Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: Không quân Indonesia

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Hiển thị các bài đăng có nhãn Không quân Indonesia. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Không quân Indonesia. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Tư, 4 tháng 4, 2012

>> Tương quan lực lượng Không quân 1 số nước Đông Nam Á


Aviation Week có bài bình luận về tương quan lực lượng Không quân của một số quốc gia Đông Nam Á với nhan đề “Lựa chọn chạy đua trong khu vực Biển Đông”.


Bài bình luận chỉ ra, hiện nay, ưu tiên Quốc phòng của các nước Đông Nam Á nhằm kiểm soát và bảo vệ lãnh thổ trong khu vực Biển Đông trước những tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc.

Trước bối cảnh này, các nước này có xu hướng chuyển dịch trong chiến lược từ phòng thủ sang phòng thủ từ xa, tích cực mua sắm, sản xuất các vũ khí tối tân, hạng nặng. Sức mạnh trên biển của mỗi quốc gia được so sánh bằng sức mạnh hải quân và không quân.

Trên chiến trường này, quân số không có nhiều ý nghĩa so với mức độ hiện đại của các loại phương tiện, vũ khí, khí tài chiến tranh và khả năng hiệp đồng tác chiến giữa các đơn vị, vị trí địa lý của các căn cứ quân sự và năng lực hậu cần.

Giờ đây, dường như đang có một cuộc chạy đua đầu tư mua sắm máy bay chiến đấu chủ chốt thế hệ mới định hướng tới năm 2020. Trong đó, tầm quan trọng của máy bay cảnh báo sớm (AEW) và máy bay tác chiến điện tử cũng đang được chú trọng phát triển.

Không quân Singapore


http://nghiadx.blogspot.com
Biểu tượng Không quân Singapore.


Những năm gần đây, Singapore tăng cường ngân sách quốc phòng hơn bất kỳ quốc gia nào trong khu vực Đông Nam Á cho máy bay Gulfstream G550s được trang bị hệ thống cảnh báo sớm ELTA đảm bảo thực thi nhiệm vụ.

Trong đó, còn có kế hoạch nâng cấp F-16S lên phiên bản F-16V do Lockheed Martin thực hiện sau triển lãm hàng không đầu năm 2012.

Việc nâng cấp cũng bao gồm cả phát triển hệ thống radar quét điện tử và chủ động vốn dành cho các máy bay F-35 và F-22.

Bên cạnh đó, Lực lượng Không quân Hải quân Singapore cũng có xu hướng phát triển nhằm đảm bảo các nhiệm vụ phòng thủ, tuần tra, gồm trực thăng S-70B Sea Hawk, 5 máy bay tuần tra biển Fokker 50.

Trong giai đoạn này, Singapore thương lượng với Mỹ để mua P-3C Orion, có tầm bay xa 9.000km với vận tốc lên tới 750km/giờ, nếu cần có thể vũ trang thêm bom, tên lửa, thủy lôi… để thực hiện các nhiệm vụ tác chiến.

Ngoài ra, Singapore đang tìm kiếm và mua sắm các máy bay mới, trong đó có máy bay tiếp liệu trên không mới để thay thế cho 4 máy bay tiếp liệu KC-135R đang nằm trong biên chế lực lượng không quân.


http://nghiadx.blogspot.com
Máy bay RSAF F-16 của Không quân Singapore.


Theo Aviation Week, Bộ Quốc phòng Singapore đang đàm phán với một số hãng chế tạo hàng không trên thế giới về vấn đề này.

Dự kiến, việc mở gói thầu tìm kiếm máy bay tiếp liệu trên không mới của Không quân Singapore sẽ được thực hiện trong năm 2012 và tới năm 2013, kết quả của gói thầu này sẽ được công bố.

Một trong những nguyên nhân dẫn tới việc Không quân Singapore cần máy bay tiếp liệu trên không mới là để đảm bảo hậu cần cho các chiến đấu cơ F-15S và F-15SG.

Không quân Thái Lan


http://nghiadx.blogspot.com
Biểu tượng Không quân Thái Lan


Thái Lan đang có một máy bay cảnh báo sớm Saab Erieye và chính phủ nước này vừa ký hợp đồng mua thêm 1 chiếc nữa.

Đồng thời, Thái Lan đã nhận được 6 máy bay Saab Gripen 39C/Ds JAS và đang đặt hàng thêm 6 chiếc (lô hàng này sẽ nhận được vào đầu năm 2013 như dự kiến).

Trang bị trên máy bay Gripens gồm radar sử dụng xung doppler Ericsson/GEC-Marconi PS-05/A, tên lửa chống tàu RBS15 và hệ thống tác chiến điện tử EWS 39, đồng bộ với phần mềm do Không quân Thủy Điển cung cấp.

Các giải pháp tác chiến mạng Không quân của Thái Lan cũng được nâng lên cấp độ cao hơn.

Tập đoàn Saab, sở hữu 40% của công ty Thái Avia Satcom, được giao nhiệm vụ phát triển liên kết dữ liệu chiến thuật cấp quốc gia trong đó bao gồm sự tham gia của các máy bay cảnh báo sớm (AEW), Gripens, F-16, máy bay dành cho lực lượng hải quân và tàu hải quân.

Máy báy Saab Erieye làm việc trên liên kết 16 nên có khả năng đồng bộ với các dữ liệu của máy bay F-16 như nước này đang sở hữu, nhưng thuận lợi cho Thái Lan trong việc tạo liên kết dữ liệu quốc gia là khả năng kiểm soát đối với mã hóa.

Ngoài ra, Thái Lan cũng muốn đặt mua thêm 6 máy bay Gripen để nâng cấp phi đội không quân lên thành 18 chiếc. Việc mua các máy bay Gripens nhằm thay thế cho các máy bay Northrop F-5S tại căn cứ Surat Thani vì khả năng liên kết mạng của chủng loại máy bay này.


http://nghiadx.blogspot.com
Thái Lan mới đây đã tiếp nhận thêm 6 máy bay Saab Gripen 39C.


Bên cạnh đó, Thái Lan cũng tiến hành nâng cấp máy bay 18 F-16A/Bs như tích hợp thêm máy quét radar (Northrop Grumman APG-68V9), hệ thống phát hiện đối tượng (bạn - thù) BAE Systems APX-113, hệ thống quản lý tác chiến điện tử Terma ALQ-213 và hệ thống bảo vệ chống lại tên lửa của đối phương BAE ALE-47.

Đồng thời, máy bay F16 phiên bản Thái Lan và Gripens được trang bị thêm tên lửa không đối đất AGM-65 Raytheon Maverick và tên lửa không đối không AIM-120 AMRAAM và AIM-9 Sidewinder.

Không quân Malaysia


http://nghiadx.blogspot.com
Biểu tượng Không quân Malaysia.



Malaysia đang có kế hoạch mua thêm máy bay AEW. Đồng thời, nước này cũng đã trang bị thêm radar Erieye Northrop Grumman E-2D gắn trên Embraer EMB-145S.

Ngoài ra, phải kể tới kế hoạch thay thế máy bay chiến đấu RSK MiG-29 tại căn cứ Kuantan (hướng ra Biển Đông) bằng các máy bay Saab Gripen JAS 39C/D, Gripen NG, F/A-18E/F Super Hornet.

Malaysia đã có 8 biến thể Super Hornet. Trên lý thuyết thì nước này không phải mua thêm nhiều máy bay loại này để tạo thành một phi đội, mà chỉ cần nâng cấp các máy Super Hornet.

Tại triển lãm LIMA tại Malaysia cuối tháng 12/2011, Boeing cũng đã công bố một hợp đồng để nâng cấp 8 máy bay Super Hornet cho lực lượng không quân với hệ thống định vị GPS được cải thiện, hệ thống quét xác định đối phương, cũng như hệ thống thiết lập bảo vệ chung (JHCS).

JHCS là cần thiết bởi Malaysia đã mua tên lửa Sidewinder AIM-9X-2. JHCS cho phép phi công thực hiện tìm và khóa mục tiêu cho tên lửa AIM-9X đơn giản bằng cách đưa mục tiêu vào tầm ngắm.

http://nghiadx.blogspot.com
Máy bay tấn công F/A-18E/F Super Hornet.


Ngoài những dự án quan trọng trên, Malaysia đã tiếp tục nghiên cứu và tự chế tạo các máy bay không người lái, với mục đích tăng cường khả năng hoạt động tình báo, trinh sát, do thám và chiến đấu cho quân đội.

Không quân Indonesia


http://nghiadx.blogspot.com
Biểu tượng Không quân Indonesia.


Indonesia cũng muốn bảo vệ lãnh hải của mình tại Biển Đông.

Nước này đã nhận được 24 máy bay F-16C/Ds của tập đoàn Lockheed Martin, nhưng sẽ phải chi 750 triệu USD để nâng cấp theo các tiêu chuẩn của Block 52. Việc nâng cấp này bao gồm trang bị thêm radar cảnh báo nhận diện đối phương Raytheon ALR-69, cấu hình máy tính thực thi nhiệm vụ, hệ thống quản lý tác chiến điện tử Terma ALQ-213, hệ thống bảo vệ tên lửa BAE ALE-47, hệ thống nhận định tình huống liên kết dữ liệu và khóa mục tiêu.

Ngoài ra, Tư lệnh Không quân Indonesia, Marshal Imam Sufaat, trong tháng 2/2012, cho biết nước này muốn mua thêm máy bay cảnh báo sớm AEW có thể kết nối với các máy bay F-16.

Hiện nay, Indonesia có 3 máy bay trinh sát Boeing 737 -2X9 Surveillers được trang bị các cấu hình radar đa nhiệm.

Ngoài ra, Indonesia đã gửi yêu cầu không chính thức đến Anh để mua 24 máy bay tiêm kích Eurofighter Typhoon. Nếu đề xuất này được chính phủ Anh tán thành thì tổng giá trị của hợp đồng sẽ lên tới 5 tỷ bảng, tương đương 8,1 tỷ USD.

Để thực hiện kế hoạch hiện đại hoá không quân, ngoài những đối tác trên, Indonesia còn đặc biệt quan tâm đến nhà cung cấp truyền thống là Nga. Tháng 9/2010, Indonesia tuyên bố đã mua thêm 6 tiêm kích Su-30MK2.


http://nghiadx.blogspot.com
Tháng 9/2010, Indonesia tuyên bố đã mua thêm 6 tiêm kích Su-30MK2.


Trong tương lai, máy bay tiêm kích của Nga sẽ là lực lượng nòng cốt trong thành phần máy bay chiến đấu của không quân Indonesia.

Tháng 6/2010, Indonesia đã ký thoả thuận tham gia dự án chung với Hàn Quốc chế tạo máy bay tiêm kích tàng hình KF-X thế hệ "4++".

KF-X thế hệ "4++" sẽ được chế tạo bằng cách sử dụng công nghệ tàng hình và theo sự mô tả kỹ thuật, nó có khả năng vượt trội so với máy bay Rafale và Typhoon, tuy nhiên không thể sánh được với tiêm kích F-22 Raptor và F-35 Lightning II.

Với việc tham gia dự án chung với Hàn Quốc, không quân Indonesia dự định sẽ sở hữu 50 máy bay tiêm kích KF-X.

Thứ Sáu, 9 tháng 3, 2012

>> "Anh em’ của Su-27/30 Việt Nam trong khu vực


Trong khu vực Đông Nam Á, ngoài Không quân Việt Nam sử dụng chiến đấu cơ hiện đại Su-27SK/30MK2V, hai quốc gia Indonesia và Malaysia cũng trang bị loại này với những biến thể khác nhau, phù hợp với quân đội mỗi nước.

>> Su-30 và các biến thể
>> F-16 và các biến thể

Dưới đây là các biến thể Su-27/30 biên chế trong Không quân Indonesia và Malaysia. Các biến thể này chủ yếu có sự khác biệt trong hệ thống điện tử còn vũ khí và động cơ tương tự nhau.

Su-27SKM

Su-27SKM là chiến đấu cơ đa năng được cải tiến từ tiêm kích chiếm ưu thế trên không Su-27SK. Hiện nay, Indonesia là nước duy nhất trong khu vực sở hữu 3 chiếc Su-27SKM mua từ Nga năm 2007.

Điểm cải tiến chủ yếu đối với biến thể Su-27SKM gồm: radar điều khiển hỏa lực cải tiến có khả năng đáp ứng nhiệm vụ không đối đất bằng vũ khí chính xác cao, hệ thống buồng lái tiên tiến; cải tiến thiết bị định vị dẫn đường; thiết bị đối kháng điện tử tinh vi hơn.





http://nghiadx.blogspot.com
Chiến đấu cơ đa năng Su-27SKM của Không quân Indonesia


Radar kiểm soát hỏa lực của Su-27SKM hoạt động với hai chế độ chính:

- Chế độ không đối không đảm bảo tìm kiếm, phát hiện, nhận dạng mục tiêu; hỗ trợ dẫn đường đường cho tên lửa tấn công mục tiêu bằng tên lửa tầm ngắn/tầm trung; tìm kiếm, khóa trong khi theo dõi mục tiêu trong tầm nhìn.

- Chế độ không đối đất đảm bảo bám bắt mục tiêu trong mọi điều kiện thời tiết, xác định tọa độ mục tiêu và cung cấp cho tên lửa chống hạm Kh-31A tấn công. Đây là điểm khác biệt rõ ràng nhất với Su-27SK vốn không có khả năng mang vũ khí chính xác cao.

Thiết bị định vị quang học kết hợp giữa hệ thống tìm kiếm và theo dõi hồng ngoại (IRST) và chỉ thị - đo xa laze. Nó được sử dụng để đo khoảng cách từ máy bay tới mục tiêu mặt đất và trên không tới máy bay bằng tia laze, hỗ trợ chiếu chùm tia laze vào mục tiêu mặt đất dẫn đường cho tên lửa điều khiển bằng laze tấn công đối phương.

Buồng lái phi công được hiện đại hóa với 2 màn hình tinh thể lỏng đa năng hiển thị mục tiêu, màn hình HUD. Đặc biệt, phi công có mũ bay tích hợp hiển thị mục tiêu.

Su-27SKM trang bị 2 động cơ tuốc bin phản lực cánh quạt đẩy AL-31F cho phép đạt tốc độ tối đa gấp hai lần vận tốc âm thanh Mach 2,15, trần bay hơn 17.000m, tầm bay 3.530km.

Su-30MK

Su-30MK là biến thể xuất khẩu của chiến đấu cơ đa năng Su-30M do Nga thiết kế phát triển từ Su-27. Trong khu vực Đông Nam Á, Không quân Indonesia đang sử dụng 2 chiếc Su-30MK.

Su-30MK thiết kế cho nhiệm vụ tiêu diệt mục tiêu trên không, trên bộ và trên biển bằng vũ khí chính xác cao. Máy bay trang bị radar điều khiển hỏa lực đa chế độ Phazotron N-10 Zhuk-27 (tầm phát hiện mục tiêu trên không 130km).

http://nghiadx.blogspot.com
Chiến đấu cơ đa năng Su-30MK của Không quân Indonesia


Su-30MK trang bị hệ thống ngắm quang điện gồm hệ thống định vị quang học (kết hợp giữa thiết bị tìm kiếm theo dõi hồng ngoại và đo xa laze) và thiết bị hiển thị mục tiêu trên mũ bay của phi công.

Buồng lái phi công trang bị hệ thống màn hình tinh thể lỏng và màn hình HUD đem lại sự tiện nghi, thoải mái cho phi công.

Su-30MK trang bị hai động cơ AL-31F cho phép đạt tốc độ tối đa Mach 2, trần bay hơn 17.000m, tầm bay 3.000m.

Su-30MK là cơ sở để phát tiển một loạt các biến thể phục vụ xuất khẩu tới bạn hàng chiến lược của nước Nga như: Su-30MKK (Trung Quốc), Su-30MKI (Ấn Độ), Su-30MK2V (Việt Nam), Su-30MKM (Malaysia), Su-30MKA (Algeria), Su-30MKV (Venezuela).

Su-30MKM

Năm 2003, trong nỗ lực hiện đại hóa Không quân, Malaysia đã ký hợp đồng mua 18 máy bay chiến đấu đa năng Su-30MKM từ Nga.

Su-30MKM thiết kế dựa trên mẫu Su-30MKI của Ấn Độ, vì thế Su-30MKM có hình dáng tương tự MKI với đặc trưng cánh mũi, động cơ với hệ thống điều khiển véc tơ, hệ thống điều khiển kỹ thuật số fly-by-wire tiên tiến. Điểm khác biệt chủ yếu nằm ở thiết bị điện tử bên trong.

Su-30MKM sử dụng hệ thống điện tử kết hợp giữa Pháp - Nam Phi - Nga: màn hình HUD, hệ thống định vị hồng ngoại nhìn phía trước; thiết bị chỉ thị mục tiêu laser (Pháp) và cảm biến cảnh báo sớm/cảm biến cảnh báo laze (Nam Phi); thiết bị đối kháng điện tử, hệ thống ngắm quang – điện (Nga).

http://nghiadx.blogspot.com
Chiến đấu cơ đa năng Su-30MKM của Không quân Hoàng gia Malaysia


Máy bay lắp loại radar mạng pha quét điện tử bị động N011M, đây là radar rất mạnh có thể theo dõi đồng thời 15 mục tiêu và tấn công 4 trong số đó cùng lúc.

Radar tìm kiếm mục tiêu ở cự ly 400km, theo dõi ở tầm 200km hoặc theo dõi mục tiêu phía sau máy bay ở tầm 60km trong chế độ không đối không. Ở chế độ không đối đất, nó có thể phát hiện xe tăng – thiết giáp ở tầm 50km.

Su-30MKM trang bị 2 động cơ AL-31FM cho phép đạt tốc độ tối đa Mach 2, tầm bay 3.000km, trần bay hơn 17.000m.

Hệ thống vũ khí Su-27SKM/Su-30MK/MKM

Các biến thể trên đều thiết kế trong thân một pháo tự động 30mm dùng cho đánh cận chiến, trong tầm mà tên lửa khó phát huy được hiệu quả.

Về giá treo vũ khí, riêng Su-27SKM chỉ có 10 giá còn Su-30MK/MKM đều có 12 giá mang được tên lửa, bom, rocket phù hợp cho từng nhiệm vụ khác nhau.

