Trong chiến tranh, Việt Nam đã cải tiến đưa vào sử dụng pháo phản lực mang vác làm quân địch bao phen “kinh hồn bạt vía”. >> 'Sấm sét' chiến trường (kỳ 1) Pháo phản lực BM-14 "nguyên bản" (xe và giàn phóng) của Việt Nam trong diễn tập bắn đạn thật. Nguồn: báo QĐND Khi bước vào cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Liên Xô đã viện trợ cho Việt Nam những pháo phản lực có sức tấn công kinh hoàng. Tuy nhiên, để phù hợp với điều kiện chiến trường, Việt Nam đã tự cải tiến thành những loại pháo phản lực có thể mang vác. Nó vừa mang tính cơ động cao nhưng vẫn đảm bảo sức hủy diệt mạnh. Từ BM-14 đến A12 Đầu những năm 1960, Liên Xô bắt đầu viện trợ cho Việt Nam pháo phản lực phóng loạt BM-14. Pháo dùng khung gầm cơ sở xe vận tải bánh lốp lắp giàn phóng 16-17 nòng cỡ đạn 140mm. Mỗi quả đạn rocket BM-14 nặng khoảng 40kg, đạt tầm bắn khoảng 10km. Sự xuất hiện của pháo phản lực trong biên chế là một bước phát triển mới của Binh chủng Pháo binh Việt Nam. Tuy nhiên, với trọng lượng lớn và cồng kềnh thì BM-14 không thuận lợi trong tác chiến ở chiến trường miền Nam. Thực tế chiến trường đòi hỏi một loại pháo có uy lực lớn, nhưng phải mang vác được bằng sức người. Bởi vậy, ngành kỹ thuật pháo binh đã bắt đầu quan tâm nghiên cứu để cải tiến BM-14. Sách Biên niên sự kiện lịch sử ngành kỹ thuật pháo binh QĐNDVN (1945-1975) viết: “Để tăng cường loại vũ khí có hỏa lực mạnh cho chiến trường, Bộ Tư lệnh đề nghị Bộ Quốc phòng triển khai nghiên cứu cải tiến pháo phản lực BM-14 (Liên Xô sản xuất) thành pháo phản lực mang vác”. >> Top 5 hệ thống tên lửa phóng loạt “khủng” nhất thế giới BM-14 sau cải tiến gồm ống phóng gắn trên một bệ bằng gỗ. Ống phóng làm bằng tôn thép mỏng cuộn lại, dài 1,14m, mặt trong có đánh 4 đường sống tiếp tuyến với mặt hình trụ của đạn. Bệ bằng gỗ dày 2cm, rộng 25cm, dài 120cm. Tiện lợi ở chỗ, bệ tên lửa làm bằng gỗ này không cần vận tải vào Nam mà có thể dễ dàng làm tại chỗ dựa theo bản thiết kế. Toàn bộ bệ chỉ nặng khoảng 10,5kg. Khi thử nghiệm, bệ phóng được kê đầu trên túi đất, chèn thêm các túi đất lên trên và quanh tấm gỗ để cố định bệ. Góc bắn được lấy 45 độ, điểm hỏa bằng 6 quả pin con thỏ 1,5 vol. Thử nghiệm cho thấy luồng phụt không làm hư hại bệ phóng, có thể dùng lại. Pháo phản lực mang vác A12 cải tiến từ BM-14 tại trường bắn Hòa Lạc, năm 1966. Pháo BM-14 sau khi cải tiến có tầm bắn khoảng 8.000 m (giảm so với nguyên bản) nhưng độ chính xác cao hơn. Mặt khác, BM-14 chỉ phóng lần lượt từng quả một, còn pháo cải tiến có thể phóng cùng lúc 12 quả đạn nhờ 1 hệ thống điện điểm hỏa. Bởi vậy nó được gọi là A12. Sau khi cải tiến thành công, từ dàn phóng 17 nòng, A12 được biên chế cho mỗi tiểu đội 12 khẩu. Với trọng lượng rất nhẹ, A12 rất tiện lợi cơ động để thực hiện những đòn tập kích hỏa lực luồn sâu đánh hiểm vào đối phương. Ngày 28/2/1967, Tiểu đoàn 99 lần đầu sử dụng pháo phản lực “made in Vietnam” A12 trên chiến trường. Tiểu đoàn đã bắn 15 loạt với 140 viên đạn vào các mục tiêu trong sân bay Đà Nẵng. Trận tập kích bất ngờ này đã phá hủy 94 máy bay, 200 xe quân sự các loại cùng hàng trăm tên địch. Tổ điệp báo trong thành phố sau này gửi thư ra miêu tả trận đánh: “Tỉnh dậy là thấy tiếng ào ào xé không khí như hàng chục chiếc máy bay phản lực cất cánh. Nhiều tiếng nổ làm rung chuyển cả thành phố. Lửa bùng lên dữ dội trong sân bay. Nhiều người tưởng là máy bay từ miền Bắc vào ném bom đã rủ nhau lên mái nhà xem máy bay Mỹ cháy”. ĐKB và bão lửa Biên Hòa Cùng với BM-14, sau này Liên Xô tiếp tục viện trợ cho Việt Nam loại pháo phản lực mới nhất khi đó, BM-21 Grad. Pháo dùng khung gầm cơ sở xe bánh lốp lắp giàn phóng 40 nòng cỡ 122mm, bắn những viên đạn rocket đi xa 20km. Một khẩu đội gồm 3-4 người có thể trú trong cabin để bắn hoặc đứng từ xa và điều khiển qua đường cáp dài 64m. Pháo phản lực BM-21 Grad của Quân đội Việt Nam hiện nay. Nguồn: báo QĐND Một tiểu đoàn pháo phản lực trang bị BM-21 có thể đồng loạt bắn tới 720 quả đạn trong vòng 20 giây trùm lên một khu vực rộng. Đây là vũ khí rất hữu hiệu để chống lại đội hình bộ binh và thiết giáp nhẹ, cũng như để phá hủy hệ thống hầm hào bán kiên cố. Tuy nhiên, BM-21 không phát huy hiệu quả nếu bắn vào một mục tiêu nhỏ được định vị như lô cốt bê tông. Cũng giống BM-14, BM-21 cồng kềnh không thích hợp cho tác chiến ở chiến trường miền Nam thời điểm đó. Vì thế, phía ta đã đề nghị phía Liên Xô cải tiến giúp BM-21 thành từng nòng riêng lẻ để tiện cơ động. Theo Lịch sử Pháo Binh Việt Nam viết: “Dịp Tết năm 1966, BM-21 cải tiến đã được gửi sang Việt Nam. Ban đầu người ta gọi nó là DKZ-66, sau đó đổi thành ĐKB (loại ĐKZ chuyên dùng chiến đấu ở chiến trường B)”. ĐKB vẫn sử dụng nòng và đạn cùng cỡ như BM-21 nhưng được tháo riêng thành 2 bộ phận là nòng và chân rất gọn nhẹ, tiện mang vác. Đạn ĐKB nặng 46kg, tầm bắn từ 2-10km. Biến thể mang vác ĐKB cải tiến trong kháng chiến chống Mỹ. Nguồn: sách Lịch sử Pháo binh Trung đoàn 84A được thành lập để huấn luyện sử dụng ĐKB. Ngày 17/6/1966, Trung đoàn 84 cùng với Tiểu đoàn 99 đã bắn trình diễn vũ khí mới tại trường bắn Hòa Lạc (Hà Tây) cho Bác Hồ và các vị lãnh đạo cấp cao xem. Ngay trong năm 1966, Trung đoàn 84A với 54 khẩu ĐKB hành quân vào miền Nam. Ngày 11/2/1967, pháo phản lực ĐKB lần đầu được sử dụng trên chiến trường. Trung đoàn 84A đã dùng 54 khẩu ĐKB tấn công sân bay Biên Hòa. Chỉ trong vòng 15 phút, toàn bộ sân bay đã ngập chìm trong khói lửa. Khoảng 150 máy bay cùng nhiều kho tàng đã bị phá hủy. Đòn tấn công này đã khiến quân địch hoang mang, hoảng sợ. Những trận đánh vào sân bay Đà Nẵng, Biên Hòa của A12 và ĐKB đã mở đầu cho chiến thuật sử dụng pháo mang vác luồn sâu đánh hiểm của pháo binh Việt Nam. Từ đó pháo mang vác được sử dụng rất phổ biến và đã trở thành một vũ khí lợi hại của pháo binh ta trong những trận pháo kích vào căn cứ địch. Một vài hình ảnh: |
Hiển thị các bài đăng có nhãn Pháo phản lực. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Pháo phản lực. Hiển thị tất cả bài đăng
Thứ Tư, 20 tháng 3, 2013
>> Sức mạnh pháo phản lực “kiểu Việt Nam”
Thứ Ba, 11 tháng 10, 2011
>> 'Sấm sét' chiến trường (kỳ 1)
Những cải tiến liên tục, đáp ứng đòi hỏi trong chiến đấu giúp pháo binh giữ vị trí quan trọng, là “nắm đấm hỏa lực” trong tấn công và phòng thủ. Kỳ 1: Dàn đồng ca đỏ Hiệu quả chiến đấu của dàn pháo “Cachiusa” nhanh chóng át đi tiếng cười chế giễu và khiến giới quân sự suy nghĩ nghiêm túc về loại vũ khí mà đến nay, ngày càng chiếm vị trí quan trọng trên chiến trường. Uy lực bất thình lình Sau chiến tranh thế giới thứ 2, dù pháo phản lực của Liên Xô hay các nước phương Tây đã phát triển với nhiều thiết kế hiện đại, mang nhiều tên gọi khác nhau, nhưng những người ngoại đạo vẫn thường nhận diện chúng với cùng 1 tên gọi “Cachiusa”. “Thương hiệu” này gắn liền với chiến công đầu của pháo binh Liên Xô tập kích phát xít Đức tại Orsha (Belarus), ngày 7/7/1941. Chỉ với 7 xe phóng, trong một khoảng thời gian vô cùng ngắn ngủi, toàn bộ nhà ga với các đoàn tàu tiếp tế bị phá hủy hoàn toàn. Những tên phát xít còn sống sót thì bàng hoảng không hiểu “sấm sét” đã giáng xuống từ đâu. Sự khủng khiếp của Cachiusa và tiếng rít đặc trưng khi khai hỏa sau này được lan truyền trong hàng ngũ quân phát xít với biệt danh “Dàn đồng ca của Stalin”. Hỏa tiễn Cachiusa khai hỏa. Trên thực tế, Liên Xô đã thử nghiệm loại vũ khí mới này từ năm 1938. Tuy nhiên, độ tản mác cao, tầm bắn thấp (5,5km) thời gian nạp đạn lâu (24 viên/50 phút)… khiến giới tướng lĩnh Liên Xô xem thường pháo phản lực. Thế nhưng, trong bối cảnh sự phát triển pháo binh dường như tới hạn, tầm xa và uy lực như đại pháo Gustav hay Paris Gun luôn đi kèm với sự nặng nề, chậm chạp thì khả năng cơ động, và tốc độ bắn lại trở thành yếu tố đột phá. Chính vì vậy, Cachiusa đã dành được cơ hội thể hiện và cũng từ đây, vị thế của pháo phản lực cùng chiến thuật “bắn và chuồn” được xác lập. Dàn đồng ca đỏ Kế thừa truyền thống của Cachiusa (BM-13), nhiều thiết kế pháo phản lực ra đời, giúp “Dàn đồng ca đỏ” của Hồng quân Liên Xô ngày càng thêm đông đúc. Ngày nay, thành viên mới nhất của “Dàn đồng ca đỏ” là BM-30 Smerch (“Cơn lốc”), ra đời từ năm 1987. Hệ thống này bao gồm 12 ống phóng đạn tên lửa cỡ 300 mm được đặt trên khung xe 8x8. BM-30 có thể phóng hết 12 quả đạn của mình trong 38 giây và bắn loạt thứ hai sau 36 phút. Đạn của BM-30 có loại dài tới 7,6m, do đó tầm bắn được nâng lên đáng kể. Biến thể Smerch-M có tầm bắn tối đa lên tới 90km, vượt xa so với hầu hết các loại pháo binh truyền thống. BM-30 trong một cuộc duyệt binh ở Ukraine. Bên cạnh tính cơ động, khả năng chế áp, những cải tiến không ngừng về đạn giúp nâng độ chính xác, mở rộng nhiệm vụ của pháo phản lực, uy thế của loại vũ khí này ngày càng cao. Tuy nhiên, để nói tới thành công của pháo phản lực Liên Xô phải kể tới BM-21 Grad (“Mưa đá”), xuất hiện từ năm 1964. Với số ống phóng lên tới 40, có cơ chế bắn đồng loạt, 1 tiểu đoàn BM-21 có thể nã 720 quả đạn trong vòng… 20 giây, sau đó, rút thật nhanh trước khi đối phương kịp phản ứng. Ngày nay, BM-21 bản nâng cấp được thiết kế để tiêu diệt binh lính đối phương cả trong và ngoài công sự, phá hủy phương tiện xe bọc thép hạng nhẹ hay xe tăng, pháo cối các loại ở các bãi tập kết, các máy bay trực thăng hay cánh cố định trên bãi đáp, bộ phận chỉ huy và nhiều mục tiêu khác. Thậm chí, BM – 21 Grad cũng có thể dùng để rải mìn. Vì lẽ đó, BM-21 là pháo phản lực dành được thành công xuất sắc trên thị trường xuất khẩu vũ khí, có mặt trong biên chế quân đội gần 70 quốc gia, trong đó có Việt Nam. BM-21 khai hỏa, tạo ra những cơn "mưa lửa". Pháo phản lực ở Việt Nam Trên chiến trường Việt Nam, pháo phản lực được bộ đội pháo binh sử dụng rất sáng tạo và linh hoạt. Với địa hình nhiều đồi núi, thiếu thốn phương tiện cơ giới, nhưng quan trọng nhất là phải bí mật, các ống phóng của pháo phản lực được tháo rời và vận chuyển riêng, chỉ được ráp lại tại nơi tập kết chiến đấu. Thậm chí, để phù hợp với chiến tranh du kích các ống phóng còn được tháo rời và chế tạo súng DKB. Nhờ vậy, pháo phản lực đóng góp không ít chiến công cho truyền thống vẻ vang của lực lượng “chân đồng, vai sắt, đánh giỏi, bắn trúng”. Khẩu DKB, cỡ đạn 122mm được dùng trong kháng chiến chống Mỹ. Trong trận đánh sân bay Biên Hòa rạng sáng ngày 3/8/1972. Với 54 khẩu DKB, tiểu đoàn 174 quân Giải phóng đã bắn 202 quả đạn DKB vào sân bay, phá hỏng 74 máy bay, đốt cháy các kho bom, kho xăng và tiêu diệt nhiều sinh lực địch. Cũng trong năm 1972, tại chiến trường Quảng Trị, các đơn vị pháo binh phát huy sức mạnh của BM-14 góp phần chế áp trận địa pháo và chặn đứng nhiều cuộc phản công của địch, tạo điều kiện cho đồng đội giữ vững thành cổ. Đặc biệt, trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1975, các khẩu đội pháo phản lực đã cùng các đơn vị khác trong lực lượng, phối hợp với các binh chủng bạn, tham gia tất cả các chiến dịch quan trọng. Mở màn là trận dội lửa báo hiệu chiến dịch Tây Nguyên. Đúng 2h ngày 10/3/1975, từ thị xã Buôn Ma Thuột, hàng loạt đạn pháo phản lực rít lên, nổ ầm ầm đánh mạnh vào Sư đoàn 23 VCNH, chôn vùi uy danh “Nam bình, Bắc phạt, Tây Nguyên trấn” của sư đoàn này. Trong chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, các khẩu đội pháo phản lực nhận nhiệm vụ đánh tê liệt sân bay Tân Sơn Nhất, và không chỉ bắn rồi rút mà phải luồn sâu vào sân bay, trụ lại để khống chế hoàn toàn sân bay, tạo chỗ “đứng chân” cho pháo lớn cỡ 130, nhằm tạo uy thế chính trị cho chiến dịch. Đúng 3h ngày 28/4, lệnh bắn phát ra, hàng trăm trái đạn phản lực vun vút lao vào sân bay. Phóng viên tuần báo Das Spiegel (Tấm Gương) của CHLB Đức thuật lại, qua sóng FM tần số riêng Đại sứ quán Mỹ, ông nghe được giọng hốt hoảng của một lính thủy đánh bộ Mỹ ở sân bay Tân Sơn Nhất: “Đạn nổ khắp xung quanh. Ở đây mọi cái đều bốc lửa cả. Trên dưới 30 trái rocket đã rơi xuống đường băng và các kho đạn. Ở sân bay bốc lên quả cầu lửa màu cam, cuộc tiến công bằng đại bác và rocket vẫn tiếp tục…” |
Thứ Năm, 8 tháng 9, 2011
>> MRLS HIMARS - Hệ thống pháo phản lực của Singapore
Ngày 6/9/2011, Bộ Quốc Phòng Singapone đã tổ chức lễ tiếp nhận hệ thống pháo phản lực bắn loạt HIMARS cuối cùng. Buổi lễ tiếp nhận được tổ chức khá long trọng với sự tham gia của rất đông các quan chức cấp cao quân đội Singapone cùng các khách mời và các phóng viên. Lễ tiếp nhận được tổ chức tại căn cứ quân sự Khatib. Các quan chức quân đội Singapone tuyên bố, khẩu đội pháo phản lực bắn loạt HIMARS đã sẳn sàng đưa vào sử dụng. MRLS HIMARS khai hỏa. Theo trung tâm phân tích mua bán vũ khí toàn cầu TSAMTO của Nga cho biết, đây là đợt giao hàng cuối cùng trong hợp đồng mua bán 18 xe phóng cùng rất nhiều đạn tên lửa cùng với các hệ thống liên quan trị giá 330 triệu USD được ký kết vào tháng 9/2007 giữa Bộ Quốc Phòng Singapone và Lockheed Martin (Mỹ). Buổi tiếp nhận cuối cùng này cũng là cột mốc đánh dấu việc xây dựng hoàn thành tiểu đoàn pháo phản lực bắn loạt số 23, đây là đơn vị pháo phản lực bắn loạt đầu tiên của Singapone tích hợp đầy đủ khả năng điều khiển bằng tín hiệu GPS. M142 HIMARS là một biến thể nhẹ hơn của hệ thống pháo phản lực bắn loạt MRLS M270. Hệ thống này có tính năng hoạt động tương tự như hệ thống MLRS M270, tuy nhiên hệ thống được trang bị chỉ 6 tên lửa thay vì 12 như bản gốc. Hệ thống M142 HIMARS sử dụng đạn tên lửa có điều khiển đường kính 240mm, tầm bắn tối đa có điều khiển dao động từ 60-100km. Biến thể HIMARS xuất khẩu cho Singapone sử dụng đạn tên lửa có đường kính 227mm, tầm bắn tối đa có dẫn hướng là 70km. Ngoài ra, hệ thống M142 HIMARS còn có khả năng phóng các tên lửa chiến thuật chiến trường MGM-140A ATACMS, với tầm bắn khoảng 128km. Tuy nhiên, biến thể MRLS HIMARS xuất khẩu cho Singapone không được tích hợp khả năng này. MRLS M142 HIMARS được bố trí trên xe phóng cơ động FMTV 6x6 bánh hơi, xe phóng được trang bị động cơ diesel dung tích xi lanh 6,6 lít công suất 290 mã lực. Tầm hoạt động khoảng 480km, tốc độ tối đa khoảng 85km/giờ. Hệ thống HIMARS có ưu điểm là dễ dàng được vận chuyển đến chiến trường bằng máy bay vận tải như C-130. Hệ thống được điều khiển bởi 3 người, thời gian triển khai sẳn sàng chiến đấu chỉ trong 5 phút. Thời gian phóng toàn bộ 6 tên lửa trong vòng khoảng 25 giây, thời gian thu hồi sau khi phóng chỉ khoảng 5 phút. |
Thứ Bảy, 19 tháng 3, 2011
>> 'Kiếm' của Triều Tiên, 'khiên' của Hàn Quốc
Theo ước tính của các chuyên gia, tiềm lực của pháo binh Triều Tiên cho phép nước này nã 10.000 quả đạn pháo vào thủ đô Seoul trong mỗi phút.
M1985 có tầm bắn khoảng 40 km. Triều Tiên sở hữu nhiều pháo phản lực có thiết kế dựa trên các nguyên mẫu của Nga và Trung Quốc. Ngoài ra, quân đội Triều Tiên cũng phát triển một số loại đạn dành cho pháo trên cỡ 240 mm, nặng tới 407kg, trong đó đầu đạn nặng 90kg có thể chứa thuốc nổ, chất cháy, khói hay chất độc hóa học. Thiết bị chuyên chở là xe tải, phiên bản do Triều Tiên tự chủ sản xuất. Theo nhiều nguồn tin, loại vũ khí này của Triều Tiên còn được xuất khẩu sang Iran. Hai phiên bản nổi tiếng nhất trong các pháo phản lực của Triều Tiên là M1985 và M1991 với loạt phóng 12-22 quả đạn trong một lần nạp. Xe phóng tên lửa M1991 có khả năng mang 22 tên lửa. Pháo tự hành Pháo binh luôn là niềm tự hào của quân đội Triều Tiên. Pháo tự hành cỡ nòng 170 mm với tên gọi M1978 và M1989 được thiết kế dựa trên nguyên mẫu là các súng phòng thủ bờ biển của Nga. Pháo tự hành được đặt trên xe thiết giáp, và sử dụng đạn có tầm xa lên tới 60 km. Vào năm 1978, trong lần đầu tiên ra mắt, giới quân sự Triều Tiên giới thiệu pháo tự hành của nước này có tầm bắn xa nhất thế giới khi đó. Iran đã nhập khẩu và sử dụng những khẩu pháo loại này trong Iran-Iraq. Hệ thống lô cốt ngầm Triều Tiên có rất nhiều hầm ngầm và lô cốt tại vùng phi quân sự giáp với Hàn Quốc. Triều Tiên đã xây dựng hàng ngàn lô cốt nằm ngầm dưới lòng đất tại gần biên giới với Hàn Quốc và sử dụng chúng như một công cụ hữu hiệu để phòng thủ và tấn công. Từ hệ thống lô cốt ngầm này, pháo binh Triều Tiên sẽ áp dụng chiến thuật “đánh du kích” để tiêu hao sinh lực của kẻ thù. Theo một nghiên cứu của các chuyên gia quân sự, một dàn pháo phản lực của Triều Tiên chỉ mất 75 giây để bắn và quay trở lại hầm trú ẩn. Vũ khí sinh hóa Diễn tập chống vũ khí sinh hóa luôn được phía Hàn Quốc đặt lên hàng đầu. Tham vọng chế tạo vũ khí hạt nhân của Triều Tiên hiện thu hút sự quan tâm của toàn thế giới, tuy nhiên đây chưa phải là vũ khí có khả năng gây thiệt hại lớn nhất mà quốc gia này sở hữu. Theo một nghiên cứu vào năm 2007, khả năng Triều Tiên sử dụng bom khí độc để bắn phá các mục tiêu dân sự là nguy hiểm và nghiêm trọng nhất. Hiệp hội khoa học Mỹ và nhiều tổ chức khác cho rằng kho vũ khí của Triều Tiên chứa nhiều vũ khí sinh hóa như: vi khuẩn bệnh than, khí ngạt, khí độc sarin, phosgene và botulism. Trong nhiều thập kỷ qua, Hàn Quốc đã nỗ lực nghiên cứu và lập những kế hoạch ứng phó với hiểm họa đáng sợ từ phía Triều Tiên. Dựa vào những tiến bộ khoa học, chính phủ nước này các biện pháp mà họ chuẩn bị sẽ hạn chế tối đa thiệt hại đối với thủ đô Seoul và nhiều thành phố lớn khác nếu chiến tranh bùng nổ. Cơ chế phản ứng nhanh DMáy bay do thám không người lái là tai và mắt của quân đội Hàn Quốc. Trong chiến tranh, thời gian luôn là một trong những yếu tố quan trọng nhất. Khi chiến tranh xảy ra, bên nào phản ứng càng nhanh thì sẽ càng hạn chế được khả năng tấn công của kẻ thù. Do vậy, Hàn Quốc đầu tư nhiều tiền của để đầu tư vào hệ thống tác chiến. Nước này còn nghiên cứu công nghệ giúp tiêu diệt nhanh các dàn pháo phản lực, rút ngắn thời gian phản ứng từ 20 phút xuống còn 4 phút. Dự án được nghiệm thu vào năm 1998. Tuy nhiên, sự trả đũa lúng túng trong vụ Triều Tiên tấn công đảo Yeonpyeong cho thấy, hệ thống này cần được cải thiện nhiều hơn nữa. Ngoài ra, các máy bay trinh thám không người lái của liên quân Mỹ - Hàn luôn theo dõi “nhất cử nhất động” của các giàn phóng tên lửa 240 mm và pháo tự hành 170 mm của quân đội Triều Tiên. Tên lửa đạn đạo chống lô cốt ATACMS-P có thể tiêu diệt các mục tiêu nằm trong lô cốt vững chắc. ATACMS-P là tên lửa đặc biệt dùng để tiêu diệt các mục tiêu nằm ngầm dưới lòng đất hoặc trong các lô cốt. ATACMS-P có tầm 220 km và được phóng từ các xe tải di động. Tên lửa có thiết kế đặc biệt để xuyên sâu xuống lòng đất trước khi phát nổ, từ đó phá hủy các mục tiêu nằm sâu trong hệ thống lô cốt của Triều Tiên. Mục tiêu chính mà loại tên lửa này nhắm tới chính là lực lượng pháo binh của Triều Tiên ẩn nấp trong các đường hầm. Radar truy tìm vị trí địch Hệ thống Radar dò tìm vị trí địch giúp Hàn Quốc xác định được nhanh chóng vị trí của pháo binh địch. Ưu thế đặc biệt về công nghệ của Hàn Quốc được thể hiện ở “hệ thống dò tìm vị trí địch”. Phiên bản đơn giản được lắp đặt trên xe quân sự đặc chủng, có khả năng xác định được 20 khu vực pháo binh và mục tiêu của đối phương mỗi phút. Ngoài ra, phiên bản lớn hơn được đặt trên các xe chuyên dụng cỡ lớn có thể dò tìm, tính toán và phát hiện vị trí của các dàn pháo phản lực ngay khi chúng khai hỏa. Tuy nhiên, cũng giống cơ chế phản ứng nhanh kể trên, vụ pháo kích đảo Yeonpyeong là một bài kiểm tra mà hệ thống radar công phu của Hàn Quốc đã không cho kết quả tốt. Pháo bắn đạn có điều khiển Đạn pháo Excalibur 155 mm đã chứng minh được khả năng bắn chính xác tại chiến trường Iraq. Tấn công mục tiêu di chuyển luôn là một nhiệm vụ khó khăn đối với pháo binh do sự bắt buộc phải thành công ngay trong lần bắn đầu tiên. Đạn pháo Excalibur 155 mm là một trong số rất ít vũ khí có khả năng thực hiện điều đó. Với sự trợ giúp của công nghệ định vị toàn cầu GPS, đạn pháo Excalibur có độ sai lệch mục tiêu gần 20m. Do vậy, Excalibur 155mm sẽ dễ dàng tiêu diệt các xe chở pháo phản lực. Trong chiến tranh tại Iraq, đạn pháo Excalibur 155mm đã có những màn trình diễn hết sức thuyết phục. Như vậy trên lý thuyết, những nỗ lực trong công nghệ và vũ khí cho phép quân đội Hàn Quốc "khóa các họng pháo" của Triều Tiên hữu hiệu. Nhưng giải pháp có thể giúp thủ đô Seoul thoát khỏi “cơn thịnh nộ” đạn pháo Triều Tiên hiệu quả nhất vẫn là một chính đối sách khôn ngoan hơn so với những gì họ thể hiện thời gian vừa qua. |
Nhãn:
Bắc Hàn,
CHDCND Triều Tiên,
Hàn Quốc,
iran,
Mỹ,
Nam Hàn,
Nga,
Pháo phản lực,
Pháo tự hành,
tên lửa đạn đạo,
Triều Tiên,
trung quốc,
Vũ khí sinh hóa
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)
Chuyên mục Quân Sự
Hải quân Trung Quốc
(263)
Hải quân Mỹ
(174)
Hải quân Việt Nam
(171)
Hải quân Nga
(113)
Không quân Mỹ
(94)
Phân tích quân sự
(91)
Không quân Nga
(83)
Hải quân Ấn Độ
(54)
Không quân Trung Quốc
(53)
Xung đột biển Đông
(50)
Không quân Việt Nam
(44)
tàu ngầm
(42)
Hải quân Nhật
(33)
Không quân Ấn Độ
(16)
Tàu ngầm hạt nhân
(15)
Hải quân Singapore
(12)
Xung đột Iran - Israel
(12)
Không quân Đài Loan
(9)
Siêu tên lửa
(8)
Quy tắc ứng xử ở Biển Đông
(7)
Tranh chấp biển Đông
(7)
Xung đột Trung - Mỹ
(4)
Xung đột Việt-Trung
(2)