Đánh hay không đánh Iran đang là vấn đề tranh cãi giữa Mỹ và Israel. Để ngăn chặn khả năng tấn công của Israel, Mỹ đã quyết không cung cấp cho đồng minh này một thứ vũ khí bí mật là bom phá boongke. >> Chiến tranh thế giới thứ 3 xảy ra nếu Mỹ đánh Iran >> Israel "không hề ngán" Iran Nhân chuyến thăm tới Israel mới đây của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel, Mỹ và Israel đã công bố một hợp đồng vũ khí trị giá nhiều tỷ USD. Theo đó, Mỹ sẽ bán cho Israel phiên bản tên lửa diệt radar mới nhất, máy bay tiếp nhiên liệu KC-135, các hệ thống radar tiên tiến dành cho máy bay chiến đấu cũng như một số máy bay V-22 Osprey. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel tuyên bố đây là các loại vũ khí mới của Mỹ và tiên tiến nhất trong khu vực. Khi được hỏi về ý nghĩa của hợp đồng này, ông Chuck Hagel đã úp mở khi khẳng định đây là thông điệp rõ ràng đối với Iran. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel (trái) trong chuyến thăm Israel mới đây Tuy nhiên, giới chuyên gia đã phát hiện ra một “khiếm khuyết” quan trọng trong hợp đồng này là sự vắng mặt của bom phá boongke. Đây là loại vũ khí mà Israel luôn khao khát có được nhằm đảm bảo chắc thắng cho một chiến dịch quân sự chống Iran. Mỹ hiện đang sở hữu loại bom xuyên boongke lớn nhất thế giới là GBU-57 do Boeing chế tạo. Bom dài 6,2 m, đường kính 0,8 m và nặng xấp xỉ 14 tấn. Ngoài GBU-57, Mỹ còn có sát thủ boongke nổi tiếng khác là GBU-28. Tuy nhiên, loại này chỉ nặng 2,3 tấn. Bom xuyên bê tông GBU-57 của Mỹ Hiện không quân Mỹ sở hữu khoảng 20 quả GBU-57 và sẽ trang bị cho máy bay ném bom B-2. Mỗi chiếc B-2 có thể mang 2 quả GBU-57 để xâm nhập sâu vào bên trong lãnh thổ đối phương và tấn công các hầm ngầm sâu dưới lòng đất. Bom GBU-57 được điều khiển bằng hệ thống GPS, đảm bảo độ chính xác tuyệt đối và có thể đánh trúng mục tiêu nằm trong boongke ở độ sâu từ 8-60 m trong lòng đất. Giới chuyên gia quân sự Mỹ đánh giá đây là loại bom duy nhất có thể phá hủy các cơ sở hạt nhân của Iran vì hầu hết chúng được đặt sâu trong lòng núi đá. Bom xuyên bê tông GBU-28 Israel hiện cũng sở hữu một số loại bom xuyên bê tông, song không thể đe dọa tới các mục tiêu hạt nhân của Iran. Thiếu bom xuyên bê tông của Mỹ, các đòn tấn công đường không của Israel chỉ có khả năng gãi ngứa cho các cơ sở hạt nhân của Iran. Lựa chọn duy nhất còn lại của Israel là tấn công Iran bằng bộ binh, một lựa chọn đầy mạo hiểm và khó có tính khả thi. Giới phân tích cho rằng Mỹ không bán cho Israel loại bom phá boongke, chìa khóa quan trọng để tấn công Iran, vì Mỹ không muốn xảy ra một cuộc chiến ở khu vực Trung Đông trong thời điểm hiện nay. Việc Israel phát động một cuộc chiến chống Iran sẽ kéo theo nhiều vấn đề đối với Mỹ cũng như các nước đồng minh của Mỹ tại Trung Đông. Khi bị dồn vào chân tường, Iran có thể sẽ tấn công trả đũa vào bất kỳ mục tiêu nào có thể và gây ra các hậu quả khôn lường. Máy bay ném bom B-2 của Mỹ Một lý do khác khiến Mỹ không muốn bán loại bom phá boongke cho Israel là vì Mỹ không thể bán các phương tiện mang loại bom này cho Israel. Bom phá boongke GBU-57 của Mỹ nặng gần 14 tấn. Hiện có hai loại máy bay có thể mang được loại bom này là B-52 và B-2, cả hai Israel hiện không có. Nếu bán bom GBU-57, Mỹ sẽ phải bán cả máy bay cho Israel. Trong trường hợp Israel sử dụng máy bay và bom do Mỹ bán cho để tấn công Iran, Mỹ sẽ không khỏi bị liên lụy. Ngoài ra giới phân tích cho rằng Mỹ hiện vẫn đang “cầu giờ” để tìm kiếm một giải pháp ngoại giao. Lý do để Mỹ hy vọng là cuộc bầu cử tổng thống Iran vào tháng Sáu tới với khả năng nước Cộng hòa Hồi giáo này sẽ có một Tổng thống mới thay đổi theo hướng Mỹ mong muốn. Tuy nhiên, việc Mỹ không bán bom xuyên boongke cho Israel chỉ là bước trì hoãn trước mắt. Cả Mỹ và Israel đều có những nước đi riêng nhằm chuẩn bị cho một hành động quân sự chống Iran. Kịch bản Israel có thể không kích vào các cơ sở hạt nhân của Iran Chuyên gia Anthony Cordesman thuộc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế ở Washington nhận định: "Thực tế, Israel đang là mối đe dọa hiện hữu nghiêm trọng hơn nhiều đối với Iran, chứ không phải Iran có thể đe dọa Israel trong tương lai gần". Không loại trừ trường hợp Israel bất chấp áp lực từ phía Mỹ sẽ tiến hành một cuộc tấn công quân sự chống Iran. Khi đó, nhiệm vụ mà Israel phải giải quyết là hạ gục ngay lập tức khoảng 2.000 mục tiêu, bao gồm các cơ sở hạt nhân, các căn cứ quân sự và tên lửa, và các hệ thống phòng không. F-15I, một trong những loại vũ khí Israel có thể sử dụng để không kích Iran Về phía Mỹ, việc nước này vẫn đang lưỡng lự trước khả năng can thiệp quân sự chống Syria cho thấy Mỹ có thể sẽ dồn toàn lực cho một cuộc chiến chống Iran trong tương lai không xa. Nhà cựu đàm phán hàng đầu của Mỹ Aaron David Miller mới đây cho rằng việc đứng ngoài cuộc khủng hoảng Syria sẽ cho ông Obama sự linh hoạt và nhiều lựa chọn hơn trong vấn đề Iran. Giới phân tích đã cảnh báo, một khi các cơ hội đàm phán và giải pháp ngoại giao bị bỏ lỡ, một cuộc chiến tranh quy mô lớn với những hậu quả khủng khiếp nhiều khả năng sẽ nổ ra ở Trung Đông. (DVO) |
Hiển thị các bài đăng có nhãn Quan hệ Mỹ - Iran. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Quan hệ Mỹ - Iran. Hiển thị tất cả bài đăng
Thứ Bảy, 4 tháng 5, 2013
>> Đánh hay không đánh Iran ?
Thứ Tư, 11 tháng 7, 2012
>> Mỹ sẽ phá cơ sở hạt nhân Iran năm 2013
Để tấn công các cơ sở hạt nhân và tên lửa của Iran, vũ khí then chốt của Mỹ sẽ là máy bay ném bom tàng hình B-2 và máy bay chiến đấu F-22. >> "Người" gác cổng trời Tehran (kỳ 1) >> Tên lửa DF-31A có thể bị tên lửa Mỹ đánh chặn Iran vừa tổ chức cuộc diễn tập "Nhà tiên tri-7. Trong hình là tên lửa tầm trung Shahab-1 của Iran trong cuộc diễn tập này. Hãng Reuters Anh dẫn lời Thứ trưởng Ngoại giao Iran Abbas Araqchi ngày 4/7, tại Thủ đô Tehran, cho biết, nếu quyền tiến hành làm giàu uranium sử dụng cho mục đích hòa bình được thừa nhận, Iran sẵn sàng thông qua trình văn kiện lên Liên Hợp Quốc cam kết chính thức không chế tạo vũ khí hạt nhân. Nhưng, trong đàm phán vấn đề hạt nhân với 5 nước thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc và Đức, 6 nước trên yêu cầu Iran chấm dứt sản xuất uranium có nồng độ khoảng 20%, dự kiến Tehran sẽ khó chấp nhận. Có lẽ do đã mất tính kiên nhẫn với việc đàm phán vấn đề hạt nhân của Iran, Paul Rogers, giáo sư Viện Nghiên cứu Hòa bình, Đại học Bradford, Anh tiết lộ, dưới sự ảnh hưởng của nhân tố chính trị nội bộ Mỹ, kế hoạch tác chiến “không kích cơ sở hạt nhân của Iran” đang được vạch ra. Iran tuyên bố nhằm vào 35 căn cứ của Mỹ Vòng đối thoại thứ ba giữa Iran và 6 nước được tổ chức tại Moscow từ ngày 18-19/6/2012, nhưng cuối cùng vẫn kết thúc trong bế tắc. Iran cho rằng, hầu hết các nước trong nhóm G6 đang mặc cả, hy vọng thông qua trừng phạt để có thể tăng cường vai trò ảnh hưởng của họ, cho đến khi nào Tehran phục tùng ý chí của họ mới thôi. Nhưng, Washington cũng luôn cho rằng, Iran thích thú hơn khi quá trình đàm phán liên tục kéo dài, vì nó giúp Iran có thể đẩy nhanh các bước làm giàu uranium. Ngoài ra, một số nhà chính trị châu Âu (đặc biệt là Đức) thừa nhận, bất cứ sự trì hoãn mang tính thực chất nào trong đàm phán đều có thể tạo không gian cho Israel đơn phương tiến hành tấn công quân sự đối với Iran, hành động này sẽ gây ra sự bất ổn rất lớn trong thời gian dài và có thể gây ra một cuộc chiến tranh mang tính thảm họa dữ dội. Tên lửa tầm trung Shahab-3 có tầm phóng xa nhất (2.000 km) của Iran được phóng lên trong cuộc diễn tập "Nhà tiên tri-7" diễn ra ngày 3/7/2012. Để chứng tỏ sẽ không khuất phục trước Mỹ và Israel, chỉ huy Không quân Lực lượng Cách mạng Hồi giáo Iran, Emile Ali Hajizadeh ngày 4/7 cho biết, tên lửa đạn đạo tiên tiến của Iran có tầm phóng đến 2.000 km, Iran đã định ra kế hoạch xây dựng căn cứ quân sự và triển khai tên lửa, sau khi bị tấn công, Iran sẽ phá hủy tất cả các căn cứ quân Mỹ trong vòng vài phút. Do EU cấm nhập khẩu dầu mỏ của Iran bắt đầu từ ngày 1/7, hành động này làm cho thái độ chống phương Tây ở Iran tiếp tục lên cao. Quân đội Iran thậm chí đe dọa phong tỏa tuyến đường vận chuyển dầu mỏ - eo biển Hormuz. Từ ngày 2/7, Lực lượng Cách mạng Hồi giáo Iran tổ chức cuộc diễn tập quân sự “Nhà tiên tri vĩ đại-7” trong thời gian 3 ngày, trong cuộc diễn tập đã phóng thành công nhiều loại tên lửa. Phía Iran cho biết, quân Mỹ có tổng cộng 35 căn cứ ở xung quanh Iran, “tất cả những căn cứ này đều nằm trong tầm phóng của tên lửa chúng tôi. Đồng thời, lãnh thổ bị chiếm đóng (chỉ Israel) là bia ngắm tốt của chúng tôi”. Hãng Reuters cho rằng, rất nhiều chuyên gia quân sự phương Tây tỏ ra hoài nghi về sức mạnh quân sự của Iran, cho rằng Iran hiện không thể đối đầu với hệ thống phòng thủ quân sự tiên tiến của Mỹ. Mỹ muốn dùng B-2, F-22 tập kích Iran Paul Rogers, giáo sư Viện Nghiên cứu Hòa bình, Đại học Bradford, Anh cho rằng, các nước châu Âu sở dĩ tích cực đề xướng áp dụng biện pháp ngoại giao trong vấn đề Iran, một phần nguyên nhân chính là bị thúc đẩy bởi rủi ro Israel tấn công Iran. Không còn nghi ngờ gì nữa, Israel đã chuẩn bị tốt cho việc phát động tấn công quân sự đối với Iran trong thời điểm thích hợp. Nhưng, điều lo ngại hơn của các nước châu Âu là, Lầu Năm Góc hầu như cũng đang vạch ra một kế hoạch chiến tranh toàn diện với nhiều phương án. Máy bay ném bom tàng hình chiến lược B-2 của Không quân Mỹ. Lý do hàng đầu ủng hộ cách làm này của phái diều hâu dường như là: Một chiến dịch quân sự trong thời gian ngắn, nhanh chóng có thể phá hủy rất chính xác các cơ sở hạt nhân và tên lửa của Iran, đây là con đường duy nhất làm suy yếu Iran và buộc họ “chấp nhận sự cay nghiệt, quay trở lại bàn đàm phán”, đồng thời có thể triệt để thủ tiêu tham vọng hạt nhân của Iran. Nhưng, trong giới ưu tú chính trị Mỹ hoàn toàn không đạt được quan điểm thống nhất về cách thức giải quyết vấn đề hạt nhân Iran. Một số tuyên bố của cơ quan sức mạnh (gồm Lầu Năm Góc) chủ trương, sự lựa chọn tốt nhất là tiếp tục phương thức “kết hợp giữa trừng phạt và chiến tranh mạng”. Nhưng, một số lực lượng chính trị khác cho rằng, cần thiết vạch ra một kế hoạch tác chiến đối với Iran. Một số nhân sĩ của Lầu Năm Góc cho rằng, nửa đầu năm 2013 có thể là thời gian tốt nhất để phát động kế hoạch tác chiến này. Theo quan điểm của họ, thời điểm này có thể có thể có 3 điều kiện có lợi: Trước hết, cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ và Quốc hội tổ chức vào tháng 11/2012, cho nên hoàn toàn không gặp trở ngại, hơn nữa còn cách thời điểm bầu cử Quốc hội giữa kỳ tới gần 2 năm, bất cứ sự bất đồng chính trị nào đều sẽ có đủ thời gian để giải quyết. Thứ hai, trong thời gian vài tháng này, sẽ có thể đưa ra một kết luận rõ ràng – vấn đề hạt nhân Iran có thể có khả năng đạt được thỏa hiệp chính trị hay không. Thứ ba, việc duy trì sự tồn tại của phương án tấn công quân sự Iran và kịp thời thông báo cho Israel trước khi hành động, sẽ làm cho khả năng Israel đơn phương tấn công Iran nhỏ đi. Trong số các nhà hoạch định chính sách Mỹ, quan điểm của phái cứng rắn nhất là “Mỹ thích đáng giương ngọn cờ tấn công Iran, tốt hơn là để Israel dùng lực lượng quy mô nhỏ để tiến công quân sự trước”. Paul Rogers cho biết, các nhà hoạch định chính sách nhấn mạnh, sức mạnh có ưu thế tuyệt đối của Quân đội Mỹ, đặc biệt là máy bay chiến đấu của Không quân Mỹ có khả năng cất cánh từ các căn cứ ở khu vực Trung Đông, đồng thời phối hợp với các máy bay trên tàu sân bay triển khai ở biển Ả-rập. Máy bay chiến đấu tàng hình F-22 của Mỹ. Khi đó, vũ khí then chốt được quân Mỹ sử dụng sẽ là máy bay ném bom tàng hình B-2 và máy bay chiến đấu F-22 tiên tiến nhất thế giới hiện nay; sau khi các công trình radar phòng không của Iran bị thiết bị đánh lừa kiểu mới và hệ thống khác của quân Mỹ gây nhiễu, những máy bay ném bom tàng hình và máy bay chiến đấu này sẽ bay đến Iran, thực hiện các đòn tấn công oanh tạc. Trong một cuộc tập kích, máy bay ném bom tàng hình B-2 có thể phóng, thả hơn 40 quả bom dẫn đường chính xác, hoặc ném bom xuyên lòng đất thông minh “bunker-busters” đối với các cơ sở hạt nhân của Iran. Nhưng, máy bay ném bom tàng hình B-2 lại phụ thuộc vào rất nhiều công trình chi viện của căn cứ. Nhìn vào tình hình hiện nay, căn cứ có khả năng lựa chọn nhất là căn cứ không quân Fairford của Không quân Hoàng gia Anh ở Gloucestershire, miền tây nước Anh, và căn cứ không quân Diego Garcia mà Anh từng kiểm soát ở Ấn Độ Dương. Vì vậy, bắt đầu từ một chiến dịch quân sự, Anh sẽ trực tiếp bị kéo vào cuộc chiến tranh này. Romney lên cầm quyền, chiến tranh sẽ xảy ra? Trong bài viết, Paul Rogers cho rằng, hệ thống vũ khí nêu trên và những vũ khí khác sẽ được đưa vào chiến dịch, số lượng nhiều hơn nhiều so với vũ khí hiện có của Israel, hơn nữa khả năng thành công lớn hơn. Nhưng, một phương diện không bình thường của kế hoạch tấn công quân sự này ở chỗ, quy mô của chiến dịch sẽ được kiểm soát có hiệu quả, hoặc tham khảo nhu cầu tấn công Iran của Israel, nhưng sẽ không mở rộng chiến dịch này. Đối với những nhà hoạch định chính sách này, chiến dịch quân sự chỉ xoay quanh một trọng điểm, đó chính là tiến hành tấn công chính xác đơn thuần đối với các cơ sở hạt nhân và tên lửa của Iran, cuối cùng ép Iran phải chấp nhận một sự thực – tham vọng hạt nhân của họ thế nào cũng thất bại. Hình màu xanh là tàu chiến, máy bay chiến đấu và căn cứ của quân Mỹ bao quanh Iran. Một điểm cần nhấn mạnh là, Paul Rogers chỉ ra, kế hoạch tấn công quân sự của Mỹ hoàn toàn không lập tức phải tiến hành, thậm chí có thực hiện hay không cũng còn tranh cãi. Nhưng, một khi đàm phán chính trị với Iran thất bại, nếu Romney giành được thắng lợi trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm nay, hơn nữa Đảng Cộng hòa ít nhất đang kiểm soát một trong 2 viện của Quốc hội Mỹ, như vậy trong vài tháng đầu năm 2013, vấn đề tấn công quân sự Iran có thể sẽ xuất hiện hướng đi hoàn toàn khác. Một khi thực sự nổ ra chiến tranh, Iran phải chăng sẽ vui vẻ từ bỏ “tham vọng hạt nhân” dưới sức ép nặng nề, giả thiết này hoàn toàn không lạc quan, tình hình tương tự đã xảy ra 2 lần trong 10 năm qua. Năm 2001, khi chiến tranh Afghanistan kết thúc, Mỹ cho rằng Taliban đã hết vai trò ảnh hưởng. Năm 2003, chiến tranh Iraq nhanh chóng kết thúc, nhưng sự phát triển của tình hình cuối cùng không như mong muốn. Trong khi người Mỹ hầu như hoàn toàn không rút ra bài học, cuộc chiến chống khủng bố 10 năm làm cho họ rất mệt mỏi. Có lẽ đây chính là điều mà chính quyền Obama thực sự lo ngại. (Nguồn :: Báo Giáo Dục VN) |
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)
Chuyên mục Quân Sự
Hải quân Trung Quốc
(263)
Hải quân Mỹ
(174)
Hải quân Việt Nam
(171)
Hải quân Nga
(113)
Không quân Mỹ
(94)
Phân tích quân sự
(91)
Không quân Nga
(83)
Hải quân Ấn Độ
(54)
Không quân Trung Quốc
(53)
Xung đột biển Đông
(50)
Không quân Việt Nam
(44)
tàu ngầm
(42)
Hải quân Nhật
(33)
Không quân Ấn Độ
(16)
Tàu ngầm hạt nhân
(15)
Hải quân Singapore
(12)
Xung đột Iran - Israel
(12)
Không quân Đài Loan
(9)
Siêu tên lửa
(8)
Quy tắc ứng xử ở Biển Đông
(7)
Tranh chấp biển Đông
(7)
Xung đột Trung - Mỹ
(4)
Xung đột Việt-Trung
(2)