Đối với nhiệm vụ đối không, các máy bay đều mang được: tên lửa tầm ngắn R-73, tầm trung R-27, riêng Su-30MKM mang được loại tên lửa tầm xa Novator KS-172 có tầm bắn tới 400km, tốc độ gấp 4 lần vận tốc siêu thanh. Tuy vậy, nhiều khả năng Malaysia không sử dụng loại này.

Đối với nhiệm vụ đối đất, đối hạm: tên lửa dẫn đường laze Kh-29T/L, tên lửa chống hạm Kh-31A, tên lửa chống radar Kh-31P, bom dẫn đường laze KAB-500L/1500L. Riêng Su-30MKM còn mang được tên lửa hành trình đối hạm tầm xa Kh-59.
Vũ khí không điều khiển cả ba loại đều dùng chung bom FAB-500T, OFAB-250, rocket. 

(Theo bee.net.vn)

Chủ Nhật, 28 tháng 8, 2011

>> Indonesia nhận 6 trực thăng Mi-17



Theo RIA Novosti, ngày 26/8, Nga vừa bàn giao cho Bộ Quốc phòng Indonesia 6 máy bay trực thăng đa năng mới Mi-17-B5.


Các máy bay này đã được bàn giao theo hợp đồng với Indonesia trong năm 2007.

Theo thỏa thuận, quân đội Indonesia sẽ mua 18 máy bay trực thăng Mi-17-B5, hiện nay Indonesia đã nhận được 12 chiếc và 6 chiếc còn lại dự kiến sẽ nhận được trong thời gian tới.

Theo các chuyên gia quân sự, loại MI-17 đã đáp ứng được nhu cầu cấp thiết của quân đội Indonesia trong các hoạt động chuyển quân, phục vụ hậu cần và các hoạt động nhân đạo khác.

Indonesia mua máy bay trực thăng của Nga với tín dụng xuất khẩu 1 tỷ USD, do quốc gia của Nga trong tháng 9/2007. Indonesia cũng đã nhận được 5 trực thăng tiến công Mi-35P và 20 xe chiến đấu bộ binh BMP-3F.

Bộ Quốc phòng Indonesia cũng đã lên kế hoạch mua 2 tàu ngầm Kilo thuộc Dự án 877, nhưng vào tháng 7/2009 kế hoạch mua tàu ngầm đã được chuyển vào một thời điểm sau, không loại trừ hợp đồng sẽ được ký kết trước cuối năm 2011.



http://nghiadx.blogspot.com
Trực thăng Mi-17.



Trong tháng 9/2010, Indonesia đã nhận được 3 trực thăng Mi-35P, và sau đó nhận thêm 2 xe chỉ huy. 10/2010 Nga tiếp tục bàn giao 17 xe chiến đấu bộ binh BMP-3F cho nước này.
Trước đó, Indonesia đã mua của Nga 10 máy bay chiến đấu S-30MK. Đặc biệt, theo hợp đồng đã ký kết vào 9/2003, không quân nước này đã nhận được 2 máy bay chiến đấu Su-30MK và 2 chiếc Su-27SK.

Trong năm 2007, Không quân Indonesia đã mua thêm 6 máy bay Su-27SKM và 3 chiếc Su-30MK2.

Theo kế hoạch hiện đại hóa quân đội Indonesia, trong 20 năm tiếp theo sẽ được mua thêm 180 máy bay chiến đấu Nga, rất có thể là Su-30MK2.

Dù đất nước trải rộng với hơn 17.500 hòn đảo, song Indonesia hiện chưa có tàu sân bay, do đó trực thăng là giải pháp khả thi để đối phó với các mối đe dọa an ninh truyền thống và phi truyền thống, đặc biệt là hoạt động của các phần tử ly khai và thảm họa thiên nhiên thường xuyên diễn ra.

Năm 2011, quân đội Indonesia đầu tư khoảng 56 triệu USD cho việc mua sắm các trang thiết bị quân sự từ nguồn ngân sách nhà nước.

Thứ Tư, 8 tháng 6, 2011

>> 3 bước phát triển của Không quân Indonesia



Tại Triển lãm Indo Defense, Trung tướng Không quân Indonesia Asrena hé lộ với báo giới kế hoạch 3 bước phát triển Không quân của nước này.

Theo đó, kế hoạch này được chia làm 3 giai đoạn (2010-2014, 2015-2019 và 2020-2024).

Trong tương lai gần (từ nay đến năm 2014), nhiệm vụ chủ yếu của không quân Indonesia là tập trung vào việc huấn luyện và sử dụng thành thạo tất cả các loại máy bay đang có trong biên chế.

Máy bay tiêm kích F-5 vẫn sẽ tiếp tục làm nhiệm vụ trong biên chế tác chiến cho đến năm 2018, sau đó sẽ được thay thế bằng các loại máy bay tiêm kích mới.

Trung tướng Asrena cho biết, hiện nay có một vài quốc gia cạnh tranh đấu thầu cung cấp máy bay tiêm kích cho Không quân Indonesia như Trung Quốc (JF-17), Thụy Điển (Saab JAS-39) và Nga (Su-35) nhưng Indonesia chưa xác định chọn nhà thầu nào vì còn phải căn cứ vào khả năng tài chính của đất nước vào thời điểm đó.



Máy bay tiêm kích F-5 vẫn sẽ tiếp tục phục vụ trong biên chế tác chiến của Không quân Indonesia đến năm 2018

Tham gia triển lãm vũ khí IndoDefense, ngoài trung tướng Asrena, còn có Nguyên soái Eris Haryanto. Ông này tuyên bố, trong thời gian tới, Không quân Indonesia sẽ nhập khẩu khoảng 6-8 chiếc máy bay tiêm kích Sukhoi, nhưng ông không cho biết thời điểm cụ thể cũng như dòng Su nào sẽ được chọn. Tháng 9/2010, Không quân Indonesia đã tiếp nhận 3 máy bay tiêm kích Su-30MK2.

Nguồn tin giấu tên từ Không quân Indonesia cho biết, theo thoả thuận khung của Nga và Indonesia, Indonesia sẽ nhận 3 máy bay tiêm kích Su-30MK2 và Su-27SKM vào năm 2009 và 2010.

Vào năm 2003, Indonesia đã ký hợp đồng mua 2 máy bay tiêm kích Su-27SK và 2 chiếc Su-30MKK của Nga (thực tế, những chiếc máy bay này cũng được xuất khẩu sang Trung Quốc).


Máy bay tiêm kích Su-30MK của Không quân Indonesia

Biến thể Su-27SKM mà Indonesia nhận vào tháng 9/2010 khác với các phiên bản khác ở chỗ Su-27SKM được thiết kế để có thể tiến công một cách chính xác vào các mục tiêu mặt đất.

Không quân Indonesia cũng đã mua tên lửa X-29T mang hệ thống dẫn đường hiện đại để sử dụng chủ yếu trên máy bay tiêm kích Su-27SKM. Tuy nhiên, đến nay, loại tên lửa này vẫn chưa một lần được đưa ra thử nghiệm. Trong số 10 chiếc Su của Không Quân Indonesia thì 8 chiếc có thể tiếp nhiên liệu từ trên không.

Indonesia sẽ không mua máy bay tiếp dầu từ trên không chuyên dụng IL-78 của Nga bởi hiện nay nước này sở hữu máy bay tiếp dầu trên không cải tiến KC-130 có khả năng tiếp nhiên liệu cho cả máy bay tiêm kích dòng Sukhoi.

Theo nguồn tin từ Không quân Indonesia, 2 chiếc Su-27 sẽ được hiện đại hóa đến chuẩn Su-27SKM, nhưng kế hoạch này chưa được xem xét. Su-27SK với vai trò là máy bay huấn luyện tác chiến, hoàn toàn đáp ứng mọi yêu cầu của không quân dù sau mỗi đợt huấn luyện, Su-27 phải được bảo dưỡng.

Ở các giai đoạn tiếp theo (2015-2019 và 2020-2024), Không quân Indonesia sẽ tập trung vào việc mua máy bay tiêm kích 2 động cơ, và công ty Sukhoi là công ty sáng giá nhất.

Theo thông báo, trong hợp đồng mua máy bay tiêm kích Su từ năm 2003, Indonesia chỉ mua máy bay mà không mua các hệ thống vũ khí. Máy bay tiêm kích Su-30MK2 của Không quân Indonesia chỉ có tên lửa “không đối không” tầm ngắn và tên lửa Kh-29T.

Ở tất cả các bức ảnh chụp được về máy bay Su-27SKM và Su-30MKK/MK2 chỉ thấy có mỗi Su-27SKM là có giá treo bom không điều khiển, còn Su-30MKK/MK2 không có. Tất cả các loại máy bay tiêm kích của Không quân Indonesia đều thuộc biên chế của phi đội bay số 11.




Không quân Indonesia đã nhận 3 chiếc trực thăng tấn công Mi-35P của Nga


Không chỉ quan tâm đến máy bay tiêm kích, hiện nay, Indonesia còn là nhà đặt hàng trực thăng tấn công Mi-35P của Nga.

Cho đến thời điểm này, Indonesia đã nhận được 3 Mi-35P. Bên cạnh việc mua mới, Indonesia cũng đang xem xét và tính đến khả năng tự nghiên cứu và chế tạo máy bay trực thăng tấn công cho riêng mình.

Một trong số các mô hình máy bay trực thăng tấn công tự chế của Indonesia đã được “trình làng” tại triển lãm Indo Defense. Tuy nhiên, đây mới chỉ dừng lại ở mô hình chứ trên thực tế vẫn chưa có biến thể nào được chế tạo.


[BDV news]


Thứ Bảy, 28 tháng 5, 2011

>> Indonesia mua 16 T-50 Đại bàng Vàng



Trong lễ ký ở Jakarta, công ty Korea Aerospace Industry (KAI) đã ký hợp đồng với Bộ Quốc phòng Indonesia cung cấp 16 máy bay huấn luyện phản lực T-50 Golden Eagle, tổng trị giá ước 400 triệu USD.

Tháng 4.2011, KAI đã được chọn làm nhà thầu ưu tiên trong cuộc đấu thầu bán máy bay huấn luyện phản lực mới cho Không quân Indonesia. Trong quá trình đàm phán sau đó, hai bên đã thảo luận các điều kiện và thời hạn giao hàng, trang thiết bị mặt đất, việc bảo dưỡng kỹ thuật và cung cấp phụ tùng.

Theo Korea Herald, hợp đồng vừa ký sẽ có hiệu lực ngay sau khi Bộ Tài chính Indonesia và Ngân hàng Xuất-nhập khẩu Hàn Quốc hoàn tất đàm phán khía cạnh tài chính của hợp đồng. Nếu tất cả các thủ tục được hoàn tất thuận lợi thì hợp đồng này là thương vụ xuất khẩu đầu tiên máy bay T-50.


Hiện nay, T-50 chỉ dùng để huấn luyện phi công tiêm kích của Không quân Hàn Quốc. Trước đó, T-50 đã thua máy bay M-346 Master của Italia trong các cuộc đấu thầu mua máy bay huấn luyện phản lực của không quân UAE và Singapore.

Những chiếc T-50 đầu tiên sẽ được bàn giao cho Indonesia vào năm 2013. T-50 sẽ thay thế các máy bay huấn luyện-chiến đấu vũ Hawk Mk.53 của Không quân Indonesia vốn dự kiến bị loại bỏ trong năm 2011.

Tham dự cuộc thầu, ngoài KAI, còn có Embraer (Brazil), Alenia Aermacchi Italia), Aero Vodochody (Czech) và Rosoboronoexport với các máy bay lần lượt là EMB-314 Super Tucano, M-346 Master, L-159B ALCA và Yak-130. Trong một thời gian dài, 2 loại máy bay Yak-130 của Nga và L-159B của Czech được Indonesia xem như phương án thay thế có thể cho Hawk. Năm 2010, Indonesia đã 2 lần công bố Embraer thắng thầu. Vì thế, việc lựa chọn T-50 là một bất ngờ lớn.

T-50 đã được đưa vào tham gia tranh thầu cùng với sự củng cố quan hệ quốc phòng Hàn Quốc-Indonesia. Hai bên đã ký hợp đồng hợp tác phát triển tiêm kích KF-X thế hệ 4.5.

