Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: Quân đội Nhân dân

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Hiển thị các bài đăng có nhãn Quân đội Nhân dân. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Quân đội Nhân dân. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Tư, 25 tháng 5, 2011

>> 'Trục tam giác' Trung-Nhật-Hàn xoay vần thế giới?



Hội nghị thượng đỉnh lần thứ 4 Trung Quốc - Hàn Quốc - Nhật Bản tại Thủ đô Tokyo mang ý nghĩa đặc biệt khi diễn ra trong bối cảnh Nhật Bản đang “oằn mình” khắc phục thảm họa động đất, sóng thần và rò rỉ phóng xạ.


Dù vẫn còn những bất đồng trong tranh chấp lãnh thổ song những động thái của các nhà lãnh đạo cấp cao thể hiện trong Hội nghị lần này cho thấy, ba nước đang nỗ lực xích lại gần nhau và xây dựng mối quan hệ “kiềng ba chân” vững chãi tại khu vực Đông Á và trên trường quốc tế.

Hóa giải bất đồng

Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Dương Khiết Trì cho biết, Hội nghị thượng đỉnh Trung - Nhật - Hàn tổ chức lần đầu năm 2008 với hy vọng kết giao quan hệ hợp tác toàn diện giữa ba nước.

Trải qua ba lần tổ chức, Hội nghị lần này thực sự đạt được những thỏa thuận chiến lược, giúp ba nước hóa giải phần lớn những bất đồng, căng thẳng trước đây; đồng thời, tập trung tái khẳng định kế hoạch thành lập Ban Thư ký thường trực cho hội nghị thượng đỉnh trong năm 2011, nhằm từng bước thúc đẩy hợp tác ba theo hướng cơ chế hóa.

Kế hoạch này được ghi trong Bản ghi nhớ tại hội nghị năm 2010 theo đề xuất của ông Lee Myung-bak.


Trong Hội nghị lần này, quan hệ hợp tác Trung - Nhật - Hàn không chỉ có tầm ảnh hưởng với khu vực Đông Bắc Á, mà còn mở rộng ra tầm quốc tế.

Ba nước cũng thảo luận và đạt được những thỏa thuận chung về Hiệp định Khu vực thương mại tự do Nhật - Trung - Hàn. Trên thực tế, ba nước ký kết hiệp định thương mại tự do (FTA) với nhiều nước khác, nhưng giữa họ với nhau - vẫn ở thì tương lai?

Đại diện Bộ Ngoại giao Hàn Quốc cho biết, những thỏa thuận chiến lược trong Hội nghị lần này sẽ góp phần thúc đẩy mối quan hệ “kiềng ba chân” giữa những nền kinh tế tiêu biểu - nước công nghiệp hóa mới nổi (Hàn Quốc), nền kinh tế lớn thứ hai (Trung Quốc) và lớn thứ ba thế giới (Nhật Bản) phát huy tối đa tác dụng vì sự thịnh vượng chung của khu vực và toàn thế giới.

Cùng với việc các nguồn năng lượng tự nhiên ngày càng khan hiếm và những tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu, trong Hội nghị lần này, các nước hướng tới phát triển công nghệ hạt nhân phục vụ mục đích hòa bình, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và bảo vệ môi trường. Đây là một hướng đi đúng đắn vì lợi ích quốc gia cũng như bảo vệ mái nhà chung của trái đất.

Chung tay tái thiết Nhật Bản

Một thỏa thuận quan trọng cũng được nêu ra trong tuyên bố chung của Hội nghị là hợp tác ba bên tái thiết nước Nhật sau thảm họa và đảm bảo an toàn năng lượng hạt nhân.

Trước đó, Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo, Tổng thống Hàn Quốc Lee Myung-bak và Thủ tướng nước chủ nhà Naoto Kan ngày 21/5 tới thăm Đông Bắc Nhật Bản để động viên người dân và bày tỏ ủng hộ đối với những nỗ lực phục hồi sau thảm họa kép hồi tháng 3 của nước này.


Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo gửi lời sẻ chia và động viên tinh thần tới người dân Nhật Bản.

Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo cho rằng, Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc là ba nước láng giềng gần kề nhau nên hợp tác, chung tay vực dậy Nhật Bản sau thảm họa là nghĩa vụ và trách nhiệm của ba nước.

Trong khi đó, Tổng thống Hàn Quốc Lee Myung-bak cũng đánh giá cao tinh thần đoàn kết, khả năng tái thiết nhanh chóng của Nhật Bản và nhấn mạnh sẵn sàng hợp tác trong công cuộc tái thiết của Nhật Bản.

Đặc biệt, trong cuộc hội đàm giữa Thủ tướng Naoto Kan và Tổng thống Lee Myung-bak ngày 22/5, phía Hàn Quốc cam kết cử đoàn đại biểu gồm các quan chức Chính phủ và nhà doanh nghiệp tới Nhật Bản, hội đàm với nội các và các tập đoàn kinh tế Nhật về các phương án khôi phục đất nước.

Lần lượt, những tuyên bố chung về việc ba nước chung tay hợp tác trong lĩnh vực tái thiết Nhật Bản sau thảm họa được công khai trước giới truyền thông. Theo Tân hoa xã, ba nhà lãnh đạo nhất trí tăng cường các biện pháp ngăn chặn thiệt hại do những đồn thổi về hàng hóa nhiễm xạ của Nhật Bản; đồng thời, tăng cường hợp tác trao đổi thông tin, thiết lập cơ chế thông tin sớm về các trường hợp khẩn cấp liên quan đến các nhà máy điện hạt nhân, bắt đầu thảo luận về trao đổi chuyên gia… nhằm xây dựng lòng tin lẫn nhau, đảm bảo an toàn trong vận hành và xử lý sự cố nhà máy điện hạt nhân.

Theo nhận định của các nhà quan sát, động thái sẵn sàng chung tay hợp tác của Bắc Kinh và Seoul là đột phá giúp ba nước hóa giải những “khục khặc” trong vấn đề xử lý, khắc phục thảm họa và hình thành một mặt trận thống nhất ba bên trong công cuộc tái thiết nước Nhật.

Như vậy, những tuyên bố chung, những thỏa thuận đạt được sau Hội nghị thượng đỉnh lần thứ 4 này là dấu hiệu mới cho quan hệ chiến lược ở khu vực Đông Á nói riêng và cả châu Á nói chung.

Sự hợp tác ba bên này không chỉ chuyển tải tới thế giới thông điệp về một nước Nhật vẫn trong vòng an toàn, mà còn khẳng định sự vững chãi và tầm ảnh hưởng sâu rộng của mối quan hệ Trung - Nhật - Hàn trên toàn thế giới.

[BDV news]


Thứ Ba, 22 tháng 2, 2011

>> 'The NVA and Viet Cong'



"The NVA and Viet Cong" được minh họa bằng cả tranh minh họa vẽ màu và hình chụp tư liệu.

Công trình sưu tầm, phục dựng của nhóm tác giả và những tư liệu hình ảnh làm sáng rõ ý nghĩa tên gọi của bộ đội Cụ Hồ là Quân đội Nhân dân.

Quân đội Nhân dân nghĩa là đội quân gắn liền với nhân dân, trưởng thành từ nhân dân. Sự phát triển của trang phục, quân trang của QĐND cũng mang ý nghĩa đó. Vì vậy, khi nhân dân còn khổ, bộ đội chưa thể mặc đẹp.

Ngày nay, khi đời sống kinh tế phát triển, mức sống của người dân dần được nâng cao, tạo điều kiện cho Quân đội Nhân dân hiện đại hóa, trong đó, có cả việc trang bị quân trang, quân phục chuyên nghiệp, hội nhập với thế giới.

Dưới đây là một số hình ảnh về trang phục lực lượng vũ trang Việt Nam giới thiệu trong cuốn "The NVA and Viet Cong":



Quân đội Nhân Dân Việt Nam năm 1953 với súng trường MAS36 của Pháp.


Hình 1: Chiến sĩ Việt Minh ở Hà Nội năm 1954 với quân trang, quân dụng. Hình 2: Chiến sĩ quân đội Nhân dân Việt Nam ở Hà Nội năm 1955


Chiến sĩ du kích thuộc Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam (PLAF) ở Sài Gòn năm 1968. Hình 3 trong ảnh là huy hiệu của chiến sĩ Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam.


Phi công trong lực lượng Không quân Nhân dân Việt Nam năm 1972


Hình 1:Trung úy pháo binh; Hình 2: Sĩ quan pháo binh; Hình 3: Hạ sĩ quan pháo binh;


Nhân viên Bộ nội vụ (Công an Nhân dân) đầu những năm 1980. Hình trên: huy hiệu Công An gắn trên mũ.


Trung úy của QĐND Việt Nam năm 1987. Từ trên xuống:huy hiệu gắn trên mũ của chiến sĩ - sĩ quan - tướng trong QĐND.


Hải quân Việt Nam và các cấp bậc trong Hải quân năm 1988.


Cấp bậc ở những binh chủng khác nhau của QĐND Việt Nam năm 1982 xuất hiện trong "The NVA and Viet Cong"


Hình chụp mũ của QĐND Việt Nam (trên) và mũ của chiến sĩ du kích PLAF.


Hai loại giày dùng trong chiến đấu của QĐND Việt Nam. Trong trang sách này, các tác giả có sự nhầm lẫn khi nói Đại tướng Võ Nguyên Giáp là "cha đẻ" Quân đội Nhân dân Việt Nam. Trên thực tế, chủ tịch Hồ Chí Minh là người sáng lập Quân đội Nhân dân Việt Nam, còn Đại tướng Võ Nguyên Giáp được coi là "người anh cả" của quân đội.


Trong quá trình hiện đại hóa, quân phục của cán bộ, chiến sĩ QĐND Việt Nam ngày càng chuyên nghiệp.



(tổng hợp)

Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang