Thủ tướng Yoshihiko Noda, thủ tướng thứ 6 của Nhật Bản trong vòng 5 năm qua, sẽ phải đối phó với một núi khó khăn trong nước. Đó là phải tiếp tục khắc phục thảm hoạ sóng thần, cuộc khủng hoảng hạt nhân và một nền kinh tế trì trệ, đầy khó khăn. Chính vì vậy mà có thể hiểu được điều cuối cùng ông mong muốn là có một quan hệ xấu với Trung Quốc, bạn hàng lớn nhất của Nhật Bản. Tuy nhiên tin ông Noda lên làm thủ tướng được đánh giá một cách thận trọng ở Trung Quốc. Báo chí Trung Quốc đăng tải rộng rãi những phát biểu của ông bảo vệ ngôi đến ở Tokyo tôn vinh những người chết trong chiến tranh thế giới thứ 2 bao gồm cả những tội phạm chiến tranh loại A như Hideki Tojo và quan điểm cho rằng tăng cường sức mạnh quốc phòng của Bắc Kinh tạo ra bất ổn cho khu vực. Tờ Hoàn Cầu đã bình luận rằng: “Một diều hâu sẽ trở thành thủ tướng mới của Nhật Bản". Trong nước, ông Noda được coi là một nhà tài chính thông minh xuất thân từ gia đình khiêm tốn. Là cựu bộ trưởng tài chính, ông Noda rất có thể sẽ tập trung vào giải quyết những thách thức to lớn trước mắt, trước hết là vực lại nền kinh tế trì trệ và cắt giảm món nợ khổng lồ quốc gia. Nhưng giới truyền thông Trung Quốc đã mô tả ông như là một người theo chủ nghĩa dân tộc hữu khuynh và dự đoán quan hệ Trung - Nhật sẽ bước vào giai đoạn khó khăn, phức tạp. Thậm chí một số tờ báo có tư tưởng tự do hơn đã nhấn mạnh đến những ý kiến của ông, lần đầu đưa ra năm 2005 và được tái khẳng định đầu tháng 9/2011, là không nên coi những lãnh tụ thời chiến được thờ trong đền Yasukuni ở Tokyo là những tội phạm chiến tranh. Những chuyến viếng thăm ngôi đền Yasukuni của các chính khách thường trọc giận các nước láng giềng của Nhật Bản. Các chuyển viếng thăm đền của cựu thủ tướng Junichiro Koizumi đã gây ra một thời kỳ băng giá quan hệ 5 năm với Trung Quốc và Hàn Quốc. Một ngày sau khi ông Noda được bầu làm Chủ tịch đảng Dân chủ cầm quyền và sẽ được đưa ra bỏ phiếu tại quốc hội, cơ quan ngôn luận của Trung Quốc đã cảnh báo ông không bỏ qua “những lợi ích cốt lõi” của Bắc Kinh. Trong một bài bình luận với lời lẽ gay gắt, Tân Hoa Xã đòi ông Noda không được đến thăm đền Yasukuni và nói rằng Tokyo cần phải công nhận đòi hỏi của Bắc Kinh đối với các đảo đang bị Nhật Bản kiểm soát ở Đông Hải như Đảo Senkaku, hay Điếu Ngư Đài theo tiếng Trung Quốc. Năm 2010, quan hệ giữa 2 nước xấu đi trầm trọng khi một thủy thủ tàu đánh cá của Trung Quốc bị Nhật Bản bắt (sau đó được thả) khi chiếc tầu này cọ sát với một tầu tuần tra của Nhật Bản trong khu vực biển tranh chấp gần hòn đảo này. Tranh chấp lãnh thổ giữa 2 nước có thể sẽ lại xảy ra. Thời gian qua, 2 tàu ngư chính của Trung Quốc đã đi vào vùng biển tranh chấp gần quần đảo này và Nhật Bản đã lên tiếng phản đối. Ông Noda đã đưa ra một đề cập rõ ràng về Trung Quốc trong các bình luận của ông trong một cuộc họp báo chung của cả 5 ứng cử viên vào chức Thủ tướng khi ông nói rằng:” "Trong số các nước láng giềng của chúng ta, có một quốc gia đang pha trộn sự tăng trưởng kinh tế với chủ nghĩa dân tộc." Ông nói thêm rằng Nhật Bản “đã tạo ra một hình ảnh yếu khi nói đến vấn đề lãnh thổ. Chúng tôi không cần phải có tiến bộ, nhưng chúng ta cần được chuẩn bị trong trường hợp điều gì đó sẽ xảy ra". Năm 2011, ông Noda và những người khác trong nội các của cựu thủ tướng Naoto Kan đã không đến thăm Đền Yassukumi. Các nhà phân tích ở Nhật Bản tin rằng khi trở thành thủ tướng, ông Noda cũng sẽ không đến thăm ngôi đền này, hoặc đưa ra bất kỳ một tuyên bố mạnh mẽ nào về các tội phạm chiến tranh hay về quá khứ chiến tranh của Nhật Bản. Tân Thủ tướng Nhật Yoshihiko Noda. Ông Naoto Nonaka - giáo sư chính trị tại ĐH Gakushuin ở Tokyo nói : "Không có lý do gì để ông ta sẽ phải có hành động về vấn đề này. Còn nhiều vấn đề khác phải làm”. Còn theo ông Koichi Nakano - giáo sư chính trị tại ĐH Sophia ở Tokyo, rất có thể ông Noda sẽ dịu giọng hơn về những bình luận cũ của mình. “Nhiều người đã học được một bài học về ‘kỷ nguyên băng giá’ của thủ tướng Koizumi.” “Ông ấy không có lợi ích trong việc làm phức tạp tình hình bằng cách tạo ra một bầu không khí căng thẳng trong lúc ông cần hợp tác với các nước châu Á để đưa Nhật Bản ra khỏi sa lầy kinh tế.” Trung Quốc đã vượt Mỹ để trở thành nước bạn hàng lớn nhất của Nhật Bản với 176 tỷ USD thương mại trong 6 tháng đầu năm 2011. Khi tầng lớp trung lưu của Trung Quốc phát triển, thị trường đang phát triển của Trung Quốc sẽ đem lại những tiềm năng lớn cho các nhà xuất khẩu Nhật Bản. Nhật Bản cũng đang phấn đấu để thu hút thêm khách du lịch Trung Quốc. Lương Vân Tương (Liang Yunxiang), một chuyên gia về Nhật Bản tại ĐH Bắc Kinh nói rằng những vấn đề về lịch sử và lãnh thổ đã trở thành các điểm nhạy cảm lâu năm, cũng như cá tính và thái độ của nhà lãnh đạo 2 nước đều có thể ảnh hưởng đến mối quan hệ rộng lớn hơn giữa 2 nước. Chuyên gia này nhận xét: “Ông Yoshihiko Noda vốn không thân thiện với Trung Quốc và đó không phải là một sự bắt đầu tốt đẹp.” Theo thông lệ, Thủ tướng Ôn gia Bảo đã chính thức gửi điện chúc mừng Thủ tướng Noda và kêu gọi 2 bên cùng nhau phấn đấu để thúc đẩy hợp tác. Jeff Kingston, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu châu Á - ĐH Tokyo nhận xét: Thủ tướng Noda cần phải cẩn thận hơn mỗi khi đề cập đến quan hệ lịch sử của Nhật Bản với châu Á. Nhưng ông kết luận: “Tôi không cho đây là một vấn đề lớn sẽ phá hoại quan hệ 2 nước. Nhưng tôi nghĩ là từ nay ông ấy sẽ thận trọng hơn”. "Rõ ràng là tương lai kinh tế của Nhật Bản sẽ gắn liền với sự trỗi dậy của Trung Quốc và việc mang mối quan hệ kinh tế lành mạnh ra làm con tin lịch sử không hay ho gì.” Về phần mình, Thủ tướng Noda nói rằng ông sẽ cố gắng tiến hành những thay đổi cần thiết và hy vọng có được một hệ thống chính trị hậu thuẫn ở Nhật Bản giúp ông làm được điều ấy. Nhưng với những gì ông thừa kế từ thủ tướng Kan, nhất là với một quốc hội chia rẽ và đảng cầm quyền của ông cũng đang chia rẽ, câu hỏi đặt ra là liệu nhiệm kỳ của ông có giống như 5 vị thủ tướng trước đây hay không? |
Hiển thị các bài đăng có nhãn Nhật Bản. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Nhật Bản. Hiển thị tất cả bài đăng
Thứ Năm, 8 tháng 9, 2011
>> Quan hệ Trung - Nhật xấu đi vì thủ tướng mới?
Thứ Tư, 25 tháng 5, 2011
>> 'Trục tam giác' Trung-Nhật-Hàn xoay vần thế giới?
Hội nghị thượng đỉnh lần thứ 4 Trung Quốc - Hàn Quốc - Nhật Bản tại Thủ đô Tokyo mang ý nghĩa đặc biệt khi diễn ra trong bối cảnh Nhật Bản đang “oằn mình” khắc phục thảm họa động đất, sóng thần và rò rỉ phóng xạ. Dù vẫn còn những bất đồng trong tranh chấp lãnh thổ song những động thái của các nhà lãnh đạo cấp cao thể hiện trong Hội nghị lần này cho thấy, ba nước đang nỗ lực xích lại gần nhau và xây dựng mối quan hệ “kiềng ba chân” vững chãi tại khu vực Đông Á và trên trường quốc tế. Hóa giải bất đồng Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Dương Khiết Trì cho biết, Hội nghị thượng đỉnh Trung - Nhật - Hàn tổ chức lần đầu năm 2008 với hy vọng kết giao quan hệ hợp tác toàn diện giữa ba nước. Trải qua ba lần tổ chức, Hội nghị lần này thực sự đạt được những thỏa thuận chiến lược, giúp ba nước hóa giải phần lớn những bất đồng, căng thẳng trước đây; đồng thời, tập trung tái khẳng định kế hoạch thành lập Ban Thư ký thường trực cho hội nghị thượng đỉnh trong năm 2011, nhằm từng bước thúc đẩy hợp tác ba theo hướng cơ chế hóa. Kế hoạch này được ghi trong Bản ghi nhớ tại hội nghị năm 2010 theo đề xuất của ông Lee Myung-bak. Trong Hội nghị lần này, quan hệ hợp tác Trung - Nhật - Hàn không chỉ có tầm ảnh hưởng với khu vực Đông Bắc Á, mà còn mở rộng ra tầm quốc tế. Ba nước cũng thảo luận và đạt được những thỏa thuận chung về Hiệp định Khu vực thương mại tự do Nhật - Trung - Hàn. Trên thực tế, ba nước ký kết hiệp định thương mại tự do (FTA) với nhiều nước khác, nhưng giữa họ với nhau - vẫn ở thì tương lai? Đại diện Bộ Ngoại giao Hàn Quốc cho biết, những thỏa thuận chiến lược trong Hội nghị lần này sẽ góp phần thúc đẩy mối quan hệ “kiềng ba chân” giữa những nền kinh tế tiêu biểu - nước công nghiệp hóa mới nổi (Hàn Quốc), nền kinh tế lớn thứ hai (Trung Quốc) và lớn thứ ba thế giới (Nhật Bản) phát huy tối đa tác dụng vì sự thịnh vượng chung của khu vực và toàn thế giới. Cùng với việc các nguồn năng lượng tự nhiên ngày càng khan hiếm và những tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu, trong Hội nghị lần này, các nước hướng tới phát triển công nghệ hạt nhân phục vụ mục đích hòa bình, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và bảo vệ môi trường. Đây là một hướng đi đúng đắn vì lợi ích quốc gia cũng như bảo vệ mái nhà chung của trái đất. Chung tay tái thiết Nhật Bản Một thỏa thuận quan trọng cũng được nêu ra trong tuyên bố chung của Hội nghị là hợp tác ba bên tái thiết nước Nhật sau thảm họa và đảm bảo an toàn năng lượng hạt nhân. Trước đó, Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo, Tổng thống Hàn Quốc Lee Myung-bak và Thủ tướng nước chủ nhà Naoto Kan ngày 21/5 tới thăm Đông Bắc Nhật Bản để động viên người dân và bày tỏ ủng hộ đối với những nỗ lực phục hồi sau thảm họa kép hồi tháng 3 của nước này. Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo gửi lời sẻ chia và động viên tinh thần tới người dân Nhật Bản. Trong khi đó, Tổng thống Hàn Quốc Lee Myung-bak cũng đánh giá cao tinh thần đoàn kết, khả năng tái thiết nhanh chóng của Nhật Bản và nhấn mạnh sẵn sàng hợp tác trong công cuộc tái thiết của Nhật Bản. Đặc biệt, trong cuộc hội đàm giữa Thủ tướng Naoto Kan và Tổng thống Lee Myung-bak ngày 22/5, phía Hàn Quốc cam kết cử đoàn đại biểu gồm các quan chức Chính phủ và nhà doanh nghiệp tới Nhật Bản, hội đàm với nội các và các tập đoàn kinh tế Nhật về các phương án khôi phục đất nước. Lần lượt, những tuyên bố chung về việc ba nước chung tay hợp tác trong lĩnh vực tái thiết Nhật Bản sau thảm họa được công khai trước giới truyền thông. Theo Tân hoa xã, ba nhà lãnh đạo nhất trí tăng cường các biện pháp ngăn chặn thiệt hại do những đồn thổi về hàng hóa nhiễm xạ của Nhật Bản; đồng thời, tăng cường hợp tác trao đổi thông tin, thiết lập cơ chế thông tin sớm về các trường hợp khẩn cấp liên quan đến các nhà máy điện hạt nhân, bắt đầu thảo luận về trao đổi chuyên gia… nhằm xây dựng lòng tin lẫn nhau, đảm bảo an toàn trong vận hành và xử lý sự cố nhà máy điện hạt nhân. Theo nhận định của các nhà quan sát, động thái sẵn sàng chung tay hợp tác của Bắc Kinh và Seoul là đột phá giúp ba nước hóa giải những “khục khặc” trong vấn đề xử lý, khắc phục thảm họa và hình thành một mặt trận thống nhất ba bên trong công cuộc tái thiết nước Nhật. Như vậy, những tuyên bố chung, những thỏa thuận đạt được sau Hội nghị thượng đỉnh lần thứ 4 này là dấu hiệu mới cho quan hệ chiến lược ở khu vực Đông Á nói riêng và cả châu Á nói chung. Sự hợp tác ba bên này không chỉ chuyển tải tới thế giới thông điệp về một nước Nhật vẫn trong vòng an toàn, mà còn khẳng định sự vững chãi và tầm ảnh hưởng sâu rộng của mối quan hệ Trung - Nhật - Hàn trên toàn thế giới. [BDV news] |
Thứ Tư, 11 tháng 5, 2011
>> Nhật, Mỹ đánh giá thấp tàu sân bay Trung Quốc
Tàu sân bay của Trung Quốc gần tiếp cận tới giai đoạn bố trí nhưng lại thiếu khả năng tác chiến và không được trang bị máy bay trên tàu sân bay! Tạp chí Ngoại giao của Nhật Bản ngày 5/5 đã đăng tải bài báo “Tàu sân bay Trung Quốc thiếu máy bay chiến đấu”, theo đó tàu sân bay này gần tiếp cận tới giai đoạn hoạt động nhưng lại thiếu khả năng tác chiến và không được trang bị máy bay trên tàu sân bay! Ngoài ra, đối với tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc hiện tại và tương lai, khả năng tiếp nhiên liệu trên không và tác chiến điện tử đối mặt với nhiều hạn chế. Theo báo cáo của phó chủ tịch hiệp hội vì hoà bình quốc tế của Mỹ Douglas H. Paal, Trung Quốc đã nỗ lực rất lớn trong việc cải thiện tàu sân bay Varyga được mua từ Ukraine (*) và đã tạo ra bước đột phá lớn trong công nghệ đóng tàu quân sự của nước này. Các chuyên gia quân sự Nhật Bản cho rằng Hải quân Trung Quốc muốn nâng cao sức mạnh của tàu sân bay phải trang bị cho con tàu này những máy bay chiến đấu tối tân và phải huấn luyện có bài bản một đội ngũ thủy thủ đoàn. Nhưng hiện nay Trung Quốc vẫn chưa có những khả năng này. Chưa tính những chi phí và nguồn nhân lực rất lớn, những quy hoạch chi tiết và hỗ trợ hậu cần cần thiết cho tàu sân bay hiện đại, Trung Quốc còn thiếu một số phần cứng quan trọng. Mô hình tàu sân bay của Trung Quốc trong tương lai và tàu sân bay hiện tại của Trung Quốc là hai khái niệm khác nhau. Để bảo đảm cho việc hoạt động thực tế và chiến đấu dài ngày trên biển, Hải quân Trung Quốc cần phát triển, xây dựng và triển khai hệ thống chỉ huy và kiểm soát dùng cho tàu sân bay, các loại máy bay chiến đấu, máy bay tiếp nhiên liệu trên không, máy bay chiến đấu điện tử. Nếu không có những yếu tố này thì tàu sân bay và tiêm kích J-15 của Trung Quốc vẫn chỉ “nằm trên bản thiết kế” và chỉ để ứng dụng vào việc huấn luyện. Nhìn vào tình hình ở Nga, tàu sân bay "Đô đốc Kuznetsov" (Admiral Kuznetsov) của Hải quân Nga ("anh em” với tàu Thi Lang). Sau khi hoạt động thử nghiệm từ năm 1996, chỉ có thể sử dụng và huấn luyện (không đến 10 lần), trong đó, không có lần nào hoạt động được vài tháng. Quan trọng hơn, nó đã không bao giờ được tham chiến. Ngược lại, 11 tàu sân bay của Hải quân Mỹ đã hoạt động quá 1/3 tuổi thọ 50 năm của nó và tất cả đều được sử dụng vào các hoạt động chiến đấu thực tế. Tàu sân bay Admiral Kuznetsov của Nga có quá nhiều vấn đề cần phải bàn tới đó là: vốn trợ cấp của Hải quân Nga là không cố định dẫn đến việc các loại máy móc nhanh chóng bị hỏng và việc đào tạo thủy thủ đoàn cũng không được thực hiện một cách bài bản. Đồng thời, lực lượng không quân mất đi tính thực tế, chỉ có khoảng 12 máy bay chiến đấu Su-33 và trang bị một số lượng nhỏ radar, trực thăng cùng với các thiết bị sonar. Admiral Kuznetsov đã không thể chống lại mối đe dọa thực sự của đối phương từ trên không. Máy bay chiến đấu J-15 được cho là sẽ trang bị trên tàu sân bay Thi Lang của Trung Quốc. Ngược lại, các tàu sân bay Mỹ và Pháp được trang bị các loại thiết bị hiện đại ngay sau khi hoàn thành. Họ có đơn vị không quân được đào tạo bài bản và khả năng chiến đấu ổn định. Trên tàu được biên chế hai loại hình máy bay chính và được bổ sung thêm máy bay cảnh báo sớm E-2 Hawkeye, E/A-6B hoặc máy bay điện tử E/A-18G Growler để ngăn chặn đối phương từ trên không. Các máy bay chiến đấu của Hải quân Mỹ và Pháp cũng được trang bị các vòi tiếp nhiên liệu trên không để có thể vừa bay vừa tiếp nhiên liệu cho các máy bay khác. Máy bay chiến đấu Su -33 của Nga cũng có tính năng tương tự, nhưng các phi công của Nga vẫn chưa được đào tạo để có thể thực hiện được thao tác này thuần thục. Báo cáo chỉ ra: Do thiếu các điều kiện về lực lượng không quân và tàu sân bay như Mỹ, Pháp nên tàu sân bay Thi Lang của Trung Quốc và tàu sân bay Admiral Kuznetsov của Nga phải đối mặt với rất nhiều hạn chế. Các máy bay chiến đấu không có khả năng tiếp nhiên liệu trên không dẫn tới việc di chuyển sẽ gặp nhiều khó khăn. Nếu như chỉ có thể dựa vào radar và hệ thống hướng dẫn của tàu sân bay thì Trung Quốc sẽ rất dễ “thất thủ” trước các cuộc tấn công của đối phương. Các phương tiện truyền thông Nhật Bản còn cho biết, tất nhiên là Trung Quốc cũng nhận ra các hạn chế của mình đồng thời sẽ tìm mọi biện pháp khắc phục những hạn chế này. Chính phủ Bắc Kinh đã mua hệ thống radar của Nga đồng thời cũng tiến hành thử nghiệm 8 lần. Ngoài ra, Trung Quốc có thể sử dụng các máy bay trực thăng này để làm “bước đệm” nhằm nâng cao khả năng kiểm soát khống chế trên không. Theo kế hoạch vào tháng 7 tàu Thi Lang sẽ đưa vào phục vụ nhưng Trung Quốc phải mất một thời gian dài mới có thể đưa nó vào chiến đấu. Chỉ huy Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ, đô đốc Robert Willard, cho rằng tàu sân bay Thi Lang chỉ mang tính biểu tượng về sự gia tăng sức mạnh quân sự của Trung Quốc. Chính phủ Bắc Kinh phải mất một thời gian dài để huấn luyện, phát triển, diễn tập thì con tàu mới có thể đi vào hoạt động chính thức. Tổng biên tập Chang của Tạp chí Kanwa cho rằng: "Sau khi chạy thử trên biển, Thi Lang phải cần ít nhất 8 năm để kiểm tra radar và các loại vũ khí, trong đó có máy bay tác chiến J-15". Chuyên gia John Pike của trang mạng phân tích quân sự Global Security thì nhận định với Asia Times rằng, chỉ một tàu sân bay không thể tạo ra ảnh hưởng lớn. Ông Pike lập luận: "Nhiều nước khác như Thái Lan và Brazil cũng có một tàu sân bay nhưng hầu như không tạo được khác biệt gì". Chuyên gia Oliver Brauner tại Viện Nghiên cứu hòa bình quốc tế Stockholm cũng cho rằng sự xuất hiện tàu sân bay của Trung Quốc sẽ không làm thay đổi cân bằng quân sự tại eo biển Đài Loan. "Dù Trung Quốc có hoàn thiện chiếc tàu sân bay mua từ Ukraine, công nghệ của nó vẫn lạc hậu so với các tàu của các nước khác như Mỹ về phương diện chức năng lẫn trang bị", ông nói. (*) Dự án đóng tàu Varyag bắt đầu năm 1985 nhưng bị dừng lại vào năm 1992 sau khi Liên Xô tan rã. Khi đó, công trình đã hoàn tất hơn 60% và Nga giao Varyag cho Ukraine. Sau đó, con tàu này không được bảo trì, nhiều phần bị tháo dỡ như bánh lái và hệ thống vận hành, theo trang tin Asia Times. Đến năm 1998, Ukraine bán đấu giá Varyag và một công ty ở Hongkong đã bỏ ra 20 triệu USD để mua con tàu này với ý định biến nó thành một sòng bạc nổi ở Macau. Tuy nhiên, Macau không phải là điểm dừng chân cuối cùng của Varyag. Năm 2005, tàu được đưa đến cảng Đại Liên, cũng là nơi đóng trụ sở của Học viện Quân sự quân giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA). Tại đây vào năm 2008, nhóm binh sĩ đầu tiên bắt đầu tham gia chương trình huấn luyện trở thành phi công lái máy bay tác chiến cho tàu sân bay, theo Asia Times. Từ 2009 đến nay, Bắc Kinh không ngừng học hỏi các kỹ thuật về tàu sân bay để “tái chế” lại con tàu này thành tàu sân bay mang thương hiệu Trung Quốc và được đặt tên là “Thi Lang”. Theo kế hoạch tháng 7/2011, tàu sân bay có lượng giãn nước 60.000 tấn này sẽ được hạ thuỷ và việc trang bị các loại máy bay chiến đấu cho con tàu này cũng sắp hoàn thành. Cuối tháng 4/2011 máy bay chiến đấu J-15 được cho là sẽ trang bị cho tàu sân bay Trung Quốc đã “lộ diện”. Trong vài tuần qua, Hải quân Trung Quốc đã đẩy nhanh tiến độ thi công để có thể nhanh chóng bố trí tàu sân bay điều này thể hiện rằng Trung Quốc là một “cường quốc” về tốc độ cải tạo. [BDV news] |
Thứ Sáu, 22 tháng 4, 2011
>> Thực lực tàu ngầm của các nước châu Á -TBD
Trang tin China.com ngày 15/4 cho biết, các nước và khu vực ở châu Á đã tạo ra “làn sóng” mua sắm tàu ngầm trang bị cho quân đội.
Tổng quan về xu hướng mua sắm tàu ngầm Theo dự tính của các chuyên gia quân sự tại khu vực châu Á, trong khoảng 10 năm tới, các nước khu vực này sẽ đầu tư trên 50 tỷ USD để mua hơn 90 tàu ngầm. Sự đầu tư này có thể dẫn tới một cuộc chạy đua vũ trang không thể tránh được. Báo cso nhận xét, một đặc trưng giống nhau cơ bản nhất của hầu hết các nước trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương là đều có biển bao quanh hoặc một phần lãnh thổ tiếp giáp biển. Vì vậy, những quốc gia này cần phải có một lực lượng hải quân lớn mạnh và khả năng chiến đấu cao trên biển nhằm bảo vệ lãnh hải của quốc gia đó. Chính vì vậy, tàu ngầm được coi là một trong những vũ khí bảo vệ hiệu quả nhất và rất thích hợp để thực hiện các nhiệm vụ này. Tàu ngầm tấn công lớp Kilo của Nga đang được sử dụng trong hải quân của rất nhiều nước trên thế giới. Tất nhiên, khi hải quân của một nước có tàu ngầm đối đầu với hải quân không được trang bị tàu ngầm, ưu thế tác chiến và khả năng dành quyền kiểm soát chiến trường thuộc về nước sở hữu vũ khí lặn được dưới nước. Sau Chiến tranh Thế giới thứ 2, ở châu Á, một số nước có nền kinh tế khá ổn định bắt đầu xây dựng các hạm đội tàu ngầm cho riêng nước mình. Nghiên cứu mới đây của Viện nghiên cứu hòa bình và xung đột Ấn Độ (Institute of Peace and Conflict Studies) chỉ ra, trong thời kỳ “chiến tranh lạnh”, tàu ngầm đã trở thành lực lượng hàng đầu của Hải quân hiện đại. Các quốc gia châu Á - Thái Bình Dương có khao khát giống nhau là có thể sở hữư những chiếc tàu ngầm có khả năng chiến đấu cao. Tuy nhiên, lúc đó các khoản chi phí để chi trả cho việc mua sắm tàu ngầm, xây dựng và duy trì các hạm đội đã khiến một số nước phải đứng ngoài và mơ ước. Hiện nay, cùng với sự ra đời của tàu ngầm động cơ diesel hiện đại hóa và giá cả hợp lý, các nước ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương cũng tích lũy được ngân sách để đầu tư mua tàu ngầm nhằm tăng cường sức mạnh hải quân. Trong số đó, phải kể tới Trung Quốc và Ấn Độ, hai nước tích cực trang bị và cạnh tranh mua sắm tàu ngầm, đặc biệt là tàu ngầm hạt nhân. Bên cạnh đó còn có các nước có nền kinh tế phát triển và các nước đang phát triển như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Triều Tiên, Malaysia, Singapore, Pakistan, Thái Lan, Indonesia, và Australia... Xu hướng chung của các nước này là phát triển và mua các loại tàu ngầm động cơ diesel trong 10 năm tới. Dưới đây là thông tin về lực lượng tàu ngầm của một số quốc gia trong khu vực: Trung Quốc Ở khu vực Châu Á Thái Bình Dương, Trung Quốc có hạm đội tàu ngầm lớn mạnh, có hơn 60 chiếc tàu ngầm đang phục vụ trong Lực lượng Hải quân Trung Quốc. Hải quân Trung Quốc đã có kế hoạch nâng cấp hiện đại hóa các trang thiết bị hiện có của Hải quân, từng bước loại bỏ những các động cơ tàu ngầm đã có tuổi thọ hơn 30 năm, và sẽ thay thế vào đó là tàu ngầm hiện đại hơn như tàu ngầm lớp Kilo của Nga. Ngoài ra, Trung Quốc còn có kế hoạck mua tàu ngầm hạt nhân tấn công lớp Akula, và chế tạo tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đạn đạo Type 094 Ấn Độ:
Hải quân Ấn Độ có 4chiếc tàu ngầm mua từ nhà máy đóng tàu Horvath Deutsche của Đức (HDW), 10 chiếc tàu ngầm lớp Kilo và 4 chiếc tàu ngầm lớp Foxtrot.
Hải quân Ấn Độ đang tăng cường phát triển lực lượng tàu ngầm. Ngoài ra, Ấn Độ đang lên kế hoạch chuẩn bị nâng cấp các trang thiết bị cho Lực lượng Hải quân Ấn Độ bằng việc đã đặt mua 6 chiếc tàu ngầm lớp Scorpene và bổ sung thêm 6 chiếc tàu ngầm tiên tiến được trang bị hệ thống đẩy không khí độc lập (AIP). Indonesia:
Indonesia là quốc gia có các quần đảo lớn nhất thế giới, có diện tích biển rộng lớn, nhưng lại chỉ có 2 chiếc tàu ngầm Type 209 đã được nâng cấp.
Dự kiến, Bộ quốc phòng Indonesia đã lên kế hoạch trước năm 2024 sẽ mua ít nhất 12 chiếc tàu ngầm, trong đó bao gồm tàu ngầm lớp Chang Bogo do Hàn Quốc sản xuất, tàu ngầm lớp Amur, tàu ngầm lớp Kilo của Nga, tàu ngầm Type 214 của Đức. Malaysia:
Hải quân Malaysia hiện tại có 2 chiếc tàu ngầm lớp Scorpene do công ty DCN của Đức và Nhà máy đóng tàu Navantia của Tây Ban Nha phối hợp sản xuất.
Hải quân Malaysia đang có kế hoạch để mua nhiều tàu ngầm loại nhỏ Andrsta để thực hiện các nhiệm vụ ở khu vực ven biển. Singapore:
Hiện tại Hải quân Singapore (RSN) đang sở hữu 4 chiếc tàu ngầm lớp Sjoormen đã được cải tiến để thích ứng với điều kiện khí hậu của Singapore, số tàu ngầm này đều được mua từ Hải quân Hoàng gia Thụy Điển.
Loại tàu ngầm này sau khi được thiết kế lại và tối ưu hóa, thì thích ứng với môi trường chiến đấu dưới nước nông hơn, và còn thích hợp với các vùng biển quanh Singapore. Bên cạnh đó, Singapore còn có dự tính mua hai chiếc tàu ngầm A-17 lớp Vastergotland của Thụy Điển, để thay thế tàu ngầm lớp Challenger. Thái Lan:
Hải quân Hoàng gia Thái Lan đã nỗ lực để xây dựng hạm đội tàu ngầm của riêng nước mình, và có kế hoạch mua tàu ngầm lớp Amur, hoặc mua tàu ngầm lớp Song của Trung Quốc.
Nhật Bản:
Lực lượng Bảo vệ bờ biển của Nhật Bản hiện có 18 chiếc tàu ngầm lớp Harushio và tàu ngầm lớp Oyashio.
Nhật Bản cũng có kế hoạch tăng cường phát triển Lực lượng phòng vệ bờ biển. Tuy nhiên Phía Nhật cũng có kế hoạch thúc đẩy việc sử dụng tàu ngầm lớp Soryu có trang bị hệ thống đẩy không khí độc lập (AIP). Hàn Quốc:
Hải quân Hàn Quốc có 9 chiếc tàu ngầm Type 209 thuộc lớp Chang Bogo, và 2 chiếc tàu ngầm lớp Sun Yuan Yi. Đến năm 2018, Hàn Quốc có kế hoạch sử dụng tàu ngầm tiên tiến Type 214 do Đức sản xuất.
Pakistan:
Hải quân Pakistan hiện có 3 chiếc tàu ngầm lớp Agosta 90B, 4 chiếc tàu ngầm lớp Daphne và 2 chiếc tàu ngầm Type 70 lớp Agosta. Tuy nhiên, tàu ngầm lớp Daphne sẽ sớm bị loại thải, Pakistan đã có kế hoạch mua mới 3 chiếc tàu ngầm SSK Type-214.
Australia:
Chính phủ Australia cũng đang có kế hoạch nâng cấp hạm đội của hải quân., và dự kiến sẽ trang bị tàu ngầm thế hệ mới để thay thế tàu ngầm lớp Collins đang trong biên chế của hải quân nước này.
Dự tính tàu ngầm lớp Collins sẽ ngừng hoạt động vào năm 2026. Giai đoạn thiết kế ban đầu của tàu ngầm thế hệ mới của Australia có sẽ bắt đầu từ năm 2014 đến năm 2015. Đây là một trong những đầu tư lớn nhất trong lịch sử của Chính phủ Australia cho lĩnh vực quân sự này, tổng chí phí có thể lên tới 25 tỷ USD và sẽ mất 17 năm để hoàn thành. Dựa vào các số liệu trên, dự đoán thị trường tàu ngầm Châu Á trong 10 năm tới sẽ đầu tư hơn 50 tỷ USD để mua hơn 90 chiếc tàu ngầm. Việc mua bán không chỉ giới hạn ở các tàu ngầm chạy bằng động cơ diesel truyền thống, mà nhiều nước cũng có ý định mua tàu ngầm động cơ hạt nhân được trang bị động cơ đẩy không khí độc lập và có thể duy trì khả năng chiến đấu cao hơn.
[BDV news]
|
Thứ Tư, 20 tháng 4, 2011
>> Mỹ, Hàn tập trận chống đổ bộ
Trước những thông tin về việc Triều Tiên xây dựng căn cứ chế tạo tàu đệm hơi đổ bộ, Hàn Quốc và Mỹ sẽ tiến hành tập trận chống đổ bộ vào tháng 5.
Thông tin trên xuất phát từ việc Ngoại trưởng Mỹ, bà Hillary Clinton đến Hàn Quốc để hội đàm với Tổng thống Lee Myung-Bak. Theo 2 hãng tin là SBS TV và Chosun, quân đội 2 bên sẽ tiến hành tập trận vào giữa tháng 5. Nguồn tin cho hay, phía Mỹ sẽ đưa cả trực thăng tấn công Apache vào cuộc tập trận. Về phía Hàn Quốc, khoảng 3.000 lính thủy đánh bộ cùng tàu chiến, máy bay phản lực sẽ được điều động tham gia nhằm tăng cường khả năng chiến đấu chống lại tàu đệm hơi. Cuộc tập trận lẽ ra đã tiến hành từ tháng 3. Tuy nhiên, do trận động đất kinh hoàng tại Nhật Bản nên buộc phải hoãn lại. Phát ngôn viên quân đội Mỹ chưa khẳng định thông tin trên. Tuy nhiên, nếu đúng, đây sẽ lần đầu tiên 2 nước tiến hành tập trận chung trên đảo Baengyeong, gần khu vực vành đai biển tranh chấp ở Hoàng Hải. Với tàu đệm hơi mới, Triều Tiên có thể đổ bộ vào Hàn Quốc trong vòng 30-40 phút. Vì thế, đây là nguy cơ tiềm tàng với an ninh Hàn Quốc. Động thái của 2 nước nhằm phản ứng với những thông tin tình báo của 2 nước thu được các ảnh chụp vệ tinh cho thấy, Triều Tiên đang xây dựng một căn cứ quân sự để chế tạo tàu đệm hơi đổ bộ tại khu vực Goampo, tỉnh Hwanghae, cách đảo Baeknyeong khoảng 50-60 km. Mỗi chiếc tàu đệm hơi, với chiều dài khoảng 34-40 m (gấp đôi chiều dài tàu đệm hơi hiện tại của Triều Tiên) có thể chở một trung đội di chuyển với tốc độ 90 km/h. Căn cứ Goampo có thể sản xuất khoảng 70 chiếc. Nếu hoàn thành, Quân đội Triều Tiên có thể đổ bộ vào 5 hòn đảo của Hàn Quốc, bao gồm cả Baeknyeong trong vòng 30-40 phút. Số lượng tàu đệm hơi này mà mối nguy hiểm cận kề với Hàn Quốc. Không chỉ có căn cứ quân sự ở Goampo, Triều Tiên hiện có 130 tàu đệm hơi khác bố trí ven biển.
[BDV news]
|
Nhãn:
Biển Hoàng Hải,
Goampo,
Hải quân Mỹ,
Hàn Quốc,
Nam Hàn,
Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton,
Nhật Bản,
North Korean,
Quân đội Triều Tiên,
Triều Tiên
Thứ Hai, 4 tháng 4, 2011
>> Báo Nga: Mỹ muốn dùng lá chắn tên lửa ở Ấn Độ để chống Nga - Trung
[VITINFO news] Nhật báo Komsomoloskaya Pravda của Nga hôm 31/3 đưa tin, Mỹ đã và đang cố gắng tập trung vào kế hoạch xây dựng một hệ thống phòng thủ tên lửa toàn cầu tại Ấn Độ để đe dọa Nga và Trung Quốc.
Theo thông tin do WikiLeaks tiết lộ, Mỹ không chỉ có kế hoạch triển khai hệ thống lá chắn tên lửa chống lại Nga tại châu Âu mà còn đang đàm phán với các quốc gia dọc biên giới của Nga, chẳng hạn như Nhật Bản và Ấn Độ, để phối hợp xây dựng các hệ thống phòng thủ tên lửa, hệ thống này cũng để nhằm vào Nga. “Chiếc dây thòng lọng quanh Nga đang bị thít chặt. Nhờ có WikiLeaks, Nga mới biết rằng Washington đã và đang đồng thời thực hiện nhiều cuộc hội đàm với các quốc gia ở nhiều nơi trên thế giới về việc xây dựng hệ thống phòng thủ tên lửa Mỹ trên lãnh thổ của họ. Đó là những quốc gia khác nhau, nhưng những quốc gia này tạo thành một dây chuỗi quanh nước Nga”. Một bức điện tín bí mật từ đại sứ quán Mỹ ở New Delhi đưa ra trong năm 2007 đã bác bỏ thông tin trên báo chí rằng Ấn Độ đã bất ngờ quay trở lại thỏa thuận kí năm 2005 với Mỹ để hợp tác về phòng thủ tên lửa. Theo bức điện tín này, báo chí Ấn Độ đã hiểu sai tuyên bố của Bộ trưởng Ngoại giao Pranab Mukherjee sau cuộc gặp đa phương Nga – Trung - Ấn vào ngày 24/10/2007. Ông Mukherjee khẳng định, thông tin Ấn Độ sẽ tham gia vào hệ thống phòng thủ tên lửa do Mỹ đứng đầu là “không có cơ sở”. Amandeep Singh Gill, người từng phụ trách vấn đề giải trừ quân bị và an ninh quốc tế đã xác nhận rằng bình luận của ông Mukherjee tại Harbin không thể được hiểu như một sự trệch hướng khỏi hiện trạng mối quan hệ hợp tác phòng thủ tên lửa hiện nay giữa Mỹ và Ấn Độ”. Đại sứ quán Mỹ tại Ấn Độ nhắc lại: “Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ khi đó là ông Mukherjee và Thứ trưởng Quốc phòng Mỹ Rumsfeld đã nhất trí mở rộng hợp tác liên quan đến lĩnh vực phòng thủ tên lửa trong một thỏa thuận khung về quốc phòng Mỹ - Ấn tháng 7/2005”. Hợp tác Mỹ - Ấn về phòng thủ tên lửa “đến nay đã giới hạn trong các cuộc thảo luận về công nghệ và tìm kiếm sự thật”, điện tín trên cho biết. Nhật báo Komsomoloskaya Pravda cho biết, Mỹ đã “quăng lưới cá tại Ấn Độ” để nước này tham gia vào kế hoạch xây dựng vành đai hệ thống phòng thủ tên lửa Mỹ bao quanh nước Nga. “Kế hoạch triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa quanh nước Nga – trước hết ở châu Âu, sau đó là các khu vực khác - của Washington có thể nhằm mục đích buộc chúng tôi phải chia sẻ nguồn tài nguyên giàu có của mình”, nhật báo trên viết. |
Nhãn:
Ấn Độ,
Châu Âu,
Lá chắn tên lửa,
Mỹ,
Mỹ - Ấn,
New Delhi,
Nga,
Nhật Bản,
Nhật báo Komsomoloskaya Pravda,
trung quốc,
Wikileaks
>> Hệ lụy khi cường điệu quá Trung Quốc nổi lên
[BDV news] Những người theo chủ nghĩa hiện thực phân tích về việc các quá trình chuyển đổi quyền lực sẽ diễn ra như thế nào dựa trên giả định rằng các quốc gia hiểu đúng và phản ứng chính xác trước các tình huống quốc tế mà họ đối mặt.
Những người theo chủ nghĩa hiện thực lạc quan trong trường hợp này dựa vào giả định rằng, giới lãnh đạo ở Mỹ đánh giá cao (và sẽ có thể hành động) mức độ an toàn cao bất thường mà Mỹ đang tận hưởng hiện nay. Nếu giả định này là sai, tức là nếu Mỹ thổi phồng thái quá mối đe dọa mà Trung Quốc đặt ra thì các nguy cơ xảy ra xung đột trong tương lai sẽ càng lớn hơn. Thật không may, có một số lý do khiến ta phải lo ngại rằng giả định này trên thực tế có thể là sai. Ví dụ, hiện rất nhiều người tin rằng một Trung Quốc đang nổi lên sẽ đe dọa nghiêm trọng đến an ninh của Mỹ. Niềm tin này có thể trở thành một lời tiên đoán tự đúng. Nếu Washington không nghĩ rằng việc Trung Quốc tăng cường khả năng quân sự không đe dọa đến các lợi ích sống còn của Mỹ, họ có thể có các chính sách ngoại giao và quân sự mang tính cạnh tranh thái quá, những chính sách mà đến lượt nó lại khiến Trung Quốc hiểu rằng Mỹ đang có những động cơ xấu. Nếu Trung Quốc khi đó cảm thấy bất an, nhiều khả năng họ sẽ có những chính sách cạnh tranh mà Mỹ cũng sẽ xem là mang tính đe dọa cao hơn. Kết quả sẽ là một vòng luẩn quẩn không quyết định bởi tình hình quốc tế mà các nước này thực sự đang đối mặt, mà bởi sự bất an mà chính họ thổi phồng. Hơn nữa, các nước thường xem nặng sự bất an của mình khi đánh giá không đúng các khả năng quân sự nhằm mục đích quốc phòng có thể với tới đâu. Trước chiến tranh thế giới thứ nhất, Đức cường điệu về khả năng dễ xâm lược nên tin rằng sức mạnh đang gia tăng của Nga đe dọa đến sự tồn vong của mình. Kết quả là Đức phát động một cuộc chiến tranh phòng vệ không cần thiết. Trong cuộc chiến tranh Lạnh, Mỹ cường điệu hóa mối đe dọa hạt nhân của Liên Xô, nên nghĩ rằng những cải tiến trong các lực lượng vũ trang của Liên Xô có thể vô hiệu quá mặt mạnh nhất trong khả năng răn đe của Mỹ - một cuộc trả đũa mạnh tay. Rất may là điều này không dẫn tới chiến tranh, nhưng nó làm gia tăng nguy cơ chiến tranh và gây ra quá nhiều căng thẳng và kéo theo những chi tiêu không cần thiết. Washington sẽ phải cảnh giác để không mắc phải những sai lầm tương tự khi Trung Quốc gia tăng các sức mạnh hạt nhân và thông thường, và khi các cuộc va chạm trong các vấn đề thứ yếu làm căng thẳng quan hệ. Đến nay chưa có phản ứng thái quá nào của Mỹ trước sự gia tăng sức mạnh quân sự của Trung Quốc, nhưng khả năng đó chắc chắn tồn tại. Ví dụ, Chiến lược an ninh quốc gia Mỹ hiện nay kêu gọi Mỹ duy trì thế bá chủ về quân sự thông thường, nhưng lại không giải thích tại sao thế bá chủ này là cần thiết cũng như việc nó đòi hỏi có những lực lượng và khả năng quân sự như thế nào. Trong tương lai trước mắt, Trung Quốc sẽ yếu hơn Mỹ về khả năng tấn công, nhưng chính việc họ tăng cường sức mạnh quân sự làm giảm khả năng của Mỹ trong việc tấn công vào các khu vực ngoại biên của Trung Quốc. Điều này sẽ sớm đặt ra những câu hỏi như chính xác tại sao Mỹ cần có sự bá chủ về các khả năng tấn công thông thường trên thế giới, các nhiệm vụ đặc biệt nào Mỹ sẽ không thể thực hiện nếu không có thế bá chủ ấy và việc không thể thực hiện các nhiệm vụ này sẽ gây nguy hại cho an ninh của Mỹ đến mức nào. Nếu không có những câu trả lời rõ ràng, Mỹ có thể sẽ đánh giá quá cao ý nghĩa của việc Trung Quốc gia tăng sức mạnh quân sự. Nếu Mỹ thổi phồng thái quá mối đe dọa mà Trung Quốc đặt ra thì các nguy cơ xảy ra xung đột trong tương lai sẽ càng lớn hơn. Ảnh minh họa. Nguy cơ của một mối đe dọa an ninh bị cường điệu hóa sẽ càng lớn hơn trong lĩnh vực hạt nhân. Báo cáo tình hình hạt nhân (NPR) năm 2010 của chính quyền Obama nhận định: "Mỹ và các nước láng giềng châu Á của Trung Quốc vẫn quan tâm đến việc Trung Quốc hiện đại hóa quân sự, trong đó có việc hiện đại hóa về chất lượng và số lượng kho vũ khí hạt nhân của họ". Tuy nhiên, NPR không nói rõ việc hiện đại hóa này đặt ra mối nguy hiểm nào. Hoàn toàn không có chuyện hiện đại hóa hạt nhân trong tương lai gần sẽ giúp Trung Quốc có thể phá hủy toàn bộ sức mạnh hạt nhân của Mỹ và hủy hoại khả năng đáp trả mạnh mẽ của Mỹ. Một cuộc hiện đại hóa lớn nhất cũng chỉ có thể loại trừ một phần ưu thế hạt nhân của Mỹ khi tạo cho Trung Quốc một lực lượng lớn hơn và bền bỉ hơn, từ đó giảm khả năng Mỹ đe dọa Trung Quốc bằng việc chạy đua hạt nhân trong một cuộc khủng hoảng nghiêm trọng. NPR cho rằng, Mỹ "nên tiếp tục duy trì các quan hệ chiến lược ổn định với Nga và Trung Quốc", nhưng Trung Quốc luôn thiếu dạng sức mạnh có thể tạo sự ổn định theo tiêu chuẩn của Mỹ. Nếu Mỹ quyết định rằng an ninh của họ cần duy trì ưu thế hạt nhân so với Trung Quốc, họ sẽ đầu tư vào các khả năng nhằm phá hủy các sức mạnh hạt nhân mới của Trung Quốc. Một nỗ lực như thế sẽ giống với chiến lược hạt nhân thời chiến tranh Lạnh của Mỹ, theo đó đặt