Trước đó, KAI tuyên bố, T-50 được chọn trong điều kiện cạnh tranh ác liệt với các máy bay khác và công ty hy vọng thương vụ với Indonesia sẽ có hiệu ứng tích cực khi đàm phán bán T-50 cho Israel, Ba Lan, Mỹ và Ấn Độ.

Quân đội Indonesia cùng từng tuyên bố không loại trừ khả năng mua máy bay huấn luyện của một hãng dự thầu khác sau khi ký hợp đồng với hãng thắng thầu.

T-50 do KAI hợp tác với Lockheed Martin (Mỹ) phát triển trong một dự án 13 năm, trị giá khoảng 2.000 tỷ won (1,8 tỷ USD). Theo KAI, việc sử dụng Golden Eagle cho phép giảm 20% giờ bay và 30% thời gian huấn luyện.

T-50 Golden Eagle 2 chỗ ngồi, có khả năng đạt tốc độ đến 1.700 km/h, tầm bay đến 1.900 km. Thiết bị avionics, các hệ thống điều khiển bay và cánh của T-50 do Lockheed Martin sản xuất. T-50 được trang bị động cơ F404 của General Electric (Mỹ).

Ngoài nhiệm vụ huấn luyện, Không quân Indonesia còn dự định sử dụng T-50 làm tiêm kích hạng nhẹ.
[VietnamDefence news]


Chủ Nhật, 1 tháng 5, 2011

>> Indonesia hạ thủy chiến hạm tên lửa nội địa



Quân đội Indonesia vừa hạ thủy chiến hạm mang tên lửa nội địa KRI Clurit, nhằm tăng cường khả tuần tra bảo vệ trên biển của nước này.



Theo đó, Bộ trưởng Quốc phòng Indonesia Purnomo Yusgiantoro đã trực tiếp ra lệnh hạ thủy chiến hạm chế tạo trong nước, KRI Clurit, tại cảng hàng hóa Ampar Batu, Batam, tỉnh Riau Islands, Indonesia.

Chiến hạm KRI Clurit, dài 40m, là chiến hạm mang tên lửa cao tốc, do PT Palindo Marine thiết kế và chế tạo nhằm trợ giúp đảm bảo an ninh vùng biển khu vực phía Tây của Indonesia, hãng thông tấn Antara News cho hay.



Mô hình chiến hạm KRI Clurit.


“Với chiến hạm KRI-Clurit, Indonesia sẽ bảo vệ vùng biển của mình bằng tàu hải quân được đóng trong nước. Chúng ta sẽ không cần nhận viện trợ tàu hải quân từ nước ngoài nữa”, Bộ trưởng Yusgiantoro phát biểu.

Ngoài ra, Bộ trưởng Yusgiantoro cho biết thêm, tàu ngầm và tàu khu trục nội địa cũng sẽ sớm được bổ sung biên chế cho Hải quân Indonesia.

Theo Tổng Tham mưu trưởng Quân đội Indonesia (TNI), Đô đốc Agus Suhartono, Hải quân Indonesia đã đặt đơn mua hai tàu tên lửa KCR-40 và có thể được biên chế hoạt động ở vùng biển phía Tây.


[BDV news]


Thứ Năm, 14 tháng 4, 2011

>> Indonesia và Hàn Quốc cam kết phát triển KF-X



[BDV news] Chương trình hợp tác phát triển chung máy bay tiêm kích thế hệ mới KF-X giữa Indonesia và Hàn Quốc sẽ được ký kết trong tháng 4/2011.

Hàn Quốc và Indonesia đã ký một bản dự thảo xác định danh mục các chương trình mà hai quốc gia sẽ thực hiện trong vòng 10 năm để phát triển tiêm kích KF-X.

Bản dự thảo này được ký vào ngày 13/3/2011 trong chuyến thăm Indonesia của đoàn đại biểu cấp cao quân đội Hàn Quốc.

Đây là kết quả của biên bản ghi nhớ về việc hợp tác phát triển một máy bay tiêm kích chung giữa Hàn Quốc và Indonesia vào tháng 7/2010.

Hợp đồng chính thức cho chương trình phát triển tiêm kích chung này sẽ được ký kết trong tháng 4/2011 với các điều khoản chi tiết cho việc hợp tác phát triển tiêm kích KF-X.



Hình mẫu khí động học của tiêm kích KF-X.


Theo một báo cáo cho biết, Indonesia đã đồng ý tài trợ 20% kinh phí cho chương trình. Phía Hàn Quốc sẽ tài trợ 60% kinh phí, hai chính phủ đang hy vọng rằng phần kinh phí còn lại sẽ được tài trợ bởi các nhà thầu trong và ngoài nước quan tâm đến dự án.

Tổng kinh phí cho chương trình phát triển bản thiết kế khí động học, đánh giá tính năng cùng với sản xuất nguyên mẫu thử nghiệm là 4,1 tỷ USD. Tổng kinh phí cho toàn bộ chương trình phát triển vào khoảng 8 tỷ USD.

Hàn Quốc đã theo đuổi chương trình phát triển tiêm kích KF-X từ năm 2001, nhằm phát triển một máy bay tiêm kích hiện đại. Máy bay mới được kỳ vọng sẽ có được các đặc tính hiện đại như Rafale của Pháp, hay EF-2000 Typhoon của Châu Âu, thậm chí là có thể so sánh với F-35 Lighting II của Mỹ.


KF-X sẽ có khả năng mang vũ khí bên trong khoang để tăng khả năng tàng hình, bên cạnh đó còn có thể mang các vũ khí ở ngoài thân.


Dự kiến nguyên mẫu KF-X sẽ được trình làng vào năm 2020, tổng số lượng đặt hàng cho cả hai bên Hàn Quốc và Indonesia vào khoảng 120 chiếc, và có thể nhiều hơn tùy thuộc vào năng lực của máy bay.

Thông tin chi tiết về thỏa thuận không được tiết lộ, tuy nhiên một số ý kiến cho rằng, công ty hàng không vũ trụ Dirgantara Indonesia sẽ là nhà thầu chính phía Indonesia cho chương trình phát triển này. Nhiều khả năng đây cũng sẽ là cơ sở thiết kế và sản xuất chính cho chương trình tiêm kích KF-X.

Phía Hàn Quốc nhiều khả năng sẽ có sự tham gia chính của Cơ quan mua sắm quốc phòng Hàn Quốc DAPA. Một số nguồn tin từ Bộ Quốc phòng Hàn Quốc cho biết, Thỗ Nhĩ Kỳ đang xem xét tham gia vào chương trình KF-X.



Thứ Tư, 13 tháng 4, 2011

>> Sức mạnh Không quân Indonesia



[BDV news] Indonesia đang bắt đầu khôi phục lại các lực lượng vũ trang vốn danh tiếng một thời.

Trong kế hoạch “khoác cho quân đội bộ áo mới”, bước đầu giới chức Indonesia tập trung khôi phục lại lực lượng không quân với khoản kinh phí lên đến 150.000 tỷ rupi cho kế hoạch 5 năm tới.

Đồng thời, Indonesia không ngần ngại tuyên bố sẽ tăng số lượng các cuộc tập trận quân sự trên không để nâng cao khả năng tác chiến.

Để thực hiện kế hoạch khôi phục sức mạnh cho không quân, Indonesia dự định sẽ mua sắm các loại máy bay mới, các trang thiết bị kỹ thuật quân sự của các nước châu Âu, Mỹ và Nga.

Sau đỉnh cao là khủng hoảng
Không quân Indonesia được thành lập từ năm 1946, tiền thân là một quân chủng với số lượng nhân sự và sức mạnh khá khiêm tốn.

Đầu những năm 1960, dù đảng Cộng sản Indonesia không nắm quyền, nhưng vẫn có một uy tín chính trị tương đối cao và ảnh hưởng lớn đến chính sách quốc phòng. Dựa vào đó, Indonesia đã tăng cường hợp tác quân sự với Trung Quốc và Nga. Nhờ vậy, Indonesia đã đầu tư sức mạnh cho lực lượng không quân của mình.



MiG-17 trong biên chế Không quân Indonesia.


Cụ thể, năm 1961, Indonesia trở thành khách hàng thứ hai của Liên Xô mua máy bay ném bom Tu-16. Ngoài ra, Indonesia tích cực mua sắm các loại máy bay hiện đại khi đó, như MiG-15, MiG-17, MiG-19, MiG-21, Il-28, An-12, La-11 và trực thăng Mi-4, Mi-6... Các loại máy bay này được sử dụng trong khoảng thời gian khá lâu cùng thời với với Ту-2, B-25 Mitchel, A-26 Invader, P-51 Mustang, C-47 Dakota.

Với sức mạnh tiềm năng khá lớn (hơn 400 máy bay và trực thăng), đến cuối năm 1965, không quân Indonesia đã trở thành lưc lượng không quân có uy lực mạnh nhất ở nam bán cầu.

Tuy nhiên, thời kỳ hưng thịnh đã nhanh chóng lụi tàn vào năm 1966, khi Thiếu tướng Khadzi Mukhammed Sukharto lên nắm quyền, làm đóng băng quan hệ của Indonesia với các nước thuộc phe XHCN. Điều này khiến các lực lượng vũ trang mất đi khả năng mua sắm các trang thiết bị kỹ thuật và thiết bị phụ trợ mới.

Đầu những năm 1970, Không quân Indonesia tuyên bố, chỉ 20% máy bay trong trang bị có thể thực hiện các chuyến bay, số còn lại đã không thể hoạt động và cần phải sửa chữa.

Năm 1970, tất cả các loại máy bay MiG-15, MiG-17, MiG-19, MiG-21 và Tu-16, muộn hơn nữa là B-25 và P-51 bị loại khỏi biên chế.


Những "chiến binh" tạo nên đỉnh cao sức mạnh một thời của Không quân Indonesia lần lượt bị loại khỏi biên chế. Trong ảnh là máy bay ném bom Tu-16 của Không quân Indonesia.


Trên thực tế, trong thời gian hàng chục năm, Không quân Indonesia được liệt vào loại kém nhất trong khu vực.

Tình hình có vẻ được cải thiện đôi chút vào cuối những năm 1970 khi Austrailia chuyển giao cho Indonesia một vài máy bay tiêm kích F-86 Sabre. Sau đó, Indonesia đã “tậu” được của Anh các máy bay huấn luyện chiến đấu BAE Hawk Mk.53. Cuối những năm 1980, không quân nước này đã mua của Mỹ và Israel các máy bay tấn công A-4 Skyhawk và máy bay tiêm kích F-5E/F Tiger II. Năm 1989, Indonesia mua thêm của Mỹ 12 máy bay tiêm kích F-16 Fighting Falcon.

Indonesia đã tổ chức nhiều vụ thầu cung cấp máy bay chiến đấu và vận tải. Cụ thể, không quân nước này có kế hoạch sở hữu 60 máy bay tiêm kích F-16, 24 Su-30KI và một vài BAE Hawk. Nhưng kế hoạch này ngay lập tức đã bị tiêu tan vào năm 1992 khi Mỹ tuyên bố cắt đứt hợp tác quân sự với Indonesia với lý do Indonesia đã tiến hành các hoạt động quân sự tại Đông Timor, tây Papua và Achekh. Sau Mỹ, nhiều nước châu Âu đã cắt đứt quan hệ ngoại giao, kinh tế và quân sự với nước này.

Cùng với lệnh cấm vận, hậu quả của cuộc khủng hoảng tài chính châu Á đã tước đi hoàn toàn khả năng mua sắm các trang thiết bị quân sự và thiết bị ở thị trường bên ngoài của Indonesia. Chính vì vậy, không quân Indonesia lâm vào khủng hoảng, yếu kém.

Hiện nay, trong trang bị của không quân có 330 máy bay và trực thăng huấn luyện, huấn luyện - chiến đấu, chiến đấu, vận tải. Trong số các loai máy bay trên, theo các đánh giá khác nhau, chỉ có 150-260 có thể hoàn thành các chuyến bay. Và tất cả các loại máy bay này cần sửa chữa và hiện đại hoá.

“Vươn vai thức giấc” mạnh mẽ
Năm 2005, khi Chính phủ Indonesia và lãnh đạo nhóm nổi dậy “Acher tự do” ký thảo hiệp hoà bình, Mỹ đã bãi lệnh cấm vận vũ khí cho nước này. Nhờ vậy, Không quân Indonesia có những bước khởi sắc.

Theo số liệu của Flightglobal MiliCAS, trong trang bị của Không quân Indonesia chỉ còn 194 máy bay và trực thăng có thể cất cánh (1).

Vào tháng 3/2011, Tư lệnh không quân Indonesia, Imam Sufaat tuyên bố, không quân cần tăng số lượng các trang thiết bị kỹ thuật, bởi trong 5 năm tới đất nước sẽ tiến hành nhiều chiến dịch quân sự.

Theo kế hoạch này, không loại trừ khả năng Indonesia sẽ tiếp tục tham gia các chiến dịch hoà bình của Liên Hợp Quốc (2).

Với kế hoạch phát triển không quân trong 5 năm tới, Indonesia dự định chi khoản ngân sách 150.000 tỷ rupi, tương đương 17 tỷ USD. 2/3 số tiền trên sẽ lấy từ ngân sách quốc gia, số còn lại Bộ Quốc phòng sẽ nhận dưới dạng thanh toán tín dụng.


Không quân Indonesia ngày càng có nhiều hoạt động hợp tác quốc phòng.


Với số tiền này, Indonesia sẽ mua các máy bay tiêm kích mới, máy bay vận tải quân sự, trực thăng tìm kiếm cứu hộ và hiện đại hoá các trang thiết bị kỹ thuật hàng không hiện có trong trang bị.

Không quân nước này dự định hiện đại hoá 4 Su-27SK và Su-30MK biến thể SKM và MK2, 10 máy bay tiêm kích F-16A/B, tiến hành đại tu 15 máy bay tiêm kích F-15E.

Tháng 1/2011, Indonesia đã ký hợp đồng với công ty Arinc Engineering của Mỹ hiện đại hoá 5 máy bay vận tải quân sự C-130B. Dự kiến, các máy bay này sẽ được trang bị các thiết bị hàng không mới và vỏ khác, chuyển giao cho không quân Indonesia trong thời gian 3 năm tới.

Ngoài ra, không quân Indonesia đang xem xét khả năng mua đến 6 máy bay vận tải quân sự C-27J Spartan hoặc Casa CN-295. Dự kiến, việc mua sắm máy bay sẽ được thực hiện trong khuôn khổ đấu thầu.

Ngày 21/3/2011, theo thông báo, Công ty hàng không Indonesia Garuda đã bán cho không quân nước này 2 máy bay vận tải đã qua sử dụng B737-400. Không quân sẽ sử dụng để vận chuyển quân đổ bộ.


Không quân Indonesia có những bước tiến mạnh mẽ thời gian gần đây. Trong ảnh là một phi đội F-16 trong biên chế Không quân Indonesia.


Hiện nay, Indonesia tiến hành đàm phán với Mỹ mua 24 máy bay tiêm kích đã qua sử dụng F-16A/B Block 25. Bộ Quốc phòng Mỹ trước đó đã đề xuất viện trợ miễn phí cho Indonesia các máy bay này với điều kiện sau khi nhận được máy bay nước này, Indonesia phải thuê các công ty Mỹ sửa chữa và hiện đại hoá.Indonesia đã thông qua đề xuất của Mỹ và tuyên bố rằng, việc hiện đại hoá các máy bay Mỹ “cho không” sẽ rẻ hơn mua 6 chiếc F-16C/D Block 52 mới như dự kiến.

Ngoài ra, Indonesia đã gửi yêu cầu không chính thức đến Anh để mua 24 máy bay tiêm kích Eurofighter Typhoon. Nếu đề xuất này được chính phủ Anh tán thành thì tổng giá trị của hợp đồng sẽ lên tới 5 tỷ bảng, tương đương 8,1 tỷ USD.

Để thực hiện kế hoạch hiện đại hoá không quân, ngoài những đối tác trên, Indonesia còn đặc biệt quan tâm đến nhà cung cấp truyền thống – Nga.


Indonesia nhập khẩu máy bay chiến đấu Su-30MK của Nga.


Bộ Quốc phòng Indonesia tuyên bố trong 10 năm tới sẽ mua 180 máy bay tiêm kích Sukhoi để thành lập 10 phi đội bay.

Tháng 9/2010, Indonesia tuyên bố đã mua thêm 6 tiêm kích Su-30MK2. Trong tương lai, máy bay tiêm kích của Nga sẽ là lực lượng nòng cốt trong thành phần máy bay chiến đấu của không quân Indonesia.

Tháng 6/2010, Indonesia đã ký thoả thuận tham gia dự án chung với Hàn Quốc chế tạo máy bay tiêm kích tàng hình KF-X thế hệ "4++".

KF-X thế hệ "4++" sẽ được chế tạo bằng cách sử dụng công nghệ tàng hình và theo sự mô tả kỹ thuật, nó có khả năng vượt trội so với máy bay Rafale và Typhoon, tuy nhiên không thể sánh được với tiêm kích F-22 Raptor và F-35 Lightning II.

Với việc tham gia dự án chung với Hàn Quốc, không quân Indonesia dự định sẽ sở hữu 50 máy bay tiêm kích KF-X.

(1) Cụ thể là các loại máy bay tiêm kích F-16A, Hawk Mk.209, Mirage 2000, Su—27SK/SKM, Su-30МК/МК2, máy bay tấn công OV-10 Bronco, máy bay tuần tiễu B737MPA, CN-235MPA, máy bay tiếp dầu KC-130B, máy bay vận tải C-130B/H/L-100 Hercules, C-212 Aviocar, Casa CN-235, Fokker F-27 Friendship, Pilatus PC-6 Porter, trực thăng tấn công đa năng AS332 Super Puma, Bell 412, EC725 Super Cougar và SA330 Puma.

Ngoài ra, không quân nước này còn trang bị máy bay trực thăng huấn luyện EC120B Colibri, máy bay SF.260, F-16B, Hawk Mk.53, Hawk Mk.109, KT-1 Ungbi và T-34 Mentor.

(2) Trước đó, với tư cách là thành viên, Indonesia đã tham gia các chiến dịch của Liên Hợp Quốc tại nước Cộng hoà Dân chủ Congo, Lebanon, chiến dịch thứ nhất và thứ hai tại Somali, Bosnia và Campuchia. Ngoài ra, quân đội nước này còn tham gia chế áp du kích tại Tây Papua.


Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang