Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: Tiềm lực quân sự Iran

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Hiển thị các bài đăng có nhãn Tiềm lực quân sự Iran. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Tiềm lực quân sự Iran. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Bảy, 4 tháng 5, 2013

>> Đánh hay không đánh Iran ?

Đánh hay không đánh Iran đang là vấn đề tranh cãi giữa Mỹ và Israel. Để ngăn chặn khả năng tấn công của Israel, Mỹ đã quyết không cung cấp cho đồng minh này một thứ vũ khí bí mật là bom phá boongke.

>> Chiến tranh thế giới thứ 3 xảy ra nếu Mỹ đánh Iran
>> Israel "không hề ngán" Iran

Nhân chuyến thăm tới Israel mới đây của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel, Mỹ và Israel đã công bố một hợp đồng vũ khí trị giá nhiều tỷ USD. Theo đó, Mỹ sẽ bán cho Israel phiên bản tên lửa diệt radar mới nhất, máy bay tiếp nhiên liệu KC-135, các hệ thống radar tiên tiến dành cho máy bay chiến đấu cũng như một số máy bay V-22 Osprey.

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel tuyên bố đây là các loại vũ khí mới của Mỹ và tiên tiến nhất trong khu vực. Khi được hỏi về ý nghĩa của hợp đồng này, ông Chuck Hagel đã úp mở khi khẳng định đây là thông điệp rõ ràng đối với Iran.


Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel (trái) trong chuyến thăm Israel mới đây

Tuy nhiên, giới chuyên gia đã phát hiện ra một “khiếm khuyết” quan trọng trong hợp đồng này là sự vắng mặt của bom phá boongke.

Đây là loại vũ khí mà Israel luôn khao khát có được nhằm đảm bảo chắc thắng cho một chiến dịch quân sự chống Iran.

Mỹ hiện đang sở hữu loại bom xuyên boongke lớn nhất thế giới là GBU-57 do Boeing chế tạo. Bom dài 6,2 m, đường kính 0,8 m và nặng xấp xỉ 14 tấn. Ngoài GBU-57, Mỹ còn có sát thủ boongke nổi tiếng khác là GBU-28. Tuy nhiên, loại này chỉ nặng 2,3 tấn.


Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Bom xuyên bê tông GBU-57 của Mỹ

Hiện không quân Mỹ sở hữu khoảng 20 quả GBU-57 và sẽ trang bị cho máy bay ném bom B-2. Mỗi chiếc B-2 có thể mang 2 quả GBU-57 để xâm nhập sâu vào bên trong lãnh thổ đối phương và tấn công các hầm ngầm sâu dưới lòng đất.

Bom GBU-57 được điều khiển bằng hệ thống GPS, đảm bảo độ chính xác tuyệt đối và có thể đánh trúng mục tiêu nằm trong boongke ở độ sâu từ 8-60 m trong lòng đất. Giới chuyên gia quân sự Mỹ đánh giá đây là loại bom duy nhất có thể phá hủy các cơ sở hạt nhân của Iran vì hầu hết chúng được đặt sâu trong lòng núi đá.


Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Bom xuyên bê tông GBU-28

Israel hiện cũng sở hữu một số loại bom xuyên bê tông, song không thể đe dọa tới các mục tiêu hạt nhân của Iran. Thiếu bom xuyên bê tông của Mỹ, các đòn tấn công đường không của Israel chỉ có khả năng gãi ngứa cho các cơ sở hạt nhân của Iran. Lựa chọn duy nhất còn lại của Israel là tấn công Iran bằng bộ binh, một lựa chọn đầy mạo hiểm và khó có tính khả thi.

Giới phân tích cho rằng Mỹ không bán cho Israel loại bom phá boongke, chìa khóa quan trọng để tấn công Iran, vì Mỹ không muốn xảy ra một cuộc chiến ở khu vực Trung Đông trong thời điểm hiện nay. Việc Israel phát động một cuộc chiến chống Iran sẽ kéo theo nhiều vấn đề đối với Mỹ cũng như các nước đồng minh của Mỹ tại Trung Đông. Khi bị dồn vào chân tường, Iran có thể sẽ tấn công trả đũa vào bất kỳ mục tiêu nào có thể và gây ra các hậu quả khôn lường.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Máy bay ném bom B-2 của Mỹ

Một lý do khác khiến Mỹ không muốn bán loại bom phá boongke cho Israel là vì Mỹ không thể bán các phương tiện mang loại bom này cho Israel. Bom phá boongke GBU-57 của Mỹ nặng gần 14 tấn. Hiện có hai loại máy bay có thể mang được loại bom này là B-52 và B-2, cả hai Israel hiện không có. Nếu bán bom GBU-57, Mỹ sẽ phải bán cả máy bay cho Israel. Trong trường hợp Israel sử dụng máy bay và bom do Mỹ bán cho để tấn công Iran, Mỹ sẽ không khỏi bị liên lụy.

Ngoài ra giới phân tích cho rằng Mỹ hiện vẫn đang “cầu giờ” để tìm kiếm một giải pháp ngoại giao. Lý do để Mỹ hy vọng là cuộc bầu cử tổng thống Iran vào tháng Sáu tới với khả năng nước Cộng hòa Hồi giáo này sẽ có một Tổng thống mới thay đổi theo hướng Mỹ mong muốn.

Tuy nhiên, việc Mỹ không bán bom xuyên boongke cho Israel chỉ là bước trì hoãn trước mắt. Cả Mỹ và Israel đều có những nước đi riêng nhằm chuẩn bị cho một hành động quân sự chống Iran.


Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Kịch bản Israel có thể không kích vào các cơ sở hạt nhân của Iran

Chuyên gia Anthony Cordesman thuộc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế ở Washington nhận định: "Thực tế, Israel đang là mối đe dọa hiện hữu nghiêm trọng hơn nhiều đối với Iran, chứ không phải Iran có thể đe dọa Israel trong tương lai gần".

Không loại trừ trường hợp Israel bất chấp áp lực từ phía Mỹ sẽ tiến hành một cuộc tấn công quân sự chống Iran. Khi đó, nhiệm vụ mà Israel phải giải quyết là hạ gục ngay lập tức khoảng 2.000 mục tiêu, bao gồm các cơ sở hạt nhân, các căn cứ quân sự và tên lửa, và các hệ thống phòng không.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
F-15I, một trong những loại vũ khí Israel có thể sử dụng để không kích Iran

Về phía Mỹ, việc nước này vẫn đang lưỡng lự trước khả năng can thiệp quân sự chống Syria cho thấy Mỹ có thể sẽ dồn toàn lực cho một cuộc chiến chống Iran trong tương lai không xa. Nhà cựu đàm phán hàng đầu của Mỹ Aaron David Miller mới đây cho rằng việc đứng ngoài cuộc khủng hoảng Syria sẽ cho ông Obama sự linh hoạt và nhiều lựa chọn hơn trong vấn đề Iran.