tầm quan trọng hàng đầu vào việc phá hủy các sức mạnh hạt nhân của Liên Xô. Kiểu chạy đua vũ trang này giờ đây càng không cần thiết hơn trước. Mỹ có thể duy trì khả năng răn đe mạnh ngay cả khi Trung Quốc hiện đại hóa kho vũ khí, và một chính sách cạnh tranh hạt nhân có thể làm giảm an ninh của Mỹ vì nó sẽ khiến Trung Quốc hiểu rằng Mỹ đang thù địch, làm gia tăng sự bất an của Trung Quốc và hủy hoại quan hệ Mỹ - Trung. Chắc chắn việc Trung Quốc tăng cường hạt nhân và vũ khí thông thường sẽ giảm một số khả năng của Mỹ mà Washington muốn duy trì. Nhưng Mỹ cũng không nên coi việc tăng cường các sức mạnh quân sự này là có động cơ xấu, thay vì thế nên hiểu là việc này cho thấy mong muốn chính đáng của Trung Quốc là đảm bảo an ninh cho mình. Khi ông Donald Rumsfeld là Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, ông nói về Trung Quốc tăng chi tiêu cho quốc phòng rằng "vì không có nước nào đe dọa Trung Quốc, nên nước này phải tự hỏi: Tại sao phải gia tăng đầu tư cho quốc phòng? Tại sao phải tiếp tục tăng mua vũ khí?" Câu trả lời là quá rõ. Nếu Trung Quốc có thể đưa các tàu sân bay tới gần bờ biển Mỹ và tấn công vào nước Mỹ bằng máy bay ném bom tầm xa, Washington đương nhiên sẽ muốn "mài cùn" các khả năng này, và nếu Mỹ có một sức mạnh hạt nhân chiến lược cũng dễ bị tổn thương và kém cạnh tranh như của Trung Quốc (hiện chỉ bằng 1/10 hoặc 1/100 của Mỹ), họ cũng sẽ cố gắng đuổi kịp nhanh nhất có thể. Các hành động này sẽ không nhằm khuất phục thế giới, vì vậy không có lý do nào đủ thuyết phục để nghĩ rằng Trung Quốc tăng cường sức mạnh quân sự là vì như thế. Tóm lại, sự nổi lên của Trung Quốc là hòa bình, nhưng không có gì để đảm bảo điều đó. Ngược lại với lập luận của người theo chủ nghĩa hiện thực thông thường, các sức ép cơ bản của hệ thống quốc tế sẽ không đẩy Mỹ và Trung Quốc vào xung đột. Vũ khí hạt nhân, ngăn cách về địa lý bởi Thái Bình Dương, và các quan hệ chính trị hiện tương đối tốt sẽ khiến hai nước này đảm bảo an ninh ở mức cao và tránh các chính sách quân sự gây căng thẳng nghiêm trọng quan hệ giữa họ. Nhu cầu của Mỹ bảo vệ các đồng minh của mình ở Đông Bắc Á làm phức tạp vấn đề trong một chừng mực nào đó, nhưng hoàn toàn có thể tin rằng Washington có thể gia tăng khả năng răn đe cho Nhật Bản và Hàn Quốc, các đối tác khu vực quan trọng nhất của mình. Thách thức đối với Mỹ sẽ là khả năng điều chỉnh chính sách trong các tình huống mà các lợi ích chưa phải là sống còn (như Đài Loan) có thể gây ra vấn đề, và ở chỗ đảm bảo rằng không cường điệu hóa nguy cơ đặt ra bởi việc Trung Quốc tăng cường sức mạnh và khả năng quân sự. |
Thứ Sáu, 1 tháng 4, 2011
>> Hệ thống phòng thủ xe tăng (kỳ 1)
[BDV news] Xe tăng là mũi nhọn tấn công chính của lục quân trên chiến trường, do đó, người ta luôn phát triển các loại vũ khí từ thô sơ đến hiện đại nhất để chống lại nó. Để có khả năng tồn tại, hệ thống bảo vệ của xe tăng cũng phải phát triển theo với một tốc độ không kém.
Với khả năng chống chịu hỏa lực đặc biệt trên chiến trường, xe tăng vẫn là phương tiện lý tưởng để thực hiện nhiệm vụ đột kích trên chiến trường. Để đảm bảo được vị trí này, hệ thống bảo vệ của xe tăng đã trải qua quãng đường phát triển rất dài. Giáp dày và dày hơn nữa Trong chiến tranh thế giới thứ nhất, chiến thuật chiến hào còn chiếm ưu thế, các loại pháo trên chiến trường còn kém chính xác, vũ khí chính trên chiến trường chủ yếu là các loại súng liên thanh, súng trường, lựu đạn cùng phương tiện đột kích chính là kỵ binh, ưu thế tuyệt đối thường thuộc về những quân đội phòng thủ. Yếu tố quyết định sự thành bại trên chiến trường thường không phụ thuộc vào những trận đánh lớn mà chủ yếu phụ thuộc vào tiềm năng kinh tế và sức chịu đựng của xã hội nước tham chiến. Trong thời điểm này, sự xuất hiện của xe tăng đã làm thay đổi tất cả. Hai loại xe tăng trên chiến trường đầu tiên, Little Willie và Big Willie do Anh phát triển và sản xuất đã thực sự trở thành nỗi sợ hãi của các đơn vị phòng thủ của quân đội Đức lúc đó. Trong trận chiến sông Somme, mặc dù chỉ có 18 chiếc xe tăng Anh tham gia tấn công (31 trong tổng số 49 chiếc được chuẩn bị đã gặp phải nhiều vấn đề trục trặc kỹ thuật khác nhau và không thể ra trận) đã tiến được 5 km trong một ngày với số thương vong giảm 20 lần. Những chiếc Willie của Anh, mặc dù chỉ được trang bị vỏ giáp trước dày 10 mm, giáp sườn dày từ 6-8 mm (còn thua xa cả loại xe trinh sát bọc thép hạng nhẹ BRDM-1/2 sau này), nhưng loại xe tăng này đã gần như “miễn dịch” hoàn toàn với các loại vũ khí bộ binh hạng nhẹ được sử dụng chủ yếu khi đó. Xe tăng đầu tiên của thế giới - Little Willie - do Anh chế tạo với lớp giáp làm bằng thép cán và ghép với nhau bằng đinh tán Không chỉ mỏng, kỹ thuật gia công giáp xe tăng thời kỳ này còn rất thô sơ. Những tấm giáp này được làm đơn thuần bằng thép cán (RHA - Rolled homogeneous armor) và cũng vì độ dày hạn chế, chúng được ghép với nhau bằng đinh tán. Đến trước chiến tranh thế giới thứ hai, để chế áp xe tăng, vũ khí thường được dùng là các loại pháo bắn đạn xuyên, làm bằng các loại hợp kim thép cứng, có sơ tốc đầu đạn cao. Do hạn chế về chất lượng thuốc phóng do công nghệ hiện thời, pháo chống tăng trước thế chiến thứ hai thường có cỡ nòng nhỏ hơn 50 mm như Pak-36 của Đức, M3 của Hoa Kỳ, M-1930 của Liên Xô (cỡ nòng 37 mm); Hotchkiss của Pháp (cỡ nòng 25 mm) hay Ordnance QF-2 pounder của Anh (cỡ nòng 40 mm). Để đối phó với những loại đạn chống tăng này, các nhà sản xuất chỉ cần cần gia tăng độ dày của giáp. Với lớp giáp mỏng, vũ khí chống tăng chuyên dụng đầu tiên chỉ là súng trường cỡ nòng lớn. Trong ảnh là khẩu M1918 T-Gewehr cỡ nòng 13 mm được quân đội Đức sử dụng trong Thế chiến thứ nhất Trong suốt thời kỳ lịch sử này, cuộc đua chỉ diễn ra giữa độ dày giáp thép xe tăng và cỡ nòng của súng chống tăng. Tuy nhiên, cho đến khi độ dày giáp thép đã chạm đến ngưỡng không thể tăng thêm do ảnh hưởng đến kích cỡ, khối lượng và không gian vận hành của tổ lái, nhà sản xuất buộc phải nghĩ đến một giải pháp thay thế khác. Xoay nghiêng lớp giáp Chiến tranh thế giới thứ hai là thời điểm nhảy vọt, phát triển vượt bậc của các loại súng chống tăng cỡ nòng lớn. Kể từ khi người Đức phát minh ra súng chống tăng Pak-38 với cỡ nòng 50 mm; các loại xe tăng giáp đứng như T-28 của Liên Xô, M2, M3 Stuart của Hoa Kỳ hay A9 (cruiser tank mk-1) của Anh ... đã gần như vô dụng trên chiến trường. Ngay cả loại tăng hạng nặng giáp đứng như T-35 của Liên Xô cũng nhanh chóng bị loại bỏ. Pháo Flak-88 mm, tử thần của các loại xe tăng đồng minh trong Thế chiến hai Điều này buộc các nhà sản xuất xe tăng nghĩ đến một phương pháp hiệu quả hơn, không ảnh hưởng đến khối lượng, tính cơ động của xe tăng nhưng vẫn đảm bảo an toàn cho xe trên chiến trường. Chính vì vậy, giáp kiểu nghiêng ra đời. Xe tăng giáp đứng sớm vô dụng trên chiến trường, ngay cả loại hạng nặng như T-35 của Liên Xô Lớp giáp thép dày tới 102 mm của xe tăng Tiger (Đức) vẫn bị đạn pháo chống tăng hạ gục. Giáp nghiêng mang rất nhiều ưu điểm so với giáp thẳng đứng. Trước hết, giáp nghiêng làm giảm khối lượng thép cần thiết mà vẫn đảm bảo độ dày (tính trên khối lượng) của giáp xe tăng, giúp xe chống lại các loại súng chống tăng cỡ nòng lớn. Trong hình mô tả vectơ động năng của đạn đã bị phân tán khi gặp giáp nghiêng Không chỉ thế, giáp thép nghiêng còn có tác dụng đặc biệt chống lại các loại đạn thanh xuyên, vốn được dùng chủ yếu trong Thế chiến 2. Những loại đạn thanh xuyên có khối lượng riêng không đủ lớn, tốc độ không đủ cao hay đơn thuần bắn từ khoảng cách quá xa có thể bị trượt, nảy hoặc gẫy khi bắn vào giáp nghiêng của xe tăng. Các hiệu ứng tác động của giáp nghiêng đối với đạn chống tăng dạng thanh xuyên: a - bật lại tức thời, b - trượt đi, c - bật lại khi đã xuyên một phần, d - bật ngược trở lại và e - bẻ gãy thanh xuyên. Trong Thế chiến thứ hai, xe tăng T-34 của Liên Xô là loại xe tăng chủ lực đầu tiên khai thác thành công ưu điểm của giáp nghiêng và trở thành loại xe tăng cực kỳ hiệu quả trên chiến trường. Đây cũng là chiếc xe tăng được chương trình Discovery bình chọn là loại xe tăng hiệu quả nhất mọi thời đại, tính đến thời điểm hiện nay. Xe tăng T-34 là xe tăng đầu tiên khai thác hiệu quả năng lực của giáp nghiêng trên chiến trường. Trong điều kiện chiến trường, góc chạm của đạn không phải lúc nào cũng theo phương ngang, do đó để tối ưu hóa hiệu quả của giáp nghiêng, nhiều loại xe tăng đã chọn cách thiết kế tháp pháo hình chỏm cầu (vỏ trứng), sớm nhất là IS-3 của Liên Xô, sau đó là một số loại của phương Tây như M60 Patton của Mỹ; Leopard 1A1 của Đức hay Type-74 của Nhật Bản. Sau này, mẫu tháp pháo chỏm cầu trở thành tiêu chuẩn cho hầu hết các thiết kế xe tăng Liên Xô và Nga. Xe tăng Type-74 Nana-yon của Nhật Bản với thiết kế tháp pháo hình chỏm cầu. Thiết kế chỏm cầu vẫn được áp dụng với loại xe tăng hiện đại nhất hiện nay của quân đội Nga - T80-UM2 Black Eagle. Cuối chiến tranh thế giới thứ hai, việc phát minh ra đạn chống tăng đầu nổ lõm, có hiệu quả xuyên giáp không phụ thuộc vào tốc độ bay và góc chạm với sự xuất hiện ngày càng nhiều của các loại rocket chống tăng cá nhân như Bazooka (Mỹ), Panzerschreck, Panzerfaust (Đức), các nhà thiết kế giáp bảo vệ xe tăng đã nhận ra rằng nếu chỉ có một lớp giáp thép dày, kể cả giáp nghiêng vẫn là chưa đủ, và họ cần phải sáng chế ra phương tiện bảo vệ khác hiệu quả hơn. Điều này khiến lịch sử thiết kế xe tăng bước sang trang tiếp theo. |
Nhãn:
Anh,
Chiến Tranh Thế Giới thứ 2,
Đức,
Leopard 1A1 tank,
liên xô,
Little Willie,
M60 Patton tank,
Mỹ,
Nga,
Nhật Bản,
RHA,
T-34 tank,
tank,
Type-74 tank,
xe tăng
Thứ Tư, 30 tháng 3, 2011
>> Mây phóng xạ là gì?
