãnh đạo của Putin sẽ tăng cường quan hệ với các nước Châu Á, nhất là Trung Quốc, Iran, thậm chí cả Ấn Độ. Điều này bất lợi với Washington. Ông chỉ ra, Washington cũng biết, vài cuộc biểu tình tại Moscow và Sankt-Peterburg là chưa đủ. Do đó, Mỹ đã áp dụng sách lược cứng rắn trên các vấn đề liên quan đến lợi ích của Nga như vấn đề Iran và Syria. |
Hiển thị các bài đăng có nhãn Nga - Mỹ. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Nga - Mỹ. Hiển thị tất cả bài đăng
Thứ Hai, 6 tháng 2, 2012
>> 'Với Mỹ, quan trọng nhất là lật đổ Putin'
Nhãn:
Lật đổ Putin,
Nga - Mỹ,
Thủ tướng Putin
Thứ Bảy, 6 tháng 8, 2011
>> Nga, Mỹ có thêm nhiều hợp đồng sau thương vụ Mi-17V5
Theo phát biểu của phó giám đốc ủy ban hợp tác quân đội liên bang Nga vào ngày 4/8, Nga và Mỹ chuẩn bị ký kết thêm các hợp đồng và cam kết hợp tác quân sự. Vào tháng 5/2011, Mỹ đã ký hợp đồng mua 21 trực thăng Mi-17V5 của Nga để cung cấp cho quân đội Afghanistan. Mi-17V5 là trực thăng vận tải quân sự. “Chúng tôi sẽ ký kết thêm các hợp tác quân sự trong tương lai gần, kế hoạch hợp tác này sẽ mở rộng lớn hơn nhiều so với hợp đồng mua trực thăng vào tháng 5”, ông Vyacheslav Dzirkaln cho biết. Nga và Mỹ đang tận dụng mọi khả năng hợp tác quân sự để đem lại lợi ích chung cho cả 2 quốc gia. Ông Dzirkaln phủ nhận thông tin báo chí cho rằng Nga đang găp vấn đề trong việc thực hiện hợp đồng bán máy bay trực thăng và cho biết những chiếc Mi-17V5 đầu tiên sẽ được bàn giao cho quân đội Afghanistan vào cuối năm 2011. Theo thông tin đã công bố, hợp đồng này có trị giá lên tới 367,5 triệu USD. Mi-17V5 là trực thăng vận tải quân sự hạng nặng. Hợp tác quân sự giữa Nga và Mỹ đang rất nồng ấm. Mi-17 là phiên bản xuất khẩu của máy bay trực thăng Mi-8 Hip. Hiện tại, 2 nhà máy ở vùng Volga, Kazan và thành phố Ulan-Ude, vùng viễn đông của Nga đang chạy hết công suất để có thể cung cấp các máy bay trực thăng vào cuối năm nay. Phiên bản Mi-17V5 mà Nga bán cho Mỹ được trang bị hệ thống nâng hạ hàng hóa đặc biệt cùng với “mũi cá heo” và các cánh cửa phụ. |
Thứ Ba, 24 tháng 5, 2011
>> 'NATO đẩy Nga quay lại thời Chiến tranh Lạnh'
Thế giới sẽ chứng kiến một cuộc chạy đua vũ trang mới nếu Mỹ quyết định theo đuổi kế hoạch lá chắn tên lửa ở châu Âu. Đây là lời khẳng định của Tổng Tham mưu trưởng các lực lượng vũ trang Nga, Tướng Nikolai Makarov trong cuộc gặp gỡ với các nhà quân sự nước ngoài vào ngày 20/5 vừa qua. Tuyên bố này được đưa ra trong bối cảnh quan hệ Nga - Mỹ không lấy gì làm mặn nồng sau khi nỗ lực của cả hai bên trong việc giải quyết vấn đề xây dựng lá chắn tên lửa ở châu Âu không có tiến triển. Câu trả lời cho những nỗ lực của Nga và NATO vẫn đang bỏ ngỏ. Tướng Nikolai Makarov kêu gọi Washington nên thay đổi kế hoạch lá chắn tên lửa của Mỹ và NATO tại châu Âu để không đe dọa đến lực lượng hạt nhân của Nga. “Nếu Mỹ cứ khăng khăng thực hiện kế hoạch của mình thì Nga buộc phải dùng các biện pháp đối phó và tiến hành một cuộc chạy đua vũ trang mới”, ông Makarov nói. Theo ông Makarov, vào năm 2015, hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ sẽ càng có khả năng bắn hạ tên lửa đạn đạo của Nga và đến 2020, thế cân bằng hạt nhân bị phá vỡ. Đương nhiên, Nga sẽ tìm cách chống lại hệ thống đó. Vì vậy, các quốc gia châu Âu sẽ phải tăng chi tiêu cho quốc phòng. Tướng Makarov cũng khẳng định, khoảng 5-6 năm nữa, một cuộc chạy đua vũ trang tồi tệ sẽ bắt đầu và cuộc đua này có thể sẽ không có điểm dừng, không xác định kẻ thắng người thua. Cảnh báo của ông Makarov có nội dung tương tự như những lời cảnh báo được Tổng thống Nga Dmitry Medvedev tuyên bố nhiều lần. Theo ông Medvedev, thế giới có thể quay lại thời Chiến tranh Lạnh nếu NATO không “mềm mỏng” trong việc hợp tác với Nga về vấn đề lá chắn tên lửa. Nga coi kế hoạch lá chắn phòng thủ tên tên lửa của NATO do Mỹ khởi xướng là mối đe doạ đối với an ninh quốc gia của nước này. Mùa thu năm 2010, Nga đã chấp thuận xem xét đề xuất của NATO về việc hợp tác xây dựng lá chắn tên lửa chung, nhưng yêu cầu trong việc quản lý hệ thống này hai bên phải có quyền như nhau, nghĩa là có thể sử dụng chung. Trước yêu cầu của Nga, NATO đã ngay lập tức bác bỏ và hiện nay thoả hiệp về vấn đề này vẫn còn bỏ ngỏ. [BDV news] |
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)
Chuyên mục Quân Sự
Hải quân Trung Quốc
(263)
Hải quân Mỹ
(174)
Hải quân Việt Nam
(171)
Hải quân Nga
(113)
Không quân Mỹ
(94)
Phân tích quân sự
(91)
Không quân Nga
(83)
Hải quân Ấn Độ
(54)
Không quân Trung Quốc
(53)
Xung đột biển Đông
(50)
Không quân Việt Nam
(44)
tàu ngầm
(42)
Hải quân Nhật
(33)
Không quân Ấn Độ
(16)
Tàu ngầm hạt nhân
(15)
Hải quân Singapore
(12)
Xung đột Iran - Israel
(12)
Không quân Đài Loan
(9)
Siêu tên lửa
(8)
Quy tắc ứng xử ở Biển Đông
(7)
Tranh chấp biển Đông
(7)
Xung đột Trung - Mỹ
(4)
Xung đột Việt-Trung
(2)