Giới phân tích đã cảnh báo, một khi các cơ hội đàm phán và giải pháp ngoại giao bị bỏ lỡ, một cuộc chiến tranh quy mô lớn với những hậu quả khủng khiếp nhiều khả năng sẽ nổ ra ở Trung Đông.


(DVO)

Thứ Tư, 9 tháng 5, 2012

>> Thông tin mới nhất về cán cân quân sự Iran - Israel

So sánh giữa sức mạnh các lực lượng của Iran và Israel có thể thấy sự khác biệt lớn cả về trang thiết bị, năng lực và số lượng binh sĩ.


>> Các kịch bản xung đột Iran-Israel (kỳ 1)
>> Tiềm lực quân sự của Iran

Iran có số dân nhiều gấp 10 lần Israel để tham gia vào các lực lượng vũ trang nhưng phần lớn trang thiết bị quân sự của nước này lại ở trong tình trạng mơ hồ, không rõ ràng, do lệnh cấm vận được áp dụng từ năm 1979.

Sự kiện quân sự gần đây nhất mà Iran tham gia là cuộc chiến kéo dài một thập kỷ với Iraq trong những năm 1980, sau đó Iran duy trì “học thuyết không tấn công trước tiên”.

David Roberts, Phó giám đốc Viện RUSI cho biết: “Nói chung, không có phân tích bí mật hay nổi trội nào cho thấy Quân đội Israel được trang bị và đào tạo tốt nhất trong khu vực. Tuy nhiên, một số lĩnh vực đã được kiểm chứng. Vì vậy, các lực lượng thông thường của Iran không phải là mối lo ngại đối với Mỹ và các đồng minh. Lực lượng Vệ binh Cách mạng của nước này được trả lương cao hơn và được tổ chức tốt hơn phần còn lại của Quân đội Iran. Lực lượng Quods và khả năng hải quân của họ chưa được biết đến nhiều”.

Ông cũng cho rằng bất kỳ cuộc đối đầu trực tiếp nào giữa Israel và Iran có thể sẽ liên quan đến loại máy bay tầm xa, các vũ khí phòng không, tàu hải quân loại nhỏ và tên lửa đạn đạo.



http://nghiadx.blogspot.com
Căng thẳng giữa Iran và Israel khó giải quyết?

Ông Kamran Bokhari, Phó Chủ tịch Hội hợp tác Đông Á và Trung Đông, cho rằng: “Cách để mô tả cái nhìn của Iran về quân đội Israel là chú ý tới phần địa lý.

Trên bản đồ, Israel có thể không quá xa với Iran nhưng trên thực tế, đây là hai quốc gia thù nghịch và mâu thuẫn nhưng cách xa nhau. Dù Israel có quân đội được đánh giá mạnh hơn nhưng cũng khó có thể triển khai một chiến dịch lâu dài chống lại Iran.

Người Iran biết điều đó và không mấy lo lắng việc Israel sẽ tấn công mình mà dành nhiều quan ngại cho Mỹ, đất nước triển khai lực lượng quân sự ất gần với biên giới Iran.

Số lượng binh sĩ

Quân đội Israel, từng chiến đấu với một số láng giềng, được cấu thành từ các lực lượng quốc phòng Israel (IDF hay Tzahal), Lực lượng Hải quân (IN) và Không quân Israel (IAF). Độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự bắt buộc đối với hầu hết công dân là 18 tuổi.

Israel có 176.500 quân nhân đang phục vụ, trong đó có 107.000 lính nghĩa vụ. Hải quân có 9.500 thủy thủ đang làm nhiệm vụ, 34.000 người phục vụ trong lực lượng không quân và tổng lực lượng quân dự phòng là 565.000 người.

Còn Iran được cho là có 523.000 người đang phục vụ trong quân đội, gồm 350.000 người trong bộ binh, trong đó có 220.000 lính nghĩa vụ. Vệ binh Cách mạng Hồi giáo, được cho là lực lượng trung thành nhất với hệ thống lãnh đạo, có thêm 125.000 binh lính.

Những người đàn ông Iran trẻ bắt buộc phải phục vụ 18 tháng trong quân đội khi họ 19 tuổi và những người tình nguyện có thể tham gia khi 18 tuổi. Lực lượng tình nguyện bán quân sự, còn gọi là Basij, tuyển thành viên từ 15 tuổi.

Có nhiệm vụ bảo vệ biên giới đất nước và duy trì trật tự trong nước, Quân đội Iran bao gồm các Lực lượng thường trực Cộng hòa Hồi giáo Iran (Artesh), với lục quân, hải quân, không quân và phòng không.

Vệ binh Cách mạng Hồi giáo gồm lục quân, hải quân, không quân và Quods (lực lượng hoạt động đặc biệt). Iran có tổng cộng 18.000 lính hải quân, 30.000 lính không quân, gồm 12.000 người thuộc đội phòng không.

Dữ liệu quân sự

                                                                                       Iran                                        Israel

Tổng dân số                                                          78,9 triệu                                 7,5 triệu

Nam từ 16-49 tuổi                                    23 triệu                                   1,8 triệu

Các lực lượng đang hoạt động            545,000                                  187,000

Lực lượng phòng bị                               650,000                                   565,000

Ngân sách quốc phòng                         9.2 tỷ USD                               13.5 tỷ USD


http://nghiadx.blogspot.com
Bảng so sánh giữa quân đội Iran và Israel.


Xe tăng, tàu chiến và máy bay

Quân đội Israel có hơn 3.000 xe tăng, gồm 441 Merkava MkI,455 Merkava MkII, 454 Merkava MkIII, 175 Merkava MkIV và 206 mẫu Centurion.

Theo Reuters, Quân đội Israel cũng có khoảng 10.484 xe chiến đấu bộ binh chở quân và 5.432 khẩu pháo, gồm 620 khẩu cơ giới hóa và 456 khẩu pháo kéo.

Theo báo cáo, Quân đội Iran có 1.613 xe tăng, gồm 100 xe Zulfiqar sản xuất trong nước, 100 chiếc mẫu Chieftain Mk3 và Mk5 do Anh sản xuất đã lâu, có từ trước cách mạng năm 1979, cùng 150 chiếc M-60A1s của Mỹ và 480 chiếc T-72, 540 T-54/T-55 của Liên Xô.

Tehran cũng có khoảng 640 xe chiến đấu bộ binh, 8.196 khẩu pháo, trong đó 800 khẩu cơ giới hóa và 2.010 khẩu pháo kéo.

Hải quân Israel có ba tàu ngầm Dolphin (theo phiên bản 212 của Đức) được cho là có trang bị vũ khí hạt nhân, giúp Israel có khả năng tấn công xa bờ, cùng với 57 tàu tuần tra và chiến đấu bờ biển và ba tàu hộ tống nhỏ.

Trong khi đó, Iran có một hạm đội tàu hải quân “hoành tráng” hơn rất nhiều, gồm 23 tàu ngầm, trong đó có 15 tàu tấn công tầm ngắn, 3 tàu ngầm tấn công điện-diesel loại 877 lớp Kilo do Nga sản xuất, 12 tàu ngầm nhỏ (Ghadir và Nahang) và 8 phương tiện huyên chở thủy thủ. Iran còn có hơn 100 tàu tuần tra và chiến đấu bờ biển, trong đó có 6 tàu hộ tống nhỏ, 13 tàu tuần tra, 4 thuyền tuần tra, 21 tàu bán lặn và 56 tàu tuần tra đủ loại.

Sức mạnh hải quân

                                                                             Iran                                    Israel

Tổng số tàu hải quân                                     261                                        64

Thương thuyền                                               74                                           10

Cảng chính                                                       3                                               4

Tàu sân bay                                                      0                                              0

Tàu khu trục                                                     3                                              3

Tàu ngầm                                                          19                                            3

Tàu khu trục nhỏ                                             5                                              0

Tàu tuần tra                                                     198                                          42

Tàu tấn công lưỡng cư                                26                                             0

Lực lượng Không quân Israel có được danh tiếng về độ chính xác trong cuộc chiến Trung Đông năm 1967 nhưng lại bị chỉ trích nặng nề trước cái chết của hàng nghìn dân thường tại Bờ Tây, Gaza và Lebanon trong các thập kỷ sau đó.

Israel sở hữu 460 máy bay chiến đấu với 27 chiếc Boeing F-15A Eagle, 7 chiếc F-15B và 90 chiếc F-16A Falcon. Phi đội cũng bao gồm 227 máy bay tấn công mặt đất và 65 chiến đấu cơ, cùng với 9 máy bay vận chuyển và 77 máy bay khác.

Israel có 81 trực thăng tấn công, gồm 30 chiếc Bell AH-1E/AH-1F Cobra và 30 chiếc Boeing AH-64A Apache cùng 200 trực thăng vận tải. Năng lực phòng không của Israel thể hiện qua 48 hệ thống phòng không, ít hơn so với 279 tên lửa SAM của Iran.

Lực lượng không quân Iran được cho là sở hữu 336 máy bay, gồm 189 máy bay chiến đấu như 20 chiếc F-5B của Mỹ, 60 chiếc F*5E Tiger II và 35 chiếc MiG-29A của Nga.

Iran còn có 108 máy bay tấn công mặt đất cả trong nước và do Nga sản xuất, nhiều chiếc trong số đó có nguồn gốc từ Iraq. 116 máy bay vận chuyển của nước này có xuất xứ từ Trung Quốc, Hà Lan và Mỹ. IRIAF cũng trang bị 30 trực thăng trinh sát hải quân Bell 214C.

Vũ khí lục quân

                                                                                        Iran                                      Israel

Xe tăng                                                                  1,613                                                3,501

Pháo kéo                                                              2,010                                                 456

Súng tự hành                                                       865                                                    620

Hệ thống tên lửa đa năng                                 200                                                    138

Súng cối                                                                5,000                                                 750

Vũ khí chống tăng                                              1,400                                                  900

Vũ khí chống máy bay                                       1,701                                                  200

Các phương tiện hậu cần                                12,000                                                7,684

Sức mạnh tên lửa

Khoảng 1.000 tên lửa chiến lược của Iran, có khả năng tấn công qua vùng Vịnh và xa hơn, đang thuộc quyền kiểm soát của Lực lượng Vệ binh Cách mạng, gồm 300 tên lửa đạn đạo tầm ngắn, trong đó có các tên lửa do Iran sản xuất, Shahab-1 (biến thể Scud-B), Shahab-2 (biến thể Scud-C), và Tondar-69 (biến thể CSS-8).

Tehran cũng tự sản xuất tên lửa đạn đạo chiến lược tầm trung Shahab-3 (IRBM), với tầm bắn lên tới 1.000 km, Ghadr-1 với tầm bắn 1.600 km và Shahab-3 với tầm bắn lên tới 2.400 km, theo báo cáo của Reuters.

Nếu thông tin trên là đúng, Israel và hầu hết khu vực Đông Âu đều nằm trong tầm ngắm của Tehran.

Tháng 1/2009, Iran đã thử nghiệm tên lửa không đối không mới. Sau đó, vào ngày 7/3/2010, Iran cho hay nước này đang sản xuất tên lửa tầm ngắn được miêu tả là chính xác cao và có thể phá hủy các mục tiêu lớn. Lực lượng Vệ binh Cách mạng có 24 hệ thống phóng, trong đó 12-18 hệ thống dành cho tên lửa tầm ngắn Shahab 1-2 và ít nhất 6 hệ thống dành cho Shahab-3, Ghadr-1 và Sajjil-2.

“Tất cả vũ khí trên đều được che dấu và không công khai. Chúng tôi không có nhiều thông tin về việc Iran có thể làm được những gì. Có khả năng tên lửa Iran có thể nhắm chính xác đến các quốc gia Arab nhưng Israel còn ở xa hơn”, ông Bokhari nhận định.

Ông cũng cho rằng sức mạnh của Iran nằm ở “khả năng phá vỡ nền kinh tế toàn cầu” và khiến cho bên kia không thể mở một cuộc tấn công quân sự thông qua việc “đẩy các chi phí lên cao”.

Đầu tháng 1/2012, Iran đã thử nghiệm tên lửa phòng không tầm trung ở vùng Vịnh được sản xuất và thiết kế trong nước. Vụ phóng được thực hiện giữa lúc áp lực quốc tế lên chương trình hạt nhân của nước này đang gia tăng.

Trong khi Iran bác bỏ việc sản xuất vũ khí hạt nhân, Israel lại được cho rằng có tiềm lực hạt nhân, bất chấp chính sách “nhập nhằng hạt nhân”. “Bộ sưu tập” của Israel gồm có tên lửa đạn đạo tầm trang Jericho-2 và tầm ngắn Jericho-1. Báo cáo cho rằng Israel có 200 đầu đạn hạt nhân, có thể đi kèm với tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM).

Ngày 2/11/2011, Israel đã bắn thử một tên lửa ICBM được cho là biến thể nâng cấp Jericho-3 với trọng tải 1.000 kg và có thể “xuyên” tới Nam Mỹ. Ngày hôm sau, Israel tổ chức một cuộc tập trận quốc phòng dân sự quy mô lớn, giả tưởng xảy ra tấn công tên lửa ở trung tâm đất nước.

Mặc dù có một số thuận lợi, nhưng ông Roberts, chuyên gia an ninh tại RUSI, vẫn cho rằng Israel không có đủ máy bay và không đủ bom để “lội ngược dòng”.

“Tôi không nghĩ đây là một việc có thể suy đoán bằng cách thông thường. Không nên ảo tưởng rằng Israel có thể đơn phương chấm dứt chương trình hạt nhân của Iran”, ông nhận định.

Kho vũ khí tên lửa

                                                       Iran                                                            Israel

Tầm ngắn                    Shahab-2 (1.280 km)                              Jericho-1 (1.400 km)

Tầm trung                   Ghadr-1 (1.600 km)                                 Jericho-2 (2.800 km)

Tầm xa                        Sajjil-2 (2.400 km)                                    Jericho-3 (5.000 km)


Thứ Ba, 13 tháng 12, 2011

>> Iran đòi Nga S-300 đổi lấy RQ-170



Iran đang mặc cả gay gắt với Nga và Trung Quốc liên quan đến UAV tàng hình Mỹ Sentinel RQ-170.

Theo Debkafile, các nguồn tin ở Moskva cho biết, Tehran mặc cả gay gắt với Nga và Trung Quốc khi chuyên gia hai nước muốn tiếp cận chiếc RQ-170 Sentinel vừa bị "ép hạ cánh" trên bầu trời Iran.

Tư lệnh Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran, Tướng Ali Jaafari đòi Nga đổi những công nghệ quân sự tiên tiến nhất lấy chiếc RQ-170, trong đó có công nghệ hạt nhân và tên lửa, đặc biệt là công nghệ động cơ tên lửa nhiên liệu rắn, các máy ly tâm mới, cũng như hệ thống tên lửa phòng không S-300PMU-1 mà Moskva đã từ chối cung cấp.

S-300 là vũ khí phòng không hiện đại, có thể bắn hạ hiệu quả các máy bay tàng hình và tên lửa hành trình nên có thể gây tổn thất nặng nề cho Mỹ và Israel một khi 2 nước này dám tấn công các mục tiêu hạt nhân của Iran.

Ngày 7/12, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu đã phái vị ngoại trưởng Avigdor Lieberman đến Moskva để cố thuyết phục Moskva không cung cấp cho Iran các hệ thống S-300.


http://nghiadx.blogspot.com
Quân đội Iran rất muốn có hệ thống phòng không S-300.

Các nguồn tin ở Washington cho biết, trước khi cử ông Lieberman đến Moskva, ông Netanyahu đã đàm phán với với Nhà Trắng ở cấp cao nhất.

Trong bối cảnh có biểu tình lớn ở Moskva phản đối kết quả bầu cử quốc hội Nga, Thủ tướng Putin đã tiếp ông Lieberman trong một cuộc gặp ngắn.

Thủ tướng Nga từ chối thảo luận vấn đề này với phái viên Israel. Trả lời câu hỏi của các phóng viên, ông Lieberman nói rằng, “việc đàm phán không có kết quả”. Các nỗ lực của Mỹ giải quyết vấn đề này cũng đã bị bác bỏ.

Các nguồn tin của Debkafile cho hay, người Nga có lẽ đã đóng vai trò quan trọng trong việc "tóm cổ" chiếc UAV của Mỹ bằng cách cung cấp cho Iran các hệ thống tác chiến điện tử.

Có lẽ, Moskva đang tham gia tích cực nhất vào việc nâng cao khả năng tác chiến điều khiển học của Iran. Nếu như giả thiết này là đúng thì hệ thống chỉ huy của Iran có “trình độ trí năng cực cao” và là một “sự đột phá công nghệ” trong lĩnh vực tác chiến điện tử.

Các cơ quan tình báo phương Tây chưa biết, việc đàm phán với các đoàn Nga và Trung Quốc của Iran đang ở giai đoạn nào, họ đàm phán đồng thời với 2 nhóm chuyên gia này hay đàm phán riêng rẽ với từng nhóm để giành lấy nhiều công nghệ hơn cho mình.

Ngày 10/12, Phó Tư lệnh Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran, Tướng Hossein Salami đã tuyên bố Iran sẽ không trao trả chiếc RQ-170 cho Mỹ.

Viên tướng này khoe, việc xem xét chiếc UAV cho thấy rằng, “khoảng cách về công nghệ giữa chúng tôi với Mỹ chế độ Sionist của Israel cùng các nước phát triển khác chẳng phải là quá lớn”.


>> 'Rất khó để giải mã công nghệ UAV của Mỹ'



Một quan chức giấu tên của Mỹ đã nói với CBS News rằng, nhiều khả năng máy bay không người lái (UAV) mà Iran chiếu trên truyền hình là của Mỹ.

Và UAV bị Iran đem ra trưng bày là có thể là một trong những phương tiện bay tinh vi nhất của Quân đội Mỹ, vị quan chức này tiết lộ thêm.

Lầu năm góc từ chối đưa ra bình luận nhưng một số quan chức Mỹ giấu tên cho biết đang phân tích đoạn video để xác nhận đó có phải là chiếc RQ-170 thật hay không.

CBS News cho biết thêm, chiếc UAV mà Iran công bố gần như còn nguyên vẹn, các bánh xe đã được che khuất bởi các biểu ngữ tuyên truyền được treo dưới cánh. Nội dung của tấm biểu ngữ bên trái là "Mỹ không thể xâm hại đối với chúng tôi" và tấm bên phải ghi nội dung "Chúng tôi đã đè bẹp được Mỹ".


http://nghiadx.blogspot.com
Hình ảnh mà Iran công bố là UAV RQ-170 của Mỹ.


Chiếc UAV được Iran trưng bày cho thấy không có dấu hiệu hư hại lớn có nghĩa là phương tiện này đã tiếp đất ở điều kiện tốt.

Iran cho biết trên truyền hình rằng các kỹ sư quân sự nước này sẽ phá hệ thống bảo mật và "giải mã" phần mềm lẫn phần cứng của UAV này. (>> chi tiết)

CBS News cũng cho biết, Mỹ đã lên kế hoạch thực hiện một nhiệm vụ bí mật để giành lại xác UAV của họ (>> xem thêm). Tuy nhiên sau đó kế hoạch đã bị hủy bỏ do nhiệm vụ không khả thi. Nếu điều này là sự thật thì rõ ràng UAV mà Iran công bố chính là RQ-170 hiện đại, một cái giá đáng để Mỹ lên kế hoạch thực hiện một cuộc phiêu lưu quân sự mới ở Iran.

Trong khi việc lấy lại được xác UAV này từ tay của Iran là rất khó khăn, Mỹ thêm phần lo ngại khả năng Iran có thể thu thập được các thông tin chi tiết về cơ chế và các cảm biến máy bay, và một điều tồi tệ hơn là họ sẽ chia sẻ với Nga và Trung Quốc (>> chi tiết).

P.W. Singer, nhà nghiên cứu về tự động hóa quốc phòng tại Viện Brookings nói: “Các chuyến bay từ Moscow và Bắc Kinh đến Tehran có thể khá đông đúc trong mấy ngày qua”. Ông Singer nói rằng công nghệ cần tìm kiếm nhất trên chiếc máy bay có lẽ là hàng loạt các máy cảm biến, bao gồm các radar tiên tiến hơn tất cả những gì cả Nga và Trung Quốc đang sử dụng.

Tuy nhiên, chuyên gia vũ khí Joseph Cirincione dẫn ra những khó khăn mà Iran sẽ gặp phải. "Bạn có thể biết được kích thước, biết được thành phần hóa học, nhưng nó rất khó để có thể thực hiện được hiệu quả của các bộ phận mà các chuyên gia kỹ sư Iran đang cố gắng tìm kiếm", ông Cirincione cho biết.

Còn Dennis M. Gormley, một chuyên gia về tên lửa và máy bay không người lái tại trường ĐH Pittsburgh nói bản thân việc tháo lắp chiếc máy bay sẽ rất khó khăn, thậm chí đối với cả lực lượng quân đội tiên tiến. “Trừ phi có người đưa ra bản vẽ thiết kế kỹ thuật của chiếc UAV, công việc sẽ không dễ dàng. Trong bất kỳ mảng thiết bị hàng không nào, người ta phải phải tái tạo chính xác các dung sai.”

Phá sản âm mưu do thám bằng RQ-170?

Có một sự thật mà Mỹ thông báo, đó là, họ bị mất tín hiệu điều khiển liên lạc với một UAV khi nó bay qua vùng phía Tây Afghanistan. Về vấn đề này, các nguồn tin giấu tên của Mỹ lại cho biết chiếc UAV RQ-170 đang thực hiện nhiệm vụ do thám để thu thập thông tin tình báo ở sâu trong lãnh thổ Iran.

Theo các chuyên gia hoạt động của UAV này là một phần của chương trình do thám thường xuyên bằng những máy bay không người lái hiện đại bậc nhất, khó bị phát hiện nhất.

Trên thực tế, RQ-170 một trong những UAV hiện đại đã tham gia chiến dịch tiêu diệt Bin Laden, và rất có thể nó được dùng để giám sát chương trình hạt nhân của Iran và Triều Tiên. Các chuyên gia độc lập nói rằng, ngoài các video camera, gần như chắc chắn chiếc máy bay không người lái đó còn được trang bị các thiết bị nghe trộm viễn thông và các máy cảm biến có khả năng phát hiện ra một lượng nhỏ đồng vị phóng xạ và những hóa chất khác mà có thể do nghiên cứu hạt nhân thoát ra. Bởi yếu tố nhạy cảm này, thông tin về RQ-170 rất hạn chế, hình ảnh về nó chỉ bị lộ 1 lần ở sân bay ở Kandahar, Afghanistan, vào năm 2009.

Nếu thực sự Iran bắt được chiếc RQ-170 và các kỹ sư nước này, hoặc cộng sự của họ ở Nga và Trung Quốc, khui được các công nghệ mật trong đó, các chương trình do thám quân sự hiện tại của Mỹ sẽ bị phá sản và Lầu Năm Góc buộc phải chi nhiều khoản tiền để thiết kế các kế hoạch mới.

Thứ Bảy, 10 tháng 12, 2011

>> Iran chuẩn bị gì nếu có chiến tranh?



Căng thẳng lâu dài và ngày càng gia tăng giữa Iran với các nước phương Tây khiến Tehran tập trung phát triển và mua sắm nhiều loại vũ khí để đối phó với tình huống xấu nhất.



http://nghiadx.blogspot.com


Tên lửa đất đối đất Shahab-3 có thể mang theo đầu đạn với tầm bắn từ 1.300 - 2.000km, có khả năng tấn công các mục tiêu tại Israel, phần lớn các nước Arab và một phần lãnh thổ châu Âu. Loại tên lửa này được coi là niềm tự hào của công nghiệp quốc phòng Iran. Các tên lửa Shahab gồm ba phiên bản do nước này tự sản xuất. Ảnh: military.ir

http://nghiadx.blogspot.com


Hệ thống tên lửa phòng không tầm xa S-300 tương tự của Nga do chính Iran chế tạo sau khi Nga chấm dứt hợp đồng cung cấp S-300 vào tháng 9 năm nay, dưới sức ép của cộng đồng quốc tế. Rada của hệ thống này có thể cùng lúc theo dõi 100 mục tiêu, trong khi việc triển khai chỉ mất 5 phút. Hệ thống này còn có tuổi thọ cao và tính cơ động tốt. Ảnh: FARS


http://nghiadx.blogspot.com

Tổ hợp tên lửa đất-đối-không Tor M1 9M330 là hệ thống tên lửa tầm trung hiện đại được mua từ Nga. Nó có nhiệm vụ bảo vệ các lực lượng chiến đấu, tiêu diệt các mục tiêu là máy bay ném bom, trực thăng, tên lửa hành trình, máy bay không người lái và các mục tiêu bay ở độ cao thấp đến trung bình. Ảnh: defence.pk


http://nghiadx.blogspot.com

Tên lửa Fateh 110 tầm thấp với bán kính hoạt động 150-200 km. Fateh trong tiếng Farsi và tiếng Ả Rập có nghĩa là "Chinh phục". Tên lửa đất đối đất thế hệ thứ 3 của Fateh-110 có chiều dài khoảng 9m và nặng 3,5 tấn. Ảnh: defence.pk

http://nghiadx.blogspot.com

Tên lửa được trang bị một hệ thống kiểm soát hướng dẫn giúp nó có độ chính xác cao hơn so với phiên bản cũ và có thời gian khởi động cũng nhanh hơn so với các thế hệ trước. Fateh-110 sử dụng nhiên liệu dạng rắn do tổ chức Aerospace Industries của Iran tự nghiên cứu và chế tạo. Bản thân Fateh-110 cũng do chính các nhà khoa học của Iran thiết kế và chế tạo. Ảnh: defence.pk


http://nghiadx.blogspot.com

Máy bay không người lái tấn công (UACV) mang tên Karar được trưng bày năm 2010 trong một buổi lễ ở Iran. Nó được cho là có thể mang hai quả bom và bốn tên lửa hành trình. Ảnh: defence.pk


http://nghiadx.blogspot.com

Tên lửa hành trình "Nasr-1" có khả năng tiêu diệt mục tiêu trên bộ, trên không và trên biển. Loại tên lửa này không chỉ có khả năng “qua mặt” hệ thống radar, có thể phá hủy mục tiêu 3.000 tấn như tàu chiến. defence.pk


http://nghiadx.blogspot.com

Tên lửa Qaem “đất đối không”được sử dụng để tiêu diệt máy bay trực thăng và các mục tiêu trên không hoạt động ở tầm thấp và tầm trung. Được dẫn đường bằng laser, rất có thể đây sẽ “hắc tinh” của máy bay trực thăng chiến đấu đối phương. . Ảnh: MEHR


http://nghiadx.blogspot.com

Tên lửa đất đối đất mới Qiam (Hồi sinh). Đây là loại tên lửa đất đối đất hoàn toàn mới mang đặc tính kỹ thuật và khả năng chiến thuật duy nhất. Tên lửa sử dụng nhiên liệu lỏng, không có cánh nên rất khó đánh chặn. Nó được lắp ráp và chế tạo hoàn toàn tại Iran. Ảnh: defence.pk

http://nghiadx.blogspot.com

Saeqeh (tiếng Ba Tư "tiếng sét") là máy bay tiêm kích 1 chỗ do Iran chế tạo. Máy bay tiêm kích Saeqeh được thử nghiệm thành công tại Iran vào ngày 20 tháng 9/2007 xuất hiện với vài đặc điểm giống F-5E. Loại phi cơ chiến đấu này được đưa vào phục vụ năm 2011Ảnh: ISNA


http://nghiadx.blogspot.com

Máy bay tiêm kích Azarakhsh (tia chớp) là loại máy bay tiêm kích phản lực chiến đấu đầu tiên do Iran tự sản xuất. Azarakhsh có nhiều điểm khác biệt so với F-5 của Mỹ, chẳng hạn như có thân dài hơn, cánh có hình dạng khác. Nhưng nhìn chung đây là loại máy bay được phát triển trên cơ sở F-5 hoặc F-4. Ảnh: defence.pk


http://nghiadx.blogspot.com

Tên lửa hai tầng Sejil -1 là tên lửa đầu tiên được Iran phóng thử và sử dụng nhiên liệu rắn. Ảnh: military.ir


http://nghiadx.blogspot.com

Máy bay chiến đấu tàng hình không người lái Sofreh Mahi đã qua các thử nghiệm radar cần thiết và đang trong giai đoạn chuẩn bị đưa vào sản xuất hàng loạt. Máy bay tàng hình không người lái mới này được sử dụng để tiến hành các chiến dịch tác chiến, trinh sát, đồng thời sẽ sử dụng như máy bay ném bom không người lái thông thường.. Ảnh: military.ir

Các loại khí tài dùng cho tác chiến mặt đất cũng được chú trọng phát triển. Tên lửa Toofan-5 “đất đối đất” được coi là “hắc tinh” của các phương tiện bọc thép bộ binh. Ảnh: military.ir

http://nghiadx.blogspot.com

Nó có thể mang hai loại đầu đạn khác nhau. Ảnh: military.ir


http://nghiadx.blogspot.com

Xe tăng Zolfaghar-3 MBT là dòng xe tăng chiến đấu chủ lực thế hệ thứ hai của Iran, Chuẩn tướng Mir-Younes Masoumzadeh, Phó chỉ huy lực lượng mặt đất đã cho tiến hành nghiên cứu và sản xuất loại tăng này để tăng cường sức mạnh cho lực lượng Lục quân Iran. Các phiên bản thử nghiệm của xe được hoàn thành vào năm 1993. Sáu phiên bản đầu tiên được sản xuất và thử nghiệm vào năm 1997. Ảnh: defence.pk


http://nghiadx.blogspot.com

Xe chiến đấu bộ binh Boragh IFV. Vỏ bọc thép dày hơn và trang bị hỏa lực mạnh hơn được thiết kế để phục vụ tích cực cho chiến đấu trực tiếp. Ảnh: military.ir

Thứ Ba, 15 tháng 11, 2011

>> 5 lý do không nên tấn công Iran



Mỹ, Israel và Iran cùng chờ đợi bản báo cáo của IAEA về chương trình vũ khí của nước Cộng hòa Hồi giáo với những thái độ hoàn toàn khác nhau.


Những chi tiết được tiết lộ trong công bố sắp tới trong tuần này của tổ chức Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) về chương trình hạt nhân của Iran được cho sẽ cung cấp bằng chứng về việc Tehran đang rất quyết tâm trong việc chế tạo vũ khí hạt nhân.

Một lần nữa, ngay lập tức câu hỏi trên các phương tiện truyền thông và giới ngoại giao đã được đưa ra: Có phải một cuộc tấn công do Mỹ hậu thuẫn của Israel chống lại Iran sắp diễn ra?

Nhiều người cho rằng Israel sẽ sử dụng những chứng cứ trong bản báo cáo của IAEA để ép cộng đồng quốc tế phải nghiêm khắc hơn đối với chương trình hạt nhân của Iran và cảnh báo rằng họ sẽ tấn công nếu cộng đồng quốc tế không khuất phục được Iran.

http://nghiadx.blogspot.com
Ba nhà lãnh đạo của Iran, Israel và Mỹ đang chờ đón bản báo cáo của IAEA với tâm trạng khác nhau.


Hiện tại, Trung Quốc và Nga yêu cầu phải giữ bí mật các chi tiết trong bản báo cáo. Theo các chuyên gia, họ sẽ phản đối bất cứ một đề xuất quá khích hoặc biện pháp cấm vận nào được đưa ra tại Liên Hợp Quốc.

Dựa vào tình hình thực tế, Israel có thể sẽ tự phát động tấn công bất chấp sự phản đối từ phía đồng minh thân cận nhất là Mỹ. Nếu nhìn vào quá khứ đen tối và lịch sử gắn liền với chiến tranh của Israel, quốc gia Do Thái sẽ hành động khi phải chịu sức ép quá lớn về an ninh.

Tuy nhiên, trước khi tiến hành một cuộc tấn công, lãnh đạo nhà nước Do Thái cần cân nhắc 5 yếu tố:

1. Kết cục bi thảm phía trước

Tấn công các cơ sở hạt nhân của Iran được ví như việc cắt cỏ: Nếu không diệt tận gốc, cỏ sẽ mọc trở lại. Tuy nhiên, gần như chắc chắn là không có một chiến dịch không kích nào có thể hủy diệt toàn bộ những cơ sở và kho nhiên liệu hạt nhân của Iran.

Quốc gia hồi giáo này sở hữu nhiều cơ sở kiên cố ở những địa điểm bí mật rất khó bị tấn công. Thậm chí ngay cả khi chiến dịch quân sự có thể tiêu diệt hoàn toàn khả năng chế tạo vũ khí hạt nhân của nước này. Iran có thể tập trung toàn lực đầu tư và phục hồi sản xuất chỉ trong vòng từ 2 tới 3 năm.


http://nghiadx.blogspot.com
Iran có các cơ sở hạt nhân bí mật và kiên cố, rất khó bị tiêu diệt.


Tự bảo vệ mình sau đó sẽ trở thành nguyên tắc có hệ thống trong chương trình hạt nhân của Iran, nó sẽ ảnh hưởng rất nhiều quốc gia Trung Đông và trên toàn thế giới.

Các chuyên gia đề xuất Israel sẽ tấn công Iran “theo định kỳ” 18 tháng một lần. Nếu trường hợp này xảy ra, Israel và Iran sẽ ở trong trạng thái đối đối đầu thường trực và Trung Đông sẽ bị nhấn chìm trong biển lửa.

2. Không ai có thể ngăn chặn Iran có vũ khí hạt nhân

Trên thực tế, các quốc gia có một cảm giác mất an toàn và đặc quyền như Ấn Độ, Pakistan, Triều Tiên, và thậm chí Israel – đều đang phát triển vũ khí hạt nhân một cách bí mật. Iraq và Syria cũng không là ngoại lệ.

Iran, trước cuộc Cách mạng Hồi giáo năm 1979, cũng theo đuổi chương trình hạt nhân và sức mạnh quân sự, và dù chế độ chính trị thay đổi, những người lãnh đạo mới càng quyết tâm theo đuổi mục đích này.

Ngay cả khi Iran đã trở thành quốc gia dân chủ trong mắt phương Tây, những ý niệm và tham vọng về chủ quyền lãnh thổ vẫn có thể thúc đẩy nước này phát triển năng lực hạt nhân.

Một cuộc tấn công quân sự của Israel làm mọi thứ tồi tệ, thậm chí hợp pháp hóa quyền sở hữu vũ khí hạt nhân của Iran.

Không có cách nào để đoàn kết một dân tộc tốt hơn là việc khơi gợi chủ nghĩa dân tộc và biến kẻ thù nước ngoài trở thành quỉ dữ. Khi tấn công Iran, Israel sẽ là mục tiêu của bộ máy tuyên truyền của Iran trong toàn thế giới Arab.

3. Mỹ sẽ phải trả giá đắt

Khi một quốc gia thực hiện hành động với độ rủi ro cao, những nhà lãnh đạo cần phải trả lời được hai câu hỏi: Liệu có thành công hay không? Cái giá phải trả là gì?

Khi mối đe dọa đối với Israel tăng lên, các quan chức Mỹ vẫn phải coi trọng sức nặng của 2 câu hỏi trên.

Với tư cách là một quốc gia văn minh, cả thế giới tin rằng Iran sẽ không sử dụng vũ khí hạt nhân vì họ không muốn bị Mỹ và Israel hủy diệt hoàn toàn.


http://nghiadx.blogspot.com
Eo biển Hormuz nhỏ bé chiếm giữ tới 40% lượng dầu vận chuyển bằng đường biển sẽ là một vũ khí quan trọng của Iran.


Hơn nữa, Iran nắm giữ những quân bài quan trọng có thể làm cho nều kinh tế Mỹ phải “lao đao” và đẩy nền kinh tế lớn nhất thế giới này vào vũng lầy suy thoái.

Nếu Iran tạm thời phong tỏa tuyến hàng hải nhộn nhịp qua eo biển Hormuz (con đường vận chuyển 40% lượng dầu mỏ của thế giới) sẽ đẩy nền kinh tế “mỏng manh” mới hồi phục của Mỹ gánh chịu giá dầu mỏ tăng vọt. Nền kinh tế toàn cầu cũng có khả năng bị kéo theo vào cơn lốc giá dầu và kết thúc trong thảm họa.

Iran cũng có thể đẩy mạnh hoạt động phá hoại tại Afghanistan và Iraq, khiến tình hình an ninh tại các quốc gia láng riềng này trở nên hỗn loạn.

Hiện tại, Mỹ phải đối mặt với sự nổi dậy của al-Qaeda do người Sunni ủng hộ tại chiến trường Iraq. Nếu kéo cả Iran – quốc gia có người hồi giáo Shitte chiếm đa số vào cuộc chiến, Mỹ sẽ phải hứng chịu cơn thịnh nộ của cả thế giới Hồi giáo.

Nếu nói về khả năng quân sự, Iran khó có thể ảnh hưởng tới châu Mỹ nhưng trong khu vực vùng vịnh Ba Tư, Bahrain, Trung Đông, Bắc Phi…là đáng kể. Và họ “có thừa” khả năng phát động một cuộc thánh chiến chống lại các lợi ích của Mỹ và Israel tại đây.

4. Tấn công quân sự sẽ “nâng tầm” ảnh hưởng của Iran

Cấm vận không bao giờ có thể ngăn Iran sở hữu vũ khí hạt nhân, nhưng đã cô lập hóa quốc gia Hồi giáo này. Một vụ tấn công do Israel thực hiện sẽ phá bỏ đi sự cô lập kể trên và mang lại nhiều tác dụng xấu, đặc biệt trong thời điểm thế giới Arab đang rối loạn bởi các cuộc biểu tình như hiện nay.

Nhắc lại lịch sử về cuộc chiến vùng Vịnh năm 1991, Tổng thống Mỹ lúc đó – George H.W.Bush phải cố gắng hết sức để ngăn không cho Israel trả đũa khi tên lửa Scud của Iraq tấn công nước này.

Vì nếu Israel trả đũa thì cuộc chiến Iraq - Kuwait sẽ trở thành cuộc đối đầu giữa Israel và thế giới Arab. Trong tình huống hiện nay, kịch bản tương tự đang tái diễn.

Lịch sử đã chứng minh điều đó, Iraq đã rơi vào tình thế một mình chống lại cộng đồng quốc tế và nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc. Một liên minh toàn cầu gồm 34 quốc gia đã sẵn sàng chiến đấu với chế độ Saddam Hussein.

Theo các chuyên gia, nhiều quốc gia Arab sẽ “vui vẻ” nếu Iran bị kiềm chế và suy yếu nhưng một vụ tấn công trực tiếp của Israel sẽ để lại một “đống lầy” mà Mỹ phải vất vả dọn dẹp. Bởi thế giới Hồi giáo bị cuốn vào ý nghĩ về sự hiếu chiến của Israel và “tiêu chuẩn nước đôi” của Mỹ.

5. Nếu Israel tấn công, Mỹ sẽ buộc phải nhảy vào cuộc

Nếu Israel tấn công, chắc chắn những lợi ích của Mỹ tại Trung Đông sẽ bị tổn hại. Do vậy, chính phủ Iran luôn tin rằng Mỹ sẽ không thể đứng nhìn khi người bạn Israel hành động.