[Vnexpress news] Thuật ngữ "mây phóng xạ" xuất hiện trên các phương tiện truyền thông tại Việt Nam và thế giới trong nhiều ngày qua, tuy nhiên không phải ai cũng biết khái niệm cụ thể về nó.
Mô hình di chuyển của mây phóng xạ từ nhà máy điện hạt nhân Fukushima I hôm 18/3. (Ảnh: paranoidnews.org) Bộ Quốc phòng Mỹ và Liên minh quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO) dùng thuật ngữ "mây phóng xạ" để chỉ khí nóng, hơi nước, khói, bụi và các sản phẩm của phản ứng phân hạch hạt nhân được tạo ra sau vụ nổ bom nguyên tử. Thuật ngữ này cũng được dùng cho các sự cố trong nhà máy điện hạt nhân, mặc dù các lò phản ứng không phát nổ giống như bom nguyên tử. Trên thực tế tỷ lệ các chất đồng vị phóng xạ trong đám vật chất phát sinh từ vụ nổ của bom hạt nhân hoàn toàn khác với vụ nổ của lò phản ứng. Thông tin từ Tổ công tác xử lý thông tin sự cố Nhà máy điện hạt nhân Fukushima 1 của Bộ Khoa học và Công nghệ chiều 28/3 cho biết trạm quan trắc của Viện Khoa học và Kỹ thuật hạt nhân thuộc Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam đã phát hiện đồng vị phóng xạ I-131 trong không khí, nhưng hàm lượng rất nhỏ, không ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Đối phó với tình hình ô nhiễm phóng xạ từ Nhật Bản sắp ảnh hưởng tới Việt Nam, 3 bệnh viện đã được chuẩn bị để điều trị nhiễm phóng xạ đó là Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện TƯ Huế và Bệnh viện Chợ Rẫy. Trường hợp nếu có biểu hiện nghi vấn sẽ được chuyển tiếp đến các cơ sở y tế như: Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện TƯ Huế, Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện TƯ Quận đội 108, Viện Y học phóng xạ quân đội… kiểm tra nhiễm xạ trong. Theo từ điển Khoa học và Công nghệ McGraw-Hill, mây phóng xạ là thuật ngữ dùng để chỉ một lượng không khí và hơi nước mang theo các chất phóng xạ từ vụ nổ hoặc sự cố hạt nhân. Các nguyên tố hóa học có thể có một hoặc nhiều đồng vị. Các đồng vị có số nguyên tử và số proton trong hạt nhân nguyên tử giống nhau song số neutron của chúng khác nhau nên số khối cũng khác. Chúng được gọi là "đồng vị" vì nằm cùng vị trí trong bảng tuần hoàn hóa học. Hạt nhân nguyên tử gồm hai loại: ổn định và không ổn định. Phân rã phóng xạ hay phân rã hạt nhân là hiện tượng hạt nhân nguyên tử không ổn định tự biến đổi và phát ra các bức xạ hạt nhân để đạt tới trạng thái ổn định. Các nguyên tử có tính phóng xạ (không ổn định) được gọi là các đồng vị phóng xạ, còn các đồng vị không có tính phóng xạ được gọi là đồng vị bền. Chẳng hạn, nguyên tố Carbon (C) có hai đồng vị phóng xạ là C-12 và C-13, một đồng vị phóng xạ là C-14. Tia phóng xạ là các dòng hạt chuyển động nhanh phát ra từ các chất phóng xạ trong quá trình phân rã hạt nhân. Chúng có thế là chùm các hạt mang điện dương (như hạt alpha, hạt proton) hay mang điện âm (như electron) hay không mang điện (như hạt neutron, hạt gamma, hạt neutrino). Một số người cũng chưa hiểu tại sao người dân Trung Quốc đổ xô đi mua muối chứa i-ốt do lo ngại mây phóng xạ từ nhà máy điện hạt nhân Fukushima I, trong khi báo chí Nhật Bản đưa tin các chuyên gia phát hiện đồng vị phóng xạ i-ốt bên ngoài nhà máy. Tại sao người dân Trung Quốc muốn đưa muối i-ốt vào cơ thể họ trong khi nguyên tố này cũng có thể tồn tại trong mây phóng xạ? Nguyên tố i-ốt có tới 37 đồng vị, trong đó chỉ có I-127 là đồng vị ổn định. Muối chứa I-127 và những viên nén i-ốt kali (KI) có thể được dùng để rửa trôi đồng vị phóng xạ I-131, một sản phẩm phụ của phản ứng phân hạch hạt nhân, trong cơ thể người. Như vậy có nghĩa là người ta dùng đồng vị bền duy nhất của i-ốt để ngăn chặn tác động của đồng vị phóng xạ i-ốt. |
Nhãn:
Bom nguyên tử,
Bộ quốc phòng Mỹ,
Công nghệ McGraw-Hill,
Fukushima-1,
Hải quân Việt Nam,
khí hạt nhân,
liên quân NATO,
mây phóng xạ,
Nhật Bản,
trung quốc,
viet nam
Thứ Ba, 29 tháng 3, 2011
>> Động đất ở Nhật là do thử vũ khí hạt nhân?
[VietnamDefence news] Đó là giả thiết ác ý về thảm kịch động đất/sóng thần/điện hạt nhân hôm 11.3 ở Nhật Bản do một blogger nổi tiếng Trung Quốc mới nêu ra và nhanh chóng được thảo luận ngay cả ở trên báo chí thế giới.
Theo giả thiết này, trận động đất là do vụ thử hạt nhân ngầm dưới đất bất thành của Nhật Bản gây ra, còn các sự cố sau đó ở nhà máy điện nguyên tử Fukushima-1 là được dàn dựng để che giấu nguyên nhân thực sự của hiện tượng tăng phông bức xạ ở Nhật Bản, tức là che giấu vụ thử hạt nhân. Trước hết, blogger nọ nhắc đến phát biểu mới đây của tỉnh trưởng Tokyo Shintarō Ishihara rằng, vũ khí hạt nhân có thể được sử dụng chống lại Trung Quốc. Phát biểu của vị tỉnh trưởng lập tức có vẻ kỳ lạ vì Nhật Bản không nằm trong câu lạc bộ hạt nhân và luôn tuyên bố không định sở hữu vũ khí hạt nhân. Phải chăng đó chỉ là những mỹ từ giả dối và ông Ishihara đã buột miêng nói ra mưu đồ thật sự của giới lãnh đạo Nhật Bản? Trong bài viết này, blogger cũng lưu ý đến một xoáy nước khổng lồ hình thành gần bờ biển Nhật Bản sau trận động đất hôm 11.3. Các bức ảnh xoáy nước đã nhanh chóng xuất hiện trên tất cả các báo chí thế giới và theo tác giả, cái xoáy nước đó được chính là do vụ thử hạt nhân ngầm dưới đất gây ra. Vấn đề là ở chỗ, sau vụ nổ, đáy biển bất ngờ sụt xuống khiến nước như là “bị hút vào một boongke ngầm dưới đất”. Ngoài ra, tác giả bài viết thấy rất khó tin việc tất cả các hệ thống cấp điện của nhà máy Fukushima-1 đều hỏng, dẫn đến rò rỉ phóng xạ. Theo giả thiết chính thức, các máy phát điện diesel đã bị hỏng sau khi đợt sóng thần cao 10 m tràn qua bờ biển đảo Honshu và nhà máy Fukushima-1. Chẳng lẽ, những người Nhật đầy thực dụng lại không tính đến yếu tố nhà máy điện nguyên tử nằm trong vùng có thể bị tác động của sóng thần để mà có biện pháp bảo vệ cần thiết cho nó, tay blogger Trung Quốc nhận xét. Một điều thú vị nữa là việc tàu sân bay Mỹ Ronald Reagan chỉ ở cách nhà máy điện nguyên tử Fukushima-1 100 km trong một thời gian ngắn nhưng đã bị nhiễm xạ ở mức 1 tháng, mặc dù vùng sơ tán ở khu vực nhà máy điện chỉ vẻn vẹn có 20-30 km. Tác giả cho rằng, việc đó xảy ra là vì rò rỉ phóng xạ đã xảy ra không phải ở nhà máy điện mà trên biển khi thử hạt nhân. Cuối cùng, bài viết lưu ý rằng, giới chức Nhật rất miễn cưỡng chia sẻ thông tin về sự cố và không cho các chuyên gia của Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế IAEA và Hiệp hội Hạt nhân thế giới WNA đến nhà máy điện gặp sự cố. 1. Sự xuất hiện xoáy nước: Tại tâm chấn dưới đáy biển, khi các mảng địa tầng dịch chuyển, tạo ra một vết nứt dài 380 km và rộng 190 km. Và nước biển bắt đầu đổ vào chính vết nứt này, tạo ra xoáy nước khổng lồ trong những giờ đầu thảm họa. 2. Sự cố mất điện tại nhà máy điện nguyên tử Fukushima-1: Báo chí đã nhiều lần nói con đê phòng hộ của nhà máy điện nguyên tử chỉ cao có 4 m nên không thể nào ngăn được sóng thần cao 10 m ập đến nó. Đây đúng là một sai sót nghiêm trọng của người Nhật, nhưng cáo buộc họ đã cố ý làm việc này là quá ngu. 3. Tàu sân bay Ronald Reagan bị nhiễm xạ: Phông bức xạ gần nhà máy Fukushima-1 ở những thời điểm nhất định cao hơn mức bình thường 1.600 lần. Ở khoảng cách 20-50 km so với nhà máy điện nguyên tử, phông bức xạ cũng cao hơn mức bình thường hàng chục, hàng trăm lần vì thế mức nhiễm xạ bằng 1 tháng chẳng có gì là phi tự nhiên, mà trái lại là rất nhỏ. 4. Việc giới chức Nhật che giấu các sự kiện: Đây là điều ngớ ngẩn nhất trong bài viết này. Thủ tướng Nhật đã liên tục thông báo về tình hình trong nước cứ 20 phút một lần và theo tính toán của các phóng viên, ông đã không ngủ gần 5 ngày đêm. Khu vực gần Fukushima-1 không bị đóng kín và ở đó đã có mặt hàng chục phóng viên các nước, kể cả một kênh truyền hình Nga. Các chuyên gia quốc tế cũng đã có mặt ở Nhật từ lâu và làm việc cùng với các chuyên gia hạt nhân của Nhật Bản. Vì thế, không có bất cứ cơ sở nào để nói rằng, các sự kiện ở Nhật Bản là là thảm họa kỹ thuật và do vụ thử vũ khí hạt nhân của Nhật hay của một nước nào khác gây ra. Đây là thảm họa thiên nhiên mà từ đó người ta cần rút ra những kết luận phù hợp, chứ không phải đưa ra những giả định và luận thuyết không tưởng nhất. |
Nhãn:
blogger,
Bộ Quốc phòng Nhật,
Fukushima-1,
IAEA,
Nga,
nguyên tử,
Nhật Bản,
sóng thần,
Tàu sân bay Mỹ Ronald Reagan,
Tokyo,
trung quốc,
vietnamdefence
Thứ Hai, 28 tháng 3, 2011
>> Trực thăng Trung Quốc chọc ghẹo khu trục Nhật
[VietnamDefence news] Chính quyền Nhật Bản coi việc một trực thăng Trung Quốc lượn quanh một tàu khu trục Nhật ở biển Hoa Đông là “rất nguy hiểm”, Bộ Quốc phòng Nhật tuyên bố hôm 27.3.
Tàu khu trục DDG-127 Isoyuki Theo Bộ Quốc phòng Nhật bản, “chiếc trực thăng Z-9 bay ở độ cao 60 m xét theo dấu hiệu trên thân thuộc cơ quan thủy văn Trung Quốc, đã tiếp cần tàu khu trục Isoyuki ở khoảng cách 90 m và bay quanh tàu 1 vòng”. |
Thứ Năm, 24 tháng 3, 2011
>> Nhật, Libya rối loạn đem lại nhiều lợi ích cho Nga
[BDV news]Nguồn cung dầu lớn là Libya bị ngừng trệ và Nhật thiếu năng lượng do đóng cửa hàng loạt nhà máy điện hạt nhân khiến các bên liên quan càng cần dầu, khí đốt của Nga.
Châu Âu thiếu dầu Libya là nước sản xuất dầu lớn thứ 18 thế giới với thị trường chủ yếu là châu Âu như Italy, Pháp, Tây Ban Nha, Thụy Sỹ và Đức. Do đó, khi tình hình Libya bất ổn, nguồn cung dầu từ Libya cũng bị ngưng trệ, châu Âu rơi vào cảnh thiếu năng lượng. Dầu từ Libya chủ yếu chảy sang châu Âu. Nhiều nước xuất khẩu dầu khác như Arabia Saudi…trấn an châu Âu, rằng họ sẽ tăng sản lượng để bù đắp vào khoản thiếu hụt này. Tuy nhiên, thực tế thì dầu thô của Libya có chất lượng cao, phần lớn lượng dầu có trong 1,5 triệu thùng/ngày xuất ra bên ngoài là dầu nhẹ và ngọt (có lượng lưu huỳnh thấp, dễ lọc và sản xuất thành xăng và diêzen nhiên liệu). Chỉ có 25% dầu của thế giới có cùng chất lượng như vậy. Do đó, thâm hụt từ Libya có nghĩa là thâm hụt 9% của loại dầu này. Dầu thô của Arab Saudi là loại dầu nặng và chua, nên dù có sản xuất ra cũng không thể là một thay thế hoàn hảo cho dầu của Libya. Nói cách khác, Libya bất ổn, nguồn cung bị ngưng trệ, châu Âu rơi vào cảnh thiếu năng lượng. Bằng chứng dễ thấy nhất là cuối tháng trước, Italy phải đề nghị công ty năng lượng của Nga là Gazprom tăng lượng khí đốt từ mức 30 triệu m3 một ngày lên 48 triệu m3 một ngày sau khi công ty năng lượng của Italy là ENI phải đóng một đường ống chính vận chuyển khí đốt tự nhiên từ Libya về Italy. Hàng loạt nhà máy hạt nhân phải đóng cửa. Tình hình ở Nhật còn tồi tệ hơn khi nước này phải đóng cửa hàng loạt nhà máy điện hạt nhân, nơi cung cấp khoảng 30% nguồn năng lượng cho toàn đất nước mặt trời mọc. Cộng với nhu cầu có thêm năng lượng sản xuất, tái thiết…Nhật càng cần năng lượng từ bên ngoài và xung quanh họ, chỉ có Nga mới có thể đáp ứng yêu cầu này. Xét trên quy mô toàn cầu, từ khi xảy ra khủng hoảng hạt nhân ở Nhật, hàng loạt quốc gia như Trung Quốc, Ấn Độ... khẳng định sẽ xem xét lại chiến lược năng lượng nguyên tử. Thậm chí, Đức còn đóng luôn 7 lò phản ứng hạt nhân cũ nhất của họ. Một nhà phân tích của ngân hàng Deutsche của Đức cho rằng, chỉ cần 10% số nhà máy điện hạt nhân trên toàn thế giới đóng cửa vì lý do an toàn, loài người cần thêm 7 tỷ m3 khí thiên nhiên một ngày. Nhiều nhà phân tích khẳng định, khủng hoảng hạt nhân ở Nhật làm xói mòn niềm tin của loài người vào năng lượng nguyên tử nhưng điều này lại là tín hiện tốt cho khí đốt như là nguồn năng lượng thay thế hợp lý. Khí đốt có khả năng lên ngôi. Thời cơ vàng của Nga Chỉ cần điểm qua vài nét như trên, dễ thấy là năng lượng hạt nhân sẽ gặp khó khăn trong thời gian tới, nếu không muốn nói là sẽ thụt lùi. Tuy nhiên, đây lại là thời cơ của các loại năng lượng khác, nhất là khí đốt. Tranh thủ thời cơ này, Giám đốc điều hành Gazprom Alexei Miller khẳng định: "Chúng tôi có thể bơm thêm 50-70 triệu m3 sang châu Âu” dù quyết định cuối cùng phụ thuộc vào các nhà tiêu dùng. Trong khi đó, Phó thủ tướng Nga Igor Sechin cho biết là Gazprom dự định tăng nguồn cung khí đốt hóa lỏng sang Nhật thêm 100.000 tấn trong hai tháng 4 và 5; bên cạnh kế hoạch “chuyển” cho Nhật 6.000 megawatt điện trong tương lai gần. Còn tính về lâu dài, Nga định tăng gấp đôi lượng dầu xuất khẩu sang Nhật trong năm nay lên mức 18 triệu tấn và tăng lượng sản phẩm dầu khí 28,5% lên mức 4,5 triệu tấn nhằm giúp Nhật vượt qua khó khăn. Nhật là nước tiêu thụ năng lượng lớn thứ 4 thế giới và chủ yếu họ phải nhập khẩu. Mỗi năm, họ tiêu thụ hết khoảng 80 tỷ m3 khí thiên nhiên, chiếm 15% tổng nhu cầu nhiên liệu của họ. Nhật cũng là nước nhập khí đốt hóa lỏng lớn nhất thế giới. Phó giám đốc điều hành của Gazprom là Alexander Medvedev tuyên bố, việc Nga, Nhật cùng hợp tác trong khai thác hai mỏ Kovykta và Chayanda sẽ giúp Nhật giải quyết các khó khăn năng lượng mang tính chiến lược. Phó Thủ tướng Igor Sechin thông báo, Nhật cũng lên kế hoạch hợp tác với hãng sản xuất dầu lớn nhất của Nga là Rosneft nhằm xây một cơ sở chế biến dầu tại Viễn Đông. “Chúng tôi cũng đề nghị Nhật hợp tác với Nga trong các dự án lọc dầu. Tôi có thể nói là hai bên sắp đạt được hiệp định. Chúng tôi cũng thống nhất tăng nguồn cung năng lượng trong ngắn hạn cho Nhật”, ông Sechin chia sẻ. Ông Putin "biến" Nga thành Arabia Saudi về khí đốt tự nhiên, đủ sức tự mình ổn định thị trường thế giới. Tổng giám đốc điều hành công ty khí đốt và dầu ENI của Italy Paolo Scaroni nhận định, khủng hoảng ở Nhật và bất ổn tại Libya sẽ củng cố vị thế của Nga tại thị trường năng lượng châu Âu nói riêng và thế giới nói chung. Một quan chức của Gazprom từ chối bình luận về tác động của các sự kiện ở Nhật, Libya với họ nhưng ông cũng thừa nhận là đây là tin tốt cho các nhà sản xuất năng lượng, trong đó có Gazprom. Trong khi đó, Giám đốc Viện nghiên cứu năng lượng Oxford Jonathan Stern tỏ ý nghi ngại rằng, chưa chắc châu Âu tăng cường nhập khí đốt của Nga bởi Nga hay “bắt chẹt” họ; điển hình là trong vụ tranh cãi với Ukraine năm 2009, Nga ngừng chuyển khí đốt sang châu Âu qua ngả Ukraine. Tuy nhiên, tình hình hiện tại không cho châu Âu và Nhật nhiều sự lựa chọn. Ai cũng cần có năng lượng để hoạt động. Do đó, không sớm thì muộn, ai cũng phải đi mua dầu, khí đốt; chỉ có điều là làm sao thương thảo để mua được với giá rẻ nhất mà thôi. Tuy nhiên, Nga cũng biết rõ lợi thế của mình nên tiến trình ký kết hợp đồng sẽ không đơn giản. Thậm chí, họ sẽ tiếp tục dùng năng lượng như một công cụ để gây sức ép với các đối tác. Và như Thủ tướng Vladimir Putin vừa hồ hởi tuyên bố, sang năm tới, Nga sẽ đạt mức GDP thời trước khủng hoảng và đóng góp không nhỏ vào sự hồi sinh này chắc chắn là giá dầu. |
Nhãn:
Arabia Saudi,
Châu Âu,
chiến trường Viễn Đông,
Đức,
Italy,
Japan,
Libya,
Nga,
Nhật Bản,
pháp,
Tây Ban Nha,
Thủ tướng Nga Vladimir Putin,
Thụy Sỹ
Thứ Năm, 17 tháng 3, 2011
>> Phóng xạ: Những điều cần biết
Những câu hỏi - đáp giản dị trong bài sẽ giúp bạn dễ hiểu hơn về khái niệm "phóng xạ"...
Biểu tượng chỉ nguy cơ phóng xạ - Các hạt phóng xạ trong bụi, mưa phóng xạ có thể được hít vào phổi, bám vào da hoặc đi vào đường tiêu hóa qua thức ăn và nước uống nhiễm độc. Mức độ nhiễm rất khác nhau, thậm chí chỉ trong khoảng cách rất nhỏ, TS. Fred Mettler, chuyên gia X quang tại ĐH New Mexico và là trưởng nhóm nghiên cứu quốc tế về tác hại sức khỏe sau sự cố Chernobyl, cho biết. “Khi đi quanh một góc tường, bạn có thể tiếp xúc với lượng phóng xạ rất cao, nhưng khi đứng sau một cái cột thôi thì lượng phóng xạ thấp hơn rất nhiều”. Sự tiếp xúc còn phụ thuộc vào loại hạt trong bụi phóng xạ, vị trí đứng với mái che có tích tụ phóng xạ hay có tác dụng bảo vệ cơ thể khỏi bụi phóng xạ từ bên ngoài. - Tác hại của phóng xạ như thế nào? - Trong ngắn hạn, phóng xạ phá hoại các tế bào đang phân chia nhanh, gồm tóc, lớp trong của dạ dày và tủy. Nó có thể gây buồn nôn, nôn, mệt mỏi, mất các tế bào bạch cầu và khiến máu vón cục. Một loại phóng xạ là Iot phóng xạ được tuyến giáp hấp thụ, gây ung thư tuyến giáp nếu không được uống thuốc ngay để chặn lại quá trình hấp thu này. Về lâu dài, phóng xạ phá hoại các ADN và có nguy cơ dẫn đến nhiều loại ung thư. - Lượng phóng xạ bao nhiêu thì nguy hiểm? - Hầu hết mọi người hấp thu khoảng 1/10 rem (đơn vị đo liều lượng phóng xạ) mỗi năm trong môi trường, hầu hết từ khí phóng xạ trong đất. Ủy ban điều hành hạt nhân Mỹ nói rằng, cơ thể hấp thu liều lượng dưới 10 rem trong thời gian dài thì không có vấn đề gì. - Khi nào phóng xạ đe dọa sức khỏe? - Các dấu hiệu của nhiễm phóng xạ như buồn nôn, nôn, rụng tóc xuất hiện khi cơ thể tiếp xúc với lượng phóng xạ 50-100 rem, Cơ quan bảo vệ môi trường Mỹ cho biết. Người tiếp xúc với liều lượng 400 rem phóng xạ tử vong trong vòng hai tháng, liều lượng 1.000 rem gây tử vong trong vòng hai tuần. - Phóng xạ y học có nguy hiểm không? - Mỗi lần được chụp bằng tia X, cơ thể tiếp xúc với 1/10 rem phóng xạ, chụp cắt lớp đối với bụng và khung xương chậu thì lượng phóng xạ là 1,4 rem. Liều lượng phóng xạ dần tích tụ trong cơ thể, vì thế nên các chuyên gia y tế khuyên mọi người nên tránh những kiểm tra liên quan đến phóng xạ nếu không cần thiết. - Thuốc nào có thể dùng khi xảy ra sự cố bụi phóng xạ? - Iođua kali có thể chặn sự hấp thu Iot phóng xạ và bảo vệ tuyến giáp, nhưng thuốc này cần được uống nhanh, ngay sau khi tiếp xúc với phóng xạ. Sau 12 tiếng, công dụng của nó rất hạn chế, trừ khi cơ thể vẫn tiếp phải tiếp xúc với phóng xạ. - Nếu xảy ra mưa phóng xạ, mọi người nên sơ tán hay ở yên tại chỗ? - Còn tùy vào tình hình cụ thể. Quan chức Nhật Bản thúc giục hàng chục nghìn người dân sơ tán khỏi khu vực 11km, nhưng nay đã mở rộng bán kính ra 20 km quanh khu vực sự cố, cũng như bảo họ ở yên trong nhà. - Sự cố này có giống thảm họa Chernobyl? - Không. Nhà máy điện hạt nhân của Liên Xô (cũ) không có bể cách ly quanh các lò phản ứng. Vì thế nên khi xảy ra nổ, những thanh nhiên liệu hạt nhân từ lõi lò phản ứng tràn ra. Nhiên liệu này chứa xezi, chất phóng xạ độc hơn và tồn tại lâu hơn loại iot phóng xạ đang thoát ra từ các lò phản ứng ở Nhật. Đến nay đã có một số báo cáo cho thấy lượng xezi nhất định đã bị rò rỉ ở Nhật Bản, khiến nhiều người lo lắng các lõi hạt nhân ở nước này có thể tan chảy. |
Nhãn:
ADN,
Chernobyl,
đại hồng thủy,
động đất,
Iođua kali,
Japan,
liên xô,
Nhà máy điện hạt nhân,
Nhật Bản,
Phóng xạ,
Radiation,
sóng thần,
thảm họa Chernobyl
Thứ Hai, 14 tháng 3, 2011
>> Khu trục hiện đại nhất hải quân Trung Quốc
Nhằm đáp ứng cho công cuộc hiện đại hóa, tăng cường sức mạnh hải quân, từ năm 2008 đến nay, Trung Quốc đã hạ thủy và đưa vào sử dụng 7 tàu khu trục mang tên lửa điều khiển Type-054A (*).
Chiếc Type-054A mang số hiệu 529, có tên Châu Hán. Khinh hạm La Fayette, nguyên mẫu thiết kế hình học của tàu khu trục lớp Giang Khải II . Type-054A được thiết kế chủ yếu cho vai trò đảm bảo phòng không hạm đội, song cũng có khả năng tấn công tàu nổi và chống ngầm. Vũ khí Với vai trò là đảm bảo phòng không hạm đội nên Type-054A được trang bị hỏa lực phòng không khá mạnh, sử dụng hệ thống 32 ống phóng thẳng đứng, dùng đạn tên lửa phòng không tầm trung đa kênh, loại tên lửa đối không tầm trung 9M317 Shtil, (NATO định danh là SA-N-12, tầm bắn 38km của Nga) hoặc loại sao chép tương tự do Trung Quốc tự phát triển có tên HQ-16. Hệ thống được bố trí phía trước mũi tàu sau pháo chính. Bệ phóng thẳng đứng này cũng được cho là có khả năng dùng để phóng rocket chống ngầm Yu-8, phát triển từ ngư lôi Yu-7 (bản sao của ngư lôi Mk-46 của Mỹ). Vũ khí đáng kể nhất trên chiến hạm lớp Giang Khải II: Hệ thống ống phóng thẳng đứng, được cho là có thể phóng cả tên lửa đối không lẫn chống ngầm. 8 tên lửa chống tàu YJ-83 C-803, có đầu đạn nặng 165kg, tầm bắn 180 km, được bố trí trong 2 cụm phóng ở giữa thân. Tên lửa được dẫn đường bằng phương pháp quán tính và radar chủ động. Ngoài ra, tàu được trang bị pháo hạm 76mm (sao chép từ pháo hạm đa năng AK-176 của Nga), hai hệ thống phòng thủ tầm cực gần Type-730 7 nòng cỡ 30mm, tầm bắn tối đa 3.000m, tốc độ bắn 5800 phát/phút, Để chống ngầm, tàu có hai hệ thống phóng rocket chống ngầm Type-87,cơ số 36 quả rocket, cỡ nòng 240mm, đầu đạn nặng 34kg, tầm bắn 1.200m. Đuôi tàu có sàn đáp và nhà chứa cho một trực thăng chống ngầm Ka-28 của Nga hoặc Z-9C của Trung Quốc Hệ thống điện tử Hệ thống điện tử của Type-054A được xây dựng trên cơ sở hệ thống điện tử của tàu khu trục Project 956 Sovremenny của Nga (>> xem thêm); Radar tìm kiếm mục tiêu trên không 3D Fregat-MAE-5 (NATO định danh là Top Plate) băng tần E. Radar này có khả năng theo dõi 40 mục tiêu cùng lúc, tầm phát hiện với máy bay là 120km, với tên lửa chống tàu là 50km. 4 radar MR-90 (NATO định danh Front Dome) băng tần F, kiểm soát hỏa lực cho hệ thống tên lửa đối không 9M317 Shtil, mỗi radar cung cấp 2 kênh dẫn hướng cho 2 tên lửa tấn công mục tiêu cùng lúc, phạm vi từ 35-50km. Radar tìm kiếm mục tiêu tàu nổi ở đường chân trời và dẫn hướng cho tên lửa chống tàu Mineral-ME của Nga, tầm phát hiện mục tiêu lên đến 450km, radar có khả năng phát hiện 200 mục tiêu, theo dõi 50 mục tiêu cùng lúc. Hệ thống radar của chiến hạm lớp Giang Khải II. 3 hệ thống radar bản địa Type 347G băng tần I, 2 radar kiểm soát hỏa lực cho hai hệ thống phòng thủ tầm gần Type-730, 1 sử dụng kiểm soát hỏa lực cho pháo chính 76mm, ngoài ra còn có một radar tìm kiếm mục tiêu Type-364 (sao chép từ MR36 của Nga). Trái tim của tàu là hệ thống dữ liệu chiến đấu ZKJ-4B/6 sao chép từ hệ thống dữ liệu chiến đấu TAVITAC của Pháp trang bị cho kinh hạm lớp La Fayette. Hệ thống liên kết dữ liệu HN-900 được cho là tương đương với hệ thống liên kết dữ liệu TADIL-A/Link 11 được sử dụng trong khối NATO, hệ thống liên lạc vệ tinh SNTI-240 Satcom. Radar cảnh báo Type 922-1, hệ thống đối phó điện tử và cung cấp thông tin tình báo HZ-100, hệ thống sonar kéo theo MGK-335 của Nga để phát hiện và định vị tàu ngầm, hai hệ thống phóng mồi bẫy với 18 ống phóng được bố trí ở giữa thân tàu. Hệ thống động lực Type-054A được trang bị hệ thống động cơ kết hợp diesel-diesel CODAD với 4 động cơ diesel SEMT Pielstick 16 PA6 STC, được sản xuất bởi Nhà máy động cơ Thiểm Tây Trung Quốc theo giấy phép của MAN diesel của Pháp, công suất 6.330 sức ngựa, mô men xoắn cực đại 1084 vòng/phút, cung cấp tốc độ tối đa 30 hải lý/giờ, tầm hoạt động 3800 dặm. Thông số cơ bản: Dài 134m, rộng 16m, tải trọng 3600 tấn tiêu chuẩn, 4053 tấn đầy tải (*) Hiện tại đã có 7 chiếc được hạ thủy và đưa vào sử dụng bao gồm, 530 Từ Châu, 529 Châu Hán, 570 Hoàng Sơn, 568 Sào Hồ, 571 Vận Thành, 569 Ngọc Lâm, 548 Ích Dương, 549 Thường Châu, hai chiếc nữa có thể được đưa vào sử dụng trong năm 2011. (BDV news) |
Nhãn:
chiến hạm lớp Giang Khải II,
Hải quân Nga,
Hải quân Trung Quốc,
Hàn Quốc,
Japan,
Ka-28,
Mineral-ME,
Nhật Bản,
Project 956 Sovremenny,
tàu khu trục,
trung quốc,
Type-054A
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)
Chuyên mục Quân Sự
Hải quân Trung Quốc
(263)
Hải quân Mỹ
(174)
Hải quân Việt Nam
(171)
Hải quân Nga
(113)
Không quân Mỹ
(94)
Phân tích quân sự
(91)
Không quân Nga
(83)
Hải quân Ấn Độ
(54)
Không quân Trung Quốc
(53)
Xung đột biển Đông
(50)
Không quân Việt Nam
(44)
tàu ngầm
(42)
Hải quân Nhật
(33)
Không quân Ấn Độ
(16)
Tàu ngầm hạt nhân
(15)
Hải quân Singapore
(12)
Xung đột Iran - Israel
(12)
Không quân Đài Loan
(9)
Siêu tên lửa
(8)
Quy tắc ứng xử ở Biển Đông
(7)
Tranh chấp biển Đông
(7)
Xung đột Trung - Mỹ
(4)
Xung đột Việt-Trung
(2)