Nếu không trực tiếp đánh Iran, Mỹ cũng sẽ phải trợ giúp Israel chống lại sự tấn công từ Hezbollah từ Lebanon và Hamas từ Palestine.

Vào thời điểm hiện tại, khi uy tín của Mỹ trên trường quốc tế đang ở trạng thái thấp và dính vào 2 cuộc chiến chưa tìm thấy chiến thắng, Mỹ không muốn tham dự có chiến tranh với một quốc gia Hồi giáo nữa với khả năng quân sự và sức mạnh vượt trội.

Chủ Nhật, 13 tháng 11, 2011

>> Tiềm lực quân sự của Iran


Khám phá tiềm lực quân sự của nước cộng hòa hồi giáo Iran qua ảnh :

Thống kê quân sự:

http://nghiadx.blogspot.com


http://nghiadx.blogspot.com


Tên lửa đạn đạo Fajr-3 MIRV hiện đại nhất của Iran hiện nay. Đây là loại hỏa tiễn đẩy bằng nhiên liệu lỏng, có khả năng tấn công đa mục tiêu do nước này phát triển và trình làng năm 2006. Iran không tiết lộ tầm bắn của Fajr-3 và chỉ cho biết, nó có thể tàng hình trước radar. Ảnh: Wikipedia.
http://nghiadx.blogspot.com

Tên lửa đất đối hạm Kowsar tầm trung do Iran chế tạo. Giới chức Iran khẳng định, nó có thể qua mặt hệ thống gây nhiễu điện tử của đối phương để đi đến mục tiêu chính xác. Ảnh: FARS.
http://nghiadx.blogspot.com

Tên lửa phòng không vác vai Misagh 2 do Iran tự thiết kế, có tầm bắn 5km, trần bay tác chiến 5 km và mang đầu đạn nặng 1,42 kg. Thiết bị phóng của nó có trọng lượng 12,74 kg. Bộ Quốc phòng Iran bắt đầu cho chế tạo hàng loạt loại tên lửa cơ động nhưng lợi hại này từ tháng 2/2006. Ảnh: FARS.
http://nghiadx.blogspot.com

Tên lửa hành trình đất đối hạm SSN4 Ra'ad có tầm bắn 350 km. Tehran tuyên bố hỏa tiễn mang đầu đạn 500 kg này có thể tấn công bất cứ loại chiến hạm hạng nặng nào tại vùng Vịnh, biển Oman và phía bắc Ấn Độ Dương. Ngoài ra nó có khả năng bay tầm thấp để tránh radar. Ảnh: IRIB.
http://nghiadx.blogspot.com

Tên lửa tự hành đất đối không TOR-M1 do Nga chế tạo có khả năng tác chiến trong mọi điều kiện thời tiết. Nga đã bán cho Iran 29 đơn vị vũ khí loại này, một động thái khiến Mỹ kịch liệt phản đối. TOR-M1 được thiết kế để bảo vệ các cơ sở quân sự và dân sự, chống lại tên lửa hành trình, bom thông minh, máy bay chiến đấu và máy bay do thám không người lái của đối phương. Ảnh: Rian.
http://nghiadx.blogspot.com

Máy bay chiến đấu Saegheh (bên phải) do Iran tự thiết kế, thử nghiệm và cải tiến, trình làng ngày 6/9/2006. Loại máy bay cường kích này được cho là có tính năng tương đương hoặc mạnh hơn cả F-18 nổi danh của Mỹ. Saegheh có buồng lái nhỏ hẹp chỉ dành cho một phi công, nhưng có khả năng vừa bắn tên lửa không đối đất vừa ném bom. Ảnh: FARS.
http://nghiadx.blogspot.com

Máy bay tiêm kích Mig-29 nhập về từ Nga đã được Iran nâng cấp và trang bị thêm vũ khí hiện đại. Ảnh: Shiachat.
http://nghiadx.blogspot.com

Trực thăng chiến đấu Cobra của Iran đang phóng tên lửa trong một cuộc tập trận. Ảnh: FARS.
http://nghiadx.blogspot.com

Hai trong số 3 chiếc tàu ngầm lớp Kilo của hải quân Iran tại vùng Vịnh. Đây là loại tàu ngầm chạy bằng năng lượng điện diesel do Nga chế tạo, chuyên chống tàu chiến và tàu ngầm đối phương ở vùng nước nông. Đây cũng là một trong những thế hệ tàu ngầm ít gây tiếng ồn nhất trên thế giới. Ảnh: FARS.
http://nghiadx.blogspot.com

Tàu ngầm mini Ghadeer do Iran tự thiết kế và chế tạo. Cho đến nay, thông số kỹ thuật cũng như trang bị vũ khí của loại tàu ngầm cơ động này vẫn còn là một điều bí ẩn. Ảnh: FARS.

http://nghiadx.blogspot.com

Các chiến hạm và trực thăng chiến đấu của hải quân Iran trong một cuộc tập trận quy mô trên vùng Vịnh. Ảnh: FARS.
http://nghiadx.blogspot.com
Tàu chiến hiện đại chạy bằng đệm không khí (hovercraft) của hải quân Iran trong một cuộc diễn tập quân sự. Ảnh: Xinhua.

http://nghiadx.blogspot.com

Chiến hạm lớp Thondor có thiết kế mang tính tiêu chuẩn đối với các tàu mang tên lửa trên toàn thế giới. Hiện Iran có 10 chiếc tàu loại này phục vụ trong hải quân, trên đó được trang bị 4 quả tên lửa C-802, hai súng phòng không 33 li và hai súng phòng không 23 li. Ảnh: Abovetopsecret.

http://nghiadx.blogspot.com

Xe tăng Safir-74 của Iran được nâng cấp từ phiên bản T-72 do Nga chế tạo. Quân đội Iran đã trang bị thêm cho "cỗ máy chiến tranh" này một tấm áo giáp làm bằng những tấm kim loại hình chữ nhật, có khả năng chống lại đạn xuyên phá uranium. Ảnh: FARS.

http://nghiadx.blogspot.com

Bên trong một nhà máy chế tạo xe tăng của Iran. Đây cũng là nơi Iran tiến hành nâng cấp và hiện đại hóa những chiếc xe tăng nhập từ nước ngoài, nhằm đạt được khả năng tác chiến vượt trội so với đối phương. Ảnh: FARS.

http://nghiadx.blogspot.com

Các binh sĩ Iran trong một cuộc duyệt binh tại thủ đô Tehran. Ảnh: AP.

http://nghiadx.blogspot.com

Hình ảnh đặc trưng của bộ binh Iran: Được vận chuyển tới chiến trường bằng trực thăng CH-47 Chinook, sau đó chia lẻ hai người mang theo tên lửa vác vai đi một chiếc xe máy địa hình để cơ động tác chiến. Ảnh: AFP.